Cấu tạo của tim và những bệnh thường gặp ở tim
Mỗi một bộ phận trên cơ thể người đều là những mảnh ghép hoàn hảo, trong đó, tim là một bộ phận quan trọng. Chính vì vậy, chúng ta cần nắm được những thông tin cơ bản về chức năng, cấu tạo của tim người. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý thêm về những bệnh lý thường gặp ở tim để chủ động phòng tránh hiệu quả.
Mục Lục
Vị trí của tim
Tim là một phần vô cùng thiết yếu trong hệ thống tim mạch. Nó bơm oxy và máu giàu chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể để duy trì sự sống. Tim có kích cỡ bằng nắm tay, đập liên tục khoảng 100.000 lần/ngày và bơm đến 5 – 6 lít máu/phút. Tim hoạt động liên tục và không ngừng nghỉ trong suốt giai đoạn sống của con người. Khi con người ở trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi, tim đập khoảng 50 – 99 lần/phút. Trong trường hợp con người hoạt động mạnh, tức giận, gặp các vấn đề về tâm lý hoặc sử dụng một số loại thuốc đặc biệt tim có thể đập nhanh hơn bình thường.
Vị trí của tim người
Tim người có trọng lượng khoảng 300gr, là khối cơ rỗng và được chia thành 4 phần: 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ. Tâm nhĩ giữ vai trò nhận máu từ tĩnh mạch và đưa xuống tâm thất. Tâm thất đảm nhiệm việc bơm máu nhận được vào động mạch với áp lực cao.
Vậy trái tim nằm bên nào? Như chúng ta đã biết, tim người nằm bên trái lồng ngực. Cụ thể nó nằm ở khoảng giữa của trung thất bên trong lồng ngực và nằm bên dưới lồng xương sườn, chếch về bên trái xương ức và ở giữa phổi.
Chi tiết về cấu tạo của tim người
Có thể nói, tim là một trong những cơ quan quan trọng bậc nhất trong cơ thể con người nên cấu tạo của trái tim cũng không hề đơn giản. Các bộ phận nhỏ liên kết chặt chẽ với nhau để hoạt động liên tục giúp cơ thể duy trì sự sống. Tim được cấu tạo bởi các thành phần: buồng tim, van tim, sợi cơ tim, hệ thống nút tự động, hệ thần kinh.
Buồng tim
Buồng tim là bộ phận quan trọng trong cấu tạo tim người. Tim được chia làm bốn buồng: tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải, tâm thất phải, tâm thất trái. Phần nửa trên của tim là tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải. Đặc điểm chung của hai tâm nhĩ này là có thành mỏng, ngăn cách với nhau bởi liên nhĩ và đảm nhiệm chức năng mang máu từ tĩnh mạch đến với tâm thất.
Phần nửa dưới là tâm thất trái và tâm thất phải. Các tâm thất thường có thành dày, được ngăn cách bởi vách liên thất, đảm nhiệm vai trò bơm máu vào động mạch. Tâm thất phải bơm máu vào động mạch phổi để máu nhận Oxy và thải khí CO2, tâm thất trái bơm máu lên cung động mạch chủ để máu đi nuôi khắp cơ thể.
Hệ thống van tim
Khi đi ra khỏi mỗi buồng tim, máu sẽ phải đi qua van tim. Thường có 4 loại van tim, mỗi loại vạn lại có một bộ nắp riêng biệt và hoạt động giống như chiếc van một chiều. Trong đó, van 3 lá nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải, van hai lá nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái; các van động mạch phổi và van động mạch chủ nằm ở giữa tâm thất và các mạch máu chính.
Cấu tạo tim người
Mỗi van tim sẽ có một bộ nắp riêng biệt, hay còn gọi là nút hoặc lá mỏng. Đối với van hai lá thường có hai lá mỏng, những van khác sẽ có ba lá mỏng. Các lá mỏng được gắn vào một vòng mô cứng có tên là Annulus (có tác dụng duy trì hình dạng thích hợp của van tim).
Van tim hoạt động đảm bảo giúp cho máu được chảy đi đúng hướng. Do vậy, nếu bộ phận này gặp vấn đề, sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Sợi cơ tim
Sợi cơ tim cũng là một bộ phần cấu tạo nên tim người. Đây là những tế bào nhỏ, có một nhân và được chia nhánh, có vân. Các sợi cơ tim chứa nhiều ty lạp thể và mạch máu, phù hợp với đặc tính hoạt động ái khí của tim. Thành phần chủ yếu của tế bào cơ tim là các tơ cơ (myofibrille), chứa các sợi dày (myosin) và sợi mỏng (actin, tropomyosin, troponin), sự co rút của chúng gây ra co rút toàn bộ tế bào cơ tim.
Các sợi cơ trên liên kết với nhau và tạo thành một khối vững chắc đảm nhận chức năng tự co rút. Xung quanh các sợi cơ có mạng nội sinh cơ chất (reticulum sarcoplasmique) là nơi dự trữ canxi.
Hệ thống nút tự động
Cấu tạo của trái tim cũng bào gồm nút tự động của tim. Bộ phận này có khả năng dẫn truyền để đảm bảo các buồng tim có thể co rút một cách hệ thống và đồng bộ. Các nút tự động là: nút xoang, nút nhĩ – thất và bó His. Cụ thể:
- Nút xoang nhĩ:
còn gọi là nút Keith-Flack, nằm ở cơ tâm nhĩ, chỗ tĩnh mạch chủ trên đổ vào tâm nhĩ phải. Nút xoang nhĩ phát xung khoảng 80l-100l/phút, là nút dẫn nhịp cho tim, nhận sự chi phối của sợi giao cảm và dây phó giao cảm (dây X).
- Nút nhĩ-thất:
còn gọi là nút Aschoff-Tawara, ở phía sau bên phải vách liên nhĩ, cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vành. Phát xung 40-60l/phút, được chi phối bởi dây giao cảm và dây X.
- Bó His:
đi từ nút nhĩ-thất tố vách liên thất, chạy dưới nội tâm mạc xuống phía phải của vách liên thất khoảng 1cm, còn gọi là bộ nối nhĩ-thất, dẫn truyền điện thế giữa nhĩ và thất, rồi chia làm hai nhánh phải và trái.
Hệ thống nút tự động giúp đảm bảo các buồng tim có thể co rút một cách hệ thống và đồng bộ
Hệ thần kinh
Chi phối tim là hệ thần kinh tự chủ. Hệ thần kinh của tim gồm có hệ giao cảm và hệ phó giao cảm.
Thần kinh giao cảm có vai trò tiết Norepinephrin, làm tăng tần số nút xoang, tăng tốc độ dẫn truyền, và tăng lực co bóp. Thần kinh phó giao cảm có nhiệm vụ làm giảm tần số nút xoang, giảm tốc độ dẫn truyền qua trung gian Acetylcholin. Tác dụng của hai hệ này trái ngược nhau nhưng đều hướng đến mục tiêu chung là điều hòa và đảm bảo cho hoạt động của tim.
Vai trò, chức năng của tim trong cơ thể con người
Hệ tim mạch giúp duy trì sự sống của con người, do đó, đây được xem là hệ thống đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong một cơ thể sống. Các chức năng chính của cơ quan này bao gồm:
- Thông tin liên lạc:
Có chức năng vận chuyển các hormon, các enzym đến các cơ quan và liên lạc giữa các cơ quan với nhau.
- Điều hòa thân nhiệt:
Nguồn máu nóng được sản xuất từ tim có tác dụng sưởi ấm các cơ quan, bộ phận đồng thời làm nhiệm vụ thải nhiệt cho cơ thể.
Trong các chức năng trên, việc cung cấp oxy cùng glucose để chuyển hóa năng lượng là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của trái tim. Tế bào não nếu như bị thiếu năng lượng dù chỉ vài giây thì đã ngừng hoạt động. Nếu tình trạng này tiếp diễn quá 5 phút, nó sẽ tổn thương nghiêm trọng và khó phục hồi.
Tim hoạt động tương tự một máy bơm. Cụ thể, nó hút và đẩy máu vào 2 vòng tuần hoàn là đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn. Trong đó:
- Vòng đại tuần hoàn
(Còn gọi là tuần hoàn hệ thống): Có nhiệm vụ mang máu động mạch giàu oxi và dưỡng chất từ nửa tim trái theo động mạch chủ. Động mạch chủ tiếp tục phân thành các động mạch nhỏ dần và đưa đến các cơ quan trong cơ thể. Ở tổ chức, các tiểu động mạch tiếp nối với hệ thống mạng lưới mao mạch, lúc này dưỡng chất và khí sẽ trao đổi qua các thành mỏng của mao mạch và cung cấp cho tổ chức. Sau đó máu đã bị khử oxi được đưa vào các tiểu tĩnh mạch, mang ra khỏi mô, tập trung vào những tĩnh mạch lớn hơn và cuối cùng đổ về tim phải.
- Vòng tiểu tuần hoàn
(Còn gọi là tuần hoàn phổi): Có nhiệm vụ mang máu tĩnh mạch từ nửa tim phải theo động mạch phổi lên phổi. Tại mạng lưới mao mạch phổi, loại khí cacbonic sẽ được thải ra ngoài và máu nhận oxi để trở thành máu động mạch. Loại máu này tiếp tục theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái và bắt đầu một chu trình tương tự qua vòng đại tuần hoàn.
Trái tim giúp duy trì sự sống của con người
Như vậy trái tim được xem là động lực chính của hệ tuần hoàn có tác dụng hút và đẩy máu vào trong động mạch. Tiếp đó động mạch và tĩnh mạch dẫn máu đến các tổ chức và từ tổ chức về tim. Hệ thống mao mạch chính là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các mô.
Những bệnh lý thường gặp ở tim
Tim mạch là cơ quan quan trọng giúp duy trì sự tồn tại của cơ thể của con người. Do đó, các bệnh về tim mạch đều rất nguy hiểm nếu không được can thiệp điều trị sớm. Ngày nay dưới sự tác động của nhiều yếu tố từ mà tỉ lệ người mắc các bệnh về tim mạch ngày một gia tăng. Chính vì vậy, mỗi người nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và có biện pháp xử trí bệnh kịp thời.
Bệnh cơ tim giãn khởi phát một cách âm thầm, ban đầu nó có thể không gây ra các triệu chứng đủ lớn để tác động đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều người bệnh vẫn xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Người bị bệnh cơ tim giãn thường có các biểu hiện và triệu chứng của suy tim hoặc loạn nhịp. Các buồng tim bị giãn do hậu quả của yếu cơ tim và không thể bơm máu đúng cách. Lý do phổ biến nhất là không đủ oxy đến cơ tim, do bệnh động mạch vành. Điều này thường ảnh hưởng đến tâm thất trái.
Chứng loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim là một nhóm bệnh lý mà trong đó các xung điện điều khiển và điều hòa nhịp tim không hoạt động như bình thường. Khi đó, người bệnh có nhịp tim bất thường, có thể quá nhanh, quá chậm hay không đều, lúc nhanh lúc chậm hoặc co thắt tâm thất sớm, hoặc nhịp đập bổ sung, bất thường và rung tâm, khi nhịp tim không đều.
Căn bệnh này có khi không gây ra bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào. Tuy nhiên, khi người bệnh có nhịp tim bất thường thay đổi quá nhiều hoặc xảy ra do trái tim bị tổn thương hoặc yếu, họ cần được thực hiện nghiêm túc hơn và điều trị. Rối loạn nhịp tim có thể trở thành gây tử vong.
Rối loạn nhịp tim khiến xung điện điều khiển và điều hòa nhịp tim không hoạt động như bình thường
Nhịp tim không đều là phổ biến, và tất cả mọi người trải nghiệm chúng. Để chẩn đoán tình trạng này, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng và xem qua tiền sử bệnh, đồng thời thăm khám sức khỏe của bạn. Bên cạnh đó, để biết được khả năng hoạt động của tim, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện thêm một số thử nghiệm cần thiết.
Bệnh động mạch vành
Bệnh động mạch vành là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, căn nguyên gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Bệnh tim mạch vành (BTMV) là tên gọi cho một số bệnh tim do mạch máu vành tim bị nghẽn bởi các mảng xơ vữa, dẫn đến tình trạng cơ tim bị thiếu dưỡng khí. Lưu lượng máu và oxy đến tim giảm gây ra các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và tổn thương vĩnh viễn ở tim. Các tên gọi khác của bệnh này là bệnh mạch vành, bệnh động mạch vành, bệnh tim do xơ vữa động mạch, bệnh tim thiếu máu cục bộ (thiếu máu cơ tim).
Khi phát hiện mắc bệnh động mạch vành, nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến cho cơ tim hoạt động nhiều hơn và trở nên suy yếu dần, dẫn đến tình trạng suy tim và loạn nhịp tim. Đây là những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh mạch vành. Chính vì vậy, sự hiểu biết đầy đủ về bệnh sẽ giúp cho việc chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả hơn.
Bệnh cơ tim giãn
Bệnh cơ tim giãn khởi phát một cách âm thầm, ban đầu nó có thể không gây ra các triệu chứng đủ lớn để tác động đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều người bệnh vẫn xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Người bị bệnh cơ tim giãn thường có các biểu hiện và triệu chứng của suy tim hoặc loạn nhịp. Các buồng tim bị giãn do hậu quả của yếu cơ tim và không thể bơm máu đúng cách. Lý do phổ biến nhất là không đủ oxy đến cơ tim, do bệnh động mạch vành. Điều này thường ảnh hưởng đến tâm thất trái.
Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng hoại tử của cơ tim, xảy ra do tắc hẹp đột ngột một hoặc nhiều nhánh động mạch vành nuôi tim gây thiếu máu cơ tim cục bộ từ đó làm hỏng hoặc phá hủy một phần của cơ tim. Một trong những biến chứng sớm thường gặp của nhồi máu cơ tim cấp là rối loạn nhịp tim. Trong đó nguy hiểm nhất là rung thất, có thể gây đột tử. Các biến chứng khác như huyết khối gây thuyên tắc mạch, vỡ tim, suy tim, viêm màng ngoài tim… cũng dẫn tới những tổn thương nặng nề, khó hồi phục.
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm cần điều trị ngay
Các triệu chứng nhồi máu cơ tim có thể khác nhau ở mỗi người, từ không có biểu hiện gì đến đột tử tim, ngưng tim. Một số dấu hiệu nhồi máu cơ tim điển hình bao gồm: Đau thắt ngực, khó thở, hụt hơi, thở gấp, ngất xỉu, choáng váng, lú lẫn,…
Suy tim
Suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Bên trái hoặc bên phải của trái tim có thể bị ảnh hưởng. Hiếm khi, cả hai bên đều được. Bệnh động mạch vành hoặc huyết áp cao, theo thời gian, có thể khiến tim quá cứng hoặc yếu để lấp đầy và bơm máu đúng cách.
Người bệnh suy tim cấp độ 1, 2, 3 hay giai đoạn cuối đều phải đối mặt với các biến chứng không mong muốn. Mức độ nguy hiểm của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây suy tim cùng các bệnh lý kèm theo trong quá trình điều trị. Theo đó, cấp độ suy tim càng cao, rủi ro càng nhiều.
Suy tim không chỉ khiến người bệnh khó chịu vì những triệu chứng như khó thở, phù, mệt mỏi mà còn đe dọa tới tính mạng bởi các biến chứng nguy hiểm như:
-
Phù phổi cấp, tràn dịch màng phổi
-
Đột tử do rối loạn nhịp tim
-
Đột quỵ và nhồi máu cơ tim
-
Nguy cơ hỏng van tim
-
Cơ thể bị thiếu máu
-
Tổn thương gan, thận
-
Rối loạn nhịp tim
Bệnh cơ tim phì đại
Bệnh cơ tim phì đại là tình trạng cơ tim ở tâm thất trái hoặc toàn bộ tim, thất phải, mỏm tim bị phì đại, dày lên bất thường. Đây là bệnh di truyền do đột biến gen với tỷ lệ mắc bệnh là 1/500. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đột ngột ở các vận động viên. Một phụ huynh mắc bệnh cơ tim phì đại có 50% cơ hội truyền bệnh cho con cái họ. Những người mắc bệnh tim này thường cảm thấy mệt mỏi và khó thở.
Phì đại cơ tim là bệnh cơ tim đặc biệt nguy hiểm. Bởi bệnh rất dễ dẫn đến đột tử – triệu chứng đầu tiên và cũng là cuối cùng của bệnh. Vì vậy, người mắc phải cần có kế hoạch theo dõi sát sao và điều trị phù hợp.
Hở van hai lá
Hở van 2 lá là tình trạng van 2 lá – một trong số các van tim – bị hở, gây ảnh hưởng tới sự di chuyển của dòng máu trong tim, cụ thể nó làm cho máu chảy từ tâm thất về tâm nhĩ trái trong thì tâm thu. Do van 2 lá nối liền tâm nhĩ trái và tâm thất trái, bình thường van 2 lá sẽ mở trong thì tâm trương để máu từ tâm nhĩ trái chảy xuống tâm thất trái và đóng lại trong thì tâm thu để ngăn không cho dòng máu đi ngược từ tâm thất lên tâm nhĩ bên trái.
Hở van 2 lá là một trong các bệnh lý thường gặp ở tim
Hầu hết các trường hợp hở van hai lá đều không đe dọa đến tính mạng và không cần điều trị. Một số người, đặc biệt là nếu tình trạng được đánh dấu bằng hồi quy hai lá, có thể cần điều trị.
Hẹp động mạch phổi
Hẹp van động mạch phổi là một khuyết tật tim bẩm sinh, thường được chẩn đoán trong vòng vài giờ đầu tiên sau khi sinh. Biểu hiện của bệnh này là khi tim trở nên khó bơm máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi vì van phổi quá chật. Tâm thất phải làm việc nhiều hơn để vượt qua sự tắc nghẽn. Một trẻ sơ sinh bị hẹp nghiêm trọng có thể chuyển sang màu xanh. Trẻ lớn hơn thường sẽ không có triệu chứng.
Điều trị là cần thiết nếu áp lực ở tâm thất phải quá cao, và phẫu thuật tạo hình bóng bằng bóng hoặc phẫu thuật tim hở có thể được thực hiện để làm tắc nghẽn.
Các biện pháp phòng ngừa các bệnh về tim
Khi hiểu rõ về cấu tạo của trái tim và một số loại bệnh tim phổ biến ở người, bạn nên có những biện pháp phòng ngừa để giữ cho trái tim luôn được khỏe mạnh như:
-
Xây dựng chế độ sống lành mạnh, có chế độ ăn uống cân bằng. Loại bỏ các thực phẩm có hại cho sức khỏe như đồ ăn nhanh, dầu mỡ nhiều, đồ ngọt, thuốc lá, rượu bia. Thay vào đó, bổ sung thực phẩm ít chất béo, nhiều chất xơ và chắc chắn tiêu thụ năm phần trái cây và rau quả tươi mỗi ngày. Tăng lượng ngũ cốc nguyên hạt của bạn và giảm lượng muối và đường trong chế độ ăn uống. Hãy chắc chắn rằng các chất béo trong chế độ ăn uống hầu hết là không bão hòa.
-
Duy trì chế độ tập luyện đều đặn. Điều này rất tốt cho cơ thể, bên cạnh tăng cường sức khỏe cho tim và hệ tuần hoàn, vận động thường xuyên còn giúp giảm cholesterol và duy trì huyết áp .
-
Trọng lượng cơ thể cũng là một trong những yếu tố bạn cần phải đảm bảo. Luôn phải duy trì ở mức cân nặng phù hợp với chiều cao của mình.
-
Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh tim mạch. Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá.
-
Tương tự như thuốc lá, rượu bia là những chất kích thích không tốt cho cơ thể nếu dung nạp quá nhiều. Bạn nên giảm lượng rượu uống vào. Không uống quá 14 đơn vị mỗi tuần.
-
Kiểm soát các điều kiện ảnh hưởng đến sức khỏe của tim như một biến chứng, chẳng hạn như huyết áp cao hoặc bệnh tiểu đường.
Trên đây là toàn bộ những điều bạn nên biết về cấu tạo của trái tim và cách phòng ngừa bệnh lý về tim để bảo vệ trái tim khỏe mạnh. Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bệnh tim mạch bất thường cần đến ngay cơ sở y tế được được phát hiện và chữa trị kịp thời, hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Mọi thắc mắc cần được giải đáp cũng như đăng ký khám vui lòng gọi đến Bệnh viện đa khoa Phương Đông theo số hotline 1900 1806.