Cấu tạo của âm đạo với hình ảnh chi tiết
Để giúp các chị em tránh gặp phải tình trạng “dở khóc, dở cười”… bởi những căn bệnh không đáng có, liên quan đến khu vực nhạy cảm này. Hãy cùng các bác sĩ chuyên khoa tại Thẩm Mỹ Diamond, tìm hiểu rõ hơn về cấu tạo của âm đạo với hình ảnh chi tiết qua bài viết tham khảo này nhé! Hy vọng rằng, nguồn thông tin hữu dưới đây, sẽ bổ sung thêm những kiến thức thật cần thiết đến tay bạn đọc! (*Lưu ý: Bài viết có nhiều hình ảnh nhạy cảm, cần cân nhắc trước khi xem)
Cấu tạo của bộ phận sinh dục nữ
Bộ phận sinh dục nữ là một hệ thống sinh lý, gồm hai phần bên ngoài & bên trong cơ thể, với nhiều chức năng phức tạp như: quá trình rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt, bài tiết chất thải, giao hợp, tiếp nhận tinh trùng, thụ tinh, cấy thai, nuôi thai và sinh con.
Cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo vô cùng phức tạp
Cấu tạo âm đạo ở bên ngoài
Phần bên ngoài của âm đạo có vai trò đưa tinh trùng vào trong cơ thể, bảo vệ các bộ phận sinh dục bên trong tránh bị lây nhiễm từ bên ngoài. Các bộ phận chính trong phần này bao gồm:
✔Môi lớn: Môi lớn bao quanh và bảo vệ các cơ quan sinh sản. Đúng như nghĩa đen của nó, môi lớn khá rộng và nhiều thịt, tương tự như phần bìu ở nam giới. Bộ phận này chứa rất nhiều tuyến mồ hôi và tuyến dầu. Sau giai đoạn dậy thì, bạn sẽ thấy có rất nhiều lông mọc ở khu vực này.
✔Môi bé: Môi bé có độ rộng khoảng 5cm, nằm ngay bên trong phần môi lớn, môi bé bao quanh lỗ mở âm đạo và niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài cơ thể).
✔Tuyến Bartholin: Là một tuyến nhỏ có đường kính khoảng 1cm, nằm ở khe âm đạo. Đây là một tuyến cực kỳ quan trọng trong việc tiết ra chất nhờn bôi trơn, để cung cấp độ ẩm cần thiết trong quá trình giao hợp, giúp cuộc sống vợ chồng hòa hợp hơn.
✔Âm vật hay còn gọi là hột le hay mồng đốc: Là là nơi tích tụ các đầu dây thần kinh, nên rất nhạy cảm trong tình dục : xoa, vuốt, liếm . . đều đem đến khoái cảm cao độ, cơ quan sinh dục rất đặc biệt, cơ quan này không có một chức năng gì khác ngoài việc cung cấp khoái cảm tình dục. Âm vật có kích thước chỉ bằng hạt đậu, nằm nép trong một nếp mô, ở nơi hai môi bé gặp nhau. Khi được kích thích tình dục, âm vật cương cứng giống như một dương vật nhỏ.
Cấu tạo của bộ phận sinh dục nữ
Cấu tạo âm đạo ở bên trong
Cấu tạo cơ quan sinh dục nữ bên trong âm đạo gồm 4 bộ phận với các chức năng chủ yếu như sau:
✔Âm đạo: Là một bộ phận hình ống dài nối từ cửa mình bên ngoài vào tử cung bên trong. Có khả năng giãn nở lớn gấp nhiều lần & còn được xem là con đường sinh sản ở nữ giới.
✔Tử cung (dạ con): là một bọc cấu tạo bởi một lớp cơ trơn rất dày, nằm phía dưới bụng, trên bàng quang, có hình dáng như quả lê, kích thước khoảng 8 x 5 x 3 cm. Tử cung được chia thành hai phần nhỏ: phần cổ tử cung nằm ngay bên dưới âm đạo và phần chính của tử cung được cấu tạo từ các thể vân. Những thể vân này có thể dễ dàng giãn nở ra để thai nhi tự do phát triển. Và có một lỗ nhỏ nằm ở phía trên cổ tử cung giúp tinh trùng đi vào cơ thể hoặc thoát máu kinh ra bên ngoài.
✔Buồng trứng: – Buồng trứng là cơ quan vừa ngoại tiết ( phóng noãn) vừa là cơ quan nội tiết. Nằm áp 2 bên hố chậu tương ứng điểm niệu quản giữa có hình hạt, dẹt có 2 mặt trong và ngoài và hai đầu trên và dưới dài chừng 3,5cm rộng 2cm dầy 1cm. Trước tuổi dậy thì buồng trứng nhẵn đều, sau tuổi dậy thì bề mặt buồng trứng xù xì do các sẹo phóng noãn của nang degreaf vỡ ra : sau tuổi mãn kinh buồng trứng lại nhẵn bóng
✔Ống dẫn trứng: Là hai ống nhỏ giúp dẫn trứng từ buồng trứng đến tử cung. Quá trình thụ tinh của trứng và tinh trùng thường xảy ra ở đây. Sau đó trứng được thụ tinh sẽ di chuyển đến tử cung và làm tổ trên lớp niêm mạc của thành tử cung.
Hình ảnh và cấu tạo của âm đạo
Cấu tạo của âm đạo bao gồm phần mô và ống của cơ quan sinh dục nữ, kéo dài từ âm hộ đến tử cung. Bên ngoài cửa âm đạo được bao phủ một lớp màng mỏng được gọi là màng trinh. Tận cùng bên trong là cổ tử cung nối vào âm đạo. Âm đạo cho phép con người quan hệ tình dục và sinh sản, cũng như để kinh nguyệt chảy ra định kỳ theo chu kỳ kinh nguyệt.
Âm đạo của nữ giới phát triển thành một ống cơ đàn hồi kéo dài từ âm hộ đến cổ tử cung. Có màu hồng đỏ và nó nối từ âm đạo đến cổ tử cung. Âm đạo nằm phía sau niệu đạo và bàng quang, trên đỉnh đáy chậu và phía sau cổ tử cung. Cổ tử cung tạo với âm đạo một góc khoảng 90 độ. Cửa âm đạo và niệu đạo mở được bảo vệ bởi các môi âm hộ.
-
Thành của âm đạo từ trong ra ngoài bao gồm trước hết là một niêm mạc với biểu mô vảy phân tầng nằm bên dưới phiến lá của mô liên kết, có rất nhiều mạch máu và các mạch bạch huyết.
-
Thứ nhì là một lớp cơ trơn với bó sợi tròn, gồm một lớp bên ngoài của cơ dọc, một lớp bên trong của cơ tròn và các sợ cơ xen giữa.
-
Thứ ba là một lớp mô liên kết bên ngoài, kết hợp với các mô có chứa mạch máu liên kết yếu, mạch bạch huyết và các dây thần kinh. Sau này trở thành các cơ quan nằm trong vùng chậu.
Cấu tạo của âm đạo ở nữ giới
Các thành cơ thường áp vào nhau trừ lúc giao hợp và sinh con, khi đó thành âm đạo có thể giãn nở rộng để em bé có thể đi qua. Âm đạo chịu ảnh hưởng của các nội tiết tố nữ nên thường ẩm do các chất dịch tiết ra từ cổ tử cung và buồng tử cung.
Âm đạo không có kích thước cố định, tùy vào mức độ kích thích, các giai đoạn phát triển của người phụ nữ mà nó có những kích thước khác nhau. Không chỉ thế khả năng giãn nở của âm đạo rất tốt, hầu như phù hợp cho mọi dương vật. Nói về kích thước âm đạo, khó xác định hơn so với kích thước dương vật.
Thực tế thì âm đạo có độ hẹp vừa phải, không nên quá rộng sẽ mang lại khoái cảm cho cả hai phía vì tăng mức độ cọ xát. Ở thời điểm sau sinh, kích thước âm đạo giãn nở làm giảm khoái cảm, đặc biệt ở nữ giới. Bạn có thể tìm hiểu về sự ảnh hưởng của kích thước âm đạo tới khoái cảm.
Trung bình kích cỡ chiều dài âm đạo phụ nữ là 8cm, khi bị kích thích có thể sâu tới 11cm. Độ rộng trung bình của âm đạo phụ nữ theo từng giai đoạn có khác nhau, Phụ nữ khi chưa quan hệ tình dục thường nhỏ hơn 1,5 cm. Khi sinh nở có thể giãn tới 10 cm và thông thường là 2,3 cm.
Âm đạo bị giãn rộng sau sinh nhưng vẫn có khả năng phục hồi
Chị em cũng thường hay lo lắng âm đạo giãn rộng sau khi sinh sẽ khiến chuyện chăn gối vợ chồng không còn đạt được những khoái cảm như xưa.
Âm đạo sau sinh với những hình ảnh chi tiết
Sự thật là mặc dù âm đạo không trở về trạng thái ban đầu như trước khi chưa sinh, nhưng âm đạo vẫn có khả năng co giãn và tự phục hồi. Điều quan trọng nhất chính là cảm xúc ham muốn của cả hai, và đôi khi nếu thật sự cần thiết bạn vẫn có thể nhờ đến sự trợ giúp của các phương pháp thu hẹp vùng kín – trẻ hóa âm đạo để cải thiện tình trạng giãn rộng âm đạo quá mức sau sinh.
✔ Có thể bạn quan tâm:
Chỉnh sửa sẹo xấu sau phẫu thuật cắt rạch tầng sinh môn sau sinh
Vì sao môi bé dài và thâm – Giải pháp nào khắc phục hiệu quả nhất?
Những căn bệnh âm đạo thường gặp
Mặc dù có cơ chế tự làm sạch rất hiệu quả nhưng ở một số thời điểm nhất định hoặc do chủ quan hoặc do khách quan âm đạo vẫn có thể bị nhiễm bệnh như thường.
Những bệnh lý âm đạo mà chị em thường gặp nhất là: viêm âm đạo, rối loạn kinh nguyệt và khô âm đạo.
Viêm âm đạo
Hầu hết tất cả các chị em phụ nữ đều bị viêm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời, bệnh viêm âm đạo thường do khuẩn lậu, nấm candida, vi khuẩn bacterial vaginosis, trùng roi Trichomonas vagininalis,… gây ra. Nếu chúng xâm nhập vào âm đạo trong những điều kiện có lợi như:
-
Vùng kín thường ẩm ướt, thụt rửa không đúng cách.
-
Quan hệ tình dục không an toàn.
-
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ.
-
Sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết gây mất cân bằng độ pH âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh.
-
Can thiệp các thủ thuật ngoại khoa không đúng cách, kém vệ sinh hoặc sau thủ thuật không chăm sóc tốt. Đặc biệt, phá thai quá nhiều lần sẽ rất dễ dẫn đến viêm âm đạo, viêm loét cổ tử cung. Chính vi thế, chị em nên thận trọng trong quan hệ tình dục, chủ động sử dụng biện pháp tránh thai an toàn để tránh biến chứng sau này.
Triệu chứng khi bị viêm âm đạo mà chị em thường gặp là: ngứa ngáy vùng kín, đau khi giao hợp, dịch tiết âm đạo có mùi hôi khó chịu, khí hư có màu bất thường hoặc xuất huyết âm đạo.
Viêm âm đạo là nguyên nhân hàng đầu khiến phái đẹp dễ dàng mắc các hội chứng: lậu giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục,… Thai phụ mắc viêm âm đạo thường dễ bị sảy thai, hoặc dọa sinh non.
Bác sĩ khuyên: Tốt nhất, nếu xuất hiện những triệu chứng kể trên hãy nhanh chóng thăm khám phụ khoa để tìm đúng nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị kịp thời.
Khô âm đạo
Một rắc rối lớn với âm đạo mà chị em rất dễ gặp phải đó chính là hội chứng khô âm đạo. Nó xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào và không ngoại trừ những người trẻ.
Khi dịch tiết âm đạo không đủ ẩm ướt, sẽ khiến cho âm đạo trở nên khô khan, làm cản trở hoạt động tình dục, bạn sẽ cảm thấy khó khăn hơn, thậm chí đau rát khi quan hệ.
Nguyên nhân gây nên tình trạng khô âm đạo chính là sự rối loạn nội tiết tố Estrogen. Nó cũng có thể là dấu hiệu của sự mất cân bằng dịch tiết âm đạo hoặc cũng có thể là do tâm lý lo lắng căng thẳng của chính các chị em gây nên.
Làm gì khi bị khô âm đạo? Nhiều chị em tìm đến giải pháp tức thời như dùng gel bôi trơn. Chất bôi trơn chính là “cứu cánh” tuyệt vời cho chị em trong những lúc cấp bách mỗi gần gũi chồng. Tuy nhiên, sau đó, chị em phải đi đến những phòng khám chuyên khoa để được điều trị triệt để và đúng cách.
Trên đây là những chia sẻ về cấu tạo của cơ quan sinh dục nữ nói chung và những bệnh lý liên quan đến “vùng tam giác mật” riêng.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề tế nhị liên quan đến cấu tạo của âm đạo cũng như các bệnh lý về âm đạo như ( khô rát âm đạo, âm đạo giãn rộng quá mức, chùng nhão, sạm đen…) nhưng vẫn còn e ngại, không dám tiến hành điều trị. Đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 0909 45 06 45 hoặc nhấp vào khung chat tư vấn bên dưới để được các bác sĩ Thẩm Mỹ – Sản Phụ Khoa hàng đầu tại các bệnh viện: Từ Dũ, ĐHYD, bệnh viện Hùng Vương giỏi chuyên khoa, trên 30 năm kinh nghiệm hỗ trợ giải đáp. Cam kết mọi thông tin cá nhân của bạn sẽ được bảo mật an toàn tuyệt đối.