Câu nghi vấn là gì? Ví dụ, bài tập chi tiết
Đôi khi chúng ta thắc mắc, hoài nghi một vấn đề, sự việc nào đó thì chúng ta thường đặt ra các câu hỏi như tại sao?, vì sao? và tìm kiếm câu trả lời từ những người xung quanh. Những câu hỏi như vậy thường là dạng câu nghi vấn. Hãy cùng giúp học tốt ngữ văn tìm hiểu cách nhận biết, sử dụng dạng câu quen thuộc này.
Câu nghi vấn là gì?
a – Định nghĩa
Câu nghi vấn là dạng câu hỏi mà người nói ( người viết) gửi đến người nghe ( người đọc) với mục đích là tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc, đáp án mà mình muốn tìm hiểu.
Là loại câu theo mục đích nói được sử dụng phổ biến nhất trong hội thoại, giao tiếp và trong văn xuôi, truyện ngắn, tiểu thuyết. Câu nghi vấn thường ít xuất hiện trong văn bản hành chính, văn bản khoa học.
b – Dấu hiệu nhận biết câu nghi vấn
-
Trong câu nghi vấn thường có những từ như “ai, gì, sao, tại sao, bao giờ, chứ, à, ừ, đâu, như thế nào, làm sao vậy, làm sao, vì sao…”
-
Hoặc có từ “Hay” nối các vế có quan hệ lựa chọn.
-
Câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
-
Thường có độ dài ngắn khoảng một vài từ và đứng riêng thành một câu độc lập.
-
Câu nghi vấn thường được sử dụng bởi người nói, người viết.
-
Nếu không dùng để hỏi thì trong một số trường hợp câu nghi vấn có thể kết thúc câu bằng dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm lửng.
c – Ví dụ câu nghi vấn
Đây là loại câu phổ biến, chúng tôi có thể đưa ra một vài ví dụ minh họa như:
-
Ví dụ 1: Con ăn cơm chưa?
-
Ví dụ 2: Mấy giờ rồi?
-
Ví dụ 3: Vì sao phản bội anh?
-
Ví dụ 4: Em có thuộc bài không?
-
Ví dụ 5: Bao giờ tới giờ nghỉ trưa?
-
Ví dụ 6: Ai tên Như Ý?
Phân loại, tác dụng câu nghi vấn
Để hiểu rõ hơn cách sử dụng câu nghi vấn trong văn tự luận, trong giao tiếp, các bạn cần nắm vững những kiến thức sau:
a – Phân loại câu nghi vấn
Có hai loại câu nghi vấn phổ biến là câu nghi vấn không được lựa chọn và câu nghi vấn có lựa chọn.
Câu nghi vấn không được lựa chọn
Là kiểu câu mà người đọc, người nghe không có quyền từ chối trả lời, nó thường được chia thành các trường hợp sau:
Câu nghi vấn có chứa các đại từ nghi vấn như: ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, không…
Ví dụ: Ông đi đâu đấy? Ai làm lớp phó? Bao giờ cho tới tháng mười?
Câu nghi vấn có chứa tình thái từ nghi vấn như: à, ư, hả, chứ…
Ví dụ: Em đi thật ư? Bạn làm xong làm tập rồi chứ?
Câu nghi vấn có lựa chọn
Kiểu câu này khi hỏi thì người ta thường dùng các quan hệ tự như: hay, hay là, hoặc, hoặc là hoặc dùng các cặp phó từ như có…không, đã…chưa
Ví dụ 1: Em được thì cho anh xin – Hay là em để làm tin trong nhà?
Ví dụ 2: Bạn có nói thật không, hay một lần nữa lại nói dối mình?
Ví dụ 3: Có không giữ mất đừng tìm?
b – Chức năng câu nghi vấn
Câu nghi vấn có chức năng chính là dùng để hỏi, để tìm một đáp án, một nghi vấn và có thể phân loại thành một vài chức năng nhỏ hơn gồm:
1. Dùng câu nghi vấn để khẳng định một vấn đề
Bạn có thể vừa sử dụng câu nghi vấn vừa khẳng định một vấn đề nào đó. Tuy nhiên nội dung câu nói phải có đầy đủ nội dung để người đọc, người nghe hiểu được.
Ví dụ: Một người hằng ngày chỉ cặm cụi… há chẳng phải là chứng cứ cho cái mãnh lực lạ lùng của văn chương hay sao?
2. Câu nghi vấn còn có chức năng là câu cầu khiến
Đôi khi ý nghĩa là câu cầu khiến nhưng về hình thức là câu nghi vấn. Nó giúp người viết mô ta được vấn đề mà mình muốn nói trong đoạn văn.
3. Chức năng như câu phủ định
Chức năng phủ định hay nghi vấn rất giống nhau và dễ gây nhầm lẫn. Phủ định ở đây là phản bác hay loại bỏ ý kiến mà người khác đưa ra và nghi ngờ sự thật về câu nói đó.
4. Chức năng biểu lộ cảm xúc
Thường sử dụng những cảm xúc như vui, buồn, đau khổ, hờn ghen, nhớ thương… Và được dùng nhiều trong văn xuôi hay truyện ngắn.
Ví dụ: Con gái tôi vẽ đây ư? Chả lẽ lại đúng là nó, cái con Mèo hay lục lọi ấy!.
5. Có chức năng dùng để đe dọa
Đôi khi câu nghi vấn dùng để đe dọa người khác bằng cách chúng ta dùng các câu hỏi để thăm dò, gây áp lực cho người nghe.
Ví dụ: Có biết không?…Lính đâu? Sao bay dám để nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắt nữa ah?
6. Có chức năng dùng để chào hỏi
Dùng để chào, lối chào của người Việt Nam. Người nghe không nhất thiết phải trả lời, có thể đáp lại bằng một câu chào khác. Nó thể hiện quan hệ thân mật giữa người nói và người nghe.
Ví dụ: Em ăn cơm chưa? Em đi đâu đấy?
Bài tập Câu nghi vấn
Bài tập 1: Hãy đặt câu nghi vấn cho các tình huống sau:
Tình huống 1: Bạn An nhiều lần không chịu nộp giấy vụn làm cho phong trào thi đua của lớp không đạp danh hiệu lớp tiên tiến.
Tình huống 2: Cô bé bán diêm chết trong đêm giao thừa.
Tình huống 3: Nam đến thư viện cùng Thu nhưng Nam có việc đột xuất phải về trước, về nhà Nam mới nhờ mình mượn sách mà không mang về.
Đáp án bài tập 1:
-
Tình huống 1: An có chịu nộp giấy vụn không thì bảo?
-
Tình huống 2: Soa hoàn cảnh cô bé bán diêm lại đáng thương đến thế?
-
Tình huống 3: Thu mang hộ mấy quyển sách về giúp mình được không?
Bài tập 2: Có thể đặt dấu chấm hỏi vào cuối những câu sau không? Vì sau?
a ) Nay chúng ta đừng làm gì nữa, thử xem lão Miệng có sống được không.
b ) Bây giờ thì tôi hiểu tại sao lão không muốn bán con chó vàng của lão.
c ) Cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là cây tre nứa.
d ) Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.
Đáp án bài tập 2:
Chúng ta không thể đặt dấu chấm hỏi vào cuối các câu này bởi vì chúng chưa phải là câu nghi vấn.
Câu a và b tùy có chứa các từ nghi vấn là có…không, tại sao nhưng thực tế, các kết cấu có chứa các từ này chỉ có chức năng làm bổ ngữ cho câu.
Hai câu c, d tuy có chứa từ ai ( ai cũng) nào ( nào cũng) nhưng trong các câu này, các từ ấy không nhằm mục đích để hỏi. Kết cấu kiểu như vậy, trong câu này cũng như trong nhiều trường hợp khác thường mang ý nghĩa khẳng định chứ không phải là câu nghi vấn.
kết luận: Đây là những kiến thức về câu nghi vấn là gì mà các em cần hiểu và ghi nhớ để áp dụng khi làm các bài tập ngữ văn.