CÂU HỎI TỰ HỌC GIÁO DỤC HỌC Trung HỌC – CÂU HỎI TỰ HỌC GIÁO DỤC HỌC TRUNG HỌC Câu 1: Thế nào là quá – Studocu

CÂU HỎI

TỰ HỌC GIÁO DỤC HỌC

TRUNG HỌC

Câu 1: Thế nào là quá trình dạy học?

T

rình bày bản chất chủ yếu của quá trình

dạy học.

+Quá trình dạy học là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều khiển của người

dạy

, người học tự giác, tích cực, chủ động tự tổ chức hoạt động nhận thức-học tập của

mình

– Mối quan hệ giữa nhận thức và dạy học:

+ Để tồn tại và phát triển con người không ngừng nhận thức thế giới khách

quan và luôn khái quát hoá, hệ thống hoá thành hệ thống tri thức. Hệ thống tri thức này

ngày càng phong phú, đa dạng, sâu sắc và được truyền lại cho thế hệ sau chủ yếu thông

qua quá trình dạy học.

+ Như vậy

, trong xã hội luôn diễn ra hai hoạt động: hoạt động nhận thức của

loài người và hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học. Hoạt động nhận

thức của loài người đi trước, nội dung của hoạt động dạy học được tiến hành trên cơ sở

“gia công” sư phạm một cách có mục đích, có hệ thống những tri thức của loài ngườ

i

nhằm giúp thế hệ trẻ tái nhận thức lại.

– Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học: Hai hoạt động này có mối quan

hệ chặt chẽ trong một quá trình. T

rong quá trình dạy học, hoạt động dạy nhằm tác động

đến hoạt động học, thúc đẩy hoạt động nhận thức của học sinh một cách thông minh, tích

cực, sáng tạo để phát triển bản thân học sinh.

Vì vậy

, kết quả dạy học xét đến cùng là tập

trung ở kết quả nhận thức của học sinh. Do đó chỉ tìm ra bản chất của quá trình dạy học ở

hoạt động nhận thức của học sinh

.

* Quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học:

– Dạy học là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào ý thức làm cho vốn hiểu biết

của các em phong phú hơn.

– Hoạt động nhận thức của học sinh cũng diễn ra theo quy luật nhận thức của loài người:

“Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thự

c tiễn”. Con

đường nhận thức diễn ra từ cụ thể, chi tiết đến khái quát, trừu tượ

ng hay ngược lại.

* Quá trình nhận thức của học sinh trong dạy học được t

hiết kế công phu và được tổ

chức trong những điều kiện sư phạm nhất định nên nó mang tí

nh đặc biệt.

– Nhận thức của học sinh không diễn ra theo con đường mò mẫm thử và sai như quá

trình nhận thức chung của loài người mà diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và đạt hiệu quả

cao dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

– Nhận thức của học sinh không phải là quá trình nghiên cứu, tìm kiếm cái mới cho

nhân loại mà chỉ tái tạo tri thức của loài người tìm ra cái mới cho bản t

hân.

– T

rong thời gian học tập tương đối ngắn, học sinh phải lĩnh hội khối lượng kiến thức rất

lớn lên dễ quên. Vì vậ

y trong quá trình dạy học, người giáo viên phải thường xuyên củng

cố, tập vận dụng, kiểm tra, đánh giá tri thức, kỹ năng, kỹ xảo… nhằm biến chúng thật sự

là tài sản của học sinh.

– Nhận thức của học sinh trong quá trình dạy học mang tính giáo dục cao nhằm hình

thành thế giới quan khoa học và những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của những chủ thể xã

hội. Thông qua quá t

rình dạy học, người dạy cần thực hiện quá trình đồng phát minh,

đồng sáng tạo để phát huy tối đa vai trò chủ thể tích cực, độc lập, sáng tạo của người học.

* Quá trình dạy học huy động toàn bộ những chức năng tâm lý c

ủa học sinh:

– Những chức năng tâm lý: cảm giác, tri giác, tư duy

, trí nhớ, tưởng tượng, xúc cảm, tình

cảm, nhu cầu, hứng thú, chú ý, ý chí, trạng thái…