Câu đặc biệt là gì? Cấu tạo và tác dụng của câu đặc biệt?
Câu đặc biệt là gì? Câu đặc biệt tiếng Anh là gì? Cấu tạo và tác dụng của câu đặc biệt? So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn?
Câu và từ, ngữ pháp có vai trò rất lớn đối với việc tạo nên nghĩa để mô tả những gì muốn biểu lộ từ người tới người, câu có rất nhiều loại, mỗi loại sẽ có những đặc điểm và những ý nghĩa riêng khi sử dụng. Trong đó có một loại câu, đúng như tên gọi của nó đó là câu đặc biệt. Vậy hãy cùng chúng tôi xem câu đặc biệt là gì? Cấu tạo và tác dụng của câu đặc biệt là như thế nào nhé?
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
1. Câu đặc biệt là gì?
Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ. Ví dụ: “Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.” – Khánh Hoài. Có thể thấy “Ôi, em Thủy!” là một câu đặc biệt vì không thể có chủ ngữ và vị ngữ.
Câu bình thường là câu có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.
Hay cũng co thể hiểu về câu đặc biệt đó là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ cụ thể với loại câu này thì nó có một trung tâm cú pháp không phân định được chủ ngữ và vị ngữ):
Ví dụ: Mưa và rét! vắt rừng! Đoàn quân vượt suối băng rừng tiến lên phía trước. Dân công ùn ùn lướt theo…
(Nguyễn Đình Thi)
“Mưa và rét! vắt rừng!” là 2 câu đặc biệt, ở hai câu này không xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ.
Về mặt hình thức, câu đặc biệt có cấu tạo không đủ cả hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ nên giông với hình thức của câu rút gọn, bởi vậy cần phải phân biệt rõ sự khác nhau giữa hai loại câu này.
So sánh hai ví dụ sau:
– Câu đặc biệt: Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch.
– Câu rút gọn: Bà ta chạy tới. Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch.
Qua sự so sánh ta thấy:
– Câu đặc biệt là câu không có chủ ngữ và vị ngữ, hay nói cách khác đây là câu không thể khôi phục được chủ ngữ và vị ngữ.
– Câu rút gọn là câu có thể dựa vào hoàn cảnh giao tiếp để khôi phục lại một cách chính xác thành phần đã bị rút gọn. Với câu rút gọn ở trên, ta có thể khôi phục lại thành những câu đầy đủ như sau:
Câu in đậm là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ. Đây là một câu đặc biệt.
2. Câu đặc biệt tiếng Anh là gì?
Câu đặc biệt tiếng Anh là ” special sentence”.
3. Cấu tạo và tác dụng của câu đặc biệt:
Câu đặc biệt thường được cấu tạo là một từ
Ví dụ:
Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch.
(Nguyễn Công Hoan)
Câu đặc biệt cũng có thể có cấu tạo là một tập hợp từ.
Ví dụ:
Chân đèo Mã Phục.
(Nam Cao)
Không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ vị ngữ, những câu đặc biệt được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Tuy nhiên đều hướng đến những tác dụng chung nhất như sau:
Câu đặc biệt được sử dụng phổ biến trong giao tiếp hàng ngày và trong văn học với các mục đích cụ thể:
+ Xác định chính xác thời gian và địa điểm diễn ra của sự việc:
Ví dụ: “Đêm Giáng Sinh. Cái lạnh như “cắt da cắt thịt” vẫn không đủ để xua tan đi sự cô đơn trong lòng”.
=> “Đêm giáng sinh” là một câu đặc biệt dùng để xác định thời gian.
+ Dùng để bộc lộ cảm xúc:
Ví dụ: “May quá! Điểm của tao vừa đủ để qua môn!”
=> “May quá!” là câu đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc vui mừng của người nói khi vừa đủ điểm qua môn, không phải học lại.
+ Câu đặc biệt được dùng với chức năng gọi đáp:
Ví dụ: “Hoa ơi! Hoa ơi! – Hồng kêu lên khi thấy một người có dáng người giống bạn của mình”.
=> “Hoa ơi! Hoa ơi!” là câu đặc biệt có chức năng dùng để gọi đáp.
Hay: “Thanh ơi! Xuống đây mẹ bảo! – Dạ”
=> “Thanh ơi!” là câu đặc biệt được dùng với chức năng gọi. “Dạ!” là câu đặc biệt có chức năng dùng để đáp.
+ Sử dụng để liệt kê hoặc để thông báo sự có mặt của hiện tượng, sự vật:
Ví dụ: “Buổi sớm tại vùng quê thật trong lành. Tiếng chim. Tiếng người.”
=> “Tiếng chim. Tiếng người” là câu đặc biệt dùng để liệt kê các âm thanh vào buổi sáng sớm của vùng quê.
4. Các dạng bài tập vận dụng về câu đặc biệt:
Dạng số 1: Đặt câu
Đối với dạng đặt câu này có rất nhiều cách để có thể yêu cầu bạn đặt 1 câu, 2 câu đặc biệt hoặc nhiều hơn theo một chủ đề nhất định hoặc tự chọn. Dạng bài tập này sẽ giúp củng cố kiến thức căn bản cho học sinh.
Dạng số 2: Xác định câu rút gọn và câu đặc biệt trong đoạn văn cho trước và cho biết tác dụng của chúng.
Như vậy nếu làm các dạng bài tập tương tự như thế này chúng ta cần phải nắm vững khái niệm câu rút gọn, câu đặc biệt là gì và điểm khác nhau giữa hai loại câu này để không bị nhầm lẫn khi phân biệt.
Hơn nữa, việc chỉ ra tác dụng của chúng còn giúp tăng khả năng cảm thụ văn học.
Dạng số 3: Viết đoạn văn ngắn sử dụng câu đặc biệt. Chỉ rõ và nêu lên tác dụng của chúng.
Để làm tốt dạng này, bạn cần phải vận dụng tối đa kiến thức làm văn và kiến thức về câu đặc biệt.
Bài tập cụ thể có lời giải:
Bài tập 1: Tìm trong các ví dụ dưới đây những câu đặc biệt và câu rút gọn.
a) Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
(Hồ Chí Minh)
b) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây … Bốn giây … Năm giây … Lâu quá!
(Vũ Tú Nam)
c) Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. Gió biển thổi lồng lộng. Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. Một hồi còi.
(Nguyễn Trí Huân)
d) Chim sâu hỏi chiếc lá:
– Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi!
– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
(Trần Hoài Dương)
Trả lời:
Những câu đặc biệt và câu rút gọn có trong câu:
a) Không có câu đặc biệt.
Các câu rút gọn bao gồm:
– Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
– Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
– Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
b) Không có câu rút gọn
Câu đặc biệt: Ba giây … Bốn giây … Năm giây … Lâu quá!
c) Không có câu rút gọn
Câu đặc biệt: Một hồi còi.
d) Câu đặc biệt: Lá ơi!
Câu rút gọn:
– Hãy kể chuyện cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi!
– Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
Bài tập 2: Mỗi câu đặc biệt và rút gọn em vừa tìm được trong bài tập trên có tác dụng gì?
Trả lời:
Câu đặc biệt và câu rút gọn vừa tìm được ở bài tập 1 có các tác dụng sau:
– Các câu rút gọn có tác dụng làm cho lời văn gắn gọn, súc tích hơn, tránh cho việc lặp từ bị xảy ra đối với câu liền trước nó.
– Các câu đặc biệt:
+ Ba giây … Bốn giây … Năm giây …: Mục đích là xác định thời gian.
+ Lâu quá! – Bộc lộ cảm xúc của nhân vật.
+ Một hồi còi. – Mục đích là tường thuật lại một sự việc đã xảy ra: Chiếc thuyền đã bắt đầu ra khơi rồi.
5. So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn:
Câu đặc biệt Câu rút gọn Giống – Đều là loại câu có sự bất thường về cấu trúc.
– Có cấu tạo là 1 từ hoặc 1 cụm từ.
– Hai kiểu câu này đều có chung đặc điểm là ngắn gọn.
Khác Về bản chất Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ và vị ngữ. Là câu đơn có đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ nhưng khi sử dụng người ta lược bỏ đi một số thành phần như chủ ngữ, vị ngữ hoặc lược bỏ và chủ ngữ và vị ngữ. Về tính xác định thành phần câu Từ hoặc cụm từ trong câu đặc biệt làm trung tâm cú pháp của câu không thể xác định được từ hoặc cụm từ đó làm thành phần nào trong câu. Dựa vào hoàn cảnh, có thể xác định được từ hoặc cụm từ bị rút gọn là thành phần gì trong câu. Về mức độ khôi phục thành phần câu Không thể khôi phục lại được. Có thể khôi phục lại thành phần đã bị lược bỏ trong câu thành câu hoàn chỉnh, đầy đủ. Ví dụ Gió. Mưa. Lạnh. Mùa đông trên Hà Nội có những nét đặc trưng của nó. – Mùa đông ở Hà Nội có lạnh lắm không?
– Hơi lạnh!
Qua bài viết ở trên, chúng tôi đã đưa ra các thông tin cụ thể và đã giúp các em học sinh làm rõ khái niệm câu đặc biệt là gì, tác dụng của câu đặc biệt, ví dụ câu đặc biệt, so sánh câu đặc biệt với các kiểu câu khác. Hi vọng các thông tin trên đây sẽ hữu ích đối với bạn đọc và đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.