Câu 5: Quy luật giá trị – quy luật cơ bản của sản xuất hàng hóa
Câu 5: Quy luật giá trị – quy luật cơ bản của sản xuất hàng hóa
Nội dung quy luật: quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết. việc sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên giá trị thị trường của sản phẩm. Trong sản xuất, quy luật giá trị buộc các nhà sản xuất phải làm cho hao phí lao động xã hội cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội. Trong lưu thông, quy luật giá trị điều tiết giá cả vận động xoay quanh giá trị. Giá trị là yếu tố quyết định giá cả trên thị trường.
Quan hệ giữa cung- cầu với giá cả và giá trị
Khi cung < cầu => giá cả tăng lớn hơn giá trị thực => lợi nhuận tăng=> thu hút đầu tư. Cạnh tranh gay gắt + lượng hàng ra thị trường tăng, giá cả giảm
Khi cung> cầu => giá cả giảm nhỏ hơn giá trị thực => lợi nhuận giảm => rời bỏ ngành. Mật độ cạnh tranh giảm và lượng hàng hóa ra thị trường giảm, giá cả tăngKhi cung = cầu => giá cả ổn định. Giá cả = giá trị thực
Kết luận: quy luật cung- cầu quyết định giá cả hàng hóa trong điều kiện cụ thể, quy luật giá trị điều tiết sự biến động của giá cả trong dài hạn. Giá cả thường vận độgn khác với giá trị, nhưng không thể tách rời giá trị. Đối với mỗi trường hợp riêng biệt, giá cả có thể khác giá trị nhưng xét trong phạm vi tổng thể thì tổng giá cả luôn bằng tổng giá trị.
Tác dụng của quy luật giá trị
Thúc đẩy sự đổi mới công nghệ, thúc đẩy quản lí để nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Điều tiết lưu thông hàng hóa vào các thị trường có giá cao, điều tiết đầu tư vào các ngành khan hiếm.
Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên, phân hóa giai cấp, phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng thu nhập trong xã hội
Tóm lại, quy luật giá trị là quy luật cơ bản của sản xuất hàng hóa. Một mặt làm phân hóa giàu nghèo bất bình đẳng thu nhập trong xã hội, mặt khác nó chi phối sự lựa chọn tự nhiên, kích thích các nhân tố tích cực và đào thải các nhân tố yếu kém ➔ làm xuất hiện quan hệ sản xuất TBCN, cơ sở ra đời của CNTB