Cắt mí và những điều cần lưu ý

Quá trình phẫu thuật cắt mắt hai mí

Thời gian cắt mí mắt phụ thuộc vào mức độ tình trạng đôi mắt của bệnh nhân. Tiểu phẫu có thể kéo đến hàng giờ nếu đôi mắt có nhiều khuyết điểm cần chỉnh sửa.

Hầu như tiểu phẫu được thực hiện tại cơ sở ngoại trú. Các bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê vào mí mắt để giúp bạn thư giãn.

Quy trình khi phẫu thuật cắt mí trên và dưới thông thường bác sĩ cắt mí trên trước, cắt dọc theo nếp gấp của mí mắt sau đó loại bỏ phần da hoặc mỡ dư thừa rồi khâu lại vết rạch.

Đối với cắt mí dưới bác sĩ sẽ rạch ngay dưới lông mi theo nếp nhăn tự nhiên của mắt hoặc bên trong mí mắt dưới rồi loại bỏ định hình phần mỡ thừa, cơ và phần chảy xệ sau đó đóng vết cắt bằng cách khâu lại.  Trong trường hợp mí mắt trên sụp gần với con ngươi thì bác sĩ thực hiện chỉnh hình mí mắt hoặc thủ thuật sa mí mắt.

Phục hồi sau phẫu thuật cắt mắt 2 mí

Sau quá trình tiểu phẫu cắt mí bác sĩ hướng dẫn chăm sóc mắt hoặc uống thuốc để lành vết mổ và giảm nguy cơ nhiễm trùng: Chườm túi nước đá lên mắt mỗi ngày trong khoảng 10 phút sau phẫu thuật thực hiện 4-5 lần/ngày để nhanh khỏi; Dùng khăn bông sạch nhẹ nhàng lau mí mắt rồi nhỏ thuốc tra mắt hoặc bôi thuốc mỡ theo kê đơn của bác sĩ; Hãy tránh các hoạt động nặng như bơi lội, thể dục nhịp điệu, chạy bộ trong 1 tuần; Tránh hút thuốc lá hay dụi mắt. Không sử dụng kính áp tròng sau phẫu thuật 2 tuần; Đeo kính râm màu tối để bảo vệ da mí mắt khỏi các tác động bên ngoài như mặt trời và gió; Khi đi ngủ nhớ kê đầu cao hơn ngực trong 1 vài ngày đầu.

Lưu ý: Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần đến gặp bác sĩ để nghe tư vấn hoặc thăm khám. Sau một vài ngày, bạn quay trở lại phòng mạch bác sĩ để cắt các mũi khâu (nếu có chỉ không tiêu).

Trong tuần đầu tránh xa các loại thuốc aspirin, ibuprofen (Advil, Motrin IB, những biệt dược khác), naproxen sodium (Aleve, những biệt dược khác), naproxen (Naprosyn) và các loại thuốc bổ sung thảo dược khác có thể làm tăng chảy máu.

Đi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây: Khó thở, đau ngực, nhịp tim bất thường, đau mắt mới nghiêm trọng, chảy máu, các vấn đề về thị giác…

Sai lầm thường gặp khi tạo hình mắt 2 mí ở những nơi không đạt yêu cầu

Cắt mí quá to không đồng đều giữa các mắt, không đo cụ thể độ dày của mí mắt tùy vào từng người khác nhau; Lấy mỡ quá nhiều khi cắt mí vì làm hốc mắt sâu, mắt giả và không có lớp mỡ đệm; Lấy quá nhiều da làm mí mắt trợn, nhắm không kín;  Không giải quyết nếp mí lót khiến mắt có nhiều nếp sau khi cắt 2 mí; Cắt mí mắt quá to hoặc lấy mỡ nhiều đối với những mắt lồi to; Khâu và siết cơ nâng mi quá chặt: khiến mắt trợn ngược, lông mi đứng ngang; Cắt lệch mí hai bên quá nhiều và cắt đứt cơ nâng mi gây hiện tượng sụp mí, mắt lờ đờ; Vội vàng sửa lại mắt hỏng trong giai đoạn mắt chưa phục hồi.

Nên ăn và kiêng ăn gì sau cắt mắt 2 mí

Để có được kết quả tạo hình mắt 2 mí tốt, ngăn ngừa sự xuất hiện của các biến chứng xấu, chúng ta cần có chế độ ăn uống thích hợp sau khi cắt mí:

Những thực phẩm nên ăn sau khi cắt mí mắt: Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu protein như thịt lợn nạt, đậu phụ, các loại hạt, sữa, phô mai. Cung cấp thêm nhiều những thực phẩm có chứa nhiều Viatmin A như cà chua, đu đủ, cà rốt, bí đỏ, khoai lang. Uống nhiều nước, ăn nhiều hoa xanh và rau quả để có được việc lành thương nhanh nhất.

Các thực phẩm cần kiêng ăn sau khi cắt mí mắt: Rau muống chính là thực phẩm cần kiêng vì nó gây kích ứng với những vết thương hở, khiến cơ thể có nhiều tác động xấu, xuất hiện sẹo. Thịt bò dễ gây co kéo da và khiến sắc tố của vùng mổ mắt trở nên đậm màu hơn. Thịt gà, hải sản là những món cần kiêng sau khi cắt mí nếu bạn không muốn xuất hiện biến chứng xấu. Gạo nếp sẽ khiến vết thương mưng mủ lâu ngày, khó lành thương.