Cấp độ khái quát nghĩa của từ – Ngữ văn 8
Tóm tắt bài
1.1. Từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp
Quan sát sơ đồ dưới đây và trả lời câu hỏi
a. Nghĩa của từ động vật rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá? Vì sao?
b. Nghĩa của từ thú rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ voi, hươu? Nghĩa của từ chim rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa các từ tu hú, sáo? Nghĩa của từ cá rộng hơn hay hẹp hơn nghĩa của các từ cá rô, cá thu? Vì sao?
c. Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn nghĩa của những từ nào, đồng thời hẹp hơn nghĩa của các từ nào?
Gợi ý:
a. Nghĩa của từ động vật rộng hơn nghĩa của các từ thú, chim, cá Vì phạm vi nghĩa của các từ động vật bao hàm nghĩa của các từ thú, chim, cá
b.
-
Nghĩa của từ
thú
rộng hơn nghĩa của các từ
voi, hươu Vì phạm vi nghĩa của từ thú bao hàm phạm vi nghĩa của các từ Voi, hươu.
-
Nghĩa của từ
chim
rộng hơn nghĩa các từ
tu hú, sáo. Vì phạm vi nghĩa của từ chim bao hàm phạm vi nghĩa của các từ tu hú, sáo.
-
Nghĩa của từ
cá
rộng hơn nghĩa của các từ
cá rô, cá thu vì phạm vi nghĩa cũa từ cá bao hàm nghĩa của các từ cá rô, cá thu…
c.
- Nghĩa của các từ thú, chim, cá rộng hơn các từ voi, hươu, tu hú, sáo, cá rô, cá thu
- Nghĩa của các từ thú, chim, cá hẹp hơn nghĩa của từ động vật
1.2. Nội dung bài học
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.
- Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khỉ phạm vi của từ ngữ đó bao hàm trong phạm vi nghĩa của ngữ khác.
- Một từ ngữ có nghĩa rộng đối với những tử ngữ này, đồng thời có thế có nghĩa hẹp dối với một từ ngữ khác.