Cạnh tranh là gì? Chiến lược cạnh tranh hiệu quả trong kinh doanh

Cạnh tranh là yếu tố tất yếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Yếu tố này đặc biệt cần thiết trong thị trường cạnh tranh như hiện tại. Các doanh nghiệp có nhiệm vụ thực hiện những phương án để thu hút khách hàng, chiếm nhiều thị phần, qua đó thu được nhiều lợi nhuận hơn. Hãy cùng tìm hiểu về yếu tố cạnh tranh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhé. 

Cạnh tranh là gì?

Cạnh tranh chính là sự tranh đấu và đối đầu với những cá nhân hoặc nhóm. Việc cạnh tranh nhằm tạo ra lợi thế để giành được sự sống còn, địa vị, hoặc những phần thưởng khác. Trong cuộc sống hàng ngày, cạnh tranh xuất hiện trong nhiều khía cạnh khác nhau. 

Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế

Cạnh tranh có vai trò quan trọng với nền kinh tế. Nhờ có yếu tố này mà thị trường trở nên sôi động, linh hoạt và nhạy bén hơn. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh chính là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển lâu dài. 

Mỗi một lĩnh vực trên thị trường sẽ có mức độ cạnh tranh khác nhau. Chắc chắn là cạnh tranh sẽ luôn tồn tại ở bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào. Nhờ có cạnh tranh mà các đơn vị doanh nghiệp có nhiều hơn những phương án tạo nên lợi thế và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Qua đó, doanh nghiệp có thể tạo ra được nguồn lợi nhuận lớn và giữ được vị thế vững mạnh trên thị trường. 

Các loại hình cạnh tranh phổ biến hiện nay

Có nhiều cách khác nhau để phân tích loại hình cạnh tranh. Trong đó, có 3 loại hình phổ biến nhất hiện nay gồm: 

Theo chủ thể tham gia thị trường

Cạnh tranh theo chủ thể nhìn chung là các mối quan hệ cạnh tranh giữa người bán và người mua. Trong đó, người bán đảm nhận nhiệm vụ cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Tâm lý của người bán luôn mong muốn bán nhiều sản phẩm với mức giá cao nhất. Tuy nhiên, điều này không quyết định được bởi người bán, vì còn chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu của người mua. 

Người mua là những người có nhu cầu sử dụng sản phẩm và dịch vụ trên thị trường. Tâm lý chung của họ luôn mong muốn mua được nhiều sản phẩm với mức giá thấp nhất. 

Như vậy, người mua và người bán chính là các chủ thể. Giữa họ có các mối quan hệ cạnh tranh là:

  • Sự cạnh tranh giữa người bán và người mua.

  • Sự cạnh tranh giữa những người bán với nhau.

  • Sự cạnh tranh giữa người mua với nhau. 

Theo phạm vi kinh tế

Ngoài cạnh tranh theo chủ thể, chúng ta còn có loại hình cạnh tranh theo phạm vi kinh tế, bao gồm:

  • Sự cạnh tranh nội bộ ngành: Đây là sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng sản xuất và kinh doanh sản phẩm phục vụ một nhu cầu của người tiêu dùng trong nền kinh tế. 

  • Sự cạnh tranh giữa các ngành với nhau: Đây là sự cạnh tranh giữa các ngành cung cấp các sản phẩm khác nhau, phục vụ cho nhu cầu khác nhau trên thị trường. Sự cạnh tranh này mang đến lợi nhuận cao nhất. 

Theo tính chất thị trường

Nếu  dựa theo tính chất thị trường, có thể phân loại cạnh tranh thành 3 dạng: 

  • Cạnh tranh hoàn hảo : Trường hợp người xảy ra khi thị trường có rất nhiều người mua, người bán. Trong đó, sản phẩm có rất ít sự khác biệt, hầu như không có rào cản gia nhập thị trường. Bên cạnh đó, người mua và người bán gần như không có sự tác động đến giá cả.
  • Cạnh tranh không hoàn hảo: Thị trường có một số doanh nghiệp sản xuất hầu hết hay toàn bộ sản lượng trên thị trường. 

  • Độc quyền: Thị trường có nhiều người cung cấp những sản phẩm dễ thay thế cho nhau. 

Cạnh tranh trong kinh doanh

Dưới góc độ kinh tế học, cạnh tranh là cuộc chạy đua giữa các đối thủ kinh doanh. Những doanh nghiệp này cùng chạy đua trên một thị trường. Mục tiêu chính của quá trình cạnh tranh là giúp doanh nghiệp có thể tăng doanh thu thông qua tăng doanh số và thị phần.  

Hiểu theo cách khác, sự cạnh tranh trong kinh doanh chính là sự nỗ lực trong doanh nghiệp để hướng đến mục tiêu dẫn đầu ngành. Đó chính là việc doanh nghiệp thực hiện các phương án tìm kiếm và giành được khách hàng bằng cách cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau. Hoặc việc cạnh tranh cũng có thể thông qua các giao dịch tốt hơn cùng nhiều cách thức khác.  

Ưu và nhược điểm của cạnh tranh trong kinh doanh

Cạnh tranh trong kinh doanh được biết đến là một trong những yếu tố thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên, cạnh tranh trong kinh doanh có những ưu và nhược điểm nhất định: 

Ưu điểm 

Cạnh tranh là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường. Yếu tố này có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa, cùng với nền sản xuất kinh doanh khác. 

Một số ưu điểm nổi bật mà cạnh tranh mang đến cho thị trường gồm:

  • Là động lực thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển. 

  • Là yếu tố giúp điều tiết hệ thống thị trường, giúp các mối quan hệ trong thị trường trở nên lành mạnh hơn. 

  • Nhờ yếu tố cạnh tranh mà các nhà kinh doanh liên tục nghiên cứu, phát triển và đổi mới phương án sản xuất kinh doanh. Qua đó, họ có thể sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, cải tiến sản xuất và dùng nguồn lao động hiệu quả. 

  • Thúc đẩy nhà sản xuất tìm ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng. 

  • Giúp người tiêu dùng có cơ sở so sánh và tìm ra những sản phẩm tốt hơn.  

Nhược điểm 

Mặc dù cạnh tranh là yếu tố cần thiết trong thị trường. Tuy nhiên, việc xác định được thế nào là cạnh tranh lành mạnh không hề dễ dàng. Hiện nay, có không ít những đơn vị không hiểu rõ về cụm từ cạnh tranh trong thị trường và làm ra hàng loạt những việc tiêu cực:

  • Trên phương diện sở hữu của cải, yếu tố này có thể gây ra tình trạng lạm quyền, độc quyền, phân hóa rõ giàu nghèo. 

  • Do không hiểu rõ nghĩa của cạnh tranh trong kinh doanh, nhiều người thực hiện những thủ đoạn xấu để trục lợi cho mình. 

Case study về cạnh tranh trong kinh doanh

Một trong những case study phổ biến nhất về cạnh tranh trong kinh doanh là sự cạnh tranh trực tiếp giữa Coca và Pepsi. Họ đang cùng cung cấp sản phẩm nước giải khát với đặc điểm gần như giống nhau và cố gắng xây dựng chiến lược tiếp thị. 

Vào giai đoạn năm 1980, khi thị trường đang dần về tay của Pepsi thì Coca cố gắng để nghiên cứu ra một công thức mới – New Coke. Dự án này của Coca đã gặp phải sự phản đối, họ đã phải xin lỗi những người viết thư khiếu nại. Điều này đã giúp doanh số của Pepsi tăng vọt. 

Lúc này, Coca đã giảm tải sản xuất New Coke và vận chuyển đến các nhà máy công thức Coca Cola classic. Điều này đã giúp mình giảm tải phản ứng của khách hàng, họ gần như quên đi sản phẩm mới của Coca. Đây chính là một bài học kinh nghiệm lớn về quá trình marketing sản phẩm cạnh tranh.  

Chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh

Chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh là sự kết hợp quyết định về nền tảng về sản phẩm, thị trường và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh còn được biết đến là kế hoạch dài hạn, để doanh nghiệp tạo nên lợi thế cạnh tranh với đối thủ. 

Chiến lược về chi phí

Trong chiến lược về chi phí (Cost Leadership Strategy), doanh nghiệp sẽ cố gắng tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chi phí thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh trong ngành. Đặc trưng của chiến lược về chi phí là:

  • Lựa chọn mức khác biệt hóa sản phẩm. 

  • Chiến lược về chi phí cũng thường quan tâm đến thị trường phạm vi rộng lớn. Thường thì công ty sẽ đưa ra mức giá thấp hơn so với đối thủ để hấp dẫn khách hàng quan tâm sản phẩm của mình. 

Chiến lược về sự phát triển

Chiến lược phát triển (Development strategy) là sự tập trung các mục tiêu và kế hoạch đạt được các mục tiêu đó của doanh nghiệp. Chiến lược phát triển được xem như là một kim chỉ nam của doanh nghiệp. Nó đóng vai trò rất quan trọng với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. 

Phương án cạnh tranh thông minh

Trong quá trình nghiên cứu các phương án cạnh tranh, doanh nghiệp có thể quan tâm đến một số cách thức sau: 

Không sao chép

Không sao chép là phương án cạnh tranh cực kỳ thông minh. Vì khi doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt về sản phẩm hoặc dịch vụ vừa đối thủ chắc chắn sẽ vượt qua được đối thủ cạnh tranh của mình và giúp mang lại doanh số lớn. 

Phương án này còn giúp cho khách hàng có thể phân biệt được sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp với đối thủ. Điều này góp phần tạo nên đặc thù của công ty và tạo dấu ấn với khách hàng. 

Không chơi xấu

Thêm một phương án cạnh tranh thông minh nữa là không chơi xấu đối thủ. Phương án này để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, qua đó thúc đẩy sự phát triển cho doanh nghiệp.

Việc chơi xấu đối thủ có thể tạo ra nhiều hệ lụy xấu, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp khi nói xấu đối thủ của mình, khiến khách hàng cảm thấy không hài lòng và đánh giá lại, sau đó từ bỏ chính doanh nghiệp đi nói xấu. 

Mặc dù nhiều doanh nghiệp không thích cạnh tranh trong kinh doanh. Tuy nhiên, yếu tố này có tác động tích cực đến cả khách hàng và chính bản thân doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin được chia sẻ bởi công ty chứng khoán Yuanta Việt Nam sẽ hữu ích để bạn biết được lợi ích mà cạnh tranh mang lại. Qua đó,bạn có thể xây dựng được những phương án hiệu quả.