Cảnh giác với sập bẫy cho vay đáo hạn ngân hàng

Cảnh giác với sập bẫy cho vay đáo hạn ngân hàng

Được chào mời cho vay đáo hạn ngân hàng với mức lãi 2%/ngày, chị L đã bị lừa mất trắng gần 10 tỷ đồng. Rất nhiều vụ việc lừa đảo tương tự đã xảy ra, làm thế nào để Cảnh giác với sập bẫy cho vay đáo hạn ngân hàng? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây!

1. Thế nào là đáo hạn ngân hàng?

Để có thể cảnh giác với sập bẫy cho vay đáo hạn ngân hàng, trước hết bạn cần hiểu “Đáo hạn là gì?”

1.1. Đáo hạn ngân hàng là gì?

Đáo hạn ngân hàng được hiểu là khi đến hạn thanh toán khoản vay tại ngân hàng, người vay chưa thể trả nợ nên cần gia hạn thêm thời gian vay, hoặc có thể hiểu đây là một hình thức tái vay vốn khi khoản vay cũ đã đến hạn.

Đáo hạn ngân hàng trở nên phổ biến do lợi ích của nó mang lại cho cả người đi vay và các tổ chức tín dụng. Thông qua hình thức đáo hạn, Ngân hàng muốn tạo điều kiện cho người vay trả nợ để sớm thu hồi được vốn đồng thời muốn kiểm soát tỷ lệ nợ xấu toàn ngân hàng ở mức cho phép nên không muốn gia tăng thêm khách hàng nợ xấu. Mặt khác, đáo hạn ngân hàng giúp người vay có thêm thời gian để thu xếp trả nợ ngân hàng đồng thời giúp tài khoản vay của khách hàng không bị liệt vào nhóm nợ chú ý/nợ xấu, gây ảnh hưởng đến uy tín khiến bạn gặp khó khăn trong lần vay sau.

>>> Bạn cần vay tiền gấp trong 2 giờ? Đăng ký vay ngay tại đây:

ÐĂNG KÝ VAY NHANH

500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Họ và tên

Số điện thoại

Tôi đồng ý với điều khoản và điều kiện của Tima

Bạn chưa chọn gói vay!

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay

500,000++ người vay thành côngTIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

1.2. Đáo hạn ngân hàng có hợp pháp không?

Trên thực tế, đáo hạn ngân hàng là một hình thức xấu trong dịch vụ tín dụng. Đáo hạn vô hình chung đã che giấu các khoản nợ xấu, nợ quá hạn phát sinh trong quá trình vay, làm sai lệch tính chính xác của lịch sử tín dụng, ảnh hưởng đến việc đánh giá mức độ uy tín và duyệt vay của các tổ chức tín dụng trong lần vay sau của khách hàng đó.

Hiện tại, chưa có quy định của pháp luật về việc được phép đáo hạn ngân hàng. Pháp luật chỉ có quy định cho việc gia hạn thời gian trả nợ, cụ thể: “Gia hạn nợ là việc người đi vay được phép kéo dài thời hạn trả nợ đã cam kết. Tuy nhiên trong thời gian gia hạn nợ, người vay vẫn phải trả lãi”.

2. Cảnh giác với sập bẫy cho vay đáo hạn ngân hàng 

Cảnh giác với sập bẫy cho vay đáo hạn ngân hàng

Cảnh giác với sập bẫy cho vay đáo hạn ngân hàng

Để có thể kịp thời trả nợ cho ngân hàng trong thời gian đáo hạn, người đi vay thông thường cần gấp một khoản vay lớn và bù lại là mức lãi phí sẽ rất hấp dẫn. Điều này khiến nhiều người bị “mờ mắt” bởi lợi nhuận và rơi vào các bẫy tín dụng. Người bị hại của các bẫy rập này chủ yếu là những người có nguồn tiền nhàn rỗi lớn, muốn cho vay/đầu tư để gia tăng thu nhập.

Dưới đây là một số “bẫy tín dụng” thường gặp phải khi bạn tham gia vào đường dây cho vay đáo hạn ngân hàng:

2.1. Chiêu trò “Trung gian đáo hạn ngân hàng”

Với chiêu thức này, các đối tượng lừa đảo sẽ giới thiệu có người thân làm ở ngân hàng và có data hoặc quen biết nhiều người đang có nhu cầu vay đáo hạn ngân hàng và đã giới thiệu được nhiều người khác cho vay với mức lợi nhuận cực kỳ hấp dẫn. Các “Trung gian đáo hạn” này thề thốt hứa hẹn sẽ trả lại cả gốc lẫn lãi ngay khi người vay đáo hạn ngân hàng thành công. Những lần giao dịch đầu tiên với khoản vay không quá lơn thường diễn ra rất trơn tru, thuận lợi, người cho vay đáo hạn rất nhanh sẽ nhận được đầy đủ tiền gốc với lãi suất cao từ phía các trung gian. Tuy nhiên, sau một thời gian giao dịch, khi đã lấy được lòng tin từ người bị hại, chúng sẽ chào mời cho vay với số tiền lớn hơn và cho vay nhiều lần (tổng số tiền có thể lên tới hàng tỷ, hàng chục tỷ đồng), sau đó ôm khoản nợ biến mất không có tung tích khiến người bị hại không thể liên hệ, gọi điện cho ngân hàng cũng được thông báo là không thể giải quyết. Đến lúc này, người bị hại mới biết mình đã bị lừa.

Dưới đây là một ví dụ thực tế điển hình cho chiêu trò lừa đảo trên mà bạn có thể tham khảo:

Vụ việc xảy ra tại An Giang, Chị N. (sinh năm 1991) đã làm đơn tố cáo trình lên cơ quan chức năng về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của đối tượng X (sinh năm 1990). 

Theo chị N khai báo, vào tháng 6 năm 2021, X đã lân la liên hệ làm quen với chị và giới thiệu mình có mối quan hệ với ngân hàng, quen biết nhiều khách đang có nhu cầu vay vốn để đáo hạn ngân hàng, X đã gạ chị N kiếm thêm thu nhập bằng cách cho những khách này vay và thu lãi. Để tạo dựng niềm tin với chị N, ban đầu X đứng ra vay vài lần số tiền từ 600 đến 800 triệu trên danh nghĩa là “Trung gian đáo hạn”, lãi suất 3% tháng, thời gian vay rất ngắn, chỉ trong vòng 3 – 7 ngày. Những lần đầu, X đều đúng hạn trả đủ cả gốc và lãi cho chị N khiến chị tin tưởng, chắc mẩm đã tìm được mối làm ăn siêu lợi nhuận. 

Cho đến tháng 9 năm 2021, lần này X vay của chị N số tiền lên tới 8,5 tỷ VNĐ cùng mức lãi suất 3%/tháng như cũ, thời gian vay là 7 ngày. Tin tưởng X, chị N đã cho vay mà không mảy may nghi ngờ, nhưng đến hạn cần thanh toán, X lấy lý do hồ sơ đáo hạn của khách gặp trục trặc để thoái thác việc trả tiền. Sau đó, bằng lời ngon tiếng ngọt, X tiếp tục dụ dỗ chị N chuyển thêm tiền với hứa hẹn sẽ trả lãi cao. Tuy nhiên, từ sau đó, đối tượng X đã liên tục tránh né và không chịu trả tiền cho chị N. 

Vụ việc trên chính là một ví dụ điển hình của chiêu trò lừa đảo mạo danh “Trung gian đáo hạn ngân hàng”, lợi dụng sự cả tin của nhiều người để chiếm đoạt tài sản sau đó cắt đứt liên lạc và biến mất. 

2.2. Cảnh giác sập bẫy chiêu trò “Chung vốn đáo hạn”

Cảnh giác với sập bẫy cho vay đáo hạn ngân hàng

Cảnh giác với sập bẫy cho vay đáo hạn ngân hàng: Chiêu trò “Chung vốn đáo hạn”

Đây là chiêu trò lừa đảo xuất phát từ chính những đối tượng đang làm việc tại ngân hàng, nắm rõ về dịch vụ đáo hạn ngân hàng. Những đối tượng này sẽ rủ rê người thân, người quen hoặc những người có nguồn tiền nhàn rỗi lớn (có thể nhắm tới các khách hàng đang gửi tiết kiệm ngân hàng) để cùng tham gia vào các vụ đáo hạn ngân hàng, hùn vốn cho người vay vay tiền để đáo hạn và nhận lãi suất cao. Thời gian đầu, các giao dịch diễn ra thuận lợi, đối tượng lừa đảo sẽ trả đủ vốn và lãi cho người bị hại. Chỉ sau khi đã chiếm được lòng tin của người bị hại, chúng mới “thả mồi” câu số tiền lớn hơn và tìm cách chiếm đoạt, cao chạy xa bay.

Dưới đây là một ví dụ thực tế điển hình cho chiêu trò lừa đảo “Chung vốn đáo hạn” mà bạn có thể tham khảo để rút kinh nghiệm và tự cảnh tỉnh bản thân:

Tiếp tục là một vụ việc diễn ra tại tỉnh An Giang, chị L (sinh năm 1985) đã trình báo đối tượng Đ (sinh năm 1988) về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Theo chị L khai báo, Đ là nhân viên của một Ngân hàng chi nhánh tại An Giang. Đ có quan hệ thân mật với em gái chị L và đã từng theo em gái về nhà chung sống nên khi Đ ngỏ ý muốn mời chị cùng góp vốn để cho vay đáo hạn ngân hàng lấy lãi, chị L đã tin tưởng và đồng ý. Rất nhiều lần chị L gửi cho Đ khoản tiền 500 triệu đồng để làm “dịch vụ” đáo hạn, Đ đều hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi (1,5%/ngày) khiến chị L càng thêm tin tưởng. Bốn tháng sau đó, Đ liên tục dụ dỗ chị L chuyển tiền cho mình với lời hứa lãi suất cao hơn (2%/ngày), tổng số tiền đối tượng này nhận từ chị L đã lên tới 9,4 tỷ đồng. Đến ngày 05/10/2021, Đ thông báo cho chị L rằng số tiền của chị đã bị người vay đáo hạn lừa gạt, không thể trả lại chị. Sau đó, Đ đã bỏ trốn khỏi địa phương khiến chị L không còn cách nào khác chỉ có thể trình bày vụ việc lên cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết.

>>> Xem thêm: Những rủi ro của người sử dụng dịch vụ đáo hạn

2.3. Tại sao nhiều người bị sập bẫy cho vay đáo hạn ngân hàng?

Nhiều người đặt ra thắc mắc, tại sao lại xuất hiện nhiều trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản xoay quanh dịch vụ vay đáo hạn ngân hàng đến vậy? Dưới đây là một số lý do:

  • Đáo hạn ngân hàng là loại dịch vụ không được pháp luật thừa nhận, xung quanh loại hình dịch vụ này có nhiều vấn đề không được hành lang pháp lý bảo vệ, dẫn đến nhiều đối tượng lừa đảo đã lợi dụng để chiếm đoạt tài sản của người bị hại

  • Xuất phát từ nhu cầu thực tế, người vay cần gấp một khoản tiền lớn trả nợ cho ngân hàng, để kịp thời gian đáo hạn, các đối tượng tự nhận là trung gian đáo hạn đã đứng ra móc nối người vay và người cho vay, sau đó chiếm đoạt tài sản và bỏ trốn

  • Mức lợi nhuận được chào mời quá hấp dẫn, thông thường lên tới 1,5% – 2%/ngày, tức 540% – 720%/năm khiến nhiều người bị mờ mắt bởi đồng tiền dẫn đến sa chân vào bẫy rập của đối tượng lừa đảo. Thử tưởng tượng, chỉ cần cho vay 1 tỷ đồng, bạn sẽ nhận thêm 15 – 20 triệu tiền lãi chỉ sau 1 ngày. Con số quá sức hấp dẫn này khiến nhiều người dù biết là rủi ro vẫn đâm đầu vào.

  • Các đối tượng lừa đảo thường chính là nhân viên của ngân hàng hoặc là người thân của người bị hại dẫn đến chúng dễ dàng nhận được sự tin tưởng từ phía người cho vay

  • Hành vi lừa đảo tinh vi, thực hiện theo đúng thỏa thuận trong những giao dịch đầu tiên, sau khi lấy được lòng tin của người bị hại, mới bắt đầu thực hiện hành vi lừa đảo.

3. Cảnh giác với sập bẫy khi đi vay đáo hạn ngân hàng

Cảnh giác với sập bẫy cho vay đáo hạn ngân hàng

Người đi vay đáo hạn ngân hàng cũng cần cảnh giác sập bẫy

Không chỉ riêng người cho vay, những người cần vay để đáo hạn ngân hàng cũng nên cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo. Cụ thể:

3.1. Tín dụng đen núp bóng cho vay đáo hạn

Đến hạn tất toán khoản vay nhưng không có tiền trả nợ, nhiều người phải tìm đến dịch vụ cho vay đáo hạn ngân hàng để vay gấp một khoản tiền trả nợ, tránh bị nợ xấu và có thể phải đem thanh lý tài sản để trả nợ cho ngân hàng.

Lợi dụng tâm lý cần tiền gấp của khách hàng, các tổ chức tín dụng đen đã núp bóng “cho vay đáo hạn” để cung cấp dịch vụ vay tiền gấp với lãi suất cực cao, có thể lên tới 500% đến 1000%/năm. Đi kèm với lãi suất cao là hành vi đòi nợ, xiết nợ giang hồ khiến người vay phải lao đao, tìm mọi cách để trả nợ nếu không sẽ gặp rất nhiều rắc rối với các tổ chức tín dụng đen, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. 

3.2. Lừa đảo, thay đổi lãi suất, ép buộc bán tài sản

Một số tổ chức cho vay đáo hạn ngân hàng còn thực hiện hành vi lừa đảo, ép buộc khách hàng khi tự động tăng mức lãi phí khiến người đi vay không thể trả nợ và buộc phải ký vào giấy bán nhà, bán đất hoặc thanh lý tài sản cho bên cho vay.

Những hậu quả người vay phải gánh chịu khi vay qua các tổ chức tín dụng này còn lớn hơn so với hậu quả không trả nợ ngân hàng kịp thời gian. Số tiền lãi không ngừng gia tăng, lãi mẹ đẻ lãi con khiến người bị hại ngập trong nợ nần, từ vài chục triệu, đến vài trăm triệu, thậm chí là chục tỷ đồng.

4. Lời khuyên giúp bạn tránh sập bẫy cho vay đáo hạn ngân hàng

Là hành vi không được pháp luật thừa nhận, do đó xoay quanh việc đáo hạn ngân hàng có rất nhiều bẫy rập mà người dân cần đặc biệt tỉnh táo và lưu ý.

  • Với người cho vay: Điều tốt nhất bạn nên làm là không dính vào các dịch vụ cho vay đáo hạn ngân hàng. Đây là hành vi không được pháp luật thừa nhận, do đó khi xảy ra lừa đảo, không tránh khỏi tình huống, quyền lợi của bạn sẽ không được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, nếu không may trở thành con mồi của các bẫy tín dụng này, hãy ngay lập tức báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền và trình bày trung thực, hợp tác với cơ quan chức năng để giải quyết vụ việc.

  • Với người đi vay đáo hạn: Khi đến hạn trả nợ ngân hàng nhưng chưa có tiền, người vay hãy làm thủ tục xin gia hạn khoản vay và lên kế hoạch làm việc, xoay vốn để trả nợ. Tuyệt đối tránh xa các tổ chức tín dụng đen với mức phí lên tới hàng nghìn phần trăm. Người vay có thể xin hỗ trợ từ ngân hàng để được giảm lãi, trình bày hoàn cảnh và thể hiện quyết tâm trả nợ cũng như lộ trình trả nợ chi tiết. Bên cạnh đó, nguồn vay từ các tổ chức tín dụng uy tín khác cũng là một lựa chọn phù hợp cho bạn để giải quyết vấn đề trước mắt.

Trên đây là những thông tin quan trọng về việc Cảnh giác với sập bẫy cho vay đáo hạn ngân hàng. Hy vọng đã mang đến cho bạn những kiến thức quan trọng và bổ ích. Để được hỗ trợ tư vấn chi tiết hơn, quý khách vui lòng để lại thông tin theo mẫu đăng ký dưới đây!

ÐĂNG KÝ VAY NHANH

500,000++ người vay thành công

TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Họ và tên

Số điện thoại

Tôi đồng ý với điều khoản và điều kiện của Tima

Bạn chưa chọn gói vay!

Tôi đồng ý để TIMA gọi điện và nhắn tin tư vấn khoản vay