Cân nặng thai nhi 28 tuần và điểm đáng chú ý về bé trong tuần thai này
Cân nặng thai nhi 28 tuần là bao nhiêu chắc chắn mẹ nào cũng muốn biết con số chuẩn cụ thể. Vì điều này có ý nghĩa không nhỏ trong việc theo dõi sức khỏe của bé. Bên cạnh đó, biết cân nặng chuẩn để so sánh cân nặng của con phần nào cũng khiến mẹ bớt băn khoăn lo lắng hơn.
Cân nặng thai nhi 28 tuần bao nhiêu là điều bất cứ mẹ bầu nào cũng quan tâm. Ảnh Internet
Mục Lục
1. Cân nặng thai nhi 28 tuần
Ở tuần 28 của thai kỳ, em bé của bạn có thể nặng khoảng 1.13kg -1.2kg và dài khoảng 36cm-38cm. Về kích cỡ, chúng ta có thể hình dung em bé to cỡ bằng quả cà tím.
Cân nặng và chiều dài như ở trên là khoảng trung bình mà đa số các em bé đạt được khi bước sang tuần thai thứ 28. Dù con còn khá nhỏ nhưng từ tuần 28 trở đi này, cả cân nặng và chiều dài của con đều thay đổi nhanh chóng, so với tốc độ của các tuần trước đó.
Khi thai 28 tuần, cũng là lúc bạn đang ở tháng thứ 7 của thai kỳ và đang ở tam cá nguyệt thứ 3. Không còn bao lâu nữa thì đến ngày dự sinh . Do đó, việc bé tăng tốc về cân nặng và chiều dài từ tuần này cũng là điều dễ hiểu.
28 tuần tuổi, thai nhi nặng khoảng to cỡ quả cà tím. Ảnh Internet
2. Điểm đáng chú ý trong sự phát triển của thai nhi ở tuần 28 là gì?
Bước sang tuần 28, em bé của bạn có những điểm rất đáng chú ý trong sự phát triển của mình. Cụ thể như:
- Não bé ở tuần phát triển thành cơ quan phức tạp hơn. Đây là một trong những điểm đáng chú ý nhất trong tuần 28 của thai kỳ, liên quan đến sự phát triển của thai nhi. Từ tuần 28, não của em bé phát triển các rãnh dọc theo bề mặt củ nó. Lượng mô não cũng bắt đầu tăng.
- Khi thai nhi 28 tuần , lông mi và lông mày của con đã có thể được nhìn thấy. Tóc của con mọc dài hơn.
- Bé bắt đầu lưu trữ chất béo dưới da nên trông con sẽ tròn chĩnh hơn trước đó. Việc lưu trữ chất béo sẽ kéo dài suốt phần còn lại của thai kỳ. Điều sẽ giúp con chuẩn bị sẵn sàng để có thể điều hòa thân nhiệt sau khi ra khỏi bụng mẹ.
Thai nhi bắt đầu lưu trữ chất béo dưới da. Ảnh Internet
- Xương của bé đã đủ trưởng thành để bắt đầu tự cung cấp máu từ tủy xương.
- Gan của bé bắt đầu lưu trữ sắ được cung cấp từ cơ thể mẹ. Đây là cách đáp ứng nhu cầu sắt của trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu sau sinh, cho đến khi trẻ bắt đầu ăn dặm.
- Em bé lúc này đang tập thở. Phổi của con lúc này đã đủ trưởng thành. Do đó, nếu gặp phải trường hợp sinh sớm ở tuần thai này, con có thể sống sót.
3. Mẹ bầu ra sao ở tuần 28 của thai kỳ
Đến tuần 28 của thai kỳ, bạn có thể bắt đầu cảm thấy nặng nề và mệt mỏi. Vì, em bé ngày càng chiếm nhiều không gian hơn trong bụng mẹ. Điều này cũng làm cho các triệu chứng của thai kỳ trở nên rõ ràng hơn như chứng ợ nóng khi mang thai, giãn tĩnh mạch, phù chân và đau lưng. Ngoài ra, bạn cũng có thể trải qua một số tình trạng khó chịu khác như:
3.1. Bạn cảm thấy khó ngủ
Có thể do hormone hoặc thần kinh. Có thể do tình trạng bụng bầu lớn. Hoặc do bạn lo nghĩ về ngày sinh đang đến gần. Tất cả các yếu tố này đều có thể là nguyên nhân khiến cho bạn khó ngủ hơn.
Để cải thiện, bạn hãy thư giãn, cố gắng ngủ trưa, nghe nhạc hoặc massage để dễ ngủ hơn vào giấc tối.
Bụng bầu lớn khiến bạn không thoải mái và khó ngủ hơn. Ảnh Internet
3.2. Bạn sẽ bị hụt hơi
Vì em bé lớn nhanh tiếp tục dồn nén phổi và cơ hoành sẽ khiến bạn khó thở hơn. Bạn hãy cố gắng hít thở và nghỉ ngơi để cảm thấy dễ chịu hơn.
3.3. Bạn cảm thấy rất nhức mỏi
Với nhiều mẹ bầu, tam cá nguyệt thứ 3 thực sự không phải là thời gian dễ chịu, luôn cảm thấy nhức mỏi. Điều này có thể do hoạt động của hormone cũng như việc em bé lớn nhanh.
Để giải tỏa, bạn siêng vận động nhẹ nhàng, tập các bài tập yoga cho bà bầu , đi bộ và massage. Tình trạng nhờ đó sẽ được cải thiện đáng kể.
3.4. Braxton Hicks
Các cơn co thắt giả này có thể khiến bạn lo lắng khi nó trở nên mạnh hơn và xuất hiện thường xuyên hơn. Bạn cần lưu ý có sự khác biệt giữa braxton hicks và dấu hiệu chuyển dạ thật.
Đặc điểm tiêu biểu nhất là cơn đau chuyển dạ giả sẽ giảm hoặc biến mất khi bạn thay đổi tư thế, trong khi đó, cơn đau chuyển dạ thật thì không thuyên giảm ngay cả khi bạn đổi tư thế. Chúng thậm chí còn diễn ra dày hơn và làm cho bạn đau hơn.
Ở tuần 28, nếu cơn đau chuyển dạ thật xuất hiện, bạn có thể sẽ chuyển dạ sớm. Do đó, cần giữ sức khỏe, an toàn, cẩn thận cũng như nắm rõ về braxton hicks cũng như dấu hiệu chuyển dạ thật để yên tâm hơn.
Ở tuần 28, các cơn co thắt braxton hicks có thể xuất hiện nhiều hơn. Ảnh Internet
3.5. Rỉ sữa non
Ngực bạn lúc này đã có thể sản xuất thức ăn đầu tiên của em bé. Một chất màu vàng gọi là sữa non đã có thể rò rỉ. Có thể bạn sẽ thấy bất ngờ phải không nhỉ, khi một số thứ như nguồn sữa non này chẳng hạn, còn xuất hiện trước khi em bé ra đời. Bạn cũng đừng lo lắng vì tất cả những điều này đều là để chuẩn bị cho em bé của bạn ra đời trong thời gian tới không xa nữa.
Để giảm sự khó chịu nếu sữa bị rỉ nhiều bạn hãy chuẩn bị một ít bông thấm lót vào áo ngực và thường xuyên dùng khăn sạch để lau sẽ cảm thấy thoải mái hơn.
4. Lưu ý dành cho bà bầu ở tuần 28 của thai kỳ
Tuần 28 của thai kỳ có thể nói diễn biến tương đối bình thường và không có gì quá đặc biệt. Mặc dù hầu hết các bà bầu có thể cảm thấy mệt hơn đôi chút so với tuần thai trước nhưng tâm trạng và sức khỏe cũng tương đối dễ chịu hơn so với khi bị nghén ở đầu thai kỳ.
Ở tuần 28 của thai kỳ, đa phần các bà bầu đều cảm thấy mệt hơn trước. Ảnh Internet
Để đảm bảo sức khỏe của cả hai mẹ con duy trì ổn định, cũng như cân nặng của thai nhi tăng đều đặn và phát triển tốt, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
4.1. Đảm bảo cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể
Hầu hết bà bầu đều được xét nghiệm máu trong khoảng thời gian này để kiểm tra tình trạng thiếu máu nếu có. Nếu mức độ sắt thấp, bạn có thể sẽ được đề nghị bổ sung sắt và tăng cường thực phẩm giàu sắt.
Ngoài viên uống bổ sung, bạn có thể dùng các thực phẩm giàu chất sắt trong thực đơn hàng ngày của mình như cá, nghêu, thịt gà, rau bina, các loại đậu, thịt bò, hạt bí đỏ, hạt quinoa, bông cải xanh, đậu phụ và sô cô la đen.
4.2. Bổ sung vitamin C
Vitamin C giúp hấp thụ sắt. Vì thế, bên cạnh việc bổ sung sắt, bạn cũng nên đảm bảo cung cấp đủ vitamin C cho cơ thể. Bạn có thể dùng nhiều trái cây giàu vitamin C như dâu tây, họ cam quýt chẳng hạn.
Bạn nên uống nhiều nước cam. Ảnh Internet
4.3. Theo dõi chuyển động của thai nhi
Vì con đã lớn nên chuyển động của bé bạn có thể cảm nhận dễ dàng. Bạn có thể chủ động theo dõi chuyển động của con để bám sát tình trạng sức khỏe của bé.
Hãy chọn một khoảng thời gian nhất định trong ngày và hẹn giờ. Bạn theo dõi mất bao lâu để đếm được 10 chuyển động của thai nhi. Thường, điều này diễn ra trong ít hơn hai tiếng đồng hồ.
Theo dõi thường xuyên mỗi ngày, ghi lại thời gian và tình trạng chuyển động của bé. Nhờ đó, bạn sẽ yên tâm hơn khi con chuyển động đều đặn. Trường hợp cảm thấy có sự không nhất quán về sự chuyển động của bé, bạn có thể báo ngay cho bác sỹ hoặc đến bệnh viện thăm khám ngay để biết em bé có đang ổn không.
Bạn nên theo dõi chuyển động hàng ngày của thai nhi. Ảnh Internet
4.4. Chuẩn bị cho việc sinh con
Việc chuẩn bị cho việc sinh con có thể diễn ra ngay từ đầu thai kỳ từ quần áo sơ sinh, túi đồ đi sinh , phòng cho em bé,…
Đến thời điểm này, mộ số việc khác liên quan đến chuyện sinh nở bạn cũng cần quan tâm chẳng hạn một lớp học sinh con chẳng hạn. Lớp học này sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho việc sinh nở từ cách thở đến thư giãn giảm đau hay cách rặn để sinh.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu qua thủ tục chi phí ở bệnh viện mình chọn sinh em bé.
Ngoài ra, bạn cũng nên tính đến việc thời gian rời bệnh viện về nhà, bạn và gia đình sẽ cùng chăm sóc em bé như thế nào, thậm chí việc chọn lựa kế hoạch hóa cũng là vấn đề đã cần bàn tới với ông xã của bạn.
Bạn và ông xã có thể bắt đầu chuẩn bị kỹ hơn cho việc sinh nở và những sắp xếp sau đó. Ảnh Internet
Có thể nói rằng, cân nặng thai nhi 28 tuần là một mốc quan trọng trong thai kỳ. Mốc này như một sự đánh dấu cho việc tăng tốc về cân nặng và chiều dài của bé để chuẩn bị cho ngày ra đời không còn xa. 28 tuần cũng là thời điểm bạn sẽ có một số lo lắng nhất định không chỉ liên quan đến sức khỏe thai kỳ, cân nặng của bé mà còn cả ngày sinh nở. Mặc dù có nhiều điều chúng ta cần phải nghĩ đến thậm chí là lo lắng nhưng bạn cũng lưu ý thư giãn để tâm trạng không quá căng thẳng. Điều này hoàn toàn cần thiết để cả mẹ và con đều khỏe, con phát triển ổn, cân nặng tăng đều, đảm bảo cho ngày con được sinh ra an toàn và thật suôn sẻ.
Nguồn tham khảo: The Bump, American Pregnancy & Healthline
Cát Lâm tổng hợp