Căn cước công dân ghi nơi cấp ở đâu?
Hiện nay, phần lớn hồ sơ, giấy tờ đều yêu cầu công dân cung cấp số thẻ Căn cước công dân cùng với ngày cấp, nơi cấp để chứng minh nhân thân. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người không biết thẻ Căn cước công dân ghi nơi cấp ở đâu và ghi như thế nào.
2. Các thông tin cần chú ý trên thẻ Căn cước để ghi vào hồ sơ, giấy tờ
1. Căn cước công dân ghi nơi cấp ở đâu? Ghi thế nào?
Nơi cấp căn cước công dân không phải là nơi người dân đến làm thủ tục mà là nơi được ghi ở mặt sau của thẻ Căn cước.
1.1. Đối với thẻ Căn cước công dân gắn chip
Đối với Căn cước công dân gắn chp, theo Điều 3 Thông tư 06/2021/TT-BCA, nơi cấp Căn cước công dân được mô tả ở phía bên trái, mục thứ ba từ trên xuống.
Theo đó nơi cấp Căn cước công dân chính là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Căn cước công dân gắn chip ghi nơi cấp ở mặt sau (Ảnh minh họa)- Phía bên trên nơi cấp Căn cước công dân gắn chip lần lượt là:
-
Đặc điểm nhận dạng/Personal identification: Đây là đặc điểm cá biệt và ổn định bên ngoài để phân biệt người này với người khác.
-
Ngày, tháng, năm/Date, month, year: Ngày cấp thẻ;
– Phía bên trên nơi cấp Căn cước công dân gắn chip lần lượt là:
- Phía dưới nơi cấp Căn cước công dân là con chip điện tử và con dấu, chữ ký của Cục trưởng Cục quản lý hành chính về trật tự xã hội.
– Phía bên phải nơi cấp căn cước công dân gắn chip là ô vân tay của ngón trỏ trái/Left index finger và ngón trỏ phải/Right index finger của người được cấp thẻ Căn cước công dân.
– Dưới cùng là dòng ký tự gọi là MRZ
1.2. Đối với thẻ Căn cước công dân mã vạch
Khác với Căn cước công dân gắn chip, thẻ Căn cước công dân mã vạch ghi nơi cấp ở góc dưới cùng bên phải. Bên cạnh là ô vân tay, phía trên là đặc điểm nhận dạng và dòng mã vạch.
– Đối với thẻ Căn cước công dân làm từ 01/01/2016 đến trước ngày 10/10/2018 thì nơi cấp là Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu Quốc gia về dân cư.
– Với các thẻ làm từ ngày 10/10/2018 thì nơi cấp Căn cước công dân chính xác là Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Căn cước mã vạch ghi nơi cấp ở góc dưới cùng bên phải của mặt sau (Ảnh minh họa)
2. Các thông tin cần chú ý trên thẻ Căn cước để ghi vào hồ sơ, giấy tờ
2.1. Số Căn cước công dân
Số thẻ căn Cước công dân có 12 số. Đây chính là mã định danh của mỗi cá nhân. Mã này gắn liền với cá nhân từ khi sinh ra cho đến khi cá nhân chết đi, không thay đổi và trùng lặp với bất cứ người nào khác.
12 số Căn cước công dân sẽ thể hiện được một số thông tin như tỉnh, thành nơi công dân đăng ký khai sinh; giới tính của công dân; năm sinh của công dân.
Xem thêm: Ý nghĩa 12 số trên thẻ Căn cước công dân
2.2. Ngày sinh, nơi thường trú
Các giấy tờ, thủ tục đều phải ghi ngày tháng năm sinh và nơi thường trú theo thông tin ghi trên Căn cước công dân. Nếu ngày sinh, hộ khẩu thường trú trên Căn cước bị sai, người dân cần đến cơ quan công an để làm lại Căn cước công dân.
Các giấy tờ, thủ tục đều phải ghi ngày tháng năm sinh và nơi thường trú theo thông tin ghi trên Căn cước công dân. Nếu ngày sinh, hộ khẩu thường trú trên Căn cước bị sai, người dân cần đến cơ quan công an để làm lại Căn cước công dân.
2.3. Giới tính
Kể cả đã chuyển đổi giới tính, nếu chưa làm lại Căn cước công dân và thay đổi thông tin về hộ tịch thì người chuyển giới vẫn phải ghi giới tính trong các giấy tờ, thủ tục theo giới tính cũ.
2.4. Ngày cấp
Ngày cấp Căn cước công dân được ghi ngay trên nơi cấp thẻ Căn cước công dân. Đây là một trong những thông tin thường được yêu cầu trong các giấy tờ, thủ tục hành chính.
Trên đây là thông tin về: Căn cước công dân ghi nơi cấp ở đâu? Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.