Cán bộ là gì? Quyền, nghĩa vụ của cán bộ và công tác cán bộ

Ở góc độ chung nhất thì cán bộ được hiểu công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Vậy, quy định pháp luật hiện nay về cán bộ và công tác cán bộ như thế nào ? Bài viết phân tích và giải đáp cụ thể:

 

1. Khái niệm cán bộ

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. (Được quy định tại Khoản 1, Điều 4 Luật Cán bộ, công chức)

– Cán bộ là công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thông qua hình thức đó là bầu cử, hay phê chuẩn, hay qua hình thức bổ nhiệm để giữ một chức danh, chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước Việt Nam, hoặc tổ chức chính trị – xã hội ở các cấp trung ương, cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cũng như cấp huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh. Là đối tượng thuộc trong biên chế của Nhà nước và hưởng lương từ quỹ lương của ngân sách Nhà nước.

– Một vấn đề cần lưu ý về đội ngũ cán bộ mà chúng ta thường xuyên tiếp xúc đó là cán bộ ở cấp xã, phường, thị trấn. Đây là đội ngũ được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ tại hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, bí thư, phó bí thư Đảng ủy, hay người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội; những người này phải là công dân Việt Nam đã được tuyển dụng theo tiêu chuẩn của pháp luật để giữ một chức danh nhất định về chuyên môn họ đăng ký ứng tuyển và xắp xếp của cơ quan có thẩm quyền. Cán bộ cấp xã là đội ngũ trong biên chế nhà nước và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước đúng theo cấp bậc lương ứng với vị ví phụ trách.

– Khi thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải xem xét về các tiêu chuẩn, chức danh, chức vụ, cũng như các yêu cầu nhiệm vụ đảm bảo phù hợp với quy hoạch cán bộ theo đúng nhu cầu. Cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng như Chính phủ sẽ quy định chi tiết về các chế độ trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

– Việc luân chuyển, điều động cán bộ sẽ được căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ hoặc trong kế hoạch quy hoạch và thực hiện trong khối cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam cũng như các tổ chức chính trị – xã hội.

 

2. Vai trò của cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn chúng ta: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém”.

Có thể thấy rằng cán bộ có vai trò rất quan trọng đối với sự thành bại của bộ máy nhà nước, là những người sẽ góp phần thực hiện được những mục tiêu xây dựng đất nước được nhân dân tin tưởng gửi gắm vào những cán bộ ưu tú nhất, có đủ khả năng gánh vác trách nhiệm to lớn này.

Muốn xây dựng được nhà nước vững mạnh, có thể sánh vai với cường quốc năm châu, chúng ta cần xây dựng hệ thống gốc vững chắc, chính là từ việc xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, hay còn gọi là công tác cán bộ – một trong các quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng Đảng.

Như Bác đã dạy” Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây- Vì lợi ích tram năm thì phải trồng người”. Con người là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, không ngừng kiểm tra, củng cố công tác cán bộ là việc tất yếu Đảng và Nhà nước cần thực hiện.

 

3. Quyền của cán bộ

Là một người cán bộ thì có những quyền lợi sau đây:

 

3.1 Điều kiện khi thi hành công vụ:

+ Được giao quyền tương ứng với nhiệm vụ;

+ Được đảm bảo về trang thiết bị cũng như các điều kiện làm việc khác theo pháp luật quy định;

+ Được cung cấp những thông tin có liên quan đến quyền hạn, nhiệm vụ được giao;

+ Được tham gia các lớp đào tạo, bòi dưỡng để nâng cao trình độ về chính trị, nghiệp vụ, chuyên môn;

+ Được pháp luật bảo vệ khi đang tiến hành thực thi nhiệm vụ.

 

3.2 Về chế độ tiền lương

+ Được Nhà nước đảm bảo về mức tiền lương được hưởng tương xứng với quyền hạn, nhiệm vụ được giao nhưng vẫn phải phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội nước nhà bấy giờ.

+ Được hưởng tiền làm đêm, tiền làm thêm giờ, công tác phí và những chế độ khác theo pháp luật đã có quy định.

 

3.3 Chế độ nghỉ ngơi

Cán bộ cũng như những người lao động khác sẽ được hưởng chế độ nghỉ lễ, nghỉ hàng năm, nghỉ khi có việc riêng cần giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành về lao động.

– Những quyền lợi khác của cán bộ đã được pháp luật quy định.

 

4. Nghĩa vụ của cán bộ

Nghĩa vụ của cán bộ đó chính là:

– Đối với Đảng, Nhà nước và toàn nhân dân:

+ Tuyệt đối trung thành với Đảng và Nhà nước; bằng mọi giá phải bảo vệ danh dự quốc gia và lợi ích của toàn dân tộc

+ Tôn trọng nhân dân và tận tâm phục vụ nhân dân

– Trên cương vị là người đứng đầu, cán bộ có nghĩa vụ:

+ Chỉ đạo tổ chức để thực hiện, hoàn thành những nhiệm vụ được giao và phải đứng ra chịu trách nhiệm về kết quả của quá trình hoạt động đó của đơn vị, tổ chức hay cơ quan mình;

+ Tổ chức việc thực hiện những biện pháp nhằm phòng, chống tham nhũng, quan liêu; tiến hành thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí

Và hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu như để xảy ra sự việc tham nhũng, lãng phi hay tình trạng quan liêu tại đơn vị, cơ quan, tổ chức của mình.

– Những nghĩa vụ khác có quy định rõ trong Luật cán bộ, công chức hiện hành.

 

5. Khái niệm công tác cán bộ

Công tác cán bộ là công việc của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ bằng việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ; đánh giá cán bộ; quy hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; luân chuyển, điều động cán bộ; bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, … nhằm phát huy năng lực đội ngũ cán bộ theo hướng bố trí số lượng hợp lý, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (vừa hồng vừa chuyên), đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu hoạt động của Hệ thống chính trị trong tình hình mới.

 

6. Thực tiễn thực hiện công tác cán bộ

Trong suốt quá trình hoạt động của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đạt được khá nhiều thành tựu, công tác cán bộ cũng đã đạt được nhiều ưu điểm như Đã bước đầu huy động được các cấp, các ngành cùng các cơ quan có chức năng làm tham mưu trực tiếp xây dựng đội ngũ cán bộ. Việc đánh giá, sử dụng cán bộ dân chủ, tập thể hơn trước. Từng bước tiêu chuẩn hóa cán bộ, kết hợp các độ tuổi, các loại, các thế hệ cán bộ.

Đã đào tạo và bồi dưỡng hàng vạn cán bộ cả về lý luận chính trị, quân sự, về quan điểm, đường lối của Đảng, về quản lý hành chính, quản lý kinh tế, khoa học, luật pháp, văn hóa, nghệ thuật…

– Đã thực hiện một số chính sách phù hợp với tình hình mới (trong đó có chính sách chăm sóc những người có công). đã ban hành một số quy chế về quản lý cán bộ , quy trình tiến hành lựa chọn, đề bạt, bầu cử, khen thưởng, kỷ luật cán bộ.

Tuy nhiên công tác đánh giá cán bộ trước tình hình mới còn nhiều hạn chế, nhiều cán bộ Đảng và Nhà nước còn có tư tưởng chính trị lệch lạc, có vi phạm nghiêm trọng điều lệ Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đã bị xử lý kỷ luật Đảng.

Để nâng cao hơn nữa công tác cán bộ trong thời gian tới, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành nghị quyết về chế độ công tác cán bộ, định hình rõ phương hướng xây dựng cán bộ và công tác cán bộ trong tình hình mới.

Trước những yêu cầu mới của thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiêu chuẩn xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cũng cần phải được thay đổi, phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới. Cán bộ cần có tư tưởng chính trị vững vàng, Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.Cần, kiệm, liêm, chính, chí, công vô tư, tích cực nâng cao đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng, Có ý thức tổ chức kỷ luật. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.

Muốn hoạt động công tác cán bộ đạt hiệu quả, đầu tiền cần chú trọng ngay từ khâu ban đầu là tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Đảng và Nhà nước cần xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Hằng năm cần thực hiện hoạt động đánh giá cán bộ để xem xét hiệu quả hoạt động của cán bộ trong nhiệm kỳ công tác, đảm bảo quá trình đánh giá cán bộ được thực hiện đúng theo nguyên tấc tự phê bình và phê bình; theo nguyên tắc tập thể, dân chủ, công khai, kết luận theo đa số. Cán bộ sau khi được xem xét đánh giá kết quả hoạt động sẽ được xếp loại theo 4 mức độ : Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ. Đây là cơ sở để xác định cán bộ có được tiếp tục giữ chức vụ trong thời gian tới hay không.

Cán bộ có thể bị xử lý kỷ luật nếu có hành vi vi phạm kỷ luật bằng trong các hình thức sau: Khiển trách; Cảnh cáo; Cách chức; Bãi nhiệm.

Như vậy, công tác cán bộ có hoạt động tốt thì Đảng và Nhà nước mới có thể phát triển bền vững được, vì vậy công tác cán bộ càng phải được chú trọng hơn nữa trong thời gian tới.

Luật Minh Khuê (tổng hợp & phân tích)