Cảm biến tốc độ ô tô: Cấu tạo, nguyên lý, dấu hiệu và sửa chữa
Việc đảm bảo tính an toàn khi sử dụng xe là vô cùng thiết yếu, vì vậy mà cảm biến tốc độ ô tô được ra đời cũng là để áp ứng những điều liên quan này. Cảm biến tốc độ xe hơi với tên tiếng anh là VSS – Vehicle Speed Sensor, được biết đến rất nhiều khi mà chúng có tần suất kiểm tra sửa chữa những hạng mục liên quan rất cao.
Dưới đây, các bạn hãy cùng Tuning.vn tìm hiểu cơ bản về các thông tin về chúng cũng như dấu hiệu nhận biết nếu chúng gặp hư hỏng:
I. Khái niệm về cảm biến tốc độ ô tô
Cảm biến tốc độ là bộ phận được gắn trên phanh điện tử với mục đích hạn chế đi tình trạng hãm cứng phanh bánh xe ô tô, trong các trường hợp người lái phải giảm tốc độ đột ngột.
Đồng thời, khi xe thay đổi tốc độ đột ngột thì cảm biến tốc độ sẽ hạn chế tối đa tình trạng văng trượt cũng như bất kiểm soát hướng lái khi tài xế không tự chủ động được.
1. Cấu tạo về cảm biến tốc độ xe ô tô
Đối với loại xe cả 4 bánh đều dùng đĩa phanh, cảm biến tốc độ thường sẽ được đặt ở hốc bánh xe. Còn trên ô tô dùng phanh tang trống ở bánh sau, thì cảm biến tốc độ ô tô sẽ được lắp đặt ở hộp vi sai.
2. Nguyên lý hoạt động cảm biến tốc độ
Cảm tiến tốc độ xe ô tô hoạt động dựa trên cảm ứng từ. Với thiết kế có một nam châm gắn gần gắn gần một bánh răng kim loại và nó sẽ chuyển động cùng với bánh xe.
Khi các bánh răng cảm biến VSS xoay qua nam châm sẽ tạo thành dòng điện xoay chiều, rồi gửi đi 1 tín hiệu dạng xung tới hộp điều khiển. Nhờ nhận biết được số lượng các xung theo thời gian mà hộp điều khiển tính toán được tốc độ xe hiện tại.
3. Các loại cảm biến tốc độ ô tô
Trên thị trường hiện nay, có hai loại cảm biến tốc độ được phổ biến nhất là: loại hở và loại kín:
-
Cảm biến hở: cấu tạo với đầu đọc và vòng kim loại riêng biệt. Tuy vậy, chúng ít được sử dụng bởi dễ bám bẩn hoặc các mảnh kim loại phanh bám vào. Bụi bẩn và các mảnh kim loại này sẽ khiến cảm biến tốc độ xe bị lỗi, bởi chúng làm biến đổi dòng cảm ứng thu được, lúc này đèn ABS sẽ sáng.
-
Cảm biến kín: Do đặc tính của cảm biến kín, nên hệ thống cảm biến này luôn hoạt động ổn định trong mọi điều kiện vận hành.
II. Dấu hiệu nhận biến cảm biến tốc độ gặp vấn đề
1. Khi đèn báo phanh ABS sáng
Trong trường hợp bộ điều khiển không thể nhận được tín hiệu tốc độ từ bánh xe do cảm biến tốc độ ô tô lỗi, hệ thống ABS sẽ ngừng hoạt động và đèn báo ABS sẽ sáng lên để cảnh báo tới người lái.
Ngoài ra, đèn báo ABS sáng cũng có thể sáng do áp suất dầu phanh thấp, má phanh quá mòn có không khí trong đường dầu… Nếu nhận thấy đèn báo ABS sáng, tốt hơn hết bạn nên mang xe tới các gara sửa chữa chuyên nghiệp để kiểm tra ngay khi có thể.
2. Khi hệ thống phanh ABS hoạt động không chính xác
Được thiết kế với mục đích hạn chế các tình trạng bó cứng khi phanh. Tại đây áp suất dầu trên từng bánh xe sẽ thông qua sự điều khiển của ECU sao cho phù hợp với tốc độ của từng bánh.
Vậy nên, cảm biến tốc độ ô tô và ABS đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ ECU điều khiển. Khi cảm biến gặp vấn đề, hệ thống sẽ hoạt động không chính xác, các bánh xe có thể bị bó cứng lại và mất đi tính an toàn nếu như điều khiển xe ở tốc độ cao, đồng thời đèn ABS cũng có thể nổi sáng.
Nếu nhận thấy hiện tượng này, bạn nên đưa tới gara sửa chữa để kiểm tra.
3. Khi đèn báo hệ thống kiểm soát lực kéo báo sáng
Khi bạn không hoàn thành tắt hệ thống TCS hoặc hệ thống đang còn hoạt động mà đèn này báo sáng, thì lý do có thể là từ cảm biến tốc độ ô tô.
Đối với những loại xe được trang bị hệ thống TCS, thì cảm biến tốc độ bánh xe cũng sẽ gửi tín hiệu đến hệ thống kiểm soát lực kéo. Vậy nên, khi cảm biến VSS gặp vấn đề, thì đèn báo TCS cũng sẽ phát sáng.
Đôi khi cảm biến tốc độ xe bị hư hỏng cũng có thể khiến đèn check engine bật sáng hoặc khiến đồng hồ tốc độ xe không hoạt động.
> Tin tức được nhiều người xem nhất hiện tại: Cách reset đèn áp suất lốp.
Trên đây là toàn bộ các thông tin về cảm biến tốc độ ô tô. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có thêm những kinh nghiệm hữu ích cho bản thân!.
Theo: Kitavina