CẢI CÁCH TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2011 – 2020
Thực hiện chủ trương “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, thống nhất, thông suốt, vững mạnh, từng bước hiện đại, đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước, Hội nghị Trung ương 7 khóa XI, Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết, kết luận, kế hoạch, chương trình hành động về cải cách hành chính, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả; xây dựng chính quyền địa phương theo hướng phân định rõ hơn tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị, nông thôn, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; rà soát, điều chỉnh, sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của chính quyền địa phương; từng bước sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước của mỗi cấp chính quyền địa phương (Phụ lục).
2. Kết quả cải cách bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm của cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020, được thực hiện phù hợp với chủ trương của Đảng, Quốc hội. Kết quả đạt được thể hiện qua một số nội dung sau: (1) Tổ chức bộ máy của Chính phủ được giữ ổn định (18 Bộ, 04 cơ quan ngang Bộ và 08 cơ quan thuộc Chính phủ), trong đó, các Bộ, cơ quan ngang Bộ được tổ chức quản lý theo mô hình Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ; (2) Chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ tập trung vào quản lý vĩ mô; ban hành chính sách, chiến lược, quy hoạch đối với ngành, lĩnh vực; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm…; (3) Cơ cấu tổ chức bên trong của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được kiện toàn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý, tính chất hoạt động và tiếp tục được đổi mới, sắp xếp theo hướng tinh gọn; (4) Đẩy mạnh trao quyền cho chính quyền địa phương quyết định sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc cấp mình quản lý, bảo đảm phù hợp với quy định của Chính phủ theo hướng tinh gọn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước địa phương; (5) Biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập được quản lý chặt chẽ và thực hiện tinh giản biên chế, bảo đảm thực hiện đúng quy định của Đảng, pháp luật; (6) Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng và được tuyển dụng, quản lý, sử dụng theo vị trí việc làm; (7) Chính sách tiền lương trong khu vực công từng bước được cải thiện, góp phần nâng cao đời sống của người hưởng lương; (8) Các nội dung cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng nền hành chính hiện đại, dân chủ, phục vụ nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển một xã hội bền vững, hài hòa.
3. Một số tồn tại, hạn chế
Công tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tuy đã thu được mốt số kết quả nhất định, nhưng so với yêu cầu vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau: (1) Tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và chính quyền địa phương các cấp vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, việc phân công nhiệm vụ vẫn còn giao thoa, đan xen, tỷ lệ số lượng người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trên số công chức thực thi thừa hành còn bất hợp lý (số lượng cấp phó tại một số tổ chức hành chính còn vượt so với quy định); (2) Việc phân cấp, phân định thẩm quyền giữa Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ với chính quyền địa phương từng bước được hoàn thiện, hợp lý hơn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động nhiều hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, các quy định về phân cấp thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, cần được hoàn thiện; (3) Việc thực hiện tinh giản biên chế mới chỉ tập trung vào giảm số lượng mà chưa chú trọng việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo đề án vị trí việc làm (đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị đông nhưng chưa mạnh, cơ cấu giữa các ngành nghề, lĩnh vực, vùng miền chưa thật sự hợp lý) và chưa đạt được mục tiêu đề ra; (4) Thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp, chưa hiệu quả, một số cán bộ, công chức, viên chức khi giải quyết công việc liên quan đến tổ chức và người dân chưa làm hết trách nhiệm, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính còn hạn chế; (5) Chính sách tiền lương trong khu vực công còn nhiều vấn đề chưa phù hợp, chưa thực sự tạo được động lực để nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động.
4. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
4.1. Nguyên nhân
Về tổ chức bộ máy, chưa kịp cụ thể hóa các chủ trương, định hướng lớn và mới được ban hành của Đảng, Quốc hội; chưa giải quyết được dứt điểm các vấn đề giáp ranh, đan xen, giao thoa; thiếu quy định khung về việc thành lập cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và tiêu chí xác định cấp phó của các cơ quan, tổ chức hành chính.
Về quản lý biên chế, nhu cầu tăng biên chế để thực hiện nhiệm vụ mới; việc chia tách, thành lập mới các đơn vị hành chính làm tăng biên chế; việc phân cấp thẩm quyền quyết định biên chế sự nghiệp giai đoạn 2003 – 2015 làm tăng biên chế sự nghiệp; quy mô dân số tăng dẫn đến tăng quy mô học sinh, trường, giường bệnh và việc quy định chuyển giáo dục mầm non từ bán công sang công lập ở địa phương đã làm tăng biên chế sự nghiệp; việc quy định chuyển định suất lao động tại các Trạm Y tế cấp xã vào viên chức cũng đã làm tăng biên chế sự nghiệp; việc thành lập mới các đơn vị sự nghiệp công lập cũng làm tăng biên chế sự nghiệp…
Về tinh giản biên chế, việc thực hiện tinh giản biên chế hầu như chỉ giải quyết thụ động, trên cơ sở nguyện vọng của cá nhân cán bộ, công chức, viên chức.
Về cải cách hành chính, nguồn lực và những điều kiện bảo đảm cần thiết cho cải cách hành chính còn nhiều hạn chế; tệ cửa quyền, quan liêu, tham nhũng vẫn còn, tính công khai minh bạch của nền hành chính còn nhiều thách thức.
Về quản lý cán bộ, công chức, viên chức, chưa có tiêu chí, cơ chế hiệu quả đánh giá đúng cán bộ, công chức, viên chức để tạo động lực và thu hút, trọng dụng nhân tài; chính sách cán bộ còn bất cập, chưa phát huy tốt tiềm năng của cán bộ. Công tác quản lý cán bộ có nơi, có lúc bị buông lỏng; chưa có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người yếu kém, uy tín thấp, không đủ sức khoẻ; việc phân công, phân cấp, phân quyền chưa gắn với ràng buộc trách nhiệm; chưa có biện pháp hữu hiệu để kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy quyền và những tiêu cực trong công tác cán bộ; chưa quan tâm đúng mức xây dựng đội ngũ làm công tác cán bộ; năng lực, phẩm chất, uy tín…
Về cải cách chính sách tiền lương, việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng còn chậm do tư duy đổi mới chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế thị trường, còn tư tưởng bình quân, cào bằng; đối tượng hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước quá lớn và ngày càng tăng; việc xác định vị trí việc làm còn chậm, chưa thực sự làm cơ sở để xác định biên chế và trả lương.
4.2. Các bài học kinh nghiệm
Về hoàn thiện tổ chức bộ máy, bám sát Cương lĩnh, Hiến pháp, Điều lệ và các văn kiện của Đảng trong việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; việc hoàn thiện tổ chức bộ máy hành chính nhà nước phải được tiếp tục thực hiện toàn diện, bảo đảm tuân thủ các mục tiêu, quan điểm, yêu cầu, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, tổ chức; cần sáp nhập những cơ quan, tổ chức tương đồng về chức năng, nhiệm vụ. Không nhất thiết Trung ương có tổ chức, cơ quan nào thì địa phương có tổ chức, cơ quan đó, bảo đảm một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính; cần khẩn trương tổng kết việc thực hiện thí điểm các mô hình tổ chức bộ máy để đánh giá, rút kinh nghiệm và đưa vào triển khai thực hiện nếu thấy phù hợp, hiệu quả.
Về quản lý biên chế, thực hiện quản lý biên chế theo đề án vị trí việc làm; quản lý chặt chẽ biên chế, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc quản lý biên chế.
Về tinh giản biên chế, việc thực hiện tinh giản biên chế cần gắn với cải cách tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cải cách chính sách tiền lương.
Về cải cách hành chính, cải cách hành chính tiếp tục phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy Đảng; xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, lâu dài; xác định các mục tiêu cải cách hành chính mang tính định lượng với mức độ phù hợp, thiết thực để bảo đảm tính khả thi; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá quá trình triển khai thực hiện; nâng cao năng lực của đội ngũ công chức làm công tác cải cách hành chính; bố trí đủ nguồn lực tài chính cho cải cách hành chính.
Về quản lý cán bộ, công chức, viên chức, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút hợp lý và tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng trong công tác cán bộ là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Hoàn thiện cơ chế tập trung dân chủ gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Về cải cách chính sách tiền lương, thực hiện cải cách chính sách tiền lương cả trong khu vực doanh nghiệp và khu vực công; nâng cao đời sống của người lao động, tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nhân lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế.
5. Định hướng cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030
5.1. Mục tiêu
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cấp chiến lược có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Quản lý chặt chẽ biên chế và thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.
5.2. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030
Thứ nhất, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, quản lý thống nhất, thông suốt, tinh gọn, hợp lý, linh hoạt ứng phó với các vấn đề có tính toàn cầu, đáp ứng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Thứ hai, rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ để tổ chức lại việc phân định chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực và hoàn thiện mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực với quy mô phù hợp, bảo đảm tính liên thông, thống nhất, thông suốt trong hoạt động quản lý đối với các ngành, lĩnh vực.
Thứ ba, kiện toàn cơ cấu tổ chức của Chính phủ tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả bảo đảm thực hiện tốt vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ đã được Hiến pháp quy định.
Thứ tư, sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bên trong của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan chuyên môn các cấp theo hướng thu gọn đầu mối, giảm bớt khâu trung gian, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.
Thứ sáu, hoàn thiện đầy đủ và đồng bộ hệ thống pháp luật về tổ chức bộ máy, quản lý biên chế, tinh giản biên chế, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, cải cách hành chính và chính sách tiền lương. Hoàn thiện cơ chế phân cấp giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và với chính quyền địa phương cấp tỉnh.
Thứ bảy, nghiên cứu tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng tập trung vào chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và phân cấp cho chính quyền địa phương quyết định sắp xếp phù hợp với quy định khung của Chính phủ, bảo đảm phân định rõ hơn tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị, nông thôn, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Nghiên cứu hình thành các cơ quan tổ chức thực thi chính sách (cung cấp dịch vụ hành chính công theo khu vực) trong địa bàn cấp tỉnh.
Thứ tám, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp với khả năng tự chủ về ngân sách của các địa phương gắn với đề cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực và chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Thứ chín, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ công của bộ máy hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế. Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính.
Thứ mười, tiếp tục cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công.
Thứ mười một, thực hiện cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm. Xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển giao thế hệ một cách vững vàng.
Thứ mười hai, xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực.
5.3. Nhiệm vụ trọng tâm cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2025
Một là, triển khai đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị quyết số 56/2017/QH14, Kết luận số 34-KL/TW, quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hai là, nghiên cứu, chuẩn bị Đề án cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ khoá XV theo yêu cầu tiếp tục tinh gọn, hợp lý hơn, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Ba là, nghiên cứu tổ chức lại các Bộ, cơ quan ngang Bộ và chính quyền các cấp hướng tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả và thực hiện phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền địa phương. Tổng kết các thí điểm về tổ chức bộ máy trong thời gian qua và triển khai áp dụng rộng rãi nếu thấy phù hợp.
Bốn là, hoàn thiện mô hình tổ chức thực thi chính sách, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.
Năm là, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp với khả năng tự chủ về ngân sách của các địa phương gắn với đề cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực và chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Sáu là, nghiên cứu tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng tập trung vào chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và phân cấp cho chính quyền địa phương quyết định sắp xếp phù hợp với quy định khung của Chính phủ, bảo đảm phân định rõ hơn tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị, nông thôn, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Nghiên cứu hình thành các cơ quan tổ chức thực thi chính sách (cung cấp dịch vụ hành chính công theo khu vực) trong địa bàn cấp tỉnh.
Bảy là, hoàn thiện đầy đủ và đồng bộ hệ thống pháp luật để thể chế hoá các chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức và hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập.
Tám là, hoàn thiện các quy định về quản lý biên chế trên cơ sở xác định vị trí việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế đi đôi với cải cách tiền lương và đổi mới tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bảo đảm đạt mục tiêu theo quy định.
Chín là, tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.
Mười là, hiện đại hóa hành chính theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông, thành tựu khoa học công nghệ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, hoàn thành việc xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số.
Nguồn: Báo cáo chuyên đề của Bộ Nội vụ tổng kết Chương trình tổng thể cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ
Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp… Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấp và trong từng cơ quan, tổ chức chưa hợp lý, mạnh mẽ và đồng bộ; còn tình trạng bao biện, làm thay hoặc bỏ sót nhiệm vụ. Kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt kết quả thấp. Cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả chưa cao; việc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình còn hạn chế. Tuy đã quan tâm đầu tư nhiều cho kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhưng hiệu quả tác động vào việc tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và tinh giản biên chế chưa tương xứng; chính sách tiền lương còn bất cập; thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp; trật tự, kỷ cương chưa nghiêm; đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính; phong cách làm việc chậm đổi mới; tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu Nhân dân còn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, công chức; sự phát triển của khoa học – công nghệ ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có hoạt động quản lý. Những biến đổi này đòi hỏi phải tiếp tục cải cách nền hành chính, sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, đổi mới phương pháp quản lý để theo kịp những tiến bộ chung của thế giới.1. Những chủ trương, chính sách của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020Thực hiện chủ trương “Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, hoàn thiện hệ thống tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, thống nhất, thông suốt, vững mạnh, từng bước hiện đại, đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất và năng lực; hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; đáp ứng tốt yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước, Hội nghị Trung ương 7 khóa XI, Hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, nghị quyết, kết luận, kế hoạch, chương trình hành động về cải cách hành chính, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả; xây dựng chính quyền địa phương theo hướng phân định rõ hơn tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị, nông thôn, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; rà soát, điều chỉnh, sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của chính quyền địa phương; từng bước sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm quản lý nhà nước của mỗi cấp chính quyền địa phương (Phụ lục).2. Kết quả cải cách bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là một trong những nội dung trọng tâm của cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020, được thực hiện phù hợp với chủ trương của Đảng, Quốc hội. Kết quả đạt được thể hiện qua một số nội dung sau: (1) Tổ chức bộ máy của Chính phủ được giữ ổn định (18 Bộ, 04 cơ quan ngang Bộ và 08 cơ quan thuộc Chính phủ), trong đó, các Bộ, cơ quan ngang Bộ được tổ chức quản lý theo mô hình Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Chính phủ; (2) Chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ tập trung vào quản lý vĩ mô; ban hành chính sách, chiến lược, quy hoạch đối với ngành, lĩnh vực; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm…; (3) Cơ cấu tổ chức bên trong của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được kiện toàn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng quản lý, tính chất hoạt động và tiếp tục được đổi mới, sắp xếp theo hướng tinh gọn; (4) Đẩy mạnh trao quyền cho chính quyền địa phương quyết định sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc cấp mình quản lý, bảo đảm phù hợp với quy định của Chính phủ theo hướng tinh gọn, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước địa phương; (5) Biên chế công chức, số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập được quản lý chặt chẽ và thực hiện tinh giản biên chế, bảo đảm thực hiện đúng quy định của Đảng, pháp luật; (6) Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng và được tuyển dụng, quản lý, sử dụng theo vị trí việc làm; (7) Chính sách tiền lương trong khu vực công từng bước được cải thiện, góp phần nâng cao đời sống của người hưởng lương; (8) Các nội dung cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011 – 2020 đã đạt được những thành tựu nhất định, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng nền hành chính hiện đại, dân chủ, phục vụ nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển một xã hội bền vững, hài hòa.3. Một số tồn tại, hạn chếCông tác cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tuy đã thu được mốt số kết quả nhất định, nhưng so với yêu cầu vẫn còn một số tồn tại, hạn chế sau: (1) Tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan ngang Bộ và chính quyền địa phương các cấp vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, việc phân công nhiệm vụ vẫn còn giao thoa, đan xen, tỷ lệ số lượng người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trên số công chức thực thi thừa hành còn bất hợp lý (số lượng cấp phó tại một số tổ chức hành chính còn vượt so với quy định); (2) Việc phân cấp, phân định thẩm quyền giữa Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ với chính quyền địa phương từng bước được hoàn thiện, hợp lý hơn, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ động nhiều hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, các quy định về phân cấp thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, cần được hoàn thiện; (3) Việc thực hiện tinh giản biên chế mới chỉ tập trung vào giảm số lượng mà chưa chú trọng việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo đề án vị trí việc làm (đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị đông nhưng chưa mạnh, cơ cấu giữa các ngành nghề, lĩnh vực, vùng miền chưa thật sự hợp lý) và chưa đạt được mục tiêu đề ra; (4) Thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp, chưa hiệu quả, một số cán bộ, công chức, viên chức khi giải quyết công việc liên quan đến tổ chức và người dân chưa làm hết trách nhiệm, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính còn hạn chế; (5) Chính sách tiền lương trong khu vực công còn nhiều vấn đề chưa phù hợp, chưa thực sự tạo được động lực để nâng cao hiệu quả làm việc của người lao động.4. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm4.1. Nguyên nhânVề tổ chức bộ máy, chưa kịp cụ thể hóa các chủ trương, định hướng lớn và mới được ban hành của Đảng, Quốc hội; chưa giải quyết được dứt điểm các vấn đề giáp ranh, đan xen, giao thoa; thiếu quy định khung về việc thành lập cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và tiêu chí xác định cấp phó của các cơ quan, tổ chức hành chính.Về quản lý biên chế, nhu cầu tăng biên chế để thực hiện nhiệm vụ mới; việc chia tách, thành lập mới các đơn vị hành chính làm tăng biên chế; việc phân cấp thẩm quyền quyết định biên chế sự nghiệp giai đoạn 2003 – 2015 làm tăng biên chế sự nghiệp; quy mô dân số tăng dẫn đến tăng quy mô học sinh, trường, giường bệnh và việc quy định chuyển giáo dục mầm non từ bán công sang công lập ở địa phương đã làm tăng biên chế sự nghiệp; việc quy định chuyển định suất lao động tại các Trạm Y tế cấp xã vào viên chức cũng đã làm tăng biên chế sự nghiệp; việc thành lập mới các đơn vị sự nghiệp công lập cũng làm tăng biên chế sự nghiệp…Về tinh giản biên chế, việc thực hiện tinh giản biên chế hầu như chỉ giải quyết thụ động, trên cơ sở nguyện vọng của cá nhân cán bộ, công chức, viên chức.Về cải cách hành chính, nguồn lực và những điều kiện bảo đảm cần thiết cho cải cách hành chính còn nhiều hạn chế; tệ cửa quyền, quan liêu, tham nhũng vẫn còn, tính công khai minh bạch của nền hành chính còn nhiều thách thức.Về quản lý cán bộ, công chức, viên chức, chưa có tiêu chí, cơ chế hiệu quả đánh giá đúng cán bộ, công chức, viên chức để tạo động lực và thu hút, trọng dụng nhân tài; chính sách cán bộ còn bất cập, chưa phát huy tốt tiềm năng của cán bộ. Công tác quản lý cán bộ có nơi, có lúc bị buông lỏng; chưa có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người yếu kém, uy tín thấp, không đủ sức khoẻ; việc phân công, phân cấp, phân quyền chưa gắn với ràng buộc trách nhiệm; chưa có biện pháp hữu hiệu để kịp thời ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng chạy chức, chạy quyền và những tiêu cực trong công tác cán bộ; chưa quan tâm đúng mức xây dựng đội ngũ làm công tác cán bộ; năng lực, phẩm chất, uy tín…Về cải cách chính sách tiền lương, việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng còn chậm do tư duy đổi mới chưa theo kịp sự phát triển của kinh tế thị trường, còn tư tưởng bình quân, cào bằng; đối tượng hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước quá lớn và ngày càng tăng; việc xác định vị trí việc làm còn chậm, chưa thực sự làm cơ sở để xác định biên chế và trả lương.4.2. Các bài học kinh nghiệmVề hoàn thiện tổ chức bộ máy, bám sát Cương lĩnh, Hiến pháp, Điều lệ và các văn kiện của Đảng trong việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; việc hoàn thiện tổ chức bộ máy hành chính nhà nước phải được tiếp tục thực hiện toàn diện, bảo đảm tuân thủ các mục tiêu, quan điểm, yêu cầu, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cần phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành, từng cơ quan, tổ chức; cần sáp nhập những cơ quan, tổ chức tương đồng về chức năng, nhiệm vụ. Không nhất thiết Trung ương có tổ chức, cơ quan nào thì địa phương có tổ chức, cơ quan đó, bảo đảm một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính; cần khẩn trương tổng kết việc thực hiện thí điểm các mô hình tổ chức bộ máy để đánh giá, rút kinh nghiệm và đưa vào triển khai thực hiện nếu thấy phù hợp, hiệu quả.Về quản lý biên chế, thực hiện quản lý biên chế theo đề án vị trí việc làm; quản lý chặt chẽ biên chế, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc quản lý biên chế.Về tinh giản biên chế, việc thực hiện tinh giản biên chế cần gắn với cải cách tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và cải cách chính sách tiền lương.Về cải cách hành chính, cải cách hành chính tiếp tục phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy Đảng; xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, lâu dài; xác định các mục tiêu cải cách hành chính mang tính định lượng với mức độ phù hợp, thiết thực để bảo đảm tính khả thi; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá quá trình triển khai thực hiện; nâng cao năng lực của đội ngũ công chức làm công tác cải cách hành chính; bố trí đủ nguồn lực tài chính cho cải cách hành chính.Về quản lý cán bộ, công chức, viên chức, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút hợp lý và tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng trong công tác cán bộ là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Hoàn thiện cơ chế tập trung dân chủ gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.Về cải cách chính sách tiền lương, thực hiện cải cách chính sách tiền lương cả trong khu vực doanh nghiệp và khu vực công; nâng cao đời sống của người lao động, tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nhân lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế.5. Định hướng cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 20305.1. Mục tiêuTiếp tục thực hiện cải cách hành chính, đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cấp chiến lược có phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Tổ quốc.Quản lý chặt chẽ biên chế và thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.Xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia một cách khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.5.2. Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030Thứ nhất, xây dựng nền hành chính trong sạch, vững mạnh, quản lý thống nhất, thông suốt, tinh gọn, hợp lý, linh hoạt ứng phó với các vấn đề có tính toàn cầu, đáp ứng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.Thứ hai, rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ để tổ chức lại việc phân định chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực và hoàn thiện mô hình bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực với quy mô phù hợp, bảo đảm tính liên thông, thống nhất, thông suốt trong hoạt động quản lý đối với các ngành, lĩnh vực.Thứ ba, kiện toàn cơ cấu tổ chức của Chính phủ tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả bảo đảm thực hiện tốt vị trí pháp lý, chức năng, nhiệm vụ đã được Hiến pháp quy định.Thứ tư, sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức bên trong của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan chuyên môn các cấp theo hướng thu gọn đầu mối, giảm bớt khâu trung gian, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực.Thứ sáu, hoàn thiện đầy đủ và đồng bộ hệ thống pháp luật về tổ chức bộ máy, quản lý biên chế, tinh giản biên chế, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, cải cách hành chính và chính sách tiền lương. Hoàn thiện cơ chế phân cấp giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ và với chính quyền địa phương cấp tỉnh.Thứ bảy, nghiên cứu tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng tập trung vào chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và phân cấp cho chính quyền địa phương quyết định sắp xếp phù hợp với quy định khung của Chính phủ, bảo đảm phân định rõ hơn tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị, nông thôn, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Nghiên cứu hình thành các cơ quan tổ chức thực thi chính sách (cung cấp dịch vụ hành chính công theo khu vực) trong địa bàn cấp tỉnh.Thứ tám, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp với khả năng tự chủ về ngân sách của các địa phương gắn với đề cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực và chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.Thứ chín, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ công của bộ máy hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế. Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính.Thứ mười, tiếp tục cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công.Thứ mười một, thực hiện cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm. Xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp chuyên nghiệp, có chất lượng cao, có số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm sự chuyển giao thế hệ một cách vững vàng.Thứ mười hai, xây dựng hệ thống chính sách tiền lương quốc gia khoa học, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập quốc tế, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ; tạo động lực giải phóng sức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng nguồn nhân lực.5.3. Nhiệm vụ trọng tâm cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2025Một là, triển khai đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW, Nghị quyết số 56/2017/QH14, Kết luận số 34-KL/TW, quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.Hai là, nghiên cứu, chuẩn bị Đề án cơ cấu tổ chức của Chính phủ nhiệm kỳ khoá XV theo yêu cầu tiếp tục tinh gọn, hợp lý hơn, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.Ba là, nghiên cứu tổ chức lại các Bộ, cơ quan ngang Bộ và chính quyền các cấp hướng tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả và thực hiện phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền địa phương. Tổng kết các thí điểm về tổ chức bộ máy trong thời gian qua và triển khai áp dụng rộng rãi nếu thấy phù hợp.Bốn là, hoàn thiện mô hình tổ chức thực thi chính sách, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực.Năm là, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền phù hợp với khả năng tự chủ về ngân sách của các địa phương gắn với đề cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực và chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.Sáu là, nghiên cứu tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo hướng tập trung vào chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và phân cấp cho chính quyền địa phương quyết định sắp xếp phù hợp với quy định khung của Chính phủ, bảo đảm phân định rõ hơn tổ chức bộ máy chính quyền ở đô thị, nông thôn, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Nghiên cứu hình thành các cơ quan tổ chức thực thi chính sách (cung cấp dịch vụ hành chính công theo khu vực) trong địa bàn cấp tỉnh.Bảy là, hoàn thiện đầy đủ và đồng bộ hệ thống pháp luật để thể chế hoá các chủ trương của Đảng về đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính, tổ chức và hoạt động đơn vị sự nghiệp công lập.Tám là, hoàn thiện các quy định về quản lý biên chế trên cơ sở xác định vị trí việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tiếp tục thực hiện tinh giản biên chế đi đôi với cải cách tiền lương và đổi mới tổ chức bộ máy, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, bảo đảm đạt mục tiêu theo quy định.Chín là, tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có cơ cấu hợp lý, có đủ năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế.Mười là, hiện đại hóa hành chính theo hướng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông, thành tựu khoa học công nghệ trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, hoàn thành việc xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số.