Cải Cách hành chính – Default

Kết quả tiếp nhận và trả kết quả TTHC 9 tháng đầu năm 2022 tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Tây NinhTuyên truyền CCHCTinKết quả tiếp nhận và trả kết quả TTHC 9 tháng đầu năm 2022 tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Tây Ninh/PublishingImages/TTHC-1.jpg

​Trong 9 tháng đầu năm 2022, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh đã tiếp nhận tổng số: 116.098 hồ sơ, trong đó: Hồ sơ nhận trực tiếp 92.508; Hồ sơ nhận qua dịch vụ BCCI: 4.638; Hồ sơ nhận qua DVC 3,4 trực tuyến: 18.952. Tổng số trả kết quả giải quyết TTHC: 113.497 hồ sơ, trong đó: Trả kết quả đúng hạn: 113.120 hồ sơ, đạt tỷ lệ: 99,66%.

06/10/2022 8:00 CHNoĐã ban hành

​Việc đánh giá tinh thần, trách nhiệm và thái độ phục vụ của công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công trong tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC được thực hiện thường xuyên, liên tục, cụ thể đã khảo sát sự hài lòng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên hệ thống máy tính bảng tại các Quầy của Trung tâm trong 9 tháng đầu năm 2022 với tổng số lượt đánh giá: 23.627 lượt. Qua kết quả khảo sát cho thấy đa số người dân, doanh nghiệp đánh giá ở 02 mức: “rất hài lòng” và “hài lòng”.

 TTHC-1.jpg

Ảnh minh họa

Thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ trong tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. Hiện nay, tại Trung tâm đã đặt hai quầy của Bưu điện tỉnh để trả kết quả giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức khi có yêu cầu. Thực hiện thu hộ các loại phí, lệ phí khi người dân thực hiện TTHC phải đóng phí, lệ phí.

Ngoài ra, Văn phòng UBND tỉnh đã ký hợp đồng với Bưu điện tỉnh trong việc luân chuyển các loại hồ sơ, TTHC từ Trung tâm đến các sở, ban ngành tỉnh và ngược lại tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng trong việc giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức. Trong 9 tháng đầu năm 2022, Quầy Bưu điện tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh đã tiếp nhận thông qua dịch vụ bưu chính công ích tổng cộng 4.638 hồ sơ; trả kết quả 11.965 hồ sơ cho cá nhân, tổ chức theo đúng quy định tại Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, thu hộ phí, lệ phí 2.624 hồ sơ với tổng số tiền: 11.881.611.343 đồng.

Việc triển khai thực hiện 4 tại chỗ (Tiếp nhận, thẩm định, ký duyệt và trả kết quả) tại Trung tâm trong quy trình tiếp nhận hồ sơ giải quyết và trả kết quả đối với thủ tục đăng ký thế chấp và xóa đăng ký thế chấp; đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cập nhật CCCD trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Hiện nay, khi triển khai 4 tại chỗ tại Trung tâm đã góp phần cắt giảm chi phí, thời gian chờ đợi, giải quyết nhanh chóng, kịp thời TTHC cho cá nhân, tổ chức theo yêu cầu, qua đó tạo được niềm tin, sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của Trung tâm Phục vụ hành chính công. Trong 9 tháng đầu năm 2022 Trung tâm đã tiếp nhận và giải quyết thực hiện 4 tại chỗ cho cá nhân, tổ chức với tổng số: 8.617 hồ sơ.

Thực hiện quy trình liên thông trong giải quyết TTHC giữa ngành Thuế và ngành Tài nguyên và Môi trường trong khâu tính thuế, xác định nghĩa vụ tài chính, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân không phải đi lại nhiều lần giữa hai cơ quan này mà chỉ đến một địa điểm duy nhất là Trung tâm Phục vụ hành chính công để nộp hồ sơ, nhận thông báo thuế, nộp phí, lệ phí và nhận kết quả trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định. Ngoài ra, tại Trung tâm đã triển khai thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai cho cá nhân, tổ chức. Trong 9 tháng đầu năm 2022, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh đã trả kết quả 8.887 thông báo thuế, hướng dẫn khai báo thuế 4.949 hồ sơ, giải đáp về thu tiền sử dụng đất 438 trường hợp.

Trong 9 tháng đầu năm 2022 Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Tây Ninh đảm bảo thực hiện tốt việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, TTHC nhanh chóng, kịp thời đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

                                                                                                            Đỗ Duy Linh

Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành là nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2022 – 2023Chỉ đạo điều hànhBTNOĐẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành là nhiệm vụ trọng tâm trong năm học 2022 – 2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

​Trong năm học 2022 – 2023, Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ thí điểm triển khai mô hình giáo dục, đào tạo số, tại một số cơ sở giáo dục đào tạo.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong toàn ngành là 1 trong 12 nhiệm vụ trọng tâm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT chỉ đạo tập trung thực hiện trong năm học 2022 – 2023.

21/08/2022 6:00 CHNoĐã ban hành

Cụ thể, trong năm học mới, Bộ GD&ĐT yêu cầu toàn ngành tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng CNTT trong giáo dục và đào tạo, tăng cường các điều kiện đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy – học trực tuyến và trong công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến và bộ phận một cửa, một cửa liên thông. Thực hiện hiệu quả Đề án: “Tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030” và Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025”.

Cũng trong năm học 2022 – 2023, toàn ngành Giáo dục sẽ tiếp tục xây dựng hạ tầng học tập quốc gia, kho học liệu số chia sẻ dùng chung toàn ngành, gồm: Bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác. Phát triển hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến cho các môn học, đồng thời triển khai nền tảng cung cấp các khóa học trực tuyến.

Đặc biệt, trong năm học sắp tới, ngành Giáo dục sẽ thí điểm triển khai mô hình giáo dục, đào tạo số, tại một số cơ sở giáo dục đào tạo. Triển khai hệ thống quản trị cơ sở giáo dục, hoàn thiện cơ sở dữ liệu (CSDL) toàn ngành, kết nối liên thông với các CSDL quốc gia, ứng dụng hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Khuyến khích phát triển và khai thác dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Trong năm học 2021 – 2022, ngành Giáo dục cũng đã chủ động ứng dụng CNTT, chuyển đổi số trong quản lý giáo dục. Hiện 100% các cơ sở giáo dục đào tạo đã kết nối Internet tốc độ cao, 90% các trường sử dụng phần mềm quản lý, trong đó hầu hết là phần mềm quản lý theo mô hình trực tuyến.

Kho học hiệu số chia sẻ dùng chung toàn ngành đã bước đầu hình thành, với gần 5.000 bài giảng e-learning, hơn 2.000 video bài giảng dạy trên truyền hình, 200 thí nghiệm ảo, 35.000 câu hỏi trắc nghiệm, gần 200 đầu sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông. Đồng thời, cuộc thi quốc gia “Thiết kế bài giảng điện tử” do Bộ GD&ĐT phát động, đã có hơn 43.000 bài giảng điện tử do giáo viên biên soạn.

Cùng với đó, cơ sở dữ liệu ngành giáo dục được ứng dụng mạnh mẽ trong quản lý, điều hành. Hầu hết các đối tượng cần quản lý đã được số hóa, gắn mã định danh, với 51.000 trường học mầm non, phổ thông; gần 24 triệu học sinh cùng hơn 1,4 triệu giáo viên.

Từ việc số hóa và gắn mã định danh, ngành Giáo dục đã ứng dụng có hiệu quả trong quản lý giáo dục đồng bộ trên phạm vi toàn quốc về quản lý thừa, thiếu và đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên; bước đầu số hóa thông tin phục vụ quản lý sức khỏe học sinh trên cả nước; quản lý điều hành các hoạt động tiếp nhận, phân bổ và bàn giao sử dụng máy tính tới từng học sinh thuộc chương trình “Sóng và máy tính cho em”; theo dõi tiến độ tiêm vắc-xin của học sinh trên cả nước…

Năm học 2021 – 2022 cũng ghi nhận những bước tiến quan trọng của ngành Giáo dục trong xây dựng Chính phủ điện tử. Cụ thể, Bộ GD&ĐT đã thực hiện kết nối thành công CSDL quốc gia ngành giáo dục với CSDL quốc gia về dân cư; kết nối, đồng bộ và chia sẻ dữ liệu của hơn 1,4 triệu giáo viên trên tổng số 1,6 triệu giáo viên (đạt 88%) và khoảng 16 triệu hồ sơ học sinh (đạt 69,5%) trên tổng số 23 triệu học sinh; đến nay đã xác thực được gần 14 triệu hồ sơ giáo viên và học sinh từ CSDL quốc gia ngành với CSDL quốc gia về dân cư.

Đồng thời, Bộ GD&ĐT đã kết nối thành công hệ thống phần mềm quản lý thi và hệ thống đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng với CSDL quốc gia về dân cư, đảm bảo an toàn thông tin và sử dụng ổn định.

 

Số hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính: Kinh nghiệm từ Pháp và thực tiễn tại Việt NamHiện đại hóa nền hành chính; Tuyên truyền CCHCSố hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính: Kinh nghiệm từ Pháp và thực tiễn tại Việt Nam/PublishingImages/2022/T789/sohoa.jpg

​Ngày 18/8, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội thảo trực tuyến “Số hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính: Kinh nghiệm từ Pháp và thực tiễn triển khai tại Việt Nam”, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Thành chủ trì hội thảo. Tham dự tại điểm cầu tỉnh Tây Ninh, có đồng chí Phan Thị Tuyết Nhung – Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

18/08/2022 4:00 CHNoĐã ban hành

Hội thảo được trực tuyến đến điểm cầu các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Các đại biểu tham dự hội thảo từ điểm cầu tỉnh Tây Ninh

Hội thảo thuộc Chương trình hợp tác hỗ trợ kỹ thuật “Hiện đại hóa hành chính gắn kết với chuyển đổi số giai đoạn 2022 – 2023” giữa Văn phòng Chính phủ và Đại sứ quán Pháp trong khuôn khổ hợp tác giữa Văn phòng Chính phủ và Bộ Kinh tế – Tài chính Pháp từ về phát triển Chính phủ điện tử và hiện đại hóa quản trị hành chính nhà nước.

Đây là Chương trình hợp tác tập trung vào các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật thúc đẩy cải cách quy định, cắt giảm gánh nặng hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh và xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số phục vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam.

Tại hội thảo, các chuyên gia của Pháp đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc số hóa, chuẩn hóa hồ sơ, giấy tờ giải quyết thủ tục hành chính cũng như việc kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ việc giải quyết thủ tục hành chính và ý kiến đối với thực tiễn của Việt Nam; chia sẻ kinh nghiệm của Pháp về chuẩn hoá biểu mẫu. Cục Kiểm soát Thủ tục hành chính cũng chia sẻ về số hoá, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và việc triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu của Việt Nam.

Qua hội thảo nhằm giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước các cấp tại Việt Nam những bài học kinh nghiệm, những cách làm hay, hiệu quả trong việc số hóa, kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, hướng tới nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp.

TT

Tây Ninh bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cải cách hành chínhTuyên truyền CCHCTây Ninh bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cải cách hành chính/PublishingImages/2022/T789/bdkn-cchc3.jpg

​Sáng ngày 16/8, tại Hội trường Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cải cách hành chính (CCHC) năm 2022.

16/08/2022 11:00 CHNoĐã ban hành

Quang cảnh lớp bồi dưỡng

Đây là một trong những nội dung nhằm thực hiện Đề án “Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để cải thiện điểm số và nâng cao vị trí xếp hạng các chỉ số: PCI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS và ICT INDEX của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025”.

Các đại biểu tham dự lớp bồi dưỡng

Đến dự, có các đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Bí thư Tỉnh ủy, đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc – Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Phạm Minh Hùng – Vụ trưởng Vụ CCHC, Bộ Nội vụ; Tiến sĩ Đặng Thành Lê – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học hành chính, Học viện Hành chính quốc gia.

Theo Sở Nội vụ, có khoảng 400 học viên tham gia lớp bồi dưỡng là lãnh đạo UBND các xã, phường, thị trấn; công chức thực hiện nhiệm vụ CCHC tại các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội tỉnh; công chức thực hiện nhiệm vụ CCHC tại các huyện, thị xã, thành phố; công chức xã, phường, thị trấn.

Đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc – Chủ tịch UBND tỉnh triển khai chuyên đề đầu tiên “Thực trạng và giải pháp nâng cao chỉ số CCHC tỉnh Tây Ninh”

Đồng chí Phạm Minh Hùng – Vụ trưởng Vụ CCHC, Bộ Nội vụ triển khai chuyên đề “Tổng quan về chương trình CCHC quốc gia giai đoạn 2021-2030”

Tham gia lớp bồi dưỡng, các học viên được nghe đồng chí Nguyễn Thanh Ngọc – Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Vụ CCHC thuộc Bộ Nội vụ, Viện Nghiên cứu Khoa học hành chính triển khai 6 chuyên đề, gồm: Thực trạng và giải pháp nâng cao chỉ số CCHC tỉnh Tây Ninh; Tổng quan về chương trình CCHC quốc gia giai đoạn 2021-2030; Kế hoạch CCHC của tỉnh Tây Ninh đến năm 2030; Kỹ năng cải thiện chỉ số CCHC (PCI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS) ở địa phương; Kỹ năng lập, tổ chức thực hiện kế hoạch CCHC theo định hướng kết quả và chuyên đề Cải cách thủ tục hành chính, đo lường sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp (SIPAS).

Phát biểu tại lớp bồi dưỡng, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Ngọc cho biết, lớp bồi dưỡng nhằm cung cấp kiến thức liên quan đến CCHC để đánh giá rõ hơn về thực trạng CCHC ở địa phương; đặc biệt chỉ ra những bất cập, yếu kém, nguyên nhân, từ đó có giải pháp khắc phục và hoàn thiện hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

CCHC được coi là một trong các đột phá chiến lược của tỉnh, là nhân tố then chốt để thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển một cách đột phá hơn trong giai đoạn 2020 – 2025 và tiến tới xây dựng một nền hành chính quốc gia nói chung, nền hành chính địa phương nói riêng theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, có sức cạnh tranh.

Thông qua lớp bồi dưỡng, từng sở, ngành, địa phương, cá nhân soi xét trong thực hiện nhiệm vụ của mình phát hiện ra những vấn đề chưa được để khắc phục, kiến nghị, nhằm đẩy mạnh CCHC, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư của tỉnh theo hướng minh bạch, chuyên nghiệp, có sức cạnh tranh cao, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 và Nghị quyết Đại hội các cấp đã đề ra.

Lớp bồi dưỡng diễn ra trong 2 ngày 16 và 17/8/2022.

Gia Thọ

Tập huấn thực hiện báo cáo trên Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủTuyên truyền CCHCTập huấn thực hiện báo cáo trên Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ/PublishingImages/Lists/caicachhanhchinh/Tatca/image-20220817092524-1.jpeg

​Chiều ngày 15/8, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức tập huấn thực hiện báo cáo trên Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ theo quy định của Thông tư số 01/2020/TT-VPCP ngày 21/10/2020 của Văn phòng Chính phủ về việc Quy định chế độ báo cáo định kỳ và quản lý, sử dụng, khai thác Hệ thống thông tin báo cáo của Văn phòng Chính phủ. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại phòng họp UBND tỉnh và trực tuyến đến các điểm cầu tại UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn.

15/08/2022 9:00 SANoĐã ban hành

image-20220817092524-1.jpeg

Quang cảnh buổi tập huấn tại phòng họp UBND tỉnh

Tham gia tập huấn là các công chức phụ trách các báo cáo của các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn.

Các học viên được lãnh đạo Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng UBND tỉnh triển khai các nội dung gồm nhập liệu, trình duyệt, gửi, tổng hợp, đính chính, duyệt báo cáo để thực hiện 06 chế độ báo cáo định kỳ quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-VPCP.

Cụ thể, là các báo cáo kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; báo cáo công tác kiểm soát thủ tục hành chính, triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính; báo cáo về tổ chức các cuộc họp; báo cáo kết quả gửi, nhận văn bản điện tử và xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng; báo cáo kết quả chuẩn hóa, điện tử hóa chế độ báo cáo; báo cáo tình hình tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về Công báo. Ngoài ra, các đại biểu còn được hướng dẫn xử lý các vấn đề vướng mắc, các lỗi thường gặp khi gửi văn bản.

Qua đó nhằm giúp cho các công chức trực tiếp thực hiện công tác này nắm vững kỹ năng, thao tác, quy trình gửi báo cáo, kịp thời gửi nhận các báo cáo trên hệ thống, xử lý hiệu quả các thông tin cần thiết phục vụ tốt cho công tác quản lý điều hành của UBND các cấp.

XV

Tây Ninh tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cải cách hành chínhTây Ninh tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cải cách hành chính/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

​Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cải cách hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trong toàn tỉnh

12/08/2022 4:00 CHNoĐã ban hành

​Ngày 10/8/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2599/KH-UBND về việc tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cải cách hành chính cho 400 cán bộ, công chức, viên chức trong 02 ngày (ngày 16, 17/8/2022) tại tỉnh Tây Ninh:

1. Mục đích, yêu cầu

– Việc bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cải cách hành chính nhằm trang bị, cập nhật, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết về cải cách hành chính; Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham mưu thực hiện các nhiệm vụ để cải thiện điểm số và nâng cao vị trí xếp hạng các chỉ số: PCI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS của tỉnh Tây Ninh, từ đó góp phần xây dựng hệ thống chính trị và phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

– Nội dung, chương trình bồi dưỡng bảo đảm chất lượng, cập nhật kiến thức và kỹ năng đáp ứng yêu cầu; vừa bổ sung kiến thức, vừa giải đáp những vấn đề thực tiễn mới đặt ra.

– Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng phải đầy đủ, đúng thành phần và bảo đảm nội dung chương trình đề ra.

– Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức, triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cải cách hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

2. Nội dung, gồm 06 chuyên đề:

– Chuyên đề 1: Thực trạng và giải pháp nâng cao chỉ số Cải cách hành chính tỉnh Tây Ninh.

– Chuyên đề 2: Tổng quan về cải cách hành chính giai đoạn 2021 – 2030.

– Chuyên đề 3: Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh Tây Ninh.

– Chuyên đề 4: Kỹ năng cải thiện chỉ số cải cách hành chính ở địa phương: PCI, PAPI, Par Index, SIPAS.

– Chuyên đề 5: Kỹ năng lập, tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính theo định hướng kết quả.

– Chuyên đề 6: Cải cách thủ tục hành chính, đo lường sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

3. Báo cáo viên là Lãnh đạo UBND tỉnh, Vụ Cải cách hành chính – Bộ Nội vụ, Viện Nghiên cứu Khoa học hành chính – Học viện Hành chính Quốc gia

UBND tỉnh giao Sở Nội vụ phối hợp với Viện Nghiên cứu Khoa học hành chính – Học viện Hành chính Quốc gia triển khai thực hiện theo Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, chất lượng; đồng thời tổng hợp danh sách, quản lý lớp bồi dưỡng và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.

 

Kết quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ Hành chính công tháng 7 năm 2022Trung tâm hành chính côngKết quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ Hành chính công tháng 7 năm 2022/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

​Kết quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ Hành chính công tháng 7 năm 2022

04/08/2022 9:00 SANoĐã ban hành

1. Kết quả tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC

– Trong tháng 7 năm 2022, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh đã tiếp nhận tổng số: 12.540 hồ sơ, trong đó: Hồ sơ nhận trực tiếp: 9.981; Hồ sơ nhận qua dịch vụ BCCI: 471; Hồ sơ nhận qua DVC 3,4 trực tuyến: 2.088.

– Tổng số trả kết quả giải quyết TTHC: 9.621 hồ sơ, trong đó:

+ Trả kết quả đúng hạn: 9.563 hồ sơ, đạt tỷ lệ: 99,39%.

+ Trả kết quả trễ hẹn: 58 hồ sơ, đạt tỷ lệ: 0,61%.

2. Khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức trên hệ thống máy tính bảng

Việc đánh giá tinh thần, trách nhiệm và thái độ phục vụ của công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công trong tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC được thực hiện thường xuyên, liên tục, cụ thể đã khảo sát sự hài lòng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên hệ thống máy tính bảng tại các Quầy của Trung tâm trong tháng 7 năm 2022 với tổng số lượt đánh giá: 2.376 lượt. Qua kết quả khảo sát cho thấy đa số người dân, doanh nghiệp đánh giá ở 02 mức: “rất hài lòng” và “hài lòng”.

3. Công tác phối hợp, triển khai thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC

Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh tiếp tục được quan tâm và hoạt động rất hiệu quả, trung bình mỗi ngày Trung tâm tiếp nhận gần 1.000 lượt người đến nộp hồ sơ, yêu cầu giải quyết TTHC. Tất cả các TTHC đưa vào Trung tâm đều được xây dựng trên Hệ thống phần mềm Một cửa điện tử của tỉnh, 100% hồ sơ, TTHC được giám sát chặt chẽ từ khâu tiếp nhận, xử lý và trả kết quả, đồng thời phối hợp với Bưu điện tỉnh qua dịch vụ bưu chính công ích trong việc thu hộ phí, lệ phí, nộp thuế…

 Trong tháng 7 năm 2022, Quầy Bưu điện tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh đã tiếp nhận thông qua dịch vụ bưu chính công ích tổng cộng 471 hồ sơ; trả kết quả 1.634 hồ sơ cho cá nhân, tổ chức theo đúng quy định tại Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, thu hộ phí, lệ phí 266 hồ sơ với tổng số tiền: 1.497.778.488 đồng.

Công tác xử lý, phản ánh kiến nghị của cá nhân tổ chức về quy định hành chính tại Trung tâm được thực hiện nghiêm túc theo quy định. Tỉnh đã triển khai thêm nhiều kênh giao tiếp giữa chính quyền và Nhân dân như Cổng Hành chính công tỉnh Tây Ninh trên ứng dụng Zalo, kênh “Hỏi đáp trực tuyến”, phản ánh, kiến nghị qua số điện thoại đường dây nóng, Tổng đài 1022, đặc biệt là qua Trung tâm Giám sát Điều hành kinh tế xã hội tập trung của tỉnh… Nhiều vấn đề cụ thể, các quy định, chính sách, TTHC cũng được các cá nhân, tổ chức hỏi và được các cơ quan có thẩm quyền trả lời trực tiếp công khai đúng theo quy định. Đây cũng là các kênh thông tin quan trọng góp phần vào công tác cải cách TTHC của tỉnh. Trong tháng 7 năm 2022, Trung tâm không nhận được phản ánh, kiến nghị nào của cá nhân, tổ chức phản ánh, kiến nghị liên quan đến việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC tại Trung tâm.

4. Việc thí điểm chuyển giao lĩnh vực đất đai, môi trường thuộc Bộ phận Một cửa thành phố Tây Ninh về thực hiện tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh từ 15/3/2020 đến nay.

Theo thống kê từ phần mềm Một cửa điện tử của tỉnh từ ngày 01/7/2022 đến ngày 31/7/2022, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh đã tiếp nhận 3.558 hồ sơ liên quan đến lĩnh vực đất đai, môi trường của thành phố Tây Ninh.

Việc triển khai thực hiện 4 tại chỗ (Tiếp nhận, thẩm định, ký duyệt và trả kết quả) tại Trung tâm trong quy trình tiếp nhận hồ sơ giải quyết và trả kết quả  đối với thủ tục đăng ký thế chấp và xóa đăng ký thế chấp; đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cập nhật CCCD trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…Hiện nay, khi triển khai 4 tại chỗ tại Trung tâm đã góp phần cắt giảm chi phí, thời gian chờ đợi, giải quyết nhanh chóng, kịp thời TTHC cho cá nhân, tổ chức theo yêu cầu, qua đó tạo được niềm tin, sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của Trung tâm Phục vụ hành chính công. Trong tháng 7 năm 2022 Trung tâm đã tiếp nhận và giải quyết thực hiện 4 tại chỗ cho cá nhân, tổ chức với tổng số: 936 hồ sơ.

Thực hiện quy trình liên thông trong giải quyết TTHC giữa ngành Thuế và ngành Tài nguyên và Môi trường trong khâu tính thuế, xác định nghĩa vụ tài chính, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân không phải đi lại nhiều lần giữa hai cơ quan này mà chỉ đến một địa điểm duy nhất là Trung tâm Phục vụ hành chính công để nộp hồ sơ, nhận thông báo thuế, nộp phí, lệ phí và nhận kết quả trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định. Ngoài ra, tại Trung tâm đã triển khai thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai cho cá nhân, tổ chức. Trong tháng 7 năm 2022, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh đã trả kết quả 988 thông báo thuế, hướng dẫn khai báo thuế 438 hồ sơ, giải đáp về thu tiền sử dụng đất 37 trường hợp.

Tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính và công tác cải cách hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh Tây NinhChỉ đạo điều hànhTổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính và công tác cải cách hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

​Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh đã ban hành Kế hoạch số 2269/KH-UBND về việc tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) và công tác cải cách hành chính (CCHC) năm 2022 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

22/07/2022 4:00 CHNoĐã ban hành

Thực hiện Quyết định số 3506/QĐ-UBND ngày 17/12/2021 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc ban hành Kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) năm 2022 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Ngày 18/7/2022, UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Kế hoạch số 2269/KH-UBND về việc tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm soát TTHC và công tác CCHC năm 2022 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Mục tiêu của hội nghị tập huấn nhằm triển khai đồng bộ các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030, Quyết định số 2631/QĐ-UBND ngày 14/10/2021 của UBND tỉnh ban hành kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Quyết định số 1364/QĐ-UBND ngày 25/6/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để cải thiện điểm số và nâng cao vị trí xếp hạng các chỉ số: PCI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS và ICT INDEX của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 – 2025”; góp phần thực tốt các nhiệm vụ chính trị được giao; nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh….

Dự kiến hội nghị tập huấn sẽ diễn ra trong tháng 7 năm 2022. Thành phần tập huấn bao gồm: Lãnh đạo Văn phòng phụ trách CCHC; lãnh đạo Phòng chuyên môn; công chức tham mưu CCHC; công chức phụ trách công nghệ thông tin; công chức phụ trách Bộ phận Một cửa thuộc các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.

Trọng tâm hội nghị tập huấn xoay quanh các nội dung: Triển khai các nội dung tại Quyết định 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử; các vấn đề về chuyển đối số; công bố, công khai thủ tục hành chính; thực hiện đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông; hướng dẫn nghiệp vụ sử dụng Cổng dịch vụ công quốc gia và các vấn đề còn tồn tại, yếu kém, cần khắc phục được chỉ ra tại kết quả Chỉ số CCHC cấp tỉnh (PAR INDEX), Chỉ số đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công cấp tỉnh (SIPAS) và Chỉ số PAPI năm 2021 của tỉnh.

Thông qua Hội nghị tập huấn góp phần bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm soát TTHC và công tác CCHC cho đội ngũ công chức, viên chức. Đồng thời trao đổi, góp ý và trực tiếp giải đáp các vướng mắc của các cơ quan, địa phương, chia sẻ các sáng kiến, giải pháp hay về cải cách hành chính./.

 

Tăng cường việc tiếp nhập, giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đaiChỉ đạo điều hànhTăng cường việc tiếp nhập, giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

​​Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành công văn số 2254/UBND-KSTT ngày 18/7/2022 về việc Tăng cường việc tiếp nhập, giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai

19/07/2022 10:00 CHNoĐã ban hành

Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo như sau:

Các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố:

– Rà soát việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, cấp xã theo quy định tại Quyết định số 17/2022/QĐ-UBND ngày 23/5/2022 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

– Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh. Chuyển hồ sơ liên thông với cơ quan thuế theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT ngày 22/6/2016 Quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất và Quyết định 2553/QĐ-UBND ngày 07/10/2021 về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa cơ quan Tài nguyên và Môi trường và cơ quan Thuế trong việc trao đổi thông tin theo hình thức điện tử để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Lưu ý: Phải đảm bảo tương ứng giữa việc xử lý thực tế và việc thao tác xử lý, luân chuyển hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh, tránh việc kết thúc hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC mà thực tế hồ sơ chưa giải quyết xong, gây phiền hà, mất thời gian người dân phải đi lại nhiều lần nhận kết quả.

Sở Tài nguyên và Môi trường:

– Có giải pháp tăng cường nhân sự tiếp nhận, giải quyết hồ sơ lĩnh vực đất đai tại các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh, đáp ứng nhu cầu thực hiện TTHC lĩnh vực đất đai của người dân, doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất tình trạng giải quyết trễ hạn hồ sơ của người dân, doanh nghiệp.

– Chỉ đạo bộ phận trả kết quả chủ động liên hệ với người dân đến nhận kết quả đối với hồ sơ đã giải quyết trễ hạn.

– Nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với những hạn chế, thiếu sót trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC thuộc lĩnh vực đất đai trong thời gian qua.

– Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết TTHC  tại các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh nhằm phát hiện những hạn chế, tiêu cực để kịp thời chấn chỉnh và xem xét xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu, viên chức vi phạm theo đúng quy định.

Cục thuế tỉnh:

– Lãnh đạo, chỉ đạo các Chi cục thuế khu vực quan tâm phối hợp thực hiện tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đã được kết nối, chia sẻ theo theo đúng chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ và Tổng Cục thuế – Bộ Tài chính.

– Yêu cầu cán bộ công chức ngành Thuế thực hiện cập nhật các thông tin đối với các dữ liệu liên thông trên phần mềm chuyên ngành của Tổng Cục thuế đúng quy định.

– Kịp thời ban hành thông báo thuế cho người dân, doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ thuế và nhận kết quả kịp thời theo quy định.

– Chấm dứt tình trạng ban hành thông báo thuế ghi ngày lùi lại so với ngày ban hành thực tế làm ảnh hưởng đến việc trả kết quả cho người dân, doanh nghiệp và tình trạng hồ sơ thực tế chưa giải quyết nhưng đã thao tác hoàn thành trên Hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh.

– Nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với những hạn chế, thiếu sót liên quan đến trách nhiệm của ngành thuế trong thời gian qua.

Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu các giải pháp kỹ thuật để quản lý việc kết thúc hồ sơ trên Hệ thống nhằm hạn chế tối đa số liệu sai lệch so với việc xử lý thực tế; đồng thời tham mưu đưa nội dung này vào Quy chế hoạt động của Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Tây Ninh mà Sở Thông tin và Truyền thông đang chủ trì thực hiện tham mưu UBND tỉnh ban hành; phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc luân chuyển hồ sơ liên thông kết nối hệ thống thuế.

Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh khắc phục lỗi liên thông Hệ thống để đảm bảo giải quyết hồ sơ nhanh chóng, khắc phục hạn chế chậm, tồn đọng hồ sơ.

Kế hoạch triển khai tập huấn nghiệp vụ kiểm soát TTHC và công tác cải cách hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh Tây NinhChỉ đạo điều hành; Kế hoạch CCHCKế hoạch triển khai tập huấn nghiệp vụ kiểm soát TTHC và công tác cải cách hành chính năm 2022 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

​Ngày 18/7/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 2269/KH-UBND tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ kiểm soát TTHC và công tác CCHC năm 2022 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

19/07/2022 9:00 SANoĐã ban hành

Kế hoạch triển khai đồng bộ các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trên cơ sở bám sát Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 – 2030, Quyết định số 2631/QĐ-UBND ngày 14/10/2021 của UBND tỉnh ban hành  kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; Quyết định số 1364/QĐ-UBND ngày 25/6/2021 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để cải thiện điểm số và nâng cao vị trí xếp hạng các chỉ số: PCI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS và ICT INDEX của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 – 2025”, góp phần thực tốt các nhiệm vụ chính trị được giao; nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh; Đồng thời bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về kiểm soát TTHC và công tác CCHC cho đội ngũ công chức, viên chức làm nhiệm vụ đầu mối tham mưu về nội dung này. Trọng tâm các vấn đề về chuyển đối số; công bố, công khai thủ tục hành chính; thực hiện đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông; các vấn đề còn tồn tại, yếu kém, cần khắc phục được chỉ ra tại kết quả Chỉ số CCHC cấp tỉnh (PAR INDEX), Chỉ số đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công cấp tỉnh (SIPAS) và Chỉ số PAPI năm 2021 của tỉnh.

Thời gian tập huấn trong tháng 7 năm 2022tại Văn phòng UBND tỉnh và tại các huyện, thị xã, thành phố. Nội dung tập huấn tập trung tại Quyết định 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử;

– Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính theo Nghị định 61/2018/NĐ-CP và Nghị định 107/2021/NĐ-CP của Chính phủ;

– Các vấn đề về Cổng Dịch vụ công quốc gia;

– Nhận diện thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh;

– Những điểm mới về tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa;

– Những điểm mới về Bộ Chỉ số cải cách hành chính năm 2022;

– Những điểm mới về công bố quy trình nội bộ thủ tục hành chính (TTHC);

– Phân tích tồn tại, yếu kém cần khắc phục tại kết quả Chỉ số CCHC cấp tỉnh (PAR INDEX), Chỉ số đo lường mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công cấp tỉnh (SIPAS) và Chỉ số PAPI năm 2021 của tỉnh;

– Giải đáp thắc mắc về Hệ thống thông tin báo cáo Văn phòng Chính phủ.

Văn phòng UBND tỉnh (Phòng Kiểm soát Thủ tục hành chính) thực hiện xây dựng nội dung, chương trình tập huấn, biên soạn bài giảng, tài liệu tập huấn; bảo đảm các điều kiện cần thiết để tổ chức hội nghị tập huấn và chủ trì toàn bộ nội dung kế hoạch.

Thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối nămChỉ đạo điều hành; Tuyên truyền CCHCThực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu 6 tháng cuối năm/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

​Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành công văn số 2255/UBND-KSTT ngày 18/7/2022 về việc triển khai thực hiện Công văn số 4248/VPCP-KSTT ngày
08/7/2022 của Văn phòng Chính phủ

18/07/2022 10:00 CHNoĐã ban hành

Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo như sau: các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục đề xuất cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC), phân cấp nhiều hơn trong xử lý công việc hành chính; thực hiện tái cấu trúc theo hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương về quy trình nghiệp vụ đối với các TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết.

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phới hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan: Xây dựng quy trình TTHC được số hóa; hoàn thiện Quy chế và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC đáp ứng yêu cầu số hóa, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, hạn chế thông tin phải cung cấp đối với những thông tin, dữ liệu đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Thiết lập kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân tại Hệ thống thông tin giải quyết TTHC và báo cáo kết quả thực hiện.

Triển khai thực hiện Công văn số 2124/UBND-KSTT ngày 07/7/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Bộ Chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử.

Nội dung chi tiết xem tại đây. 2255 ub.signed.pdf

Tăng cường việc tiếp nhập, giải quyết TTHC thuộc lĩnh vực đất đaiChỉ đạo điều hànhTăng cường việc tiếp nhập, giải quyết TTHC thuộc lĩnh vực đất đai/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

​Xét báo cáo số 104/BC-SNV ngày 04/7/2022 của Sở Nội vụ về việc báo cáo kết quả việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực đất đai từ ngày 01/01/2022 đến ngày 30/5/2022; Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến chỉ đạo như sau:

17/07/2022 5:00 CHNoĐã ban hành

Các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Rà soát việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện, cấp xã theo quy định tại Quyết định số 17/2022/QĐ-UBND ngày 23/5/2022 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh. Chuyển hồ sơ liên thông với cơ quan thuế theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT ngày 22/6/2016 Quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của người sử dụng đất và Quyết định 2553/QĐ-UBND ngày 07/10/2021 về việc ban hành Quy chế phối hợp giữa cơ quan Tài nguyên và Môi trường và cơ quan Thuế trong việc trao đổi thông tin theo hình thức điện tử để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Lưu ý: Phải đảm bảo tương ứng giữa việc xử lý thực tế và việc thao tác xử lý, luân chuyển hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh, tránh việc kết thúc hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC mà thực tế hồ sơ chưa giải quyết xong, gây phiền hà, mất thời gian người dân phải đi lại nhiều lần nhận kết quả.

Sở Tài nguyên và Môi trường:

Có giải pháp tăng cường nhân sự tiếp nhận, giải quyết hồ sơ lĩnh vực đất đai tại các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh, đáp ứng nhu cầu thực hiện TTHC lĩnh vực đất đai của người dân, doanh nghiệp, hạn chế thấp nhất tình trạng giải quyết trễ hạn hồ sơ của người dân, doanh nghiệp.

Chỉ đạo bộ phận trả kết quả chủ động liên hệ với người dân đến nhận kết quả đối với hồ sơ đã giải quyết trễ hạn.

Nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với những hạn chế, thiếu sót trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC thuộc lĩnh vực đất đai trong thời gian qua.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết TTHC  tại các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh nhằm phát hiện những hạn chế, tiêu cực để kịp thời chấn chỉnh và xem xét xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu, viên chức vi phạm theo đúng quy định.

Cục thuế tỉnh:

Lãnh đạo, chỉ đạo các Chi cục thuế khu vực quan tâm phối hợp thực hiện tốt việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh đã được kết nối, chia sẻ theo theo đúng chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ và Tổng Cục thuế – Bộ Tài chính.

Yêu cầu cán bộ công chức ngành Thuế thực hiện cập nhật các thông tin đối với các dữ liệu liên thông trên phần mềm chuyên ngành của Tổng Cục thuế đúng quy định.

Kịp thời ban hành thông báo thuế cho người dân, doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ thuế và nhận kết quả kịp thời theo quy định.

Chấm dứt tình trạng ban hành thông báo thuế ghi ngày lùi lại so với ngày ban hành thực tế làm ảnh hưởng đến việc trả kết quả cho người dân, doanh nghiệp và tình trạng hồ sơ thực tế chưa giải quyết nhưng đã thao tác hoàn thành trên Hệ thống Một cửa điện tử của tỉnh.

Nghiêm túc rút kinh nghiệm đối với những hạn chế, thiếu sót liên quan đến trách nhiệm của ngành thuế trong thời gian qua.

Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu các giải pháp kỹ thuật để quản lý việc kết thúc hồ sơ trên Hệ thống nhằm hạn chế tối đa số liệu sai lệch so với việc xử lý thực tế; đồng thời tham mưu đưa nội dung này vào Quy chế hoạt động của Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh Tây Ninh mà Sở Thông tin và Truyền thông đang chủ trì thực hiện tham mưu UBND tỉnh ban hành; phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc luân chuyển hồ sơ liên thông kết nối hệ thống thuế.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh khắc phục lỗi liên thông Hệ thống để đảm bảo giải quyết hồ sơ nhanh chóng, khắc phục hạn chế chậm, tồn đọng hồ sơ.

Kết quả tiếp nhận và trả kết quả TTHC 6 tháng đầu năm 2022 tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Tây NinhTrung tâm hành chính côngKết quả tiếp nhận và trả kết quả TTHC 6 tháng đầu năm 2022 tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Tây Ninh/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

12/07/2022 9:00 CHNoĐã ban hành

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh đã tiếp nhận tổng số: 76.161 hồ sơ, trong đó: Hồ sơ nhận trực tiếp: 61.173; Hồ sơ nhận qua dịch vụ BCCI: 3.067; Hồ sơ nhận qua DVC 3,4 trực tuyến: 11.921. Trong đó, trả kết quả đúng hạn: 73.388 hồ sơ, đạt tỷ lệ: 99,77%. Việc đánh giá tinh thần, trách nhiệm và thái độ phục vụ của công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công trong tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC được thực hiện thường xuyên, liên tục, cụ thể đã khảo sát sự hài lòng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên hệ thống máy tính bảng tại các Quầy của Trung tâm trong 6 tháng đầu năm 2022 với tổng số lượt đánh giá: 15.231 lượt. Qua kết quả khảo sát cho thấy đa số người dân, doanh nghiệp đánh giá ở 02 mức: “rất hài lòng” và “hài lòng”.

Thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ trong tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích. Hiện nay, tại Trung tâm đã đặt hai quầy của Bưu điện tỉnh để trả kết quả giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức khi có yêu cầu. Thực hiện thu hộ các loại phí, lệ phí khi người dân thực hiện TTHC phải đóng phí, lệ phí. Ngoài ra, Văn phòng UBND tỉnh đã ký hợp đồng với Bưu điện tỉnh trong việc luân chuyển các loại hồ sơ, TTHC từ Trung tâm đến các sở, ban ngành tỉnh và ngược lại tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng trong việc giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Quầy Bưu điện tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh đã tiếp nhận thông qua dịch vụ bưu chính công ích tổng cộng 3.067 hồ sơ; trả kết quả 7.046 hồ sơ cho cá nhân, tổ chức theo đúng quy định tại Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, thu hộ phí, lệ phí 1.587 hồ sơ với tổng số tiền: 5.837.321.342 đồng.

Việc triển khai thực hiện 4 tại chỗ (Tiếp nhận, thẩm định, ký duyệt và trả kết quả) tại Trung tâm trong quy trình tiếp nhận hồ sơ giải quyết và trả kết quả  đối với thủ tục đăng ký thế chấp và xóa đăng ký thế chấp; đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cập nhật CCCD trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…Hiện nay, khi triển khai 4 tại chỗ tại Trung tâm đã góp phần cắt giảm chi phí, thời gian chờ đợi, giải quyết nhanh chóng, kịp thời TTHC cho cá nhân, tổ chức theo yêu cầu, qua đó tạo được niềm tin, sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của Trung tâm Phục vụ hành chính công. Trong 6 tháng đầu năm 2022 Trung tâm đã tiếp nhận và giải quyết thực hiện 4 tại chỗ cho cá nhân, tổ chức với tổng số: 6.007 hồ sơ.

Thực hiện quy trình liên thông trong giải quyết TTHC giữa ngành Thuế và ngành Tài nguyên và Môi trường trong khâu tính thuế, xác định nghĩa vụ tài chính, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân không phải đi lại nhiều lần giữa hai cơ quan này mà chỉ đến một địa điểm duy nhất là Trung tâm Phục vụ hành chính công để nộp hồ sơ, nhận thông báo thuế, nộp phí, lệ phí và nhận kết quả trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định. Ngoài ra, tại Trung tâm đã triển khai thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai cho cá nhân, tổ chức. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh đã trả kết quả 5.537 thông báo thuế, hướng dẫn khai báo thuế 3.305 hồ sơ, giải đáp về thu tiền sử dụng đất 298 trường hợp.

Trong 6 tháng đầu năm 2022 Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Tây Ninh đảm bảo thực hiện tốt việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, TTHC nhanh chóng, kịp thời đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

                                                             Đỗ Duy Linh

Triển khai thực hiện Bộ chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệpChỉ số CCHC cấp tỉnh; Chỉ số CCHC Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện; Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, xãTriển khai thực hiện Bộ chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

​Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh và các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện nội dung Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử.

08/07/2022 9:00 CHNoĐã ban hành

Trong đó, Sở Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm tích hợp, đồng bộ dữ liệu đầy đủ, chính xác, thường xuyên, liên tục phục vụ đánh giá các nhóm chỉ số tại Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ theo thời gian thực.

Văn phòng UBND tỉnh chủ trì giám sát, tổng hợp báo cáo lãnh đạo UBND tỉnh để chỉ đạo, điều hành thông qua các số liệu đánh giá đối với các nhóm tiêu chí thành phần được quy định tại khoản 1, Điều 1 Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Định kỳ hàng quý báo cáo UBND tỉnh; Quản lý, phân quyền quản trị, sử dụng, vận hành, khai thác dữ liệu của Bộ Chỉ số để các đơn vị, địa phương chỉ đạo, điều hành nhằm nâng cao hiệu quả công tác CCHC của tỉnh trong thời gian tới; Từ tháng 8/2022, thực hiện việc gửi văn bản và công bố công khai lên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Cổng Hành chính công tỉnh qua mạng xã hội Zalo đối với tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn, danh sách hồ sơ trễ hẹn, tỷ lệ DVC công trực tuyến phát sinh trong tháng của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh được kết xuất từ Cổng Dịch vụ công quốc gia theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Các sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai, quán triệt toàn bộ nội dung Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trực thuộc; Khi thực hiện việc tự đánh giá Bộ phận Một cửa theo Quyết định số 800/QĐ-UBND ngày 04/4/2019 của UBND tỉnh thì cần đối chiếu với kết quả của các tiêu chí thành phần tại Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Đưa vào quy chế nội bộ việc xem xét khen thưởng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức được đánh giá tốt và xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đối với những trường hợp thường xuyên xử lý không đạt yêu cầu được thống kê trên Hệ thống đánh giá của Chính phủ. Bắt đầu thực hiện đánh giá từ năm 2022.

Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC, dịch vụ công có 5 nhóm chỉ số thành phần bao gồm: công khai, minh bạch; tiến độ, kết quả giải quyết; số hóa hồ sơ; cung cấp dịch vụ trực tuyến; mức độ hài lòng.

Các tiêu chí đánh giá của từng nhóm chỉ số thành phần được quy định chi tiết. Trong đó, nhóm chỉ số công khai, minh bạch có các tiêu chí: tỷ lệ TTHC công bố đúng hạn; tỷ lệ TTHC được cập nhật, công khai đúng hạn; tỷ lệ TTHC được công khai có đầy đủ các nội dung quy định về các bộ phận tạo thành của TTHC; tỷ lệ hồ sơ đồng bộ lên cổng Dịch vụ công quốc gia. Nhóm chỉ số tiến độ, kết quả giải quyết có các tiêu chí: Tỷ lệ hồ sơ xử lý trước hạn, đúng hạn; thời gian giải quyết TTHC trung bình theo từng TTHC…

Đối tượng được đánh giá là các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, UBND các cấp và các cơ quan, đơn vị trực thuộc các cơ quan trên; các cơ quan, đơn vị khác có cung cấp dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp bộ, cấp tỉnh.

Kết quả đánh giá được công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng Dịch vụ công cấp tỉnh, Cổng Thông tin điện tử địa phương phục vụ chỉ đạo, điều hành, đánh giá kết quả cải cách TTHC của cơ quan, đơn vị; theo dõi, giám sát, đánh giá của cá nhân, tổ chức và nâng cao chất lượng thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công.

 Nội dung chi tiết xem tại đây 2124 ub.signed.pdf

Khắc phục hạn chế các Chỉ số phản ánh nền hành chính của tỉnhChỉ số CCHC cấp tỉnhKhắc phục hạn chế các Chỉ số phản ánh nền hành chính của tỉnh/PublishingImages/Lists/caicachhanhchinh/Tatca/cchc1.jpg

​Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh đề nghị Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nội dung công việc sau:

06/07/2022 6:00 CHNoĐã ban hành

1. Việc tiếp tục cải thiện các chỉ số được xem là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng hàng đầu trong chỉ đạo và điều hành. Thủ trưởng các sở, ngành, địa phương xác định rõ việc nâng cao các Chỉ số là nhiệm vụ chung, không phải chỉ là công việc của cơ quan được giao chủ trì tham mưu. Người đứng đầu sở, ngành, địa phương thường xuyên chỉ đạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý quan tâm đến các Chỉ số, nhất là những tiêu chí thành phần có liên quan đến ngành, lĩnh vực mình quản lý. Quán triệt, chỉ đạo để các Chỉ số phản ánh hành chính của tỉnh đi vào nhận thức của tất cả cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị.

2. Giao các sở, ngành, địa phương

– Theo chức năng, nhiệm vụ phải có kế hoạch, giải pháp cụ thể để cải thiện các chỉ số.

– Quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu trong thực hiện nhiệm vụ nâng cao điểm số các chỉ số.

– Tập trung triển khai thực hiện các nội dung theo Quyết định số 1364/QĐ-UBND tỉnh ngày 25/6/2021 của UBND tỉnh về Phê duyệt Đề án “Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để cải thiện điểm số và nâng cao vị trí xếp hạng các chỉ số: PCI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS và ICT INDEX của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021 – 2025”.

– Yêu cầu các cá nhân, đơn vị thuộc quyền quản lý báo cáo kết quả khắc phục những tồn tại, hạn chế về các Chỉ số đã được UBND tỉnh chỉ đạo tại Quyết định số 1364/QĐ-UBND ngày 25/6/2021. Tổng hợp và báo cáo về UBND tỉnh trước ngày 30/10/2022.

– Quan tâm chỉ đạo các giải pháp cụ thể để chấn chỉnh việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý kỷ luật nghiêm đối với những trường hợp cán bộ, công chức lợi dụng vị trí việc làm về tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính để gây khó dễ cho cá nhân, tổ chức.

– Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị – xã hội để thường xuyên tuyên truyền đến người dân, doanh nghiệp về công tác CCHC; khảo sát quá trình thực hiện CCHC tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

– Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính của các ngành theo Kế hoạch số 340/KH-UBND ngày 24/01/2022 về việc rà soát quy định, thủ tục hành chính năm 2022 thực hiện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh;

– Rà soát, cập nhật và trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố Danh mục TTHC, quy trình nội bộ, quy trình điện tử các TTHC để kiểm soát khi có thay đổi. Cập nhật đầy đủ các quy trình TTHC lên Hệ thống một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh;

– Tổ chức tập huấn công tác tiếp nhận/trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích (BCCI) cho nhân viên Bưu điện, xây dựng quy chế phối hợp với Bưu điện trong tiếp nhận/trả hồ sơ. Thông báo rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ (nếu hồ sơ nộp qua dịch vụ Bưu chính công ích) và đề xuất cấp thẩm quyền miễn, giảm phí cho người dân, tổ chức khi tiếp nhận/trả kết quả qua dịch vụ BCCI.

3. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư

– Chủ trì tham mưu các nội dung liên quan và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh đối với Chỉ số PCI của tỉnh.

– Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh các giải pháp để cải thiện điểm số và vị trí xếp hạng đối với Chỉ số PCI trong thời gian tới.

– Tham mưu UBND tỉnh hướng dẫn về quy trình đầu tư thực hiện thống nhất trên địa bàn tỉnh. Trong đó lưu ý cần làm rõ các cơ chế đặc thù đối với việc ưu đãi đầu tư.

– Theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện tốt việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh.

4. Giao Sở Tư pháp

– Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của tỉnh; thực hiện đánh giá tác động của văn bản QPPL đến đối tượng có liên quan.

– Đối với các văn bản QPPL do tỉnh ban hành có tác động, ảnh hưởng đến đa số người dân, tổ chức thì cơ quan, đơn vị tham mưu soạn thảo phải thực hiện lấy ý kiến góp ý đúng quy trình ban hành văn bản QPPL.

5. Giao Sở Nội vụ

– Chủ trì tham mưu các nội dung liên quan và chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh đối với Chỉ số PAPI, Chỉ số PAR INDEX và Chỉ số SIPAS của tỉnh.

– Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh các giải pháp để cải thiện điểm số và vị trí xếp hạng đối với Chỉ số PAPI, Chỉ số PAR INDEX và Chỉ số SIPAS trong thời gian tới.

– Tiếp tục thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp để duy trì kết quả đạt được trong năm 2022 đối với các nội dung: Quản lý biên chế; phân cấp quản lý; tuyển dụng công chức, viên chức; cơ cấu công chức, viên chức theo vị trí việc làm….

– Chủ trì phối hợp với cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức cuộc khảo sát, lấy ý kiến người dân, tổ chức liên quan đến công tác tổ chức bộ máy hành chính và quản lý cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh để có điều chỉnh, hoàn thiện hơn trong gian đoạn tới.

– Chủ trì tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức các sở, ngành, địa phương hiểu được đầy đủ các tiêu chí thành phần của từng chỉ số. Qua đó, nhận định rõ các hạn chế để đề ra giải pháp khắc phục.

– Tham mưu triển khai Thực hiện đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (DDCI); Quy định đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ đối với các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Qua đó để cải thiện năng lực cạnh tranh của tỉnh.

– Tham mưu UBND tỉnh đưa các nội dung thực hiện các chỉ số vào Quy chế thi đua khen thưởng của sở, ngành, địa phương.

6. Giao Sở Tài chính

– Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng và xử lý tài sản công tại các đơn vị theo quy định. Tiếp tục đôn đốc các đơn vị thực hiện các kiến nghị kiểm toán còn tồn đọng, báo cáo UBND tỉnh theo quy định. Hướng dẫn các đơn vị xây dựng phương án tự chủ để thực hiện giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc theo quy định Nghị định số 60/2021/NĐ-CP;

– Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức lấy ý kiến khảo sát đối với kết quả đánh giá tác động của cải cách đến quản lý tài chính công như việc thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng kinh phí của cơ quan, đơn vị; tính hiệu quả của việc quản lý, sử dụng tài sản công,….để tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện.

– Quán triệt, nghiêm túc triển khai thực hiện các chỉ đạo của Lãnh đạo UBND tỉnh trong công tác xây dựng cơ bản; cam kết thực hiện giải ngân vốn xây dựng cơ bản được giao, đảm bảo tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công quý III đạt 75% và trong năm 2022 đạt 100%.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

– Chủ trì, phối hợp với Bưu điện tỉnh xây dựng những giải pháp để tăng tỷ lệ người dân nộp và chuyển trả hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

– Hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật cho các sở, ngành, địa phương khi tiếp nhận, xử lý hồ sơ dịch vụ công trực tuyến.

– Phối hợp các đơn vị liên quan rà soát, đánh giá lại các dịch vụ công mức độ 4 để tham mưu UBND tỉnh quyết định cho phù hợp với tình hình thực tế. Đảm bảo 100% dịch vụ công đáp ứng đủ điều kiện đưa lên mức độ 4 và đáp ứng các yêu cầu của Văn phòng Chính phủ thì cung cấp ở mức độ 4, các dịch vụ công không đáp ứng thì đưa về mức độ thấp hơn để đảm bảo 100% dịch vụ công mức độ 4 được tích hợp lên Cổng dịch vụ công Quốc gia đúng quy định.

– Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, nâng cao năng lực hiệu quả hệ thống phục vụ chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh. Ngoài ra, cần phải tăng cường tương tác giữa người dân, doanh nghiệp với chính quyền thông qua môi trường số.

8. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì theo dõi, đôn đốc các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp để duy trì kết quả đạt được và cải thiện các hạn chế tại tiêu chí đánh giá về: Triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 và khắc phục hạn chế qua công tác kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.

9. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường

– Tập trung chỉ đạo rà soát, có giải pháp để cải thiện tình trạng giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hẹn, tồn đọng trên lĩnh vực đất đai trong thời gian qua; khắc phục tình trạng hồ sơ trễ hẹn, tồn đọng do không cập nhật kịp thời kết quả giải quyết trên hệ thống phần mềm một cửa điện tử thuộc phạm vi giải quyết của ngành mình.

– Cơ sở dữ liệu đất đai là dữ liệu quan trọng trong quá trình chuyển đổi số của tỉnh, là lớp dữ liệu nền cơ bản cho các dữ liệu khác phục vụ chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh và phát triển kinh tế xã hội. Do đó. đề nghị Thủ trưởng đơn vị chỉ đạo toàn ngành phải thực hiện nghiêm quy trình, trình tự thực hiện thao tác trên các hệ thống liên quan.

– Chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức toàn ngành thực hiện giải quyết, cập nhật hồ sơ, số hoá kết quả giải quyết thủ tục hành chính lên Hệ thống một cửa điện tử tập trung của tỉnh đúng quy định.

– Chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai để cung cấp công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cơ sở dữ liệu giá đất và các dữ liệu về đất theo quy định được cung cấp công khai cho người dân doanh nghiệp trên môi trường điện tử (Lưu ý: Có dữ liệu đến đâu công khai dữ liệu đến đó). Hoàn thiện trong năm 2022.

10. Giao Văn phòng UBND tỉnh

– Chủ trì theo dõi, đôn đốc các cơ quan, địa phương thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp để duy trì kết quả đạt được và cải thiện các tiêu chí đánh giá  hạn chế về: Thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao năm 2022; công bố TTHC và danh mục TTHC; công tác giải quyết các hồ sơ TTHC cho người dân, tổ chức ở 03 cấp; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; dịch vụ bưu chính công ích ….

– Tham mưu UBND tỉnh nhắc nhở các cơ quan, đơn vị chưa cập nhật kịp thời các văn bản của Trung ương quy định về TTHC thuộc thẩm quyền tham mưu, giải quyết.

– Phối hợp với các cơ quan truyền thông thực hiện tuyên truyền công tác CCHC đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp theo chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực bằng nhiều hình thức khác nhau gắn với việc ứng dụng công nghệ thông tin.

– Theo dõi, nhắc nhở khắc phục việc giải quyết hồ sơ trễ hạn tại các cơ quan, địa phương. Trường hợp trễ hạn phải có thư xin lỗi người dân và phải có báo cáo giải trình cụ thể nội dung giải quyết trễ hạn.

– Theo dõi và đôn đốc các sở, ngành liên quan thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao các Chỉ số phản ánh nền hành chính của tỉnh như Chỉ số PAPI, PCI, ICT, DTI giai đoạn 2021-2025 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1364/QĐ-UBND ngày 25/6/2021.

11. Giao Bưu điện tỉnh

– Trước thời gian thực hiện công tác điều tra xã hội học, Bưu điện tỉnh lựa chọn những điều tra viên có trình độ, kinh nghiệm, khả năng giao tiếp với người dân, tổ chức tốt; nắm bắt được những yêu cầu, nhiệm vụ cũng như hiểu đúng ý nghĩa của điều tra xã hội học để truyền đạt đến người dân một cách đầy đủ nhất.

– Hằng năm phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ điều tra xã hội học, hướng dẫn điều tra viên nắm chắc quy trình phát, thu phiếu cũng như các nguyên tắc khi điều tra và tiếp xúc đối tượng điều tra.

– Xây dựng những phương pháp mới để thu hút người dân thực hiện việc nộp, trả kết quả hồ sơ thủ tục hành chính thông qua dịch vụ bưu chính công ích. Hằng quý xây dựng báo cáo kết quả việc tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích.

– Cải thiện chất lượng phục vụ người dân thực hiện thủ tục hành chính thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

– Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông kết nối, chia sẻ dữ liệu Hệ thống quản lý bưu chính chuyển phát với Hệ thống giải quyết thủ tục hành chính tập trung của tỉnh.

12. Giao Báo Tây Ninh, Đài Phát thanh – Truyền hình Tây Ninh

– Dành chuyên trang, chuyên mục, thời lượng phát sóng để tuyên truyền, phố biến các nội dung liên quan các chỉ số.

– Xây dựng các nội dung, chương trình khảo sát ý kiến của người dân phản ánh thực tế quá trình phục vụ của cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh. Qua đó có biện pháp chấn chỉnh, điều chỉnh các hệ thống thông tin, tinh thần và thái độ phục vụ người dân doanh nghiệp của cán bộ công chức và các đơn vị liên quan.

Tây Ninh triển khai lắp thí điểm wifi công cộng trên địa bàn tỉnhTuyên truyền CCHCTây Ninh triển khai lắp thí điểm wifi công cộng trên địa bàn tỉnh/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

​Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành công văn đồng ý với đề xuất của Sở Thông tin và Truyền thông về việc lắp đặt, vận hành thí điểm hệ thống wifi công cộng trên địa bàn tỉnh trong năm 2022

05/07/2022 5:00 CHNoĐã ban hành

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan, các địa phương và doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin khảo sát, thống nhất lựa chọn các vị trí phù hợp và thực hiện đảm bảo theo quy định.

Sau thời gian triển khai thí điểm, giao Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện và đề xuất giải pháp, phương thức, nguồn kinh phí để triển khai nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

Tây Ninh sẽ có khoảng 100 điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng miễn phí (wifi công cộng). Trong đó, địa điểm ưu tiên lắp đặt internet công cộng là khu vực trung tâm chính trị – hành chính (UBND các cấp; các sở, ban, ngành; Trung tâm Phục vụ Hành chính công, Bộ phận Một cửa các cấp,…); khu vực công cộng (bến xe khách, công viên, trung tâm thương mại, bảo tàng, nhà văn hóa, trung tâm sinh hoạt cộng đồng, …); khu vực du lịch, khu Di tích – Văn hóa – Lịch sử, …; khu vực sinh hoạt tập thể, ký túc xá, nhà nghỉ, nhà ở xã hội… của công nhân, người lao động tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, Khu kinh tế.

Việc triển khai lắp đặt wifi công cộng nhằm thiết lập nền tảng hạ tầng cho Chính quyền số và Đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh.

Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnhCải cách TTHCThông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

04/07/2022 4:00 CHNoĐã ban hành

Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh Tây Ninh (phụ lục kèm theo).

Giao Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và đơn vị có liên quan:

Gửi phương án đơn giản hóa hoặc sáng kiến cải cách thủ tục hành chính không thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh cho các Bộ, ngành Trung ương xem xét, quyết định sau khi được UBND tỉnh thông qua.

Trình Chủ tịch UBND tỉnh kịp thời công bố, công khai thủ tục hành chính sau khi được cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thực thi phương án đơn giản hóa các thủ tục nêu trên.

Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện.

01 – Cham dut Van phong dieu hanh BCC – PH.xlsx

02 – Cap lai GPLD cho nguoi nuoc ngoai – PH.xlsx

Kết quả tiếp nhận và giải quyết TTHC của các sở, ban ngành tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong tháng 6/2022Chỉ số CCHC Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện; Chỉ đạo điều hànhKết quả tiếp nhận và giải quyết TTHC của các sở, ban ngành tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong tháng 6/2022/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

​Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh công bố kết quả tiếp nhận và giải quyết TTHC của các sở, ban ngành tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong tháng 6 năm 2022 như sau:

03/07/2022 9:00 CHNoĐã ban hành

Trong tháng 6 năm 2022, theo số liệu được trích xuất từ Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh, Bộ phận Một cửa của các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện đã tiếp nhận 49.797 hồ sơ, trong đó:

– Có 42.623 hồ sơ (đạt tỷ lệ 85,59%) đã giải quyết đúng hạn.

– Có 432 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 0,87%) đã giải quyết quá hạn.

– Có 6.650 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 13,35%) chưa giải quyết nhưng còn trong hạn.

– Có 84 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 0,17%) chưa giải quyết quá hạn.

Trong tháng 6/2022, tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn của toàn tỉnh là 0,87% (Trong đó: Tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn của các sở, ban, ngành tỉnh là 0,80%, tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn của UBND cấp huyện là 0,07%). Riêng đối với UBND cấp xã, qua thống kê cho thấy tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn không đáng kể.

Qua kết quả theo dõi cho thấy, tỷ lệ hồ sơ trễ hẹn của toàn tỉnh trong tháng 6/2022 giảm hơn so với tháng 5/2022 (Tỷ lệ trễ hẹn hồ sơ của tháng 5/2022 là 2,12%). Từ kết quả này, đề nghị các cấp có thẩm quyền biểu dương các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện không có hồ sơ trễ hạn hoặc có tỷ lệ hồ sơ trễ hạn thấp trong tháng 6/2022 và tiếp tục chỉ đạo, điều hành các cơ quan, đơn vị, địa phương phát huy tinh thần làm việc, khắc phục hạn chế để tiếp tục kéo giảm tỷ lệ hồ sơ trễ hạn xuống thấp hơn trong những tháng tới./.

 

Thành phố Tây Ninh triển khai mô hình Tổ công nghệ số cộng đồngTuyên truyền CCHCTinThành phố Tây Ninh triển khai mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng/PublishingImages/2022/T456/tptn.jpg

​Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, để công cuộc chuyển đổi số thành công, cần phải bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, làm cho người dân thấy công nghệ là thứ dễ dàng, thiết thực. Chuyển đổi số nếu tạo giá trị cho người dân, được người dân hưởng ứng, sử dụng thì chuyển đổi số sẽ đi vào cuộc sống, tạo nên cộng đồng số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

20/04/2022 6:00 CHNoĐã ban hành

Trong các mô hình đưa người dân đến gần hơn với công nghệ số, thì mô hình Tổ công nghệ số cộng đồng đang được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá cao và đã chỉ đạo các tỉnh, thành triển khai thực hiện. Bởi đây là mô hình mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát dân và là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số từ tỉnh, huyện đến xã, phường, thị trấn, tổ, đội.

Đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng sẽ thúc đẩy chuyển đổi số, đưa người dân lên môi trường số, người dân tiên phong sử dụng nền tảng số, công nghệ số, qua đó, trở thành tác nhân thúc đẩy chính quyền chuyển đổi số mạnh mẽ hơn.

Ông Huỳnh Thanh Nhã – Phó trưởng phòng Nội vụ thành phố Tây Ninh cho biết, ngay sau khi có văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố về triển khai thực hiện Tổ công nghệ số cộng đồng, đến nay, 10/10 phường, xã đã ban hành quyết định thành lập Tổ này. Tới đây, Phòng sẽ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn cho các cơ quan, đơn vị và thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng về số hóa thủ tục hành chính, chính quyền số để Tổ đi vào hoạt động hiệu quả hơn.

Người dân khi đến thực hiện thủ tục hành chính tại phường III, thành phố Tây Ninh được hướng dẫn tạo tài khoản dịch vụ công quốc gia

Theo đó, Tổ công nghệ số cộng đồng do lãnh đạo UBND phường, xã làm tổ trưởng, thành viên bao gồm công chức phụ trách cải cách hành chính, các tổ chức chính trị – xã hội phường, xã, trưởng các khu phố, ấp và các nhân sự khác có nhiệt tình hoạt động cộng đồng, có tư duy muốn chấp nhận và thử nghiệm cái mới, có kỹ năng sử dụng nền tảng số, công nghệ số, có khả năng tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số.

Tổ có nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về chuyển đổi số đến các hộ gia đình, người dân trong ấp, khu phố, với 3 nội dung trọng tâm. Cụ thể, về chính quyền số, hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; sử dụng các dịch vụ số và tương tác với chính quyền qua các nền tảng số được đánh giá và lựa chọn. Về kinh tế số, hướng dẫn doanh nghiệp, hộ kinh doanh, người dân trên địa bàn đăng ký tham gia mở tài khoản thanh toán điện tử, hướng dẫn người dân sử dụng nền tảng số, công nghệ số để đăng ảnh, quảng bá sản phẩm; sử dụng công nghệ số trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương. Về xã hội số, hướng dẫn người dân tiếp cận, cài đặt, sử dụng các dịch vụ số phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu như y tế, giáo dục, chính sách xã hội, phòng chống dịch bệnh, xác định mã định danh cá nhân… thông qua các nền tảng số.

Tổ công nghệ số cộng đồng triển khai theo phương thức trên các nền tảng số và trực tiếp làm mẫu, hướng dẫn lại cho người dân, hộ gia đình trong ấp, khu phố (như cài ứng dụng sổ sức khỏe điện tử, ứng dụng phản ánh hiện trường, dịch vụ công…). Tạo nhóm mạng xã hội (như lập nhóm Zalo, mocha, Gapo hoặc các mạng xã hội Việt Nam phổ biến khác) để hỗ trợ, tương tác, hướng dẫn thường xuyên.

Tại phường III, thành phố Tây Ninh, UBND phường đã thành lập nhóm zalo Tổ công nghệ số cộng đồng, hiện tại đã có hơn 150 thành viên. Ngoài triển khai các nhiệm vụ theo chỉ đạo, phường còn tổ chức tiếp cận các tờ bướm, tờ rơi tuyên truyền về cải cách hành chính, tuyên truyền về giới, ngành được phân phát đến người dân tại bộ phận Một cửa.

Theo ông Lê Lam Điền – Phó Chủ tịch UBND phường, Tổ trưởng Tổ công nghệ số cộng đồng phường, những ngày đầu, Tổ phân công thành viên trực tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp đăng ký số thứ tự trên hệ thống tại địa chỉ http://sothutu.tayninh.gov.vn , tuyên truyền và hướng dẫn đăng ký tài khoản dịch vụ công quốc gia tại địa chỉ https://dichvucong.gov.vn, hoàn thiện hồ sơ số hóa một lần, sử dụng lâu dài… Ngay từ đầu năm nay, phường đã chủ động tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân đăng ký tài khoản dịch vụ công quốc gia, đến nay được khoảng 300 tài khoản. Phường phấn đấu đến hết quý II sẽ hướng dẫn, hỗ trợ đăng ký 1.000 tài khoản, tạo thuận lợi cho người dân tham gia vào các dịch vụ công trực tuyến, để đặt công nghệ vào tay người dân, hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống trong thời đại công nghệ.

Trâm Thư

Kết quả tiếp nhận và trả kết quả TTHC Quý I năm 2022 tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Tây Ninh.Trung tâm hành chính côngKết quả tiếp nhận và trả kết quả TTHC Quý I năm 2022 tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Tây Ninh./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

​Trong Quý I năm 2022, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh đã tiếp nhận tổng số: 33.823 hồ sơ, trong đó: Hồ sơ nhận trực tiếp: 27.007; Hồ sơ nhận qua dịch vụ BCCI: 1.711; Hồ sơ nhận qua DVC 3,4 trực tuyến: 5.105. Trong đó Trả kết quả giải quyết TTHC đúng hạn: 30.796 hồ sơ, đạt tỷ lệ: 99,81 %.

07/04/2022 5:00 CHNoĐã ban hành

Việc đánh giá tinh thần, trách nhiệm và thái độ phục vụ của công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công trong tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC được thực hiện thường xuyên, liên tục, cụ thể đã khảo sát sự hài lòng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên hệ thống máy tính bảng tại các Quầy của Trung tâm trong Quý I năm 2022 với tổng số lượt đánh giá: 4.123 lượt. Qua kết quả khảo sát cho thấy đa số người dân, doanh nghiệp đánh giá ở 02 mức: “rất hài lòng” và “hài lòng”.

Trong Quý I năm 2022, Quầy bưu điện tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh đã tiếp nhận thông qua dịch vụ bưu chính công ích 1.711 hồ sơ; trả kết quả 3.365 hồ sơ cho cá nhân, tổ chức theo đúng quy định tại Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, đã thu hộ phí, lệ phí 757 hồ sơ với tổng số tiền: 1.669.677.954 đồng.

Đối với nhóm TTHC thực hiện thí điểm theo chủ trương của tỉnh liên quan đến đất đai, môi trường đang thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết tại Bộ phận Một cửa thuộc Văn phòng HĐND và UBND thành phố Tây Ninh về thực hiện tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh. Từ khi thực hiện thí điểm, hiệu quả bước đầu đã thể hiện rõ, qua khảo sát mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến làm thủ tục về đất đai trên hệ thống máy tính bảng cho thấy đa số các ý kiến rất đồng tình, ủng hộ. Đồng thời, hài lòng với thái độ phục vụ của đội ngũ công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ về đất đai, môi trường thực hiện thí điểm tại Trung tâm. Theo thống kê từ phần mềm Một cửa điện tử của tỉnh từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/3/2022, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh đã tiếp nhận 8.430 hồ sơ liên quan đến lĩnh vực đất đai, môi trường của thành phố Tây Ninh, tổng số hồ sơ trả kết quả đúng hạn: 8.066 hồ sơ.

Việc triển khai thực hiện 4 tại chỗ (Tiếp nhận, thẩm định, ký duyệt và trả kết quả) tại Trung tâm trong quy trình tiếp nhận hồ sơ giải quyết và trả kết quả  đối với thủ tục đăng ký thế chấp và xóa đăng ký thế chấp; đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cập nhật CCCD trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…Hiện nay, khi triển khai 4 tại chỗ tại Trung tâm đã góp phần cắt giảm chi phí, thời gian chờ đợi, giải quyết nhanh chóng, kịp thời TTHC cho cá nhân, tổ chức theo yêu cầu, qua đó tạo được niềm tin, sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của Trung tâm Phục vụ hành chính công. Trong Quý I năm 2022 Trung tâm đã tiếp nhận và giải quyết thực hiện 4 tại chỗ cho cá nhân, tổ chức với tổng số 2.625 hồ sơ.

Thực hiện quy trình liên thông trong giải quyết TTHC giữa ngành Thuế và ngành Tài nguyên và Môi trường trong khâu tính thuế, xác định nghĩa vụ tài chính, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân không phải đi lại nhiều lần giữa hai cơ quan này mà chỉ đến một địa điểm duy nhất là Trung tâm Phục vụ hành chính công để nộp hồ sơ, nhận thông báo thuế, nộp phí, lệ phí và nhận kết quả trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định. Ngoài ra, tại Trung tâm đã triển khai thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công tỉnh xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai cho cá nhân, tổ chức. Trong Quý I năm 2022, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh đã trả kết quả 1.956 thông báo thuế, hướng dẫn khai báo thuế 832 hồ sơ, giải đáp về thu tiền sử dụng đất 125 trường hợp.

Trong Quý I năm 2022 Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Tây Ninh đảm bảo thực hiện tốt việc tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, TTHC nhanh chóng, kịp thời đến người dân, tổ chức, doanh nghiệp.

Quý 1 năm 2022, tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính đúng và trước hạn đạt 95,67%Tuyên truyền CCHCQuý 1 năm 2022, tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính đúng và trước hạn đạt 95,67%/PublishingImages/2022/T456/cchcquyI.jpg

​Trong quý 1 năm 2022, công tác cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh đạt một số kết quả. Tất cả các lĩnh vực đều được thường xuyên rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) nhằm đáp ứng yêu cầu của cá nhân, tổ chức khi đến thực hiện giao dịch hành chính.

07/04/2022 5:00 CHNoĐã ban hành

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch rà soát quy định, TTHC năm 2022 thực hiện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, gồm 27 nhóm TTHC (18 nhóm TTHC của sở, ngành và 09 nhóm cấp huyện). Thời gian hoàn thành việc rà soát đối với các sở, ban, ngành tỉnh trước ngày 10/10/2022 và UBND cấp huyện trước ngày 15/9/2022.

Người dân bốc số thứ tự tự động để thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Từ cuối năm 2021, UBND tỉnh đã công bố tất cả các TTHC của các ngành trên địa bàn tỉnh. Các TTHC sau khi công bố đều được nhập dữ liệu và công khai đầy đủ lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, niêm yết công khai tại trụ sở của các cơ quan, đơn vị trực tiếp giải quyết TTHC, công khai trên Cổng, trang thông tin điện tử của tỉnh, cơ quan, đơn vị. Tổng số lượng TTHC của toàn tỉnh hiện nay có 1.833 TTHC, trong đó, cấp tỉnh 1.405 TTHC, cấp huyện 272 TTHC, cấp xã 165 TTHC.

Trong quý, UBND tỉnh Tây Ninh đã tiếp nhận việc công bố TTHC sửa đổi, bổ sung, ban hành mới của 03 ngành, gồm Công Thương; Nông nghiệp và Phát triển Nông thông; Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới đang trong quá trình thẩm định và sẽ được công khai trong quý II năm 2022.

Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được đẩy mạnh thực hiện, gắn kết chặt chẽ về quy trình, TTHC, phân chia thời gian cụ thể, chi tiết của các cá nhân, đơn vị tham gia vào quá trình xử lý các hồ sơ liên thông. UBND tỉnh đã công bố Danh mục 477 TTHC thực hiện liên thông cùng cấp và thực hiện liên thông giữa các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, ở cấp tỉnh có 256 TTHC thực hiện liên thông cùng cấp và 41 TTHC thực hiện liên thông giữa các cấp chính quyền. Ở cấp huyện có 110 TTHC thực hiện liên thông cùng cấp và 38 TTHC thực hiện liên thông giữa các cấp chính quyền. Ở cấp xã có 05 TTHC thực hiện liên thông cùng cấp và 27 TTHC thực hiện liên thông giữa các cấp chính quyền. Đồng thời, tất cả các TTHC thực hiện liên thông nêu trên đã được các cơ quan ban hành quy chế thực hiện liên thông và giao nhiệm vụ phối hợp thực hiện cho từng cơ quan đảm bảo việc phối hợp hiệu quả phục vụ tốt việc giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức.

Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Về kết quả giải quyết TTHC trong quý I năm 2022 (từ ngày 15/12/2021 đến 14/3/2022). Số hồ sơ tiếp nhận phải giải quyết là 119.378 hồ sơ, trong đó, giải quyết trước hạn, đúng hạn 114.206 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 95,67%); có 3.479 hồ sơ chưa giải quyết – còn hạn (chiếm tỷ lệ 16,5%), còn 1.691 hồ sơ chưa giải quyết – quá hạn và đã giải quyết – quá hạn (chiếm tỷ lệ 1,42%).

Qua thống kê cho thấy, số hồ sơ trễ hạn chủ yếu là lĩnh vực đất đai, còn lại ở một số cơ quan mặc dù đã giao trả hồ sơ cho người dân nhưng công chức không thực hiện thao tác kết thúc trên phần mềm, nên phần mềm báo giải quyết trễ hạn.

Công tác tiếp nhận xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân tổ chức trong công tác giải quyết TTHC được thực hiện nghiêm túc và ngày càng chặt chẽ hơn. Tỉnh đã triển khai thêm nhiều kênh giao tiếp giữa chính quyền và nhân dân như Cổng Hành chính công tỉnh Tây Ninh trên ứng dụng Zalo, Cổng Dịch vụ công quốc gia, kênh “Hỏi đáp trực tuyến”, phản ánh, kiến nghị qua số điện thoại đường dây nóng, Tổng đài 1022, đặc biệt là qua Trung tâm Giám sát Điều hành kinh tế xã hội tập trung của tỉnh…nên số lượng phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp cũng tăng lên nhiều so với trước đây.

Nhiều vấn đề cụ thể, các quy định, chính sách, TTHC cũng được các cá nhân, tổ chức hỏi và được các cơ quan có thẩm quyền trả lời trực tiếp công khai, đầy đủ chất lượng tại đây. Đây cũng là các kênh thông tin quan trọng góp phần vào công tác cải cách TTHC của tỉnh.

Trong năm quý I, tỉnh đã tiếp nhận được 28 phản ánh, kiến nghị thông qua Cổng Hành chính công tỉnh trên mạng xã hội zalo, Cổng Dịch vụ công quốc gia và số điện thoại đường dây nóng về TTHC của tỉnh. Các phản ánh, kiến nghị  chủ yếu liên quan đến các lĩnh vực căn cước công dân; đất đai; bảo hiểm xã hội; lao động – thương binh và xã hội; thuế. Tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan xác minh, xử lý các phản ánh, kiến nghị trên, hiện đã xử lý dứt điểm 26 phản ánh, kiến nghị trong kỳ và 02 phản ánh, kiến nghị đang trong quá trình giải quyết.

Ngoài ra, tỉnh đã tích hợp 991/1.818 thủ tục (dịch vụ công mức độ 4) lên Cổng dịch vụ công Quốc gia. 100% hồ sơ giải quyết TTHC được thực hiện thông qua Hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3, 4 đạt 21,06% trên tổng số hồ sơ thủ tục hành chính được nộp.

Trong quý II, tỉnh đề ra nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh cải cách TTHC; thực hiện có hiệu quả dịch vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính và một số TTHC có phát sinh phí/lệ phí; thực hiện tốt Quy chế phối hợp tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính các cấp. Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời trên Cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của tỉnh, ngành, huyện, thị xã, thành phố; thực hiện có hiệu quả các phần mềm điện tử để giảm thiểu tối đa văn bản giấy trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị.

Liên thông tất cả các cơ sở dữ liệu Quốc gia, cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực do các cơ quan ở Trung ương chia sẻ qua trục NGSP về trục LGSP của tỉnh. Đảm bảo 100% dữ liệu của tỉnh, của Trung ương được chỉa sẻ qua trục LGSP. Đồng thời, rà soát, đánh giá lại các dịch vụ công mức độ 4, đảm bảo 100% dịch vụ công đáp ứng đủ điều kiện đưa lên mức độ 4.

Bên cạnh đó, hoàn thiện đề án thí điểm xây dựng đô thị thông minh của Thị xã Hoà Thành và TP.Tây Ninh. Xây dựng Kế hoạch triển khai thí điểm mô hình “làng, xã thông minh” cho xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành…

Quỳnh Như

Hiệu quả qua 02 năm triển khai thí điểm chuyển giao Bộ phận đất đai thành phố Tây Ninh về tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, TTHC tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Tây Ninh.Trung tâm hành chính côngHiệu quả qua 02 năm triển khai thí điểm chuyển giao Bộ phận đất đai thành phố Tây Ninh về tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ, TTHC tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Tây Ninh./PublishingImages/2022/T456/cchc-2nam.jpg

​Ngày 11/10/2019, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh họp có Thông báo Kết luận số 6537/TB -VP ngày 21/10/2019, Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý chủ trương thực hiện thí điểm chuyển giao nhóm TTHC về đất đai, môi trường đang thực hiện tiếp nhận và trả kết quả TTHC tại Bộ phận Một cửa thành phố Tây Ninh về tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Hành chính công tỉnh (nay là Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Tây Ninh). Đồng thời, giao Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh và Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường làm việc thống nhất với UBND thành phố Tây Ninh để triển khai, thực hiện chủ trương nêu trên.

07/04/2022 5:00 CHNoĐã ban hành

Để triển khai chủ trương trên, Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh (nay là Văn phòng UBND tỉnh) đã tổ chức họp ngày 03/12/2019 mời các cơ quan có liên quan như: Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Thông tin và Truyền thông; Bưu điện tỉnh; Cục Thuế tỉnh; Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố, Chi cục thuế; Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND thành phố Tây Ninh họp bàn và đi đến thống nhất chuyển tất cả TTHC về đất đai, môi trường đang thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết tại Bộ phận Một cửa thành phố Tây Ninh về tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Hành chính công tỉnh theo đúng chủ trương của tỉnh. Theo đó, Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh thành phố Tây Ninh và Chi cục Thuế thành phố Tây Ninh cử người qua làm việc tại các quầy của Trung tâm Hành chính công tỉnh…

Nhằm chuẩn bị các điều kiện cần thiết thực hiện thí điểm chuyển giao tất cả TTHC liên quan về đất đai đang thực hiện tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Một cửa thành phố Tây Ninh về thực hiện tại Trung tâm Hành chính công tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh Công văn số 2755/UBND-HCC ngày 12/12/2019 giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục thuế tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông và UBND thành phố Tây Ninh thực hiện các công việc: (1) Sở Tài nguyên và Môi trường khẩn trương rà soát và tham mưu công bố danh mục, nội dung, quy trình nội bộ, quy trình điện tử giải quyết đối với toàn bộ nhóm TTHC về đất đai, môi trường thực hiện thí điểm chuyển giao về tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Hành chính công tỉnh; (2) Cục thuế tỉnh rà soát các nội dung liên quan trong khâu tính thuế, xác định nghĩa vụ tài chính cho người sử dụng đất và cử công chức ngành Thuế ra làm việc tại Trung tâm Hành chính công tỉnh để cùng tiếp nhận và xử lý hồ sơ về đất đai, môi trường theo quy định.

Để việc kịp thời thực hiện việc thí điểm, ngày 3/01/2020, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 08/UBND-HCC về tuyên truyền việc chuyển giao TTHC về tiếp nhận và trả kết quả TTHC tại Trung tâm Hành chính công, tiếp đó ban hành Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 8 tháng 01 năm 2020 về công bố công khai quy trình nội bộ giải quyết các TTHC lĩnh vực TNMT đang thực hiện tại Bộ phận một cửa Thành phố Tây Ninh thí điểm tiếp nhận và trả kêt quả TTHC tại Trung tâm Hành chính công

 

Qua 02 năm triển khai thí điểm, tổng số hồ sơ tiếp nhận: 50.695 hồ sơ. Tổng số trả kết quả TTHC: 50.227 hồ sơ, trong đó, trả kết quả giải quyết TTHC đúng hạn: 50.192 hồ sơ, đạt tỷ lệ: 99,93%. Thực hiện Quy chế số 203/QCPH-BĐTN về tiếp nhận hồ sơ thu hộ phí, lệ phí thuộc lĩnh vực đất đai tại Trung tâm Phục vụ hành chính công, Quầy bưu điện tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh đã tiếp nhận thông qua dịch vụ bưu chính công ích 75 hồ sơ; trả kết quả 502 hồ sơ cho cá nhân, tổ chức theo đúng quy định tại Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, đã thu hộ phí, lệ phí 3.110 hồ sơ với tổng số tiền: 16.329.179.000 đồng.

Việc triển khai thực hiện 4 tại chỗ (Tiếp nhận, thẩm định, ký duyệt và trả kết quả) tại Trung tâm trong quy trình tiếp nhận hồ sơ giải quyết và trả kết quả  đối với thủ tục đăng ký thế chấp và xóa đăng ký thế chấp; đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cập nhật CCCD trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…Qua 02 năm, Trung tâm đã tiếp nhận và giải quyết thực hiện 4 tại chỗ cho cá nhân, tổ chức với tổng số 22.570 hồ sơ. Từ khi triển khai 4 tại chỗ tại Trung tâm đã góp phần cắt giảm chi phí, thời gian chờ đợi, giải quyết nhanh chóng, kịp thời TTHC cho cá nhân, tổ chức theo yêu cầu. Qua đó, tạo được niềm tin, sự hài lòng của nhân dân đối với sự phục vụ của Trung tâm Phục vụ hành chính công.

Thực hiện quy trình liên thông trong giải quyết TTHC giữa ngành Thuế và ngành Tài nguyên và Môi trường trong khâu tính thuế, xác định nghĩa vụ tài chính, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân không phải đi lại nhiều lần giữa hai cơ quan này mà chỉ đến một địa điểm duy nhất là Trung tâm Phục vụ hành chính công để nộp hồ sơ, nhận thông báo thuế, nộp phí, lệ phí và nhận kết quả trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích theo quy định. Qua 02 năm, Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh đã trả kết quả 15.720 thông báo thuế, hướng dẫn khai báo thuế 10.535 hồ sơ, giải đáp về thu tiền sử dụng đất 746 trường hợp.

Kết quả 02 năm thí điểm chuyển giao Bộ phận đất đai thành phố Tây Ninh về tiếp nhận và trả kết quả TTHC tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Tây Ninh cho thấy nét nổi bật trong giải quyết TTHC, đồng thời tạo tạo thuận lợi cho nhân dân trong giải quyết TTHC đặt biệt là TTHC liên quan đến đất đai. Thời gian tới cần duy trì việc thí điểm chuyển giao Bộ phận đất đai thành phố Tây Ninh về tiếp nhận và trả kết quả TTHC tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh Tây Ninh lâu dài, lý do giúp Nhân dân giải quyết nhanh chóng, kịp thời các TTHC liên quan đến đất đai thuộc thành phố Tây Ninh đặt biệt các hồ sơ, TTHC thực hiện 4 tại chỗ đồng thời nhân rộng mô hình ra các huyện, thị xã, thành phố.

 

                                                                                      Đỗ Duy Linh

Hiệu quả của việc thí điểm chuyển giao giải quyết thủ tục đất đai từ thành phố về tỉnhTrung tâm hành chính công; Tuyên truyền CCHCHiệu quả của việc thí điểm chuyển giao giải quyết thủ tục đất đai từ thành phố về tỉnh/PublishingImages/2022/T123/pvhcc.jpg

​Thực hiện chủ trương của Ban chỉ đạo Cải cách hành chính tỉnh, đầu năm 2020, Tây Ninh thực hiện thí điểm chuyển giao nhóm thủ tục hành chính (TTHC) về đất đai, môi trường được thực hiện tại Bộ phận Một cửa thành phố Tây Ninh về tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Hành chính công tỉnh (nay là Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh).

29/03/2022 11:00 SANoĐã ban hành

Người dân đến thực hiện thủ tục hành chính về đất đai tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

Thực hiện công tác chuẩn bị, Văn phòng UBND tỉnh đã trình Chủ tịch UBND tỉnh công bố danh mục TTHC, quy trình nội bộ, quy trình điện tử đối với tổng số 36 TTHC của hai lĩnh vực (34 TTHC thuộc lĩnh vực đất đai và 02 TTHC thuộc lĩnh vực môi trường) thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết tại Bộ phận Một cửa thuộc UBND thành phố Tây Ninh về Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh (Trung tâm).

Xác định các thủ tục về đất đai được các tổ chức, cá nhân thực hiện nhiều nhất, công tác chuẩn bị cần được thực hiện kỹ càng để khi triển khai tạo sự thuận lợi, dễ dàng cho người dân. Ngoài việc chuẩn bị đầy đủ về nhân sự, công tác phối hợp, triển khai thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC đất đai cũng được quan tâm. Văn phòng UBND tỉnh đã ký hợp đồng với Bưu điện tỉnh trong việc vận chuyển các loại hồ sơ, TTHC từ Trung tâm đến các sở, ban, ngành tỉnh và ngược lại tạo sự nhanh chóng trong việc giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức.

Ngay tại Trung tâm cũng đặt hai quầy của Bưu điện tỉnh để trả kết quả giải quyết TTHC cho người dân, tổ chức tại nhà, trụ sở khi có yêu cầu và thực hiện thu hộ các loại phí, lệ phí khi người dân thực hiện TTHC phải đóng phí, lệ phí. Theo thống kê, trong thời gian qua, quầy bưu điện tại Trung tâm đã tiếp nhận thông qua dịch vụ bưu chính công ích 75 hồ sơ; trả kết quả 502 hồ sơ cho cá nhân, tổ chức; đồng thời, đã thu hộ phí, lệ phí 3.110 hồ sơ với tổng số tiền hơn 16,3 tỷ đồng.

Thực hiện quy trình liên thông trong giải quyết TTHC giữa ngành Thuế và ngành Tài nguyên và Môi trường trong khâu tính thuế, xác định nghĩa vụ tài chính, đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân không phải đi lại nhiều lần giữa hai cơ quan này mà chỉ cần đến một địa điểm duy nhất là Trung tâm để nộp hồ sơ, nhận thông báo thuế, nộp phí, lệ phí và nhận kết quả trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích. Kết quả, Trung tâm đã trả kết quả 15.720 thông báo thuế, hướng dẫn khai báo thuế 10.535 hồ sơ, giải đáp về thu tiền sử dụng đất 746 trường hợp.

Qua 02 năm triển khai và thực hiện thí điểm, tính đến ngày 10/3/2022, tổng số hồ sơ được tiếp nhận thuộc lĩnh vực đất đai là 50.695 hồ sơ. Tổng số trả kết quả là 50.227 hồ sơ, trong đó, trả đúng hạn 50.192 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 99,93%); trả trễ hẹn 35 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 0,07%).

So với giai đoạn liền kề trước khi thực hiện thí điểm, số lượng hồ sơ ở lĩnh vực đất đai tiếp nhận tăng gần 4 lần, nhưng số lượng hồ sơ giải quyết quá hạn giảm hơn 16 lần. Số lượng hồ sơ quá hạn từ ba con số được kéo giảm còn hai con số.

Trong thời gian thực hiện thí điểm, tỉnh cũng đã thí điểm thực hiện mô hình “4 tại chỗ” (gồm tiếp nhận, thẩm định, ký duyệt và trả kết quả) tại Trung tâm trong quy trình tiếp nhận hồ sơ giải quyết và trả kết quả đối với thủ tục đăng ký thế chấp và xóa đăng ký thế chấp; đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cập nhật căn cước công dân trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…Kết quả, Trung tâm đã tiếp nhận và giải quyết theo “4 tại chỗ” tổng số 22.570 hồ sơ. Từ đó, đã góp phần cắt giảm chi phí, thời gian chờ đợi, giải quyết nhanh chóng, kịp thời TTHC cho cá nhân, tổ chức theo yêu cầu, tạo được niềm tin, sự hài lòng của nhân dân đối với sự phục vụ của Trung tâm.

Thực tế cho thấy, việc thực hiện thí điểm đã mang lại hiệu quả bước đầu, thể hiện rõ qua kết quả khảo sát mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi đến làm thủ tục về đất đai trên hệ thống máy tính bảng với đa số ý kiến đồng tình, ủng hộ.

Đồng thời, người dân, tổ chức còn tỏ ra hài lòng với thái độ phục vụ của đội ngũ công chức, viên chức tiếp nhận hồ sơ thực hiện thí điểm tại Trung tâm. Qua gần 4.000 lượt khảo sát, đa số người dân, doanh nghiệp đánh giá ở 02 mức “rất hài lòng” và “hài lòng”. Đặc biệt, qua 02 năm, Trung tâm không nhận được phản ánh, kiến nghị nào của cá nhân, tổ chức liên quan đến việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC.

Chính Thuần

Tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN về quỹ gen cấp tỉnh năm 2022Tuyên truyền CCHCTuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN về quỹ gen cấp tỉnh năm 2022/PublishingImages/2022/T123/tb.png

​Ngày 14/3/2022, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Tây Ninh ban hành Thông báo số 06/TB-KHCN về việc tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN về quỹ gen cấp tỉnh năm 2022 đến các đơn vị, cá nhân liên quan đăng ký tham gia dự tuyển chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN về quỹ gen cấp tỉnh năm 2022: “Bảo tồn nguồn gen 03 loài: Gà lôi hông tía (Lophura diardi); Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini); Công xanh Việt Nam (Pavo muticusimperator) tại Vườn quốc gia Lò gòXa mát”.

21/03/2022 10:00 SANoĐã ban hành

1. Hồ sơ đăng ký tham gia tuyển chọn gồm: 

– Hồ sơ pháp lý của tổ chức chủ trì:

+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức chủ trì;

+ Điều lệ hoạt động của tổ chức chủ trì (nếu có);

– Đơn đăng ký chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh (Biểu B1-1-DON);

– Thuyết minh nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh theo mẫu quy định: Biểu B1-2a-TMĐTCN, (Dự toán kinh phí đề tài thực hiện theo Quyết định số 13/2016/QĐ-UBND ngày 04/5/2016 của UBND tỉnh Tây Ninh);

– Tóm tắt hoạt động KH&CN của tổ chức đăng ký chủ trì nhiệm vụ KH&CN (Biểu B1-3-LLTC);

– Lý lịch khoa học của cá nhân đăng ký chủ nhiệm và các thành viên thực hiện chính, thư ký khoa học thực hiện nhiệm vụ KH&CN: (Biểu B1-4-LLCN).

– Văn bản xác nhận về sự đồng ý của các tổ chức tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh (Biểu B1-5-PHNC), (nếu có).

– Báo giá thiết bị, nguyên vật liệu chính cần mua sắm, dịch vụ cần thuê để thực hiện nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh (thời gian báo giá không quá 30 ngày tính đến thời điểm nộp hồ sơ). Báo giá được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung trước thời điểm họp thẩm định kinh phí (nếu cần);

– Báo cáo tài chính của 02 đến 03 năm gần nhất của tổ chức chủ trì đã nộp các cơ quan quản lý theo quy định;

– Phương án huy động vốn đối ứng đối với các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh phải có vốn đối ứng.

– Tài liệu liên quan khác, nếu tổ chức đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc  giao trực tiếp thấy cần thiết bổ sung làm tăng tính thuyết phục của hồ sơ hoặc đơn vị quản lý cần làm rõ thông tin trong quá trình tuyển chọn và thẩm định nhiệm vụ.

Chi tiết các biểu liên quan xin truy cập trên website: http://sokhcn.tayninh.gov.vn – mục Đề tài dự án

2.  Cách thức nộp hồ sơ:                 

 – Hồ sơ tham gia tuyển chọn: số lượng bộ hồ sơ gồm 01 bộ hồ sơ gốc (có dấu và chữ ký trực tiếp) và 12 bộ sao, trình bày và in trên khổ giấy A4, sử dụng phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6909:2001, cỡ chữ 14 và 01 bản điện tử của hồ sơ ghi trên đĩa quang (dạng PDF, không đặt mật khẩu), được niêm phong, nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Sở KH&CN tỉnh Tây Ninh trong giờ hành chính hoặc gửi theo đường bưu điện về Sở KH&CN tỉnh Tây Ninh theo địa chỉ:

Sở KH&CN Tây Ninh – Số 211, đường 30/4, phường II, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh.

ĐT: 0276.3825849 (Phòng quản lý khoa học); Email: [email protected]                                                            

Ngoài bì thư ghi rõ: Hồ sơ đăng ký tham gia dự tuyển chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN về quỹ gen cấp tỉnh năm 2022; Tên đề tài; Tên, địa chỉ đơn vị tham gia dự tuyển chủ trì thực hiện đề tài, Tên chủ nhiệm đề tài; Danh mục tài liệu có trong hồ sơ.

 – Thời gian nhận hồ sơ: Kể từ ngày ra thông báo đến 16 giờ 30 phút ngày 29/4/2022, ngày nhận hồ sơ được tính là ngày ghi của dấu bưu điện (trường hợp gửi qua bưu điện) hoặc dấu đến của Văn thư Sở KH&CN (trường hợp gửi trực tiếp). Hồ sơ nhận được sau thời hạn trên sẽ không được tham gia tuyển chọn./.

Hội nghị triển khai một số nhiệm vụ tại Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu lên Cổng dịch vụ công Quốc giaTuyên truyền CCHCHội nghị triển khai một số nhiệm vụ tại Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu lên Cổng dịch vụ công Quốc gia/PublishingImages/2022/T123/trrienkhai.jpg

​Sáng ngày 18/3, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn triển khai một số nội dung của Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu theo Phụ lục 1 của Quyết định số 06/QĐ-TTg. 

18/03/2022 11:00 CHNoĐã ban hành

​Đồng chí Trần Văn Sơn – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Tây Ninh

Tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Tây Ninh có đại tá Trần Văn Luận – Phó Giám đốc Công an tỉnh, Phó trưởng Ban chỉ đạo triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh; các thành viên Ban chỉ đạo tỉnh, tổ giúp việc Ban chỉ đạo tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành. Hội nghị còn được trực tuyến đến điểm cầu cấp huyện.

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Tây Ninh

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Trần Văn Sơn – Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nhấn mạnh, Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào đầu tháng 01/2022. Đây là Đề án liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia, của người dân và doanh nghiệp. Việc triển khai Đề án phải phù hợp với chương trình chuyển đổi số quốc gia với quy mô lớn, được tiến hành trên phạm vi rộng, có sự phối hợp của nhiều bộ, ngành, địa phương và có tính lan tỏa cao, lợi ích thiết thực, hiệu quả, lâu dài. Quá trình thực hiện cần lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và mục tiêu của sự phát triển.

Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Đề án gồm có 5 nhóm lợi ích, với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, trong đó có tiện ích phục vụ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) và cung cấp dịch vụ công trực tuyến là nội dung cốt lõi, tạo cơ sở thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ khác của Đề án.

Các nhiệm vụ của Đề án trong thời gian tới là rất lớn, nhất là những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách phải hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2022, để tạo bước khởi đầu vững chắc hoàn thành các mục tiêu của năm đầu của Đề án, đặc biệt là ứng dụng kết nối, chia sẻ dữ liệu về dân cư để tạo sự chuyển biến thực chất trong số hóa, giảm phiền hà cho người dân khi thực hiện các TTHC tại các cấp chính quyền, thúc đẩy việc triển khai 100% TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, trước hết ưu tiên triển khai 25 dịch vụ công thiết yếu của Đề án.

Để triển khai có hiệu quả Đề án, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương thật sự quan tâm chỉ đạo triển khai tại cơ quan, đơn vị mình, phân công trách nhiệm cụ thể để tổ chức thực hiện đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao. Coi đây là nhiệm vụ ưu tiên của cơ quan, đơn vị mình, kịp thời rà soát điều chỉnh kế hoạch, không để sót việc theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung xử lý dứt điểm các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là 25 dịch vụ công thiết yếu để phục vụ người dân, doanh nghiệp đã được xác định trong Đề án. Các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các bộ được giao chủ trì và Văn phòng Chính phủ để triển khai, cung cấp cho người dân để theo dõi, giám sát để thực hiện thực chất có hiệu quả thực sự tạo tiền đề để triển khai nhân rộng với các dịch vụ công khác.

Tại hội nghị, các đại biểu ở các điểm cầu được hướng dẫn đánh giá chất lượng quản trị công trong thực hiện thủ tục hành chính, bao gồm: hệ thống bản đồ thực thi thể chế; đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của Đề án 06, nhất là 25 dịch vụ công thiết yếu với Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương việc nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ cấp tỉnh (tích hợp, cung cấp dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia; chuẩn hóa thủ tục hành chính; danh mục tài liệu; kết nối, tích hợp, chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Hệ thống định danh và xác thực điện tử phục vụ xác thực, chia sẻ dữ liệu dân cư khi thực hiện TTHC).

Hướng dẫn quy trình và yêu cầu kết nối, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (về mô hình, các bước kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hệ thống định danh, xác thực điện tử; yêu cầu và nội dung cần chuẩn bị để bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đáp ứng yêu cầu kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư).

DP

Danh mục thủ tục hành chính thực hiện thu phí, lệ phí của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịchCải cách TTHCDanh mục thủ tục hành chính thực hiện thu phí, lệ phí của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

​Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch thông báo Danh mục thủ tục hành chính thực hiện thu phí, lệ phí của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

20/01/2022 11:00 CHNoĐã ban hành

DANH MỤC TTHC CỦA SỞ VHTTDL CÓ THU PHÍ, LỆ PHÍ

STTTên TTHCLĩnh vựcMức phí (Ghi rõ số tiền thu)Mức lệ phí (Ghi rõ số tiền thu)Nội dung thu phí, lệ phíCăn cứ pháp lý thu phí, lệ phíA.  CẤP TỈNH​​​​​​1CẤP GIẤY PHÉP PHỔ BIẾN PHIM (Phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu. Phim truyện khi năm trước liền kề, các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương đáp ứng các điều kiện sau: Sản xuất ít nhất 10 phim truyện nhựa được phép phổ biến; Nhập khẩu ít nhất 40 phim truyện nhựa được phép phổ biến)Văn hóa

a) Chương trình ca múa nhạc, sân khấu ghi trên băng đĩa:

– Đối với bản ghi âm: 200.000 đồng/1 block thứ nhất cộng (+) mức phí tăng thêm là 150.000 đồng cho mỗi block tiếp theo (Một block có độ dài thời gian là 15 phút).

– Đối với bản ghi hình: 300.000 đồng/1 block thứ nhất cộng (+) mức phí tăng thêm là 200.000 đồng cho mỗi block tiếp theo (Một block có độ dài thời gian là 15 phút).

b) Chương trình ghi trên đĩa nén, ổ cứng, phần mềm và các vật liệu khác:

– Đối với bản ghi âm:

+ Ghi dưới hoặc bằng 50 bài hát, bản nhạc: 2.000.000 đồng/chương trình;

+ Ghi trên 50 bài hát, bản nhạc: 2.000.000 đồng/chương trình cộng (+) mức phí tăng thêm là 50.000 đồng/bài hát, bản nhạc. Tổng mức phí không quá 7.000.000 đồng/chương trình.

– Đối với bản ghi hình:

+ Ghi dưới hoặc bằng 50 bài hát, bản nhạc: 2.500.000 đồng/chương trình;

+ Ghi trên 50 bài hát, bản nhạc: 2.500.000 đồng/chương trình cộng (+) mức phí tăng thêm là 75.000 đồng/bài hát, bản nhạc. Tổng mức phí không quá 9.000.000 đồng/chương trình.

 Thu phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khácThông tư số 288/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính2CẤP GIẤY PHÉP PHỔ BIẾN PHIM CÓ SỬ DỤNG HIỆU ỨNG ĐẶC BIỆT TÁC ĐỘNG ĐẾN NGƯỜI XEM PHIM (Do các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương sản xuất hoặc nhập khẩu)Văn hóa

a) Chương trình ca múa nhạc, sân khấu ghi trên băng đĩa:

– Đối với bản ghi âm: 200.000 đồng/1 block thứ nhất cộng (+) mức phí tăng thêm là 150.000 đồng cho mỗi block tiếp theo (Một block có độ dài thời gian là 15 phút).

– Đối với bản ghi hình: 300.000 đồng/1 block thứ nhất cộng (+) mức phí tăng thêm là 200.000 đồng cho mỗi block tiếp theo (Một block có độ dài thời gian là 15 phút).

b) Chương trình ghi trên đĩa nén, ổ cứng, phần mềm và các vật liệu khác:

– Đối với bản ghi âm:

+ Ghi dưới hoặc bằng 50 bài hát, bản nhạc: 2.000.000 đồng/chương trình;

+ Ghi trên 50 bài hát, bản nhạc: 2.000.000 đồng/chương trình cộng (+) mức phí tăng thêm là 50.000 đồng/bài hát, bản nhạc. Tổng mức phí không quá 7.000.000 đồng/chương trình.

– Đối với bản ghi hình:

+ Ghi dưới hoặc bằng 50 bài hát, bản nhạc: 2.500.000 đồng/chương trình;

+ Ghi trên 50 bài hát, bản nhạc: 2.500.000 đồng/chương trình cộng (+) mức phí tăng thêm là 75.000 đồng/bài hát, bản nhạc. Tổng mức phí không quá 9.000.000 đồng/chương trình.

 Thu phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khácThông tư số 288/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính3THỦ TỤC TỔ CHỨC BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TRÊN ĐỊA BÀN QUẢN LÝ (KHÔNG THUỘC TRƯỜNG HỢP TRONG KHUÔN KHỔ HỢP TÁC QUỐC TẾ CỦA CÁC HỘI CHUYÊN NGÀNH VỀ NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN THUỘC TRUNG ƯƠNG, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CÓ CHỨC NĂNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT THUỘC TRUNG ƯƠNG)Biểu diễn nghệ thuậtSố TTĐộ dài thời gian của một chương trình (vở diễn) biểu diễn nghệ thuật

Mức thu phí

(đồng/chương trình, vở diễn)

1Đến 50 phút1.500.0002Từ 51 đến 100 phút2.000.0003Từ 101 đến 150 phút3.000.0004Từ 151 đến 200 phút3.500.0005Từ 201 phút trở lên5.000.000

2. Miễn phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễn đối với chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, đối ngoại cấp quốc gia.

Chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, đối ngoại cấp quốc gia theo quy định tại Thông tư này bao gồm: các hoạt động biểu diễn nghệ thuật nhân kỷ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước, kỷ niệm ngày quốc khánh các nước tại Việt Nam; tổ chức nhân chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam; kỷ niệm ngày sinh nhật của một số lãnh tụ các nước tại Việt Nam hoặc nhân kỷ niệm sự kiện đặc biệt của nước ngoài được tổ chức tại Việt Nam.

 Thu phí thẩm định chương trình nghệ thuật biểu diễnThông tư số 288/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính4PHÊ DUYỆT NỘI DUNG TÁC PHẨM MỸ THUẬT, TÁC PHẨM NHIẾP ẢNH NHẬP KHẨUMua bán hàng hóa quốc tế

1. Đối với tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh:

– Đối với 10 tác phẩm đầu tiên: 300.000 đồng/tác phẩm/lần thẩm định;

– Từ tác phẩm thứ 11 tới tác phẩm thứ 49: 270.000 đồng/tác phẩm/lần thẩm định.

– Từ tác phẩm thứ 50 trở đi: 240.000 đồng/tác phẩm/lần thẩm định, tối đa không quá 15.000.000 đồng/lần thẩm định.

2. Đối với tác phẩm nhiếp ảnh:

– Đối với 10 tác phẩm đầu tiên: 100.000 đồng/tác phẩm/lần thẩm định;

– Từ tác phẩm thứ 11 tới tác phẩm thứ 49: 90.000 đồng/tác phẩm/lần thẩm định.

– Từ tác phẩm thứ 50 trở đi: 80.000 đồng/tác phẩm/lần thẩm định.

 Thu phí thẩm định nội dung văn hóa phẩm xuất khẩu, nhập khẩu (đối với tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh).Thông tư số 260/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính5PHÊ DUYỆT NỘI DUNG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH NHẬP KHẨU (Cấp Giấy phép phổ biến phim đối với phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình do cơ sở điện ảnh thuộc địa phương nhập khẩu; Phim truyện khi năm trước liền kề, các cơ sở điện ảnh thuộc địa phương đáp ứng các điều kiện sau: Sản xuất ít nhất 10 phim truyện nhựa được phép phổ biến; Nhập khẩu ít nhất 40 phim truyện nhựa được phép phổ biến)Mua bán hàng hóa quốc tếSố TTNội dung công việcMức thu 
(đồng)I. Thẩm định và phân loại phim​​ ​​1Phim thương mại: aPhim truyện: a.1Độ dài đến 100 phút (1 tập phim)3.600.000a.2Độ dài từ 101 -150 phút tính thành 1,5 tập a.3Độ dài từ 151 – 200 phút tính thành 02 tập bPhim ngắn: b.1Độ dài đến 60 phút:2.200.000b.2Độ dài từ 61 phút trở lên thu như phim truyện 2Phim phi thương mại: aPhim truyện: a.1Độ dài đến 100 phút (1 tập phim)2.400.000a.2Độ dài từ 101 – 150 phút tính thành 1,5 tập a.3Độ dài từ 151 – 200 phút tính thành 02 tập bPhim ngắn: b.1Độ dài đến 60 phút1.600.000b.2Độ dài từ 61 phút trở lên thu như phim truyện 

 

Ghi chú: Mức thu quy định trên đây là mức thẩm định lần đầu. Trường hợp kịch bản phim và phim có nhiều vấn đề phức tạp phải sửa chữa để thẩm định lại thì các lần sau thu bằng 50% mức thu tương ứng trên đây.

 Thu phí thẩm định kịch bản phim, thẩm định và phân loại phimThông tư số 289/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực điện ảnh6XÁC NHẬN DANH MỤC SẢN PHẨM NGHE NHÌN CÓ NỘI DUNG VUI CHƠI GIẢI TRÍ NHẬP KHẨU (Đối với các sản phẩm nghe nhìn được chứa trong máy móc, thiết bị, linh kiện, phương tiện hoặc sản phẩm nghe nhìn khác ghi trên mọi chất liệu có nội dung vui chơi giải trí, trò chơi điện tử (trừ trò chơi điện tử trực tuyến và trò chơi điện tử quy định tại Điều 10 Thông tư 28) và nội dung văn hóa khác không phải là sản phẩm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 8 Thông tư 28)Mua bán hàng hóa quốc tế

1. Mức thu phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác như sau:

a) Chương trình ca múa nhạc, sân khấu ghi trên băng đĩa:

– Đối với bản ghi âm: 200.000 đồng/1 block thứ nhất cộng (+) mức phí tăng thêm là 150.000 đồng cho mỗi block tiếp theo (Một block có độ dài thời gian là 15 phút).

– Đối với bản ghi hình: 300.000 đồng/1 block thứ nhất cộng (+) mức phí tăng thêm là 200.000 đồng cho mỗi block tiếp theo (Một block có độ dài thời gian là 15 phút).

b) Chương trình ghi trên đĩa nén, ổ cứng, phần mềm và các vật liệu khác:

– Đối với bản ghi âm:

+ Ghi dưới hoặc bằng 50 bài hát, bản nhạc: 2.000.000 đồng/chương trình;

+ Ghi trên 50 bài hát, bản nhạc: 2.000.000 đồng/chương trình cộng (+) mức phí tăng thêm là 50.000 đồng/bài hát, bản nhạc. Tổng mức phí không quá 7.000.000 đồng/chương trình.

– Đối với bản ghi hình:

+ Ghi dưới hoặc bằng 50 bài hát, bản nhạc: 2.500.000 đồng/chương trình;

+ Ghi trên 50 bài hát, bản nhạc: 2.500.000 đồng/chương trình cộng (+) mức phí tăng thêm là 75.000 đồng/bài hát, bản nhạc. Tổng mức phí không quá 9.000.000 đồng/chương trình.

2. Chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khác; chương trình nghệ thuật biểu diễn sau khi thẩm định không đủ điều kiện cấp giấy phép thì không được hoàn trả số phí thẩm định đã nộp.

 Thu phí thẩm định nội dung chương trình trên băng, đĩa, phần mềm và trên vật liệu khácThông tư số 288/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016 của Bộ Tài chính7CẤP GIẤY PHÉP ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ VŨ TRƯỜNGVăn hóa

– Tại các thành phố trực thuộc trung ương và tại các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh: Mức thu phí thẩm định cấp Giấy phép là 15.000.000 đồng/giấy;

– Tại các khu vực khác: Mức thu phí thẩm định cấp Giấy phép là 10.000.000 đồng/giấy.

 

Thu phí thẩm định cấp Giấy phép điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường

 

Thông tư số 01/2021/TT-BTC ngày 07tháng 01 năm 2021 của Bộ Tài chính8CẤP GIẤY PHÉP ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ VŨ TRƯỜNG Văn hóaMức thu phí thẩm định điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu là 500.000 đồng/giấy. Thu phí thẩm định điều chỉnh Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trườngThông tư số 01/2021/TT-BTC ngày 07tháng 01 năm 2021 của Bộ Tài chính9CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAMQuảng cáo3.000.000 đồng/Giấy phép Thu lệ phí cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoàiThông tư số 165/2016/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính10SỬA ĐỔI, BỔ SUNG GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAMQuảng cáo1.500.000 đồng/Giấy phép Thu lệ phí cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoàiThông tư số 165/2016/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính11CẤP LẠI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP QUẢNG CÁO NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAMQuảng cáo1.500.000 đồng/Giấy phép Thu lệ phí cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoàiThông tư số 165/2016/TT-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính12GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH NỘI ĐỊADu lịch

3.000.000 đồng/giấy phép

(Từ ngày 01/01/2022 – 30/6/2022, thực hiện thu phí theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính, mức thu: 1.500.000 đồng/ giấy phép)

 Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địaThông tư 33/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính13CẤP ĐỔI GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH NỘI ĐỊADu lịch

2.000.000 đồng/giấy phép

(Từ ngày 01/01/2022 – 30/6/2022, thực hiện thu phí theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính, mức thu: 1.000.000 đồng/ giấy phép)

 Phí thẩm định cấp đổi Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địaThông tư 33/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính.14CẤP LẠI GIẤY PHÉP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH NỘI ĐỊADu lịch

1.500.000 đồng/giấy phép

(Từ ngày 01/01/2022 – 30/6/2022, thực hiện thu phí theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính, mức thu: 750.000 đồng/ giấy phép)

 Phí thẩm định cấp lại Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địaThông tư 33/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính15CẤP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH NƯỚC NGOÀIDu lịch 3.000.000 đồng/giấy phépLệ phí cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoàiThông tư 33/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính16CẤP LẠI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH NƯỚC NGOÀI TRONG TRƯỜNG HỢP CHUYỂN ĐỊA ĐIỂM  ĐẶT TRỤ SỞ CỦA VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆNDu lịch 1.500.000 đồng/giấy phépLệ phí cấp lại Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoàiThông tư 33/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính17CẤP LẠI GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH NƯỚC NGOÀI TRONG TRƯỜNG HỢP GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN BỊ MẤT, BỊ HỦY HOẠI, BỊ HƯ HỎNG HOẶC BỊ TIÊU HỦYDu lịch 1.500.000 đồng/giấy phépLệ phí cấp lại Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoàiThông tư 33/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính18ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH NƯỚC NGOÀIDu lịch 1.500.000 đồng/giấy phép

Lệ phí điều chỉnh Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài

 

Thông tư 33/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính 19GIA HẠN GIẤY PHÉP THÀNH LẬP VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI VIỆT NAM CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH NƯỚC NGOÀIDu lịch 1.500.000 đồng/giấy phép

Lệ phí gia hạn Giấy phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nước ngoài

 

Thông tư 33/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính20CẤP THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH QUỐC TẾDu lịch

650.000 đồng/thẻ.

(Từ ngày 01/01/2022 – 30/6/2022, thực hiện thu phí theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính, mức thu: 325.000 đồng/ thẻ)

 Phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tếThông tư 33/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính21CẤP THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH NỘI ĐỊADu lịch

650.000 đồng/thẻ.

(Từ ngày 01/01/2022 – 30/6/2022, thực hiện thu phí theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính, mức thu: 325.000 đồng/ thẻ)

 

Phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa

 

Thông tư 33/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính22CẤP LẠI THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCHDu lịch

– 650.000 đồng/thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế hoặc thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa.

– 200.000 đồng/thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểm

(Từ ngày 01/01/2022 – 30/6/2022, thực hiện thu phí theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính, mức thu: 325.000 đồng/ thẻ và 100.000 đồng/ thẻ)

 

Phí thẩm định cấp lại thẻ hướng dẫn viên du lịch

 

Thông tư 33/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính23CÔNG NHẬN HẠNG CƠ SỞ LƯU TRÚ DU LỊCH : HẠNG 1 SAO,  2 SAO,  3 SAO ĐỐI VỚI  KHÁCH SẠN, BIỆT THỰ DU LỊCH, CĂN HỘ DU LỊCH, TÀU THUỶ LƯU TRÚ DU LỊCHDu lịch

– 1.500.000 đồng/ hồ sơ đề nghị công nhận hạng 1 sao, 2 sao

–  2.000.000 đồng/ hồ sơ đề nghị công nhận hạng 3 sao

 Phí thẩm định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịchThông tư 34/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính24CÔNG NHẬN CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ MUA SẮM ĐẠT TIÊU CHUẨN PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCHDu lịch

1.000.000 đồng/giấy phép

 

 Phí thẩm định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịchThông tư 34/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính25CÔNG NHẬN CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG ĐẠT TIÊU CHUẨN PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCHDu lịch1.000.000 đồng/giấy phép Phí thẩm định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịchThông tư 34/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính26CÔNG NHẬN CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ THỂ THAO ĐẠT TIÊU CHUẨN PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCHDu lịch1.000.000 đồng/giấy phép Phí thẩm định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịchThông tư 34/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính27CÔNG NHẬN CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ VUI CHƠI, GIẢI TRÍ ĐẠT TIÊU CHUẨN PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCHDu lịch1.000.000 đồng/giấy phép

 

 

Phí thẩm định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịchThông tư 34/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính28CÔNG NHẬN CƠ SỞ KINH DOANH DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHOẺ ĐẠT TIÊU CHUẨN PHỤC VỤ KHÁCH DU LỊCHDu lịch1.000.000 đồng/giấy phép Phí thẩm định công nhận cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch khác đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịchThông tư 34/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính29CẤP THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH TẠI ĐIỂMDu lịch

200.000 đồng/thẻ

(Từ ngày 01/01/2022 – 30/6/2022, thực hiện thu phí theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính, mức thu: 100.000 đồng/ thẻ)

 Phí thẩm định cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch tại điểmThông tư 33/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính30CẤP  ĐỔI THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH QUỐC TẾ, THẺ HƯỚNG DẪN VIÊN DU LỊCH NỘI ĐỊADu lịch

650.000 đồng/thẻ.

(Từ ngày 01/01/2022 – 30/6/2022, thực hiện thu phí theo Thông tư số 120/2021/TT-BTC ngày 24/12/2021 của Bộ Tài chính, mức thu: 325.000 đồng/ thẻ)

 Phí thẩm định cấp đổi thẻ hướng dẫn viên du lịchThông tư 33/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ Tài chính31CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN BILLARDS & SNOOKERThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh32CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN BƠI, LẶNThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh33CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN KHIÊU VŨ THỂ THAOThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh34CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN QUẦN VỢTThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh35CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN THỂ DỤC THẨM MỸThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh36CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN THỂ DỤC  THỂ HÌNH VÀ FITNESSThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh37CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN VÕ CỔ TRUYỀN, VOVINAMThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh38CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN VŨ ĐẠO THỂ THAO GIẢI TRÍThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây ninh39CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG  THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN DÙ LƯỢN VÀ DIỀU BAYThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh40CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN QUYỀN ANHThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh41CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN TAEKWONDOThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh42CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN CẦU LÔNGThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh43CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN BÓNG BÀNThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh44CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN BÓNG ĐÁThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh45CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN LÂN SƯ RỒNGThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh46CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN JUDOThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh47CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN KARATEThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh48CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN PATINThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh49CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN YOGAThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh50CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN GOLFThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh51CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN BÓNG NÉMThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh52CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN WUSHUThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh53CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO TRONG TRƯỜNG HỢP BỊ MẤT HOẶC HƯ HỎNG Thể dục thể thao200.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh54CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO TRONG TRƯỜNG HỢP THAY ĐỔI NỘI DUNG GHI TRONG GIẤY CHỨNG NHẬNThể dục thể thao800.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh55CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN BẮN SÚNG THỂ THAOThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh56CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN BÓNG RỔThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh57CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN LEO NÚI THỂ THAOThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh58CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAO ĐỐI VỚI MÔN ĐẤU KIẾM THỂ THAOThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh59CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH CỦA CÂU LẠC BỘ THỂ THAO CHUYÊN NGHIỆPThể dục thể thao1.500.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây Ninh60CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH HOẠT ĐỘNG THỂ THAOThể dục thể thaoKinh doanh 01 môn thể thao: 1.500.000 đồng. Từ môn thứ 02 trở lên thu thêm 500.000 đồng/01 môn nhưng mức thu tối đa không quá 3.000.000 đồng Phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoạt động cơ sở thể thao, câu lạc bộ thể thao chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh Tây NinhNghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tây NinhB.  CẤP HUYỆN​​​​​​1CẤP GIẤY PHÉP ĐỦ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ KARAOKEVăn hóa

1. Tại các thành phố trực thuộc trung ương và tại các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh:

– Từ 01 đến 03 phòng: 4.000.000 đồng/giấy.

– Từ 04 đến 05 phòng: 6.000.000 đồng/giấy.

– Từ 06 phòng trở lên: 12.000.000 đồng/giấy.

2. Tại khu vực khác:

– Từ 01 đến 03 phòng: 2.000.000 đồng/giấy.

– Từ 04 đến 05 phòng: 3.000.000 đồng/giấy.

– Từ 06 phòng trở lên: 6.000.000 đồng/giấy.

 Thu phí thẩm định cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaokeThông tư số 01/2021/TT-BTC ngày 07 tháng 01 năm 2021 của Bộ Tài chính2CẤP GIẤY PHÉP ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP KINH DOANH KARAOKE 

1.Tại các thành phố trực thuộc trung ương và tại các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh: Đối với trường hợp đã được cấp phép kinh doanh karaoke đề nghị tăng thêm phòng là 2.000.000 đồng/phòng, nhưng tổng mức thu không quá 12.00.00 đồng/giấy phép/lần thẩm định.

2. Tại khu vực khác: Đối với trường hợp đã được cấp phép kinh doanh karaoke đề nghị tăng thêm phòng là 1.000.000 đồng/phòng, nhưng tổng mức thu không quá 6.000.000 đồng/giấy phép/lần thẩm định.

3. Mức thu phí thẩm định điều chỉnh giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu là 500.000 đồng/giấy.

 Thu phí thẩm định cấp Giấy phép điều chỉnh giấy phép kinh doanh karaokeThông tư số 01/2021/TT-BTC ngày 07 tháng 01 năm 2021 của Bộ Tài chính

 

Công bố quy trình điện tử sửa đổi, bổ sung giải quyết thủ tục hành chính thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Tây NinhCải cách TTHCCông bố quy trình điện tử sửa đổi, bổ sung giải quyết thủ tục hành chính thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

​Công bố quy trình điện tử sửa đổi, bổ sung giải quyết thủ tục hành chính thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh tại địa chỉ https://dichvucong.tayninh.gov.vn và địa chỉ https://motcua.tayninh.gov.vn

13/01/2022 12:00 CHNoĐã ban hành

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện và UBND cấp xã có trách nhiệm giải quyết các TTHC cho cá nhân, tổ chức đúng với quy trình điện tử đã công bố tại Quyết định này. Chủ trì phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh kịp thời tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh công bố sửa đổi, bổ sung các quy trình nêu trên khi có thay đổi theo quy định pháp luật hiện hành. Tổ chức tuyên truyền phổ biến sâu rộng đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh biết quy trình điện tử giải quyết các TTHC tại các địa chỉ nêu trên để người dân, doanh nghiệp tham khảo, thực hiện khi có nhu cầu. Văn phòng UBND tỉnh Tây Ninh có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định này.

Đẩy mạnh nâng cao các Chỉ số phản ánh nền hành chính của tỉnhChỉ đạo điều hànhĐẩy mạnh nâng cao các Chỉ số phản ánh nền hành chính của tỉnh/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

​Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, ngày 25/6/2021 Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Quyết định số 1364/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án “Thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để cải thiện điểm số và nâng cao vị trí xếp hạng các chỉ số: PCI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS và ICT INDEX của tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2021-2025”. 

11/01/2022 5:00 CHNoĐã ban hành

Đề án đã nêu rõ sự cần thiết phải nâng cao các Chỉ số; phân tích, đánh giá cụ thể kết quả thực hiện từng Chỉ số của tỉnh Tây Ninh trong giai đoạn vừa qua và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để cải thiện điểm số và nâng cao vị trí xếp hạng các Chỉ số của tỉnh trong giai đoạn 2021-2015. Đến nay, sau 06 tháng phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh vẫn chưa nhận được kết quả bước đầu trong việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại Đề án nêu trên của các Sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Cục Thuế tỉnh; Cục Thống kê; Báo Tây Ninh; Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; Viettel Tây Ninh; VNPT Tây Ninh.

 Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội XI tỉnh Tây Ninh, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đặt ra và đảm bảo tiến độ các mục tiêu trong Đề án đã phê duyệt, Ủy ban nhân tỉnh Tây Ninh đề nghị Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Cục Thuế tỉnh; Cục Thống kê; Báo Tây Ninh; Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh; Viettel Tây Ninh; VNPT Tây Ninh tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể và khắc phục những hạn chế được chỉ ra trong Đề án.