Cách xây dựng chiến lược marketing mix cho sản phẩm thuốc “chuẩn bài”

Marketing mix là một chiến lược quen thuộc đối với ngành tiếp thị, được áp dụng rộng rãi vào nhiều lĩnh vực cũng như các mặt hàng khác nhau. Nhưng đối với một sản phẩm có tính đặc biệt cao như thuốc thuộc ngành dược phẩm, thì việc xây dựng chiến lược marketing mix sẽ có phần khác biệt.

Hơn thế, ngành dược nói chung có những quy định rất nghiêm ngặt nên ngay cả marketing cũng cần phải lưu ý đến nhiều vấn đề khác nhau. Vậy làm sao để xây dựng chiến lược marketing mix cho sản phẩm thuố thực sự hiệu quả?

Bạn đã hiểu đúng về chiến lược marketing mix chưa?

Được đề cập đến rất nhiều trong các tài liệu, hướng dẫn về hoạt động, chiến lược tiếp thị nên marketing mix là thuật ngữ đã quá đỗi “thuộc lòng” với dân Marketers. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều người hiểu sai về chiến lược marketing mix – chiến lược tiếp thị hỗn hợp. Điều này khiến việc triển khai không được hiệu quả, các mục tiêu đặt ra đều khó có thể chạm tới. Theo đó, chiến lược marketing mix là một trong những chiến lược tiếp thị được sử dụng với mục đích marketing, giới thiệu, tiếp cận và quảng bá sản phẩm hoặc dịch vụ đến khách hàng mục tiêu.

Bạn đã hiểu đúng về chiến lược marketing mix chưa?

Như vậy, về bản chất thì chiến lược marketing mix cũng có điểm tương đương với các loại chiến lược tiếp thị thông thường khác mà bạn vẫn thường bắt gặp. Nhưng điểm khác biệt lớn nhất của nó sẽ tập hợp các yếu tố tiếp thị quan trọng lại để xác định các mục tiêu, chiến dịch cũng như kế hoạch cụ thể của mình. Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, chiến lược marketing mix sẽ xây dựng dựa trên các yếu tố quan trọng trong hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo nên các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các tệp khách hàng của mình.

Cùng với đó, rất nhiều bạn thường mặc định rằng chiến lược marketing mix sẽ đi liền với mô hình 4P. Không phủ nhận rằng mô hình 4P marketing chính là “đại diện” nổi bật và phổ biến nhất trong các chiến lược marketing mix. Thậm chí, nó còn là nền móng đầu tiên và là mô hình kinh điển đối với xu hướng tiếp thị hỗn hợp. Tuy nhiên, với sự thay đổi của thị trường, nhu cầu của khách hàng, mức độ cạnh tranh khốc liệt nên ngày nay marketing mix được phát triển với rất nhiều mô hình khác nhau. Điển hình như mô hình marketing mix 5P, mô hình marketing mix 4C, mô hình marketing mix 7P,… Vì vậy, nếu muốn triển khai chiến lược marketing mix thì bạn cần phải hiểu rõ những điều này để tránh sự nhầm lẫn.

Marketing mix có phù hợp cho sản phẩm thuốc không?

Không giống như các mặt hàng tiêu dùng thông thường khác, thuốc – dược phẩm là sản phẩm có tính đặc thù chuyên biệt liên quan trực tiếp đến sức khỏe, việc chữa trị bệnh cho người dùng. Cùng với đó, dược phẩm là ngành có chí phí nghiên cứu, sản xuất, phát triển sản phẩm mới rất cao. Ngay cả những người bán thuốc cũng phải được cấp bằng, trải qua quá trình học tập, nghiên cứu bài bản, chuyên sâu. Vì vậy, những người làm marketing cho ngành dược nói chung không hề “nhẹ nhàng” chút nào.

Marketing mix có phù hợp cho sản phẩm thuốc không?

Vấn đề marketing cho sản phẩm thuốc chính là sự kết quả kiến thức tiếp thị cùng với kiến thức ngành dược, để quảng bá, giới thiệu thành công các sản phẩm vào các đối tượng mục tiêu là người bệnh hay nhân viên y tế. Tất nhiên, sẽ cần phải có những chiến lược cụ thể, được xây dựng một cách kỹ lưỡng để đạt được các mục tiêu mong muốn. Vì vậy, nhiều bạn sẽ không khỏi băn khoăn đối với một sản phẩm có sự đặc biệt như thế thì chiến lược marketing mix liệu có còn phù hợp nữa hay không.

Câu trả lời của chúng tôi là hoàn toàn phù hợp, dù là một sản phẩm đặc biệt nhưng khi marketing cho ngành dược vẫn sẽ phải xoay quanh các thành tố quan trọng. Hơn thế, mục đích của hoạt động marketing trong ngành dược cũng không khác so với các ngành khác. Thêm vào đó, marketing mix là một lý thuyết được xây dựng trên sự nghiên cứu, phân tích của hoạt động kinh doanh đối với rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, chiến lược marketing mix còn được xây dựng trên nhiều mô hình khác nhau, phù hợp với các mục tiêu, định hướng kinh doanh của các đơn vị. Nên nếu bạn đang muốn đưa ra một chiến lược marketing lý tưởng cho sản phẩm thuốc của mình sắp tới thì đừng bỏ qua điều này.

Cách xây dựng chiến lược marketing mix cho sản phẩm thuốc

Như các bạn đã biết, chiến lược marketing mix sẽ được phát triển dựa trên một mô hình cụ thể. Tất nhiên, chúng ta sẽ có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau để phù hợp với định hướng, mục tiêu tiếp thị cũng như tiềm lực và khả năng thực tế của doanh nghiệp. Các mô hình marketing mix có mức độ hoàn thiện rất cao, từ đó giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể nhất về thị trường. Để giúp các bạn có được những thông tin hữu ích nhất trong bài ngày hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách xây dựng chiến lược marketing mix cho sản phẩm thuốc dựa trên mô hình 4P. Dù là một mô hình truyền thông, nhưng mức độ hiệu quả của 4P marketing đã được chứng mình qua thời gian dài và phạm vị áp dụng của nó gần như “phủ sóng” tất cả.

Đối với chiến lược sản phẩm

Đối với chiến lược sản phẩm

Chiến lược marketing mix 4P sẽ tập trung vào sản phẩm – yếu tố hàng đầu trong quá trình tiếp thị, truyền thông. Nhất là khi thuốc là sản phẩm vô cùng đặc biệt, tác động trực tiếp đến sức khỏe và kết quả điều trị bệnh. Nên ngay cả việc thay đổi bao bì, hình ảnh, màu sắc không thôi cũng là cả một bài toán khó. Mọi quyết định đưa ra đều cần phải cân nhắc một cách cẩn thận, nếu như bạn không muốn gánh một hậu quả nặng nề.

Vì vậy, chiến lược sản phẩm trong chiến lược marketing mix sẽ liên quan chủ yếu đến vấn đề thúc đẩy các dòng sản phẩm chủ lực hoặc giá trị sản phẩm, thương hiệu. Nó sẽ hạn chế rất nhiều trong việc phát triển sản phẩm mới, nhằm đáp ứng tối ưu nhất cho nhu cầu của khách hàng như các loại hàng hóa thông thường khác. Nhiều doanh nghiệp lớn sẽ lựa chọn định hướng đa dạng sản phẩm thuốc để đánh vào nhiều phân khúc thị trường khác nhau.

Đối với chiến lược giá

Đối với chiến lược giá

Phần lớn, giá các sản phẩm thuốc tại các địa điểm phân phối theo đăng ký kinh doanh sẽ chịu sự kiểm soát chắt chẽ của các cơ quan chức năng. Ngoại trừ các sản phẩm thuộc không kê đơn hoặc thực phẩm chức năng thì các doanh nghiệp có thể chủ động toàn quyền trong việc định giá để cạnh tranh, đảm bảo ưu thế của mình trên thị trường.

Đương nhiên, dù là sản phẩm đặc biệt thì chiến lược giá trong ngành dược vẫn được chú trọng đến rất nhiều. Có rất nhiều kiểu chiến lược giá mà bạn có thể áp dụng, tuy nhiên bạn cũng không thể “một mình một đường” được. Hãy phân tích và khảo sát mức giá thành sản phẩm tương tự trên thị trường để tránh việc đưa ra giá quá cao hay quá thấp.

Đối với chiến lược phân phối

Đối với chiến lược phân phối

Chiến lược phân phối là một điều có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận, quảng bá sản phẩm đến khách hàng. Phần lớn hiện nay, mọi người đều lựa chọn việc mua thuốc trực tiếp tại các cửa hàng, quầy thuốc, nhà thuốc. Tuy nhiên, theo xu hướng chung các tiệm thuốc online cũng được mở cửa rất nhiều. Nên ngoài các nhà phân phối, nhà bán lẻ, các nhân viên y tế thì bạn nên mở rộng cả kênh bán hàng online cho mình.

Ngoài ra, đối với các công ty dược trong nước thì nên tập trung vào chiến lược phân phối theo chuỗi ở các khu vực cụ thể. Còn đối với các công ty phân phối các sản phẩm thuốc quốc tế thì nên đẩy mạnh việc phân phối của mình thông qua các chính sách hợp tác với đối tác của mình.

Đối với chiến lược truyền thông

Đối với chiến lược truyền thông

Trong marketing mix, chiến lược truyền thông được xếp cuối cùng nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tổng thể. Vì vậy, từ các tài liệu in ấn như brochure, leaflet, tờ rơi, banner,… để cần phải xét duyệt và chuẩn bị kỹ lưỡng. Ngoài ra, các thông in trong các ấn phẩm in ấn đều cần phải chờ các cơ quan quản lý xét duyệt. Trong đó, bạn phải cung cấp cho khách hàng của mình đầy đủ các thông tin quan trọng như thành phần của thuốc, chỉ định, liều lượng, hướng dẫn sử dụng,…

Nếu muốn nâng cao hiệu quả truyền thông, các bạn có thể đầu tư vào các TVC, video quảng cáo dành cho các sản phẩm thuốc không kê đơn. Những công cụ này bao giờ cũng mang tính lan truyền, hiệu ứng cao và tiếp cận nhanh chóng với khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cân đối về khoản chi phí sao cho đảm bảo chiến lược của mình không bị giãn đoạn do điều này.

Những điều cần lưu ý trong chiến lược marketing mix cho sản phẩm thuốc

Thuốc là sản phẩm cần thiết và quan trọng đối với người tiêu dùng, nó quyết định đến quá trình điều trị cũng như sức khỏe của chúng ta. Nhất là khi thị trường ngành này có mức độ cạnh tranh rất cao, bên cạnh các doanh nghiệp trong nước còn có sự tham gia của các doanh nghiệp quốc tế. Cùng với đó, đối tượng tiếp cận của ngành dược là rất đa dạng, với các đặc điểm khác nhau. Hơn thế cũng có sự giới hạn nhất định trong hoạt động marketing nói chúng.

Những điều cần lưu ý trong chiến lược marketing mix cho sản phẩm thuốc

Do vậy, khi xây dựng hay triển khai chiến lược marketing cho sản phẩm thuốc các bạn cũng không thể “thích gì thì làm”. Hay mình muốn triển khai hoạt động, chiến dịch như thế nào cũng đều được. Dưới đây sẽ là những lưu ý mà bạn cần phải quan tâm đến.

•    Sản phẩm luôn luôn là yếu tố hốc rễ quan trọng nhất.
•    Đầu tư vào content chất lượng, đầy đủ thông tin quan trọng.
•    Vẫn hướng vào yếu tố cảm xúc để tác động đến tâm lý khách hàng.
•    Đầu tư bài bản, kỹ lưỡng trong từng vấn đề để vừa đáp ứng các quy định lẫn nhu cầu của khách hàng.

Kinh nghiệm từ chiến lược marketing mix của công ty dược Dược Hậu Giang

Nếu bạn vẫn đang “hoang mang” không biết xây dựng chiến lược marketing mix như thế nào để đảm bảo về mặt hiệu quả thì hãy tiếp tục theo dõi những kinh nghiệm từ thực tế ở phần này. Chiến lược marketing mix của công ty Dược Hậu Giang sẽ giúp bạn đúc kết được lại rất nhiều kinh nghiệm hay, hữu ích cho mình.

Kinh nghiệm từ chiến lược marketing mix của công ty dược Dược Hậu Giang

+ Đối với chiến lược sản phẩm: Công ty Dược Hậu Giang đã áp dụng chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và tập trung chủ đạo với 3 dòng sản phẩm chính là thuốc, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm. Trong đó, tối ưu nhất là Hapacol – sản phẩm chủ lực của đơn vị này. 

+ Đối với chiến lược giá: Cùng lúc công ty Dược Hậu Giang áp dụng hai chiến lược giá cho mình để nâng cao ưu thế cũng như phân phối sản phẩm được hiệu quả hơn. Một là chiến lược giá theo chi phí sản xuất và hai là chiến lược giá theo cảm nhận của khách hàng.

+ Đối với chiến lược phân phối: Định hướng lâu dài của công ty Dược Hậu Giang là chuyển trung tâm phân phối thành chi nhánh phân phối – chi nhánh thành công ty con. Từ đó phát triển thành công ty mẹ – con, tạo nên tính chủ động trong việc quản lý cũng như phân phối sản phẩm.

+ Đối với chiến lược truyền thông: Đơn vị này đã đưa ra chiến lược truyền thông rất khôn khéo khi đưa ra các khuyến mại cho nhà phân phối của mình. Từ đó mở rộng hệ thống, xây dựng các mối quan hệ hợp tác cùng có lợi. Thêm vào đó, xây dựng các TVC quảng cáo hấp dẫn thu hút khách hàng. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về việc xây dựng chiến lược marketing mix cho sản phẩm thuốc rất bài bản. Tuy nhiên, việc phát triển chiến lược nói chung còn phải phụ thuộc vào kinh nghiệm, khả năng thực chiến của các đội nhóm. Hơn thế, sẽ có những hạn chế nhất định trong việc làm marketing ngành Dược mà bạn cần phải lưu ý.