Cách xác định và đấu dây motor 1 pha đúng chuẩn
Sử dụng motor 1 pha đòi hỏi người dùng cần biết được cách xác định đấu dây để biết được tụ nào đóng vai trò khởi động, tránh việc đấu sai gây cháy motor. Chính vì vậy, bạn cần xác định và tìm hiểu cách đấu dây motor 1 pha đúng chuẩn. Dưới đây là những thông tin hướng dẫn chi tiết!
Giới thiệu về motor một pha
Dây motor 1 pha là loại động cơ mà cuộn dây quấn stato chỉ có duy nhất 1 cuộn dây pha. Loại động cơ này có nguồn cấp là 1 dây pha và 1 dây nguội. Để có thể mở được máy thì bắt buộc động cơ phải có cuộn dây pha.
Cấu tạo của motor 1 pha gồm 2 phần chính là phần tĩnh và phần quay. Hai bộ phận này của motor chỉ hoạt động khi có dòng điện xoay chiều chạy vào.
Sơ đồ quấn dây motor 1 pha
Nguồn cấp của loại motor 1 pha này chính là 1 dây pha cùng với 1 dây nguội. Do đó, khi chỉ có 1 cuộn dây pha thì động cơ sẽ không hoạt động được nữa. Vì vậy, để có thể mở máy được thì bắt buộc người dùng phải có cuộn dây pha.
- Bước 1: Xác định chính xác cụm dây cần đấu, có nghĩa người thực hiện cần xác định rõ đâu là dây Lo, Hi, R, S, Me,… để đấu cho đúng.
- Bước 2: Tiến hành đấu tụ của động cơ bằng cách lấy 1 dây chạy ® và 1 dây đề (S) đem đấu với nhau.
- Bước 3: 1 dây đề nối vào cụm động cơ, 1 dây làm việc còn lại tiến hành đấu với 1 dây của tụ điện còn lại. Cuối cùng, đem đấu với dây nguồn nữa là hoàn thành.
Sơ đồ quấn dây motor 1 pha tùy vào từng loại thiết bị sử dụng motor này. Dưới đây là ví dụ sơ đồ quấn dây motor 1 pha máy bơm nước:
Cách xác định đầu dây motor 1 pha bằng đồng hồ vạn năng
Dùng đồng hồ vạn năng ở chế độ OHM để dò từng cặp dây và tìm ra cặp dây có điện trở nhỏ hơn hoặc xảy ra hiện tượng nạp xả bởi tụ điện. Đồng thời xác định các đầu dây liên hệ đến hộp chứa tụ khởi động trong đó có ngắt điện ly tâm thì cặp đó chính là dây đề.
Tương tự, với cách xác định 6 đầu dây motor 1 pha, 5 đầu dây, 4 đầu dây có thể xác định cuộn đề và các dây còn lại là cuộn chạy.
Cách đấu đầu dây motor 1 pha
Mục Lục
Cách đấu motor 1 pha 3 dây
- Bước 1: Dùng đồng hồ vạn năng để đo được 3 cặp điện trở chạy qua 3 đầu dây.
- Bước 2: Cặp dây có điện trở lớn nhất được xác định chính là 2 dây R và S và dây còn lại chính là dây C.
- Bước 3: Sau khi xác định được dây C so điện trở dây này với 2 dây còn lại, nếu dây nào có điện trở nhỏ hơn dây C thì là R, còn dây nào có điện trở lớn hơn thì chính là dây S.
Đấu dây theo nguyên tắc: R là dây chạy, S là dây dùng để khởi động và C là dây chung.
Cách đấu dây motor điện 1 pha có 4 dây ra
Động cơ 1 pha sử dụng tụ có 4 đầu ra là 2 dây đen, 1 dây xanh và 1 dây nâu. Có 2 cách thường dùng giúp người dùng xác định đâu là cuộn LV và đâu là cuộn KD khi đấu motor 1 pha 4 dây đó là dùng bằng mắt thường và sử dụng đồng hồ vạn năng.
Bằng mắt thường: Người thực hiện tháo roto ra khỏi stato, tại stato khi đó cuộn LV nằm bên trong và cỡ dây lớn hơn cuộn KD. Cách đấu dây nối 2 đầu dây bất kỳ của dây LV và KD với nhau và nối ra 1 dây nguồn. Dây còn lại của cuộn LV tiến hành nối với dây nguồn còn lại của má tụ. Dây còn lại của cuộn KD thực hiện nối với má tụ còn lại là xong.
Bằng đồng hồ: Sử dụng đo thông mạch trước khi đấu motor 1 pha. Cuộn nào có điện trở lớn hơn thì đó chính là cuộn KD, còn lại là LV. Thực hiện đấu dây tương tự như trên.
Cách đấu dây motor điện 1 pha có 5 dây ra
5 dây ra của motor điện 1 pha được quy định lần lượt là R-S-Hi-Me-Lo.
R: dây chạy
S: dây đề (dây khởi động)
Hi: dây chạy tốc độ cao
Me: dây chạy tốc độ trung bình
Lo: dây chạy tốc độ thấp
Thực hiện đấu dây theo thứ tự R-S-Hi-Me-Lo.
Cách đấu dây motor điện 1 pha có 6 dây ra
Trong 6 đầu dây ra của động cơ nếu có 4 đầu là của cuộn dây chính thì 2 đầu sẽ là của cuộn phụ. Đánh số các đầu dây ở cuộn chính là 1 – 2; 3 – 4, còn ở cuộn phụ là 5 – 6. Đấu nối dây vận hành động cơ tùy vào điện áp nguồn 110V hay 220V.
Bài viết đã hướng dẫn về cách xác định và cách đấu dây motor 1 pha đúng chuẩn. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn!