Cách xác định hạng của chức danh nghề nghiệp

Hiện nay, nhiều giáo viên còn băn khoăn vấn đề chức danh nghề nghiệp là gì và hạng của chức danh nghề nghiệp được xác định như thế nào? Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả bài viết Các xác định hạng của chức danh nghề nghiệp dưới đây.

Hạng chức danh nghề nghiệp là gì?

Hạng chức danh nghề nghiệp là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp (khoản 3 Nghị định 115/2020/NĐ-CP).

Chức danh nghề nghiệp là gì?

Chức danh nghề nghiệp là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp được coi là chứng từ để chứng minh viên chức có đủ trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của từng lĩnh vực nghề nghiệp. Mỗi giáo viên khi tham gia khóa bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ chức danh giáo viên theo đúng quy định.

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Trong đó, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức bao gồm các nội dung nêu tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 115/2020 như:

– Tên của chức danh nghề nghiệp;

– Nhiệm vụ bao gồm những công việc cụ thể phải thực hiện có mức độ phức tạp phù hợp với hạng chức danh nghề nghiệp;

– Tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp;

– Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng;

– Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Nghị định 101/2017/NĐ-CP, chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức có thời gian thực hiện tối thiểu là 06 tuần và tối đa là 08 tuần.

Phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Thứ nhất, về chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học trong các trường tiểu học công lập. Theo quy định tại Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT- BGDĐT-  BNV  gồm có:

+ Giáo viên tiểu học hạng II – Mã số: V.07.03.07

+ Giáo viên tiểu học hạng III – Mã số: V.07.03.08

+ Giáo viên tiểu học hạng IV – Mã số: V.07.03.09

Thứ hai, mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở trong các trường trung học cơ sở công lập áp dụng theo chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở trong các trường trung học cơ sở công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm:

+ Giáo viên trung học cơ sở hạng I – Mã số: V.07.04.10

+ Giáo viên trung học cơ sở hạng II – Mã số: V.07.04.11

+ Giáo viên trung học cơ sở hạng III – Mã số: V.07.04.12

Thứ ba, về chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông công lập – Theo quy định tại Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV– gồm có:

+ Giáo viên trung học phổ thông hạng I – Mã số: V.07.05.13

+ Giáo viên trung học phổ thông hạng II – Mã số: V.07.05.14

+ Giáo viên trung học phổ thông hạng III – Mã số: V.07.05.15

Thứ tư, tiêu chuẩn chung  về đạo đức nghề nghiệp của giáo viên như sau:

+ Có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh;

+ Thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

+ Các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp khác của giáo viên quy định tại Luật Giáo dục và Luật Viên chức.

Giáo viên học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp ở đâu?

Theo thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến ngày 28/02/2019, có 49 cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng được giao nhiệm vụ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập. Cụ thể:

STT

Trường

Thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

1

Cao đẳng Sư phạm Trung ương

Giáo viên mầm non hạng II; hạng III; hạng IV

2

Cao đẳng Sư phạm Trung ương Nha Trang

3

Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP. Hồ Chí Minh

4

Học viện Quản lý giáo dục

– Giảng viên cao cấp hạng I;

– Giảng viên chính hạng II;

– Giảng viên hạng III.

5

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

– Giảng viên cao cấp hạng I;

– Giảng viên chính hạng II;

– Giảng viên hạng III.

– Giáo viên dự bị đại học hạng I; hạng II; hạng III.

– Giáo viên THPT hạng I; hạng II; hạng III.

– Giáo viên THCS hạng I; hạng II; hạng III.

– Giáo viên tiểu học hạng II; hạng III; hạng IV.

– Giáo viên mầm non hạng II; hạng III; hạng IV.

6

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

– Giảng viên cao cấp hạng I;

– Giảng viên chính hạng II;

– Giảng viên hạng III.

– Giáo viên THPT hạng I; hạng II; hạng III.

– Giáo viên THCS hạng I; hạng II; hạng III

– Giáo viên tiểu học hạng II; hạng III; hạng IV

– Giáo viên mầm non hạng II; hạng III; hạng IV.

7

Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội

8

Trường Đại học Vinh

9

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

10

Trường Đại học Cần Thơ

11

Trường Đại học Tây Nguyên

12

Trường Đại học Hồng Đức

13

Trường Đại học Hải Phòng

14

Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

– Giảng viên chính hạng II;

– Giảng viên hạng III.

– Giáo viên THPT hạng I; hạng II; hạng III.

– Giáo viên THCS hạng I; hạng II; hạng III.

– Giáo viên tiểu học hạng II; hạng III; hạng IV.

– Giáo viên mầm non hạng II; hạng III; hạng IV.

15

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

16

Trường Đại học Đồng Tháp

17

Trường Đại học Quy Nhơn

18

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

19

Trường Đại học Tây Bắc

20

Trường Đại học Trà Vinh

21

Trường Đại học Sài Gòn

22

Trường Đại học Đồng Nai

– Giáo viên THPT hạng I; hạng II; hạng III.

– Giáo viên THCS hạng I; hạng II; hạng III.

– Giáo viên tiểu học hạng II; hạng III; hạng IV.

– Giáo viên mầm non hạng II; hạng III; hạng IV.

23

Trường Đại học Phú Yên

24

Trường Đại học An Giang

25

Trường Đại học Quảng Nam

26

Trường Đại học Phạm Văn Đồng

27

Trường Đại học Hà Tĩnh

28

Trường Cao đẳng Sư phạm Bà Rịa – Vũng Tàu

– Giáo viên THCS hạng I; hạng II; hạng III.

– Giáo viên tiểu học hạng II; hạng III; hạng IV.

– Giáo viên mầm non hạng II; hạng III; hạng IV.

29

Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

30

Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai

31

Trường Cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn

32

Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An

33

Trường Đại học Hạ Long

34

Trường Đại học Quảng Bình

35

Trường Cao đẳng Sư phạm Đắk Lắk

36

Trường Đại học Tân Trào

37

Trường Cao đẳng Sư phạm Điện Biên

38

Trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng

39

Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc

40

Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Bình

41

Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang

42

Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên

43

Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai

44

Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế

45

Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang

46

Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận

47

Trường Đại học Hùng Vương

48

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

– Giảng viên cao cấp hạng I.

– Giảng viên chính hạng II.

– Giảng viên hạng III.

49

Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải

– Giảng viên chính hạng II.

– Giảng viên hạng III.

Thay đổi chức danh nghề nghiệp khi nào?

“Thay đổi chức danh nghề nghiệp” là việc viên chức được bổ nhiệm vào một chức danh nghề nghiệp khác phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của vị trí việc làm đang đảm nhiệm. Hiện nay pháp luật quy định tại Điều 29 của Nghị định 115/2020/NĐ-CP như sau:

Điều 29. Thay đổi chức danh nghề nghiệp

Việc thay đổi chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện trong các trường hợp sau:

1. Xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác tương ứng cùng mức độ phức tạp công việc theo yêu cầu của vị trí việc làm;

2. Thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;

3. Xét thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn tương ứng với chức danh được công nhận, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Lưu ý: Về Xét chuyển chức danh nghề nghiệp

– Việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp được thực hiện khi viên chức thay đổi vị trí việc làm mà chức danh nghề nghiệp đang giữ không phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm mới.

– Viên chức được xét chuyển chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp được chuyển.

–  Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định việc xét chuyển chức danh nghề nghiệp theo thẩm quyền phân cấp.

– Khi xét chuyển chức danh nghề nghiệp không kết hợp nâng bậc lương.

Trên đây là những thông tin tư vấn của chúng tôi về các xác định hạng của chức danh nghề nghiệp? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích cho quý độc giả trong quá trình nghiên cứu, học tập cũng như giải quyết vấn đề.