Cách ứng xử của giáo viên với phụ huynh – Như thế nào là phù hợp?

Cách ứng xử của giáo viên với phụ huynh có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dạy học. Nếu bạn biết cách giao tiếp phù hợp, mối quan hệ hai bên sẽ rất tích cực. Tuy vậy, không phải ai cũng đánh giá cao vấn đề này hoặc có cũng không tìm được phương pháp để cải thiện. Đừng lo lắng, những chia sẻ dưới đây của Seoul Academy sẽ giúp bạn có được cách hành xử phù hợp nhất.

Cách ứng xử của giáo viên với phụ huynh – thực trạng nhức nhối 

Xã hội càng phát triển, giáo dục càng được chú trọng và do đó, việc xây dựng mối quan hệ giữa các chủ thể cũng hướng đến kết quả tốt đẹp hơn. Không chỉ ứng xử phù hợp với học sinh, giáo viên còn phải cân nhắc đến quá trình hợp tác với phụ huynh. Việc này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng dạy, giúp các bạn nhỏ học tập tốt hơn và không bị năng lượng tiêu cực tác động. 

Tuy nhiên, trong thực trạng ngày nay, mối quan hệ giữa giáo viên và phụ huynh đang gặp nhiều vấn đề. Đơn cử có thể kể đến các trường hợp đang được báo chí đưa tin rầm rộ như phụ huynh đánh giáo viên, đánh học sinh ngay tại trường. Điều này phản ánh rõ ràng việc giao tiếp giữa hai chủ thể đang gặp khó khăn. Và cách ứng xử của giáo viên với phụ huynh cũng là một phần nguyên nhân. 

Nhiều người đánh giá khá thấp việc xây dựng mối quan hệ với phụ huynh vì nghĩ rằng giá trị nhận được không quá lớn. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ sai lầm vì thực chất, phụ huynh chính là yếu tố then chốt để xây dựng trường học. Nếu giáo viên không tạo được sự tin cậy, phụ huynh có thể hành xử không đúng mực. Mặc dù đây là việc khá khó khăn nhưng bất cứ ai cũng nên quan tâm đến.

Tại sao cần xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh? 

Có rất nhiều lý do để giáo viên và phụ huynh tạo lập mối quan hệ tốt đẹp, thân ái. Bởi thực chất, cả hai đều có mục đích chung hướng đến là giúp con em được phát triển trong môi trường lành mạnh, có thêm kiến thức và rèn luyện đạo đức. Chỉ có sự chung tay giữa cả thầy cô và cha mẹ mới có thể khiến mục tiêu này trở nên hoàn hảo. Trong đó, giá trị đạt được bao gồm: 

Định hướng giảng dạy học sinh

Mỗi ngày, bạn giao tiếp với học sinh của mình khá nhiều, tuy nhiên một lớp có đến hơn 20 em cũng là vấn đề nan giải. Bạn không thể theo sát để biết tường tận mỗi em gặp vấn đề gì và nên xử lý như thế nào. Hơn nữa, đôi khi các em cũng có thể lấp liếm đi những điều mình làm không đúng hoặc không làm. Quãng thời gian ở nhà của các em chỉ có phụ huynh là nắm rõ nhất. 

Phụ huynh là người cung cấp toàn bộ thông tin có lợi cho giáo viên để từ đó, định hướng được việc giảng dạy. Họ sẽ biết con mình học tập như thế nào, có siêng năng làm bài tập về nhà không và gặp vấn đề gì với việc học. Đôi khi, các em còn chia sẻ cả về mối quan hệ với bạn bè mà thầy cô không biết. Bạn cần phải biết những thông tin này để có cách giảng dạy phù hợp nhất trên lớp. 

Quản lý học sinh đúng cách

Mỗi em học sinh sẽ có một đặc điểm khác nhau, có em siêng năng và điềm đạm, có em học giỏi nhưng quá tự tin, có em lại mắc bệnh tự ti. Vì thế, nếu áp dụng chung một phương pháp tiếp cận và giảng dạy thì có thể, bạn sẽ gặp khó khăn khi ở trên lớp. Các em thường thể hiện sự bất mãn của mình thông qua việc không chịu nghe giảng, làm bài tập, làm việc riêng trong lớp. 

Nếu biết cách ứng xử của giáo viên với phụ huynh phù hợp, bạn sẽ giải quyết được điều này. Bạn vừa biết được đặc điểm tính cách các em như thế nào và vấn đề các em gặp phải là gì. Việc quan tâm đúng mực khiến học sinh cảm thấy mình được để ý và sẽ nỗ lực hơn. Bạn cũng tránh được sự phiền lòng vì sự đối phó của các em vì nghĩ thầy cô sẽ không bao giờ gọi điện cho cha mẹ mình.

Tạo môi trường giáo dục tích cực 

Hơn hết, việc hành xử và tạo mối quan hệ tốt đẹp với phụ huynh của mỗi giáo viên sẽ tạo nên môi trường giáo dục tích cực. Các em học sinh sẽ trở nên ngoan ngoãn và chăm chỉ hơn vì cảm thấy mình được quan tâm, được hỗ trợ giải quyết vấn đề. Cha mẹ cũng hiểu thêm về con cái, từ đó có cách dạy dỗ phù hợp. Bạn cũng tạo nên được một tập thể đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. 

Những lời khuyên hay về cách ứng xử của giáo viên với phụ huynh 

Mặc dù hiểu được tầm quan trọng của việc ứng xử với phụ huynh nhưng không phải người giáo viên nào cũng hoàn thiện được điều này. Bởi khác với lý thuyết trên giảng đường sư phạm, trong thực tế có rất nhiều tình huống bạn phải đối mặt. Nếu không biết cách hành xử, mối quan hệ giữa các bên có thể xấu đi rất nhanh. Do đó, bạn hãy tham khảo các lời khuyên sau để định hướng giải quyết: 

Xây dựng niềm tin với phụ huynh và sự tôn trọng

Đây là việc đầu tiên và cũng là khó nhất mà người giáo viên cần làm. Mỗi phụ huynh khi gửi gắm con mình đến trường học đều muốn các em có thêm kiến thức, được rèn luyện đạo đức để trở thành người có ích. Và vì vậy, họ khá quan tâm đến việc con mình học với ai, có được theo dõi sát sao không. Để khiến họ tin tưởng thì bạn phải thể hiện mình quan tâm và hiểu phần nào con của họ. 

>>> Xem thêm: 6 CÁCH GIAO TIẾP THÔNG MINH ĐỂ CÓ ĐƯỢC HIỆU QUẢ TỐT NHẤT

Việc bạn hoàn thành đúng trọng trách của một người giáo viên còn là “chìa khóa” giúp phụ huynh tôn trọng bạn hơn. Họ sẽ cảm thấy vai trò và trách nhiệm của bạn rất lớn, mặt khác cũng thấy ngưỡng mộ sự nhiệt huyết của bạn. Từ đó, mỗi khi cần trao đổi vấn đề liên quan đến học sinh, phụ huynh sẽ trở nên niềm nở và lắng nghe hơn. Nhờ vậy mà mối quan hệ hai bên được giữ tốt đẹp. 

Cân nhắc phương pháp giao tiếp với mỗi phụ huynh 

Tương tự như với các em, phụ huynh cũng sở hữu những đặc điểm tính cách khác nhau. Nếu bạn dùng chung một cách nói chuyện thì có thể làm hài lòng người này nhưng lại phật ý người kia. Chẳng hạn, những phụ huynh làm công việc liên quan đến xã hội sẽ thích trao đổi, tâm sự với giáo viên. Nhưng với người đang làm việc về các con số, họ cần sự ngắn gọn và đơn giản. 

Lúc này, cách ứng xử của giáo viên với phụ huynh đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một gợi ý rất hay được nhiều chuyên gia khuyên mỗi người giáo viên nên làm là xây dựng bản tin lớp học hàng ngày, hàng tuần. Bạn có thể lập một group Facebook hoặc nhóm chat Zalo và mời tất cả phụ huynh tham gia. Mỗi ngày, bạn hãy cập nhật các vấn đề trong lớp lên bản tin để họ theo dõi. 

Lắng nghe chia sẻ của phụ huynh và giải đáp 

Có nhiều phụ huynh dành mối quan tâm đặc biệt đến việc học tập của con mình, do đó thường xuyên liên lạc với giáo viên. Bạn không nên thể hiện sự chán nản, dè chừng khi trao đổi mà hãy để họ cảm thấy bạn vui vẻ và thoải mái. Thực chất, chính điều này cũng giúp bạn bớt đi sự nặng lòng và mệt mỏi với những công việc trên lớp. Bạn hãy lắng nghe và chia sẻ cụ thể để phụ huynh an tâm. 

Chuyên nghiệp và cẩn thận khi có vấn đề phát sinh 

Chắc hẳn, thời gian qua, bạn đã nghe nhiều và đọc nhiều về cách vấn đề không hay giữa giáo viên và phụ huynh. Phần lớn nguyên nhân đến từ phía phụ huynh nhưng với người giáo viên, việc giao tiếp không hiệu quả cũng là một phần tác động. Nếu bạn kiên cường và khéo léo hơn, phụ huynh sẽ cảm thấy mình cần tôn trọng bạn và bình tĩnh trong cách hành xử. 

Nếu để ý, bạn sẽ thấy nguyên nhân sâu xa của việc những bậc cha mẹ này “làm loạn” ở trường học vì họ nghĩ con mình bị ức hiếp, không được quan tâm. Bạn cần phải khiến họ hiểu được vấn đề và có cách giải quyết văn minh. Trong mọi trường hợp, bạn hãy chuyên nghiệp, thể hiện rõ được thái độ và quan điểm của mình. Thờ ơ, giấu giếm hay im lặng đều khiến bạn gặp trở ngại khi dạy học.

Không có sự phân biệt đối xử

Đa số giáo viên đều có cách đối xử như nhau với từng em học sinh, thế nhưng, một bộ phận rất nhỏ lại có sự phân biệt. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà họ có thể khiến các em cảm thấy rõ ràng mình không được thầy cô quan tâm bằng bạn bè. Điều này là không nên vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình giảng dạy của bạn, phụ huynh sẽ không hài lòng và mất đi sự tin tưởng với bạn. 

Mỗi em học sinh khi đến trường đều cần được quan tâm sát sao và có sự chỉ dẫn phù hợp từ người thầy cô. Bạn nắm giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển nên người của các em. Vì vậy, bạn hãy cố gắng dành sự chú ý tương đồng giữa từng học sinh để giúp các em có được quãng thời gian đi học vui vẻ. 

>>> Xem thêm: 5 bước lập kế hoạch giảng dạy đầy đủ và thu hút học sinh

Một số tình huống thường xảy ra giữa giáo viên và phụ huynh

Thực tế, có rất nhiều vấn đề xảy ra đòi hỏi phải có cách ứng xử của giáo viên với phụ huynh chuẩn mực. Nếu đã xác định gắn bó với nghề “lái đò”, bạn phải chuẩn bị cho mình các kiến thức, kỹ năng cần thiết. Một số tình huống được gợi ý sau đây sẽ giúp bạn có thêm cân nhắc về quá trình dạy học của mình: 

Phụ huynh không quan tâm đến con mình 

Đây không phải chuyện hiếm, không chỉ phổ biến ở thành thị mà còn ở nông thôn. Cha mẹ quá bận rộn với công việc của mình sẽ không thể quan tâm sâu sát đến cuộc sống và việc học của con. Một số người lại lấy lý do là mình không hiểu hết về kiến thức trên lớp nên để con “tự vận động”. Với mỗi tình huống như thế này, bạn cần có cách giao tiếp phù hợp để họ quan tâm con mình hơn. 

Phụ huynh không hài lòng về xếp loại của con 

Nếu một ngày, bạn thấy con mình bị xếp hạnh kiểm khá trong khi các năm trước đều tốt, chắc chắn bạn sẽ thắc mắc và liên hệ với giáo viên của con. Với phụ huynh của bạn, họ cũng nghĩ và làm như vậy. Tuy nhiên, một số người sẽ có phản ứng thái quá và có thể đưa ra những lời lẽ không hay khi trao đổi với bạn. Bình tĩnh, chuyên nghiệp giải thích sự thật sẽ là cách hay trong tình huống này. 

Cách ứng xử của giáo viên với phụ huynh có vai trò cực kỳ quan trọng với sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Nếu biết cách, bạn sẽ xây dựng được môi trường giáo dục hoàn hảo, nhận được sự tin cậy và tôn trọng từ các bậc cha mẹ, ông bà. Vì thế, bạn đừng bỏ qua những chia sẻ phía trên của Seoul Academy và cân nhắc cách giao tiếp, giảng dạy phù hợp nhé.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!