Cách Trồng Sả Đơn Giản Tại Nhà Thu Hoạch Quanh Năm – Vua Nệm

Sả là loại cây gia vị phổ biến được dùng rất nhiều trong các món ăn của người Việt. Nhiều người chọn trồng sả tại nhà vì vừa đơn giản và vừa để tiện lợi hơn mỗi khi cần dùng đến. Sả là loại cây dễ trồng, không cần phải chăm sóc quá nhiều, tuy nhiên cần lưu ý một số mẹo để sả luôn được xanh tốt bạn nhé. Vậy đâu là cách trồng sả hiệu quả nhất ? Hãy cùng Vua Nệm đi tìm câu trả lời ngay nhé.

1. Công dụng của cây Sả

Cây sả mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, đó là: 

  • Thanh nhiệt giải độc:

    Sả có tác dụng thanh nhiệt và giải được một số độc tố, hỗ trợ tuần hoàn máu, lưu thông đường tiểu và cải thiện hệ tiêu hóa. Hơn thế nữa, sả còn giúp thanh lọc các độc tố tích trữ ở gan, bàng quang và thận ra ngoài cơ thể một cách hiệu quả.

  • Khử khuẩn, sát trùng:

    Hoạt chất bên trong cây sả có tác dụng như một loại thuốc kháng khuẩn rất hiệu quả trong việc điều trị nhiễm trùng. Bởi các chất bên trong cây sả sẽ làm bất hoạt và có thể tiêu diệt được một số vi khuẩn gây hại.

cách trồng sả tại nhà

  • Ngăn ngừa ung thư:

    Các tế bào bên trong cây sả có chứa chất luteolin – một trong những hoạt chất dùng trong ngăn ngừa và điều trị ung thư hiệu quả. Tác dụng của luteolin chủ yếu là tác động đến tế bào ung thư và gây ức chế, làm chậm quá trình phân bào, sau đó là tiêu diệt tế bào ung thư. Sử dụng sả thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa và cải thiện tình trạng ung thư gan và ung thư vú ở người.

  • Xua đuổi côn trùng:

    Thành phần chính của tinh dầu sả chủ yếu là citronellal và geraniol là những chất tồn tại trong quả chanh. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể sử dụng tinh dầu sả lên da hoặc để sả cây ở một số khu vực quanh nhà để xua đuổi các loại côn trùng như ruồi, muỗi,…

XEM THÊM: Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Sả Lâu Và Đảm Bảo An Toàn Sức Khỏe

Chính vì vậy, nhiều người thường có ý định trồng cây sả ở trong vườn, ban công của gia đình mình, Hãy cùng theo dõi tiếp!

2. Giai Đoạn Chuẩn Bị Trước Khi Trồng Sả 

2.1. Thời vụ trồng cây Sả

Sả là một trong những loại cây ưa ẩm thích trồng ở những vùng có khí hậu mát mẻ, vì vậy người ta thường trồng sả vào mùa xuân từ tháng 2 – 3 và thu hoạch sau 5 – 6 tháng.

cách trồng cây sả

Các tỉnh phía Bắc thường sẽ trồng sả vào đầu xuân, còn các tỉnh miền Nam trồng sả vào đầu mùa mưa. Đó là các thời điểm thích hợp nhất để trồng sả ở mỗi khu vực khác nhau. Và vì sả là loại cây rất dễ trồng nên bạn hoàn toàn có thể trồng sả tại nhà ở bất cứ thời điểm nào bạn cho là phù hợp.

2.2 Đất trồng

Đất trồng là một yếu tố bạn cần quan tâm khi quyết định trồng loại cây này. Đất trồng nên là loại đất thoát nước tốt, môi trường đất trung tính có độ pH khoảng 6 – 7. Bên cạnh đó, bạn có thể trộn đất với một số loại phân bón được ủ hoai mục như tro nhà bếp, phân xanh và một số loại mùn cưa.

Tỷ lệ trộn đất là 5 phần đất nền, 3 phần phân ủ và 2 phần mùn cưa. Đất nền giúp tạo đột chặt cho đất và là nơi tích trữ phân bón để cây hấp thụ, mùn cưa giúp tạo độ xốp hỗ trợ quá trình thoát nước cho cây. 

2.3 Dụng cụ trồng

Sau khi đã chuẩn bị xong phần đất thì dụng cụ trồng cây sả là bước bạn cần chuẩn bị làm tiếp theo. Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ như: thùng xốp, chậu, xẻn, các dụng cụ làm vườn và bao tay. Lưu ý chọn chậu có kích thước vừa phải và phải có lỗ thoát nước phòng cây bị úng.

cách trồng sả kinh doanh

2.4 Chọn cách trồng sả phù hợp

2.4.1 Cách trồng sả từ hạt

Với cách trồng sả gieo hạt cần phải chọn những hạt giống tốt. Bạn nên ngâm hạt với nước ấm khoảng 30 phút, điều này sẽ giúp hạt nhanh nảy mầm hơn. Thời gian để sả nảy mầm khoảng 20 – 22 ngày. Nên gieo hạt với khoảng cách vừa phải từ 40 – 50cm, sâu tầm 5cm để cây phát triển tốt nhất.

Sau khi cây con phát triển đạt 10cm có thể trồng ở vị trí khác. Cách trồng sả bằng hạt ít được áp dụng vì mất rất nhiều thời gian để cây nảy mầm cho đến khi đạt kích thước có thể thu hoạch.

2.4.2 Cách trồng sả bằng nhánh (hom)

Hom sả là trồng bằng cách lấy nhánh cây sả trưởng thành chiết ra từ bụi sả. Thường là các nhánh sả mà các bạn vẫn thường thấy được bày bán ngoài chợ. Cây sả trưởng thành đạt kích thước thu hoạch có sức sống dẻo dai, dễ dàng sinh trưởng trong điều kiện mới. Đặt cây giống với độ sâu vừa phải, tưới nước và theo dõi quá trình sinh trưởng.

Lưu ý cần loại bỏ bớt phần ngọn trước khi đặt cây giống xuống đất, đồng thời tránh ánh nắng trực tiếp phòng cây bị héo do mất nước. Bên cạnh đó, tuyệt đối không bỏ mất phần gốc, loại bỏ gốc quá sâu làm cây mất đi khả năng tạo rễ và chắc chắn việc nhân giống sẽ không đạt hiệu quả. 

cách trồng cỏ sả lá lớn

2.4.3 Cách trồng sả bằng nhánh con

Tương tự với cách nhân giống bằng hom, trồng sả bằng nhánh con cần đảm bảo các yếu tố nhất định để cây sinh trưởng tốt nhất. Bao gồm, cây phải đủ rễ, sạch bệnh và loại bỏ bớt ngọn. Sau khi trồng được 2 tuần các nhánh con sẽ mọc lá mới.

Nhân giống bằng hom hoặc bằng nhánh con giúp khắc phục hoàn toàn nhược điểm của nhân giống bằng hạt. Giúp tiết kiệm công sức và thời gian gieo trồng đồng thời cho năng suất cao.

3. Hướng dẫn cách trồng sả giúp cây phát triển tốt

3.1 Trồng cây

Sau khi đã chuẩn bị đất trồng và hạt giống việc còn lại là đem trồng cây xuống đất và tiếp tục theo dõi quá trình sinh trưởng của cây. Đặt nhánh sả xuống đất sâu khoảng 5cm, cố định nhánh xả nghiêng một góc 60 so với mặt đất, đồng thời phủ thêm một lớp đất mỏng và tưới nước cho cây. Giai đoạn này cây chưa bén rễ cần tránh ánh nắng trực tiếp, liên tục tưới nước cho cây và kiểm soát lượng nước để tránh tình trạng cây bị úng. 

trồng cây sả đúng cách

Sau khoảng 2 tuần khi cây đã thích nghi tốt với môi trường mới, nó bắt đầu ra rễ mới và chồi non. Lúc này bạn có thể chuyển chậu ra chỗ có nhiều ánh sáng, đó chính là điều kiện tốt nhất để cây sinh trưởng nhanh chóng và đạt kích thước có thể thu hoạch.

Bón lót bằng phân hữu cơ và phân lân, tỷ lệ cứ 5kg phân hữu cơ thì trộn cùng 100gr phân lân. Sau khoảng 3 tuần trồng sả, cây bắt đầu sinh trưởng mạnh, lúc này bón thúc bằng phân đạm kết hợp với xới đất và vun gốc. Cứ mỗi tháng lại tiến hành bón thúc và vun gốc như vậy. Cần thường xuyên làm cỏ quanh gốc sả để không bị cạnh tranh chất dinh dưỡng.

3.3 Phòng trừ sâu bệnh

Tinh dầu sả có khả năng xua đuổi côn trùng nên sả ít khi bị côn trùng cắn phá làm hư hại cây. Tuy nhiên, cây vẫn có thể bị một số loại nấm và một số côn trùng đặc biệt tấn công. Các dấu hiệu nhận biết như thân cây có vệt nâu, vàng và nổ lá,… Một số cách bạn có thể áp dụng như dùng nước pha từ tỏi và phun trực tiếp lên có thể khắc phục các tình trạng trên.

Ngoài ra, việc cây bị nổ lá có thể là do thiếu một số dưỡng chất thiết yếu, cần theo dõi để kịp thời bổ sung và phòng tránh bệnh kịp thời.

3.4 Thu hoạch

cách trồng sả trong nhà

Sau khi sả được trồng khoảng 3 – 4 tháng thì có thể thu hoạch được. Bạn nên chọn những nhánh đạt kích thước chuẩn và không bị hư hại sẽ giữ được độ tươi và hương vị khi ăn.

XEM THÊM:

Vậy là Vua Nệm vừa chia sẻ với các bạn cách trồng sả đơn giản tại nhà. Qua bài viết này chắc có lẽ bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về công dụng và cách trồng sả. Vua Nệm hy vọng những bài viết của chúng tôi sẽ là nguồn tham khảo đáng tin cậy của bạn.