Cách trồng dứa trong chậu đơn giản từ 1 quả dứa chín
Bước 1
Hãy chắc chắn rằng quả dứa của bạn không còn xanh hoặc ương. Quả dứa cần chín để tạo nên một cây dứa mới. Cũng cần đảm bảo rằng nó không quá chín bằng cách chạm vào lá, nếu lá dễ dàng bị bong ra nghĩa là quả dứa đã quá chín và không thích hợp để trồng.
Hãy kiểm tra xem dứa có sâu bên trong hay không hoặc xung quanh lá không. Quả dứa có sâu sẽ trông giống như những đốm xám nhỏ.
Hãy chọn một quả dứa tươi, quả vẫn còn cứng, lá có màu xanh chưa chuyển sang vàng hoặc nâu. Vỏ của quả dứa có màu vàng và khi chạm vào vẫn còn cứng. Mùi thơm của quả dứa sẽ có vị ngọt, và đây chính là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu trồng một cây dứa mới.
Bước 2
Cắt phần lá ra khỏi quả dứa. Cầm lấy phần thân quả dứa bằng một tay và dùng tay còn lại để giật cuống lá dứa ra khỏi thân quả. Phương pháp này sẽ đảm bảo phần gốc và cụm lá còn nguyên để rễ có thể phát triển từ đây.
Nếu gặp khó khăn trong việc vặt phần lá dứa khỏi quả dứa, bạn có thể dùng dao để cắt phần đầu quả dứa ra để lấy phần cuống lá này. Nếu bạn chỉ lấy được các lá dứa, mà không lấy được cả cụm thì rễ không thể phát triển được, do vậy bạn cần làm thật cẩn thận.
Bước 3
Bỏ đi một vài chiếc lá thấp bên ngoài để lộ phần gốc. Cách này sẽ giúp gốc mọc rễ khi trồng nó. Chú ý cắt bộ toàn bộ phần thịt và đế của quả dứa nếu như khi vặt bạn bị lẹm vào phần này.
Để phần lá này khô khoảng 1 tuần. Phần vết cắt ở gốc và những chỗ bạn vặt bớt lá sẽ cứng lại trước khi bạn thực hiện bước tiếp theo.
Bước 4
Đổ một cốc nước lớn, phần miệng cốc thủy tinh này cần phải đủ lớn để vừa với phần gốc của cụm lá dứa bạn đã cắt để có thể bỏ nó vào bên trong, nhưng cũng đủ nhỏ để không làm chìm toàn bộ phần lá dứa.
Cắm vài chiếc tăm vào phần thân của cụm lá dứa. Đặt chúng đối diện nhau và gần ở phần đỉnh của thân. Cắm tăm vào sâu một chút để chúng không bị lệch sang vị trí khác. Sau đó thả phần cuống dứa đã cắm tăm này vào chiếc cốc đã có nước. Những chiếc tăm này sẽ giúp cho phần lá dứa ở phía trên mặt nước và phần thân ở bên dưới mặt nước để giúp cây không bị thối.
Đặt cốc nước này ra vị trí cửa sổ có nắng và chờ cho rễ mọc. Có thể sẽ mất vài ngày đến vài tuần khi những chiếc rễ trắng bắt đầu mọc ra và phát triển. Nhưng lưu ý tránh để cốc ở nơi có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. Hãy thay nước hàng ngày để ngăn sự phát triển của rêu mốc.
Bước 5
Chuẩn bị một chậu đất để trồng, chậu cây này cần phải đủ lớn để có thể chứa quả dứa sau này.. Kiếm một cái chậu cây cao khoảng 15cm, bỏ vào một ít đất vườn, thêm khoảng 30% chất hữu cơ. Đây là tỉ lệ phù hợp để nuôi dưỡng cây dứa.
Khi rễ dứa đã dài vài cm, bạn có thể cây dứa ra trồng vào chậu đất. Nếu bạn trồng quá sớm, có thể cây sẽ bị chết, do vậy lưu ý trồng cây khi rễ đã mọc đủ dài để có thể bám vào đất.
Lèn chặt đất xung quanh đế cuống dứa mà không để đất bám vào lá.
Giữ đất ẩm và ấm. Cây cần môi trường có nắng tự nhiên, ấm và độ ẩm (nơi nhiệt độ ban đêm không thấp hơn 18ºC. Nếu thời tiết khô, hãy tưới cây thường xuyên.
Bạn có thể để chậu cây bên ngoài vào mùa hè, nếu vào mùa đông thì hãy giữ cây ở bên cạnh cửa sổ có nắng. Dứa là loại cây đặc biệt cần nắng, do vậy hãy luôn đảm bảo cây có đủ ánh nắng mặt trời. Và luôn nhớ tưới nước cho cây một tuần một lần, bón phân cho cây 2 lần một tháng trong suốt thời gian mùa hè.
Sau khoảng 1 đến 1,5 năm, cây sẽ cho thu hoạch trái, theo thứ tự hoa màu đỏ, đến hoa màu xanh dương và cuối cùng là quả. Sẽ mất khoảng 6 tháng để cây phát triển toàn diện.
So với cách trồng thông thường, trồng dứa trong chậu cần nhiều thời gian hơn để đậu trái. Điều kiện thuận lợi để cây phát triển tốt là cần nhiệt độ vừa phải, dinh dưỡng tốt, đất mùn xốp và ánh sáng đủ. Mỗi năm, cần bón thêm khoảng 3 lần phân và đầu, giữa và cuối mùa mưa. Sau khi cây bắt đầu nở hoa, để dưỡng quả, bạn có thể bón thêm phân một lần nữa.