Cách Trồng Cây Ớt Đơn Giản, Đúng Chuẩn Ngay Tại Nhà

Cách trồng cây ớt không khó như bạn nghĩ, không tốn nhiều thời gian hay công sức chăm sóc mà cây ớt cho quả rất sai. Chính vì thế mà nhiều gia đình đã tận dụng một góc sân vườn nhỏ hoặc thùng xốp nhỏ để trồng. Cùng Nhựa Sài Gòn tìm hiểu cách trồng ớt sai quả mà ít sâu bệnh qua bài viết này nhé!

Tóm tắt nội dung

Sơ lược về cây ớt

Ớt thuộc loại cây gia vị có sức sống lâu bền. Đặc điểm của cây ớt là thân cỏ, không cao nhưng có rất nhiều cành, lá mọc so le nhau, quả ớt thuôn dài và đầu nhọn. Cây ớt ra quả trong nhiều năm, chúng ta có thể bắt gặp loại cây này với nhiều tên gọi khác như lạt tử, lạt tiêu…

Cách trồng cây ớt

Có lẽ bạn không biết, ở trong trái ớt có chứa chất capsaicin có tác dụng giảm đau, gây tê. Việc ăn ớt khiến bạn đổ mồ hôi, rất tốt cho hệ miễn dịch và góp phần phòng ngừa cảm cúm. Đặc biệt trong trái ớt còn chứa những khoáng chất cần thiết trong việc hình thành những tế bào máu mới. Chính vì điều này, ăn ớt có thể giúp bạn chống lại căn bệnh thiếu máu. Bên cạnh đó, ớt cũng là thực phẩm giúp hỗ trợ giảm cân, cải thiện giấc ngủ…

Xem thêm:

Vì sao nên tự trồng ớt tại nhà?

  • Việc trồng ớt tại nhà không tốn quá nhiều thời gian và công sức. Các công đoạn từ khâu chuẩn bị cho đến bắt tay vào thực hiện và chăm sóc cây ớt gói gọn trong vài bước và bất kỳ ai cũng có thể tự trồng ớt tại nhà.

  • Khi trồng ớt tại nhà, bạn có thể tự mình chọn giống ớt mà gia đình yêu thích và bạn sẽ có nguồn tự cung tự cấp là những trái ớt tươi ngon cho các bữa ăn hàng ngày mà lại đảm bảo vệ sinh.

  • Hơn thế nữa, đây là loại cây dễ trồng, không tốn nhiều diện tích trồng, bạn có thể trồng trong chậu, thùng xốp, khay nhựa… Chọn một góc nhỏ ở ban công hay trên sân thượng là đủ rồi.

Như vậy, còn chần chừ gì nữa mà bạn không tự tay trồng một cây ớt ngay tại nhà phải không nào?

Cách trồng cây ớt

Phân loại ớt, nên trồng loại nào?

Hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều giống ớt. Tùy vào khẩu vị và nhu cầu sử dụng hàng ngày của gia đình mà bạn có thể tùy ý trồng giống ớt mình yêu thích. Sau đây là một vài cái tên cho bạn tham khảo nhé!

Ớt chỉ thiên

Như cái tên gọi độc đáo của nó, ớt chỉ thiên này có quả không hướng xuống dưới mà lại chĩa thẳng lên trời. Loại ớt này được mọi người ưa chuộng bởi quả nhỏ nhưng lại rất cay, phù hợp để làm gia vị chế biến món ăn.

Ớt hiểm

Ớt hiểm còn có cái tên gọi khác là ớt xiêm, có trái nhỏ, thuôn dài, thường mọc thành chùm tầm 2-3 trái. Trái ớt hiểm tuy nhỏ nhưng cay nồng, thường được sử dụng làm gia vị hoặc có tác dụng làm thuốc giảm đau, chữa đau răng, đầy hơi…

Các loại ớt hiện nay

Ớt sừng trâu

Ớt sừng trâu có thể được chia thành nhiều màu như ớt sừng đỏ, ớt sừng xanh… Đặc điểm của loại ớt này là trái nhìn đẹp mắt, vị cay vừa. Ngoài ra, ớt sừng trâu còn được nhiều người trồng với mục đích để làm cảnh.

Ớt chuông

Ớt chuông là loại ớt dành cho những người không ăn được cay, nó có hình dạng giống như một cái chuông với nhiều màu sắc bắt mắt, khi ăn có vị giòn, thường được dùng để trang trí món ăn thêm đặc sắc.

Điều kiện phát triển và thời vụ của cây ớt

Bên cạnh cách trồng cây ớt thì điều kiện phát triển cũng là yếu tố quan trọng để giúp cây luôn khỏe mạnh. Cây ớt thích hợp trồng ở đất thịt nhẹ, loại đất pha cát sẽ dễ thoát nước hơn. Cây ớt sẽ nảy mầm, phát triển cực kỳ tốt khi trong nhiệt độ 25-30 độ. Cây ớt không có khả năng chịu hạn cao và cũng không chịu được úng. Vì thế, để cây sinh trưởng và phát triển tốt, bạn cần cung cấp nhiều ánh sáng cho cây nhé!

Cách trồng cây ớt

Thời vụ của ớt:

  • Vụ thu đông (vụ sớm): Gieo hạt tháng 8-9 dương lịch, trồng cây vào tháng 9-10, thu hoạch từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.

  • Vụ đông xuân (vụ chính): Gieo hạt tháng 10-11, trồng vào tháng 11-12 và thu hoạch từ tháng 2 trở đi. Trong giai đoạn này cây sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất cao.

  • Vụ xuân: Gieo giữa tháng 1, trồng cuối tháng 2 và thu hoạch từ tháng 4-7.

  • Vụ hè thu: Gieo tháng 4-5, trồng vào tháng 5-6 và thu hoạch từ tháng 8 trở đi. Cách trồng ớt đơn giản ở vụ mùa này là trồng trên đất thoát nước tốt để tránh ngập úng và chọn các giống kháng bệnh thán thư.

Cách trồng cây ớt tại nhà đơn giản, hiệu quả

Ngâm ủ hạt

Để hạt ớt nảy mầm thì bạn hãy ngâm chúng trong nước khoảng 50 độ từ 2 đến 8 tiếng để thúc đẩy chúng mau nảy mầm. Và nếu muốn có được nước ấm ở 50 độ thì bạn pha nước nóng với nước lạnh theo tỷ lệ 2:3 là được.

Gieo hạt ớt

Quá trình gieo hạt rất đơn giản, bạn không cần đầu tư khay gieo hạt chuyên nghiệp mà chỉ cần khay làm đá, đục vài lỗ bên dưới là đã gieo được hạt rồi.

Sau khi gieo hạt trong khay, bạn nên để hạt ở nơi có nhiệt độ ấm áp hoặc dùng bóng đèn sợi đốt để cung cấp nhiệt cho chúng. Việc này sẽ thúc đẩy quá trình để hạt mau nảy mầm.

Khi thấy hạt ớt có dấu hiệu nảy mầm thì bạn nên thường xuyên trông nom đến khi tạo thành cây con. Đến khi cây con cao khoảng 10-15cm thì hãy chọn những cây khỏe mạnh, đánh ra khỏi khay và đem đi trồng vào từng chậu đã chuẩn bị sẵn.

Cách trồng cây ớt tại nhà

Trồng cây con

Nếu không muốn tốn công, tốn thời gian gieo hạt thì bạn có thể trồng bằng cây con. Hàng ngày đem chúng ra tắm nắng vài giờ. Số giờ cứ dần tăng lên cho tới khi chúng hoàn toàn thích ứng được môi trường tự nhiên.

Muốn cây phát triển tốt thì bạn có thể bón thêm phân NPK cho cây 2 lần nữa. Một lần khi cây được trồng vào chậu 20-25 ngày. Lần 2 là khi cây bắt đầu kết quả.

Hướng dẫn chăm sóc cây ớt cho nhiều trái

Tưới nước

Bạn nên tưới nước thường xuyên cho cây, 1 lần/ngày nếu đất thoát nước tốt hay trời khô hạn. Còn nếu đất ẩm thì 2 ngày tưới 1 lần. 

Để giữ cho đất luôn ẩm và không bị mất đi chất dinh dưỡng thì nên bỏ thêm rơm rạ hoặc cỏ khô ở dưới gốc cây. Bạn cũng nên thường xuyên nhổ cỏ, xới đất, bắt sâu và bón phân trung bình 1 tháng 1 lần.

Chăm sóc cây ớt

Cắt tỉa cành ớt

Khi cây ớt đủ lớn, nhánh dài khoảng 20cm trở lên thì bạn tiến hành cắt tỉa cành. Nên tỉa những cành dưới điểm phân nhánh để gốc cây được thông thoáng và giữ được lực cho cây. Sau đó tiếp tục tưới nước và kiểm tra độ ẩm của cây.

Một điều cần lưu ý là nếu trồng trong chậu tròn thì chỉ nên trồng 2-3 cây. Còn nếu trồng trong chậu dài thì đảm bảo khoảng cách từ 20-30cm một cây để giúp cây có không gian phát triển.

Thu hoạch và bảo quản ớt

Thu hoạch ớt

Người trồng nên thu hoạch ớt khi nó bắt đầu chuyển màu, có nghĩa là hái trước khi chín. Việc thu hoạch trái già có vệt đỏ giúp kích thích cây tiếp tục ra hoa, đảm bảo số lượng cũng như chất lượng cho đợt sau.

Trong quá trình thu hoạch, bạn nên ngắt cả cuống, tránh làm gãy nhánh cây. Ớt cay thông thường sẽ thu hoạch được từ 35-40 ngày kể từ ngày cây trổ hoa. Nếu vào đúng lúc ớt rộ nhất thì mỗi ngày có thể thu hoạch một lần. Còn bình thường 2 ngày thu hoạch 1 lần.

Thu hoạch ớt

Cách bảo quản ớt được lâu

Mặc dù hạt ớt giúp cho ớt cay hơn nhưng nó cũng là thủ phạm khiến ớt nhanh hỏng. Chính vì thế, sau khi thu hoạch xong, bạn nên tách bỏ hạt ớt ra khỏi trái. Sau đó cho vào túi nhựa để bảo quản trong tủ lạnh, việc này giúp thời gian sử dụng được lâu hơn.

Bạn cũng có thể ngắt cuống ớt, rửa sạch và cho vào túi nilon để bảo quản trong tủ lạnh. Ngay khi cần dùng có thể lấy ra trực tiếp để sử dụng.

Hoặc một cách khác là bạn cắt bỏ cuống, ngâm ớt với nước giấm đường. Điều này sẽ giúp ớt bảo quản được lâu hơn. Ngoài ra còn tăng thêm độ cay và giòn cho trái ớt.

Phòng chống sâu bệnh cho cây ớt

Rệp

  • Rệp là kẻ thù lớn nhất của cây ớt nên bạn cần hết sức lưu ý. Ngoài ra, trong thời tiết nắng nóng, khô hanh, nhện có thể ảnh hưởng tới cây ớt.

  • Các đàn ruồi xanh trên ngọn chồi mềm của cây hoặc trên lá, chúng hút nhựa cây và bài tiết mật dính, kích thích sự phát triển của nấm mốc đen

  • Cách khắc phục: Dùng tay để bóp chết các đàn rệp hoặc có thể sử dụng biện pháp phòng trừ sinh học.

Ruồi trắng

Những con ruồi trắng nhỏ hút nhựa cây và bài tiết mật dính trên cây. Điều này kích thích sự phát triển của nấm mốc.

Cách khắc phục là đặt bẫy dính hoặc sử dụng biện pháp phòng trừ sinh học.

Phòng chống sâu bệnh cho ớt

Mốc xám

  • Nấm phát triển thường có màu xám, có thể bắt đầu dưới dạng các mảng nhợt nhạt hoặc đổi màu. Mốc xám là một bệnh phổ biến ở cây ớt, đặc biệt là trong điều kiện ẩm ướt.

  • Cách khắc phục: Loại bỏ các bộ phận cây bị hư hỏng trước khi chúng có thể bị nhiễm bệnh; Dọn sạch các mảnh vụn bị nhiễm bệnh; Còn đối với trong nhà kính, giảm độ ấm bằng cách thông gió và tránh để cây con quá chen chúc.

Một số lưu ý khi trồng ớt

  • Cây ớt giống cần có ánh sáng tốt để phát triển

  • Hạt giống ớt thích hợp với thời tiết nóng nên bạn có thể trồng trong chậu trên bệ cửa sổ nhà bếp để tạo thêm một chút nhiệt cho cây ớt.

  • Gieo hạt giống ớt càng sớm càng tốt (tháng Giêng hoặc tháng Hai đối với các giống cây nóng)

  • Lý tưởng nhất là gieo hạt ớt ở nhiệt độ khoảng 18-21 độ C

  • Gieo hạt trong bầu nhỏ và độ sâu chỉ khoảng 5mm. Khi hai lá đã phát triển thì chuyển sang chậu lớn hơn, cố gắng không chạm vào rễ trong quá trình chuyển, tránh làm hỏng cây.

  • Thường xuyên tưới nước cho cây nhưng không để đất bị úng

  • Nếu trồng cây con bên ngoài thì đợi cây con cứng dần trong 10-14 ngày, có thể để ngoài trời ban ngày và đem trồng qua đêm

  • Tùy vào từng thời điểm phát triển của cây mà bón phân

  • Trái ớt trên cây càng lâu thì hương vị của chúng càng nóng nhưng điều này sẽ làm giảm khả năng đậu quả cho lần thu hoạch tiếp theo

Nếu bạn đang tìm cách trồng cây ớt cực chuẩn, sai trái thì hãy xem ngay bài viết này nhé. Đừng bỏ qua những bài viết mới nhất của Nhựa Sài Gòn để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác.