Cách trị mụn bọc sưng đỏ tại nhà an toàn
Mụn bọc sưng đỏ khó điều trị, dễ tái phát và để lại sẹo rỗ. Tuy nhiên, nếu sử dụng đúng phương pháp và kiên trì điều trị thì làn da có thể không bị ảnh hưởng. Dưới đây là một số cách trị mụn bọc tại nhà hiệu quả và những lưu ý trong quá trình chăm sóc da bị mụn bọc.
Mục Lục
1.1. Cách trị mụn bọc sưng đỏ bằng tinh dầu tràm trà
Với bất kỳ cách trị mụn bọc tại nhà nào thì bạn cũng nên làm sạch da mặt và lỗ chân lông trước bằng sữa rửa mặt, nước tẩy trang,… sau đó tẩy tế bào chết.
Khi đã thực hiện các bước trên, hãy dùng tinh dầu tràm trà để trị mụn bọc hiệu quả. Tinh dầu tràm trà có khả năng diệt vi khuẩn, virus và nấm rất tốt. Hơn nữa, loại tinh dầu này còn có tác dụng ngăn ngừa sẹo sau khi mụn bọc đã lành.
Cách thực hiện:
- Lấy ra khoảng 1 đến 2 giọt tinh dầu tràm trà rồi thoa lên nốt mụn bọc.
- Để nguyên trong ít nhất 10 phút rồi rửa sạch lại với nước.
- Bạn có thể dùng cách này khoảng 2 đến 3 lần trong một ngày.
Lưu ý tình dầu tràm trà dễ gây kích ứng và cảm giác bỏng rát đặc biệt với những người có làn da nhạy cảm, vì vậy hãy pha loãng nó với một giọt dầu dừa hoặc dầu jojoba hay test thử trên vùng da nhỏ trước khi sử dụng.
1.2. Cách trị mụn bọc tại nhà bằng lá bạc hà
Trong lá bạc hà có chứa một hoạt chất gọi là Menthol, có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, sát khuẩn và gây tê tại chỗ, vì vậy nó sẽ giúp cho tình trạng sưng đỏ, đau nhức do mụn bọc nhanh chóng chấm dứt.
Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị một nắm lá bạc hà tươi, rửa sạch, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Vệ sinh da mặt thật sạch sẽ.
- Đắp phần lá bạc hà đã xay xong lên nốt mụn, giữ yên trong khoảng 15 phút và thực hiện điều này mỗi ngày một lần trong 3 tuần liên tiếp.
1.3. Cách trị mụn bọc giấm táo
Giấm táo là một cách trị mụn bọc ở mũi khá hiệu quả khi chúng trở nên nặng, sưng to hơn và lan ra những vùng khác. Nhờ có tính axit, giấm táo mang lại tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm, làm sạch da và ngăn ngừa nhiễm trùng, hỗ trợ da loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn.
Cách trị mụn bọc ở mũi bằng giấm táo như sau:
- Lấy từ 1 đến 2 giọt giấm táo
- Thoa trực tiếp giấm táo lên các nốt mụn bọc ở mũi và để nó khô tự nhiên
- Giữ yên và rửa sạch lại mặt sau khoảng 15 phút.
- Sử dụng phương pháp 1 lần mỗi ngày.
Giấm táo là một phương pháp hiệu quả để trị mụn bọc, tuy nhiên bạn không nên áp dụng nó đối với các mụn bọc chưa tới mức sưng to, đỏ.
1.4. Tinh dầu ô liu điều trị mụn bọc tại nhà
Tinh dầu oliu mang lại tác dụng trị mụn bọc sưng đỏ nhờ thành phần có chứa một lượng lớn vitamin E, vitamin A và một số polyphenol, giúp diệt khuẩn, giảm vết thâm mụn và làm vô hiệu hóa một số gốc tự do.
Nguyên liệu được sử dụng cho cách trị mụn bọc tại nhà này gồm:
- 1 quả trứng gà
- 2 thìa cà phê dầu ô liu.
Cách thực hiện: Đập trứng gà vào dụng cụ đựng và chỉ lấy lòng đỏ của trứng, đánh tan lòng đỏ rồi thêm dầu ô liu vào, khuấy đều lên rồi dùng hỗn hợp này đắp lên vị trí có mụn bọc, chờ trong 30 phút rồi rửa sạch lại mặt, thực hiện lặp lại mỗi tuần 2 đến 3 lần.
1.5. Cách trị mụn bọc sưng đỏ bằng cà chua
Cà chua có khả năng làm sạch làn da nhờ loại bỏ tế bào chết, cải thiện những tổn thương trên da và có khả năng chống lại các gốc oxy hóa, ngăn ngừa lão hóa.
Chuẩn bị nguyên liệu cho cách trị mụn bọc này như sau:
- Cà chua 1/2 quả, mật ong 2 thìa.
- Ép lấy nước cà chua rồi trộn với mật ong, dùng hỗn hợp thu được thoa lên vùng da bị mụn bọc trong 20 phút, thực hiện 2 lần mỗi tuần.
1.6. Cách trị mụn bọc ở mũi bằng kem đánh răng
Sử dụng kem đánh răng để trị mụn bọc ở mũi là một phương pháp ít được biết đến nhưng mang lại hiệu quả khá tốt. Kem đánh răng với thành phần gồm: Baking Soda, Silica, Sodium Pyrophosphate có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp làm lành vết thương. Ngoài ra, các thành phần dược chất của nó còn giúp ngăn vi khuẩn gây mụn lan rộng ra.
Dưới đây là 2 cách trị mụn bọc ở mũi bằng kem đánh răng có thể áp dụng:
- Dùng kem đánh răng bôi trực tiếp lên nốt mụn bọc ở mũi, trước khi đi ngủ thì rửa sạch lại. Tuy nhiên, đối với da khô, da nhạy cảm bạn chỉ nên giữ kem đánh răng trên mặt của mình trong khoảng 30 phút.
- Pha muối vào kem đánh răng với tỉ lệ 1:2. Trộn đều hỗn hợp này rồi bôi vào các nốt mụn bọc ở mũi, mát-xa mũi, giữ yên trong 30 phút rồi rửa sạch lại mặt.
Nên lưu ý chỉ dùng kem đánh răng có màu trắng, không dùng kem đánh răng có tinh thể hoặc có màu khác vì sẽ không có tác dụng trị mụn, hơn nữa còn có thể gây rát và bỏng da.
1.7. Cách trị mụn bọc hiệu quả bằng tỏi tươi
Kết quả từ một số nghiên cứu rằng tỏi chứa nhiều hoạt chất như diallyl disulfide, allicin và sulphur có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, giảm sưng đỏ. Vì vậy, khi sử dụng tỏi để trị mụn sẽ giúp các nốt mụn nhanh chóng giảm đau, hết viêm và biến mất sớm hơn.
Ngoài ra, tỏi cũng có khả năng phục hồi những vùng da bị tổn thương, ngăn sẹo, giảm thâm nám và mang lại làn da trắng sáng cho bạn.
Cách thực hiện:
- Giã nhỏ tỏi tươi, sau đó đắp lên vùng da bị mụn bọc từ 15 đến 20 phút
- Rửa lại mặt thật sạch bằng nước ấm.
Khi dùng tỏi để đắp lên mặt bạn nên lưu ý tránh để quá lâu tỏi trên da vì thành phần Sulfur sẽ khiến da bạn bỏng rát, cũng tránh để tỏi quá gần mắt vì sẽ khiến mắt bạn bị cay.
1.8. Cách trị mụn bọc tại nhà bằng rau diếp cá
Diếp cá là loại rau có tác dụng cân bằng độ pH rất tốt với những ai có làn da dầu. Đặc biệt, chúng còn có hoạt tính kháng viêm, sát khuẩn giúp ngăn hình thành mụn bọc rất hữu hiệu. Không những vậy, các khoáng chất và vitamin có trong rau diếp cá còn giúp phục hồi và không để lại vết thâm trên da sau khi mụn đã lành.
Dưới đây là2 cách trị mụn bọc tại nhà với rau diếp cá:
- Dùng nước ép rau diếp cá: Rau diếp cá rửa sạch bằng nước muối loãng rồi xay ra để lấy nước. Bôi nước ép rau diếp cá lên vùng da bị mụn bọc sau khi đã rửa sạch mặt. Thư giãn trong vòng 10 đến 15 phút, có thể kết hợp vừa chờ đợi vừa mát-xa mặt nhẹ nhàng. Rửa sạch lại mặt với nước. Mỗi tuần thực hiện 2 đến 3 lần trước khi đi ngủ.
- Rau diếp cá kết hợp mật ong: Rửa sạch rau diếp cá với nước muối loãng, xay nhuyễn lấy nước cốt. Cho thêm 2 đến 3 thìa cà phê mật ong vào nước cốt đã xay rồi trộn đều. Rửa sạch mặt, lau khô rồi bôi lên vùng da bị mụn bọc. Mát-xa mặt và chờ trong 15 đến 20 phút. Rửa mặt sạch lại với nước ấm, mỗi ngày 3 đến 4 lần.