Cách trị hóc xương cá, hóc vỏ tôm hiệu quả
Hóc xương cá, hóc vỏ tôm là sự cố thường gặp ở trong bữa cơm gia đình, nhất là ở trẻ nhỏ. Vấn đề này nếu không biết cách xử lý, không những gây khó chịu ở cuống họng và còn gây khó khăn trong việc hô hấp, thậm chí có trường hợp còn nguy hiểm đến tính mạng nếu không biết cách trị hóc xương cá, hóc vỏ tôm kịp thời. Cùng Ifarmer tìm hiểu một vài mẹo trị hóc xương hiệu quả qua bài viết dưới nhé!
1. Cách trị hóc xương cá hiệu quả
1.1. Nuốt cơm nóng
Đây là phương pháp dân gian đơn giản và cực kỳ hiệu quả trong những trường hợp mắc xương cá nhỏ, chưa bám sâu vào niêm mạc. Bạn chỉ cần lấy một miếng cơm nóng nuốt ngay để xương cá trôi xuống. Tuy nhiên, nếu làm theo cách này cũng có thể làm cho tình trạng mắc xương cá nghiêm trọng hơn nếu xương cá không những không tuột xuống dưới mà còn bám chắc hơn vào thành niêm mạc. Do đó, nên hạn chế sử dụng phương pháp này với trẻ nhỏ.
1.2. Đẩy bụng và vỗ lưng người bị hóc xương
Phương pháp này được nhiều người thực hiện thành công, cách làm cũng khá đơn giản. Tiến hành sơ cứu bằng cách đan hai tay vào nhau, đặt vào eo người hóc xương rồi đẩy lên trên và kéo mạnh liên tục. Đồng thời kết hợp với việc vỗ lưng phần giữa hai vai để tạo áp lực cho việc đào thải xương ra ngoài.
1.3. Sử dụng đũa
Đây là một phương pháp dân gian được ông bà truyền lại, cách này dựa vào may rủi hơn là dựa vào căn cứ khoa học. Chỉ cần đảo ngược đôi đũa bạn đang cầm trên tay thì theo đó, xương cá cũng biến mất theo. Mẹo vặt này thường áp dụng với trẻ nhỏ, khi vừa mắc xương các bé còn đang hoảng hốt, việc đảo chiếc đũa trên tay của bạn đồng thời hỏi bé hết mắc xương chưa có thể giúp bé quên mất cơn đau và dần bình tĩnh trở lại. Cách làm này chỉ có thể áp dụng với những xương cá nhỏ, mảnh, còn xương cá to có thể không hiệu quả.
1.4. Sử dụng mật ong để chữa hóc xương
Pha hỗn hợp gồm 2 thìa mật ong nguyên chất cùng với nước cốt chanh, sau đó ngậm hỗn hợp này trong miệng khoảng vài phút rồi nuốt. Thực hiện liên tục khoảng 5-6 lần cho đến khi niêm mạc họng giãn nở và xương tuột xuống thì dừng lại.
1.5. Bổ sung vitamin C
Vitamin C có tác dụng làm giãn nở niêm mạc họng, kháng viêm rất tốt đồng thời có thể làm cho xương cá mềm ra và bong khỏi cổ. Bạn có thể uống một ít nước cam, chanh hoặc ngậm vỏ cam chanh trong miệng hoặc trực tiếp ngậm viên C sủi nhỏ. Tuy nhiên, C sủi có chứa nhiều axit và một số chất khác như chất tạo sủi,… nếu ngậm trực tiếp sẽ không tốt cho sức khỏe, nhất là trẻ em.
Những phương pháp trên thường được áp dụng với những loại xương cá không quá to và chưa bám chắc vào niêm mạc. Nếu bạn đã thử những cách trị hóc xương cá trên mà không hiệu quả thì phải đến ngay cơ sơ y tế để bác sĩ kiểm tra và đưa ra hướng xử lý phù hợp nhé. Không nên để tình trạng hóc xương cá kèo dài có thể gây nhiễm trùng vòm họng hoặc gây thủng mạch máu, thủng dạ dày và thậm chí xuất huyết, rất nguy hiểm.
2. Cách trị hóc vỏ tôm hiệu quả
Về cơ bản phương pháp trị hóc vỏ tôm cũng tương tự như cách trị hóc xương cá. Tuy nhiên, tần suất hóc vỏ tôm xuất hiện nhiều ở trẻ em nên những phương pháp ảnh hưởng đến sức khỏe của bé các bạn không nên áp dụng. Phương pháp thường được sử dụng là đẩy bụng và vỗ lưng cho bé. Nếu vỏ tôm mắc ở phía ngoài cuống họng, bạn có thể thấy được thì cũng có thể sử dụng vật gắp đầu kẹp tù hoặc kẹp Frankel để gắp ra ngay. Cần lưu ý, nếu trẻ em bị hóc xương cá hay vỏ tôm cần sơ cứu nhanh chóng tránh gây nguy hiểm cho các bé.
Trên đây là những mẹo dân gian đơn giản và khá hiệu quả khi bạn bị hóc xương cá, hóc vỏ tôm ở nhà. Tuy nhiên, những mẹo vặt này chưa có kiểm chứng khoa học do đó bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng. Đối với xương cá, vỏ tôm to, cắm sâu vào cuống họng thì bạn không nên tự xử lý vì có thể làm tình trạng hóc xương trầm trọng hơn mà cần phải đến ngay cơ sở y tế để được gắp mảnh xương ra kịp thời.