Cách tính lương mới 2021
Sau đây là bảng lương, cách tính lương và phụ cấp giáo viên theo quy định mới về tiền lương và vị trí việc làm tính từ ngày 20/3/2021.
Theo Luật Giáo dục 2019 (có hiệu lực từ 01/7/2020): Tiền lương của giáo viên sẽ được tính theo vị trí việc làm, trình độ đào tạo và theo tính chất phức tạp của nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề.
Theo đó, Cách tính lương của giáo viên = Tiền lương theo vị trí việc làm + phụ cấp đặc thù nghề. (trong cấu trúc tiền lương của giáo viên sẽ không có phụ cấp thâm niên).
TẠI ĐÂY) nên cách tính lương theo vị trí việc làm của giáo viên năm 2021 hiện tại vẫn theo quy định tại Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD và ĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên các cấp, có hiệu lực từ ngày 20/3/2021.
Do thời điểm thực hiện Bảng lương theo vị trí việc làm theo chính sách cải cách tiền lương mới quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW đã bị dời lại (tham khảo chi tiết) nên cách tính lương theo vị trí việc làm của giáo viên năm 2021 hiện tại vẫn theo quy định tại Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD và ĐT về bổ nhiệm, xếp lương giáo viên các cấp, có hiệu lực từ ngày 20/3/2021.
Để biết mức lương, phụ cấp của giáo viên, giảng viên các cấp từ 2021 (sẽ tăngtừ ngày 20/3/2021), chi tiết như sau:
- Bảng lương mới của giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT từ 2021
- Hướng dẫn xếp hạng, xếp lương giáo viên mầm non 2021
- Hướng dẫn xếp hạng, xếp lương giáo viên tiểu học công lập 2021
- Bảng lương, hệ số lương, phụ cấp viên chức giáo dục mới nhất
- Bảng lương giảng viên Đại học, cao đẳng sư phạm
- Các loại phụ cấp mới nhất cho giáo viên từ năm 2021
- Mức hưởng phụ cấp thâm niên giáo viên nhà giáo từ 2021
Quy định về bảng lương theo vị trí việc làm của giáo viên nếu thực hiện cải cách tiền lương
Căn cứ vào quy định tại Luật Giáo dục 2019 và Nghị quyết 27-NQ/TW ngày 21/5/2018, phụ cấp thâm niên nghề sẽ bị bãi bỏ (trừ quân đội, công an, cơ yếu, để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức). Trong đó:
- Phần tiền lương sẽ không còn là tiền lương theo hệ số (không lấy hệ số nhân với lương cơ sở như quy định hiện hành) mà sẽ là tiền lương theo vị trí việc làm (tức có tính toán các yếu tố phù hợp với từng vị trí làm việc), không cào bằng theo hệ số cấp bậc.
Giáo viên sẽ được đánh giá theo bộ chuẩn về năng lực và phẩm chất, chứ không phải nhiều tuổi hơn thì được phụ cấp nhiều hơn.
- Sẽ có khái niệm một lượng tiền ứng với mức ban đầu, nhân với các hệ số. Như vậy lương của giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non, tiểu học và THCS sẽ được tăng lên, đặc biệt với những giáo viên mới vào ngành.
- Phần phụ cấp: Không còn phụ cấp thâm niên (công tác từ 5 năm trở lên được phụ cấp 5%, mỗi năm công tác được thêm 1%), không còn phụ cấp ưu đãi theo nghề mà thay bằng Phụ cấp đặc thù nghề. Phụ cấp đặc thù nghề là phụ cấp được gộp từ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (Ví dụ như ngành Giáo dục và đào tạo, Y tế, Toà án, Viện kiểm sát, Thi hành án dân sự, Thanh tra, Kiểm toán, Hải quan, Kiểm lâm, Quản lý thị trường…)
Tóm lại, lương và phụ cấp giáo viên
từ 01/7/2022
sẽ thay đổi như thế nào?
– Về tiền lương của giáo viên: Có sự thay đổi về kết cấu lương như nêu trên, tiền lương sẽ tăng lên, không giảm và được trả theo đúng công sức lao động của từng vị trí giáo viên. (dự thảo bảng lương giáo viên từ năm 2021 sẽ cập nhật sau).Bảng lương mới của giáo viên từ năm 2021sẽ gắn với trình độ đào tạotheo hệ thống thang bậc lương chungnhưng có phụ cấp đặc thù (ưu đãi) nghề vàkhông có bảng lương riêngso với các ngành nghề khác.
– Về phụ cấp: Bãi bỏ phụ cấp thâm niên giáo viên, gộp các loại phụ cấp hiện có thành chỉ một loại phụ cấp.
– Khi áp dụng chế độ trả lương theo vị trí việc làm, thu nhập sẽ được chi trả theo vị trí hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên…với mức cụ thể nên giáo viên mới ra trường hay đã công tác trong ngành giáo dục 10 hay 20 năm, có bằng cấp chuẩn hay vượt chuẩn cũng không tác động đến việc lương cao hay thấp, sẽ không còn chênh lệch lớn giữa GV mới ra trường và GV có thâm niên lâu năm như hiện nay. Trong khi theo quy định hiện tại, sau 5 năm công tác đầu tiên, GV sẽ được xếp phụ cấp thâm niên với mức 5% lương đang hưởng, mỗi năm công tác tiếp theo sẽ tăng thêm 1%.
– Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực từ ngày 01/7/2020, tuy nhiên việc lương giáo viên không có phụ cấp thâm niên chỉ áp dụng khi nào xây dựng xong bảng lương mới theo vị trí việc làm. Có nghĩa là, hiện tại chế độ chính sách về tiền lương và phụ cấp, trong đó có cả phụ cấp thâm niên, phụ cấp ưu đãi mà giáo viên đang được hưởng vẫn được giữ nguyêncho đến khi có các quy định, hướng dẫn mới của Chính phủ về chính sách cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27 (tức là phải sau ngày 01/7/2022).
– Theo Nghị quyết 27/NQTW về cải cách tiền lương sẽ thực hiện cải cách lương cán bộ, công chức, viên chức (trong đó có giáo viên) dự kiến vào năm 2021. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tại thời điểm ngày 01/7/2021 đã hoãn tăng lương cơ cở từ 1,49 triệu đồng lên 1,6 triệu đồng/tháng. Do đó, việc tăng lương cơ sở hay trả lương theo vị trí việc làm đối với giáo viên bắt đầu từ năm 2021 không thực hiện được.
– Tại Hội nghị lần thứ 13 của BCH Trung ương Đảng bế mạc vào ngày 9/10/2020, BCH Trung ương Đảng đã thống nhất chốt thời điểm thực hiện chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết 27 là kể từ ngày 01/7/2022 chứ không phải từ ngày 01/7/2021. Do đó, nếu thực hiện đúng theo lộ trình này thì phụ cấp thâm niênsẽ bị bỏ từ ngày 01/7/2022.
– Ngày 17/9/2021, Bộ Chính trị nhất trí báo cáo Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội xem xét cho chủ trương về thực hiện lùi thời điểm thực hiện cải cách chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW. Do đó, cách tính lương theo vị trí việc làm của giáo viên trong năm 2021 vẫn theo quy định tại các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT.
– Theo các Thông tư mới nói trên, giáo viên mầm non có bằng Cao đẳng;GV tiểu học, THCS có bằng Đại học sẽ được xếp lương vớihệ số lương khởi điểm cao hơn quy định hiện tại. Chi tiết xem:TẠI ĐÂY
– Theo quy định tại Nghị định 106/2020/NĐ-CP về vị trí việc làm và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập: chậm nhất đến hết ngày 30/6/2021, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phải ban hành Thông tư hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo quản lý, chức danh nghề nghiệp, cơ cấu và định mức số lượng giáo viên đối với đơn vị sự nghiệp công lập; chậm nhất sau 03 tháng kể từ ngày Bộ trưởng Bộ GD và ĐT ban hành văn bản hướng dẫn, các địa phương phải phê duyệt vị trí việc làm và cơ cấu giáo viên của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý. Do đó, sau thời gian 30/9/2021, bảng lương giáo viên theo vị trí việc làm sẽ tiếp tục có sự thay đổi./.
Minh Hùng (Tổng hợp)
Tham khảo:Bảng lương mới từ 2021 của công chức viên chức, công an quân đội
Bài liên quan