Cách Tính Lương Giảng Viên đại Học Năm 2022
Lương giảng viên đại học đang được quan tâm bởi rất nhiều bạn trẻ đang theo học ngành sư phạm. Vậy, cơ hội việc làm của ngành này như thế nào và mức lương giảng viên đại học bao nhiêu? Hãy tìm hiểu trong bài viết này của Mua Bán nhé!
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành sư phạm
Sinh viên chuyên ngành sư phạm sẽ được tham gia giảng dạy và đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau của xã hội.
Làm giáo viên, giảng viên
Sau khi tốt nghiệp sư phạm ra trường có thể làm công việc giảng dạy học sinh, sinh viên các trường mầm non, tiểu học, trung học, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề, cao đẳng,…
Giáo viên, giảng viên là những nghề vô cùng cao quý, đào tạo và sinh ra thế hệ học sinh, sinh viên có vai trò quyết định đối với sự phát triển của đất nước, không gì có thể đong đếm được công lao của những người dạy nghề, người thầy cô trong sự phát triển của mỗi con người.
>>>Xem thêm: Tuyển giáo viên tiếng Anh cần lưu ý những gì?
Làm việc trong các cơ quan nhà nước về quản lý giáo dục
Ngoài việc trở thành một giáo viên, giảng viên trực tiếp giảng dạy, bạn có cơ hội được tham gia vào các cơ quan quản lý giáo dục của địa phương và trung ương như Sở, Phòng giáo dục tại địa phương, công tác tại các cơ quan giáo dục và đào tạo hoặc làm việc trong các trung tâm, tổ chức giáo dục, v.v.
Các cơ quan này có nhiệm vụ chỉ đạo và quản lý quá trình giảng dạy của các trường học thuộc quyền quản lý của cơ quan. Để biết lương giảng viên đại học là bao nhiêu, hãy tiếp tục theo dõi các phần tiếp theo của bài viết này nhé!
Những thông tin về lương giảng viên đại học mà bạn cần biết
Để biết cách tính lương cho giảng viên đại học, bạn cần nắm được cách phân loại lương giảng viên và bậc lương cũng như hệ số lương của họ. Dưới đây là một vài kiến thức cơ bản:
Phân loại lương giảng viên
Đội ngũ giảng viên trong các trường đại học đều là những người có kiến thức và trình độ chuyên môn cao từ Thạc sĩ trở lên.
Giảng viên đại học lương bao nhiêu? Trên thực tế, hiện nay mức lương mới nhất của các giảng viên đại học sẽ được phân loại cụ thể như sau:
- Lương cho giảng viên chính thức.
- Lương giảng viên hợp đồng.
- Lương cho giảng viên vào biên chế.
- Lương cho giảng viên viên chức.
- Lương cho giảng viên đã nghỉ hưu.
- Lương cho giảng viên thuê ở ngoài.
Mỗi loại lương sẽ có những công thức tính cũng như mức trả lương không giống nhau.
>>Xem thêm: Tuyển giáo viên các cấp cần tiêu chuẩn gì? Gợi ý kinh nghiệm tuyển dụng
Bậc lương và hệ số lương của giảng viên
Hãy cùng tìm hiểu về các bậc lương cũng như hệ số lương của giảng viên đại học:
Các bậc lương giảng viên
Với quy định, lương giảng viên đại học được chia ra thành 3 nhóm ngạch lương đó là:
- Viên chức loại A3: Giảng viên cao cấp.
- Viên chức thuộc nhóm A2: Nhóm giảng viên chính.
- Viên chức loại A1: Giảng viên thông thường.
Cho những ai chưa biết thì ngạch lương là một hệ số phân biệt vị trí làm việc của từng cá nhân trong tổ chức. Khái niệm ngạch lương rất quan trọng, liên quan đến việc tính toán lương và xây dựng bảng lương. Mỗi bậc giảng viên sẽ có một mức lương khác nhau.
Hệ số lương giảng viên
Hệ số lương là một hệ số có vai trò thể hiện sự chênh lệch mức tiền lương với các mức lương theo từng ngạch lương, bậc lương và mức lương tối thiểu của từng vùng.
Hệ số lương của giảng viên đại học là bao nhiêu? Mỗi bậc viên chức lại được chia ra nhiều hệ số lương khác nhau tùy theo trình độ học vấn. Khi mới bắt đầu bước chân vào ngành, các giảng viên đại học sẽ được nhận lương ở mức hệ số khởi điểm. Sau đó, tùy vào thâm niên, trình độ, kinh nghiệm cũng như môi trường làm việc mà hệ số lương của giảng viên đó sẽ có những sự thay đổi.
>>> Xem thêm: Cách tính hệ số lương cơ bản và những lưu ý cần biết
Hệ số lương khởi điểm của sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm giảng dạy theo trình độ học vấn hiện nay được phân chia thành 3 bậc, cụ thể:
- Hệ số lương giảng viên Đại học giữ ở mức: 2,34.
- Hệ số lương giảng viên Cao đẳng giữ ở mức: 2,1.
- Hệ số lương giảng viên Trung cấp giữ ở mức: 1,86.
Ngoài ra, hệ số lương của giảng viên đại học được chia như sau:
- Hạng I: 6.20 – 8.00
Được áp dụng với viên chức loại A3 với điều kiện: Bằng tiến sĩ, Ngoại ngữ bậc 4 (B2), Có chứng chỉ hạng I, Tin học đạt chuẩn.
- Hạng 2: 4.40 – 6.78
Được áp dụng với viên chức loại A2 với điều kiện: Bằng thạc sĩ trở lên, Có chứng chỉ hạng II, Ngoại ngữ bậc 3 (B1), Tin học đạt chuẩn.
- Hạng 3: 2.34 – 4.98
Được áp dụng với viên chức loại A1 với điều kiện: Bằng thạc sĩ trở lên, Có chứng chỉ hạng II, Ngoại ngữ bậc 2 (A2), Tin học đạt chuẩn.
Cách tính lương theo bậc lương
Công thức lương
Giảng viên trường đại học lương bao nhiêu? Để có thể tính được lương cho giảng viên đại học thì bạn cần phải nắm được khái niệm mức lương cơ sở. Mức lương cơ sở được xác định là cơ sở để:
- Đo lường, tính toán các khoản liên quan đến lương, quản lý cấp bậc cho giảng viên theo quy định.
- Tính toán chi phí cuộc sống của giảng viên để đưa ra khung lương tiêu chuẩn.
- Tính toán các điều khoản mà trường cần phải trả để có lợi cho giảng viên khi giảng dạy.
Do đó, có thể hiểu một cách đơn giản, lương cơ sở là mức lương tiêu chuẩn nhằm phục vụ nhu cầu sống của giảng viên trong một khoảng thời gian. Qua đó, nhà trường có thể trả lại thu nhập cần thiết cho người lao động.
Mức lương cơ sở mới nhất của giảng viên đại học là 1.6 triệu đồng. Công thức tính lương của giảng viên như sau:
Tổng lương giảng viên đại học được nhận = Lương + phụ cấp ưu đãi – bảo hiểm xã hội
Trong đó:
- Lương là kết quả của phép tính: Hệ số lương x 1.6 (triệu đồng).
- Phụ cấp ưu đãi bằng 30% lương.
- Tiền đóng bảo hiểm xã hội chiếm 10,5% lương.
Nguyên tắc tính lương giảng viên
Để xây dựng bảng lương giảng viên đại học, ngoài việc dựa vào hệ thống lương, hệ số như đã nêu ở trên, còn một số nguyên tắc khác. Nguyên tắc này không chỉ áp dụng đối với các bậc lương giảng viên chính quy, mà còn được áp dụng để xây dựng bảng cho nhiều Tổ chức khác.
- Bội số của thang lương chính là hệ số chênh lệch giữa mức lương cao nhất và thấp nhất. Thông thường, mức chênh lệch được tính là khoảng 5% giữa 2 bậc lương liền kề.
- Mức lương khởi điểm quy định của sinh viên đại học không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
- Công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức năng phù hợp với trình độ, công việc lao động bình thường.
- Phải thường xuyên kiểm tra bảng lương, bảng lương cho phù hợp với tình hình thực tế để sửa đổi, bổ sung.
- Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương giảng viên đại học, nhà trường phải lấy ý kiến của tổ chức đại diện giảng viên tại trường đại học. Thông báo công khai và gửi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để thẩm tra theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng thang bảng lương theo nguyên tắc bình đẳng.
Trên đây là một số thông tin mới nhất về lương giảng viên đại học. Hy vọng rằng, bài viết này hữu ích đối với bạn đọc. Ngoài ra, để cập nhật những tin tức mới nhất về thị trường tìm việc làm trên cả nước, đặc biệt là ở 2 thành phố lớn Hà Nội và TPHCM, hãy truy cập muaban.net
>>> Xem thêm: