Cách Tính Giá Dịch Vụ Spa Chủ Kinh Doanh Bắt Buộc Phải Biết
Cách tính giá dịch vụ spa là một trong những kiến thức về quản lý, kinh doanh mà bất kỳ chủ đầu tư spa nào cũng cần biết để có thể khởi nghiệp thành công và thu về lợi nhuận khổng lồ. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công thức định giá dịch vụ spa dựa trên danh mục sản phẩm (menu).
Mục Lục
Danh mục sản phẩm trong spa là gì?
Trước khi tìm hiểu cách tính giá cost dịch vụ spa, ta cần định nghĩa danh mục sản phẩm là gì. Danh mục sản phẩm được xem như “nhân viên bán hàng” trong spa. Đó là danh sách các sản phẩm, dịch vụ, liệu trình có tại spa, được sắp xếp và trình bày một cách khoa học, rõ ràng và đẹp mắt.
Cách tính giá dịch vụ spa phụ thuộc vào danh mục sản phẩm
(Nguồn ảnh: dungcuthammytriviet)
Về mặt hình thức, danh mục sản phẩm trong spa được chia thành nhiều dạng. Cụ thể như sau:
- Kiểu bảng (tấm bảng ghi tên dịch vụ và giá bán kèm theo)
- Kiểu bìa (thông tin in lên 1 – 2 mặt của bìa cứng)
- Kiểu gấp (thông tin in lên bìa cứng, có thể gấp đôi, gấp ba lại)
- Kiểu sách (thông tin được trình bày theo dạng quyển sách có bìa cứng bên ngoài)
Menu spa có nhiều hình thức thể hiện khác nhau
(Nguồn ảnh: dungcuthammytriviet)
Vai trò của danh mục sản phẩm trong spa
Đối với khách hàng
Nhờ có danh mục sản phẩm, khách hàng sẽ nắm được thông tin rằng spa đó đang kinh doanh những dịch vụ/liệu trình nào, giá cả bao nhiêu…, từ đó sẽ an tâm hơn khi mọi thứ được công khai minh bạch.
Đối với nhân viên
Kỹ thuật viên spa, bác sĩ và các vị trí liên quan sẽ có cơ sở để chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, mỹ phẩm… để thực hiện cho khách, đồng thời upselling và cross-selling nhằm tăng doanh thu cho spa.
Đối với cấp quản lý
Cấp quản lý tại spa sẽ căn cứ vào danh mục sản phẩm và cách tính giá dịch vụ spa để giám sát, điều phối, lập kế hoạch mua mỹ phẩm, vật tư, đảm bảo cung ứng kịp thời và đầy đủ.
Dựa theo danh mục sản phẩm spa, chủ kinh doanh sẽ biết cách định giá dịch vụ spa
(Nguồn ảnh:dungcuthammytriviet)
Các bước xây dựng menu và định giá dịch vụ spa
Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu khách hàng
Trong bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy, nếu sản phẩm bạn tạo ra không đáp ứng được những gì khách hàng cần thì “ế” là chuyện sớm muộn. Các vấn đề bạn nên quan tâm khi khảo sát khách hàng bao gồm độ tuổi, giới tính, thu nhập bình quân, khả năng chi trả… Từ đó bạn sẽ có thể dự đoán lưu lượng khách bình quân, các dịch vụ dự kiến đưa vào kinh doanh…
Bước 2: Kiểm tra năng lực của chính mình
Trong ngành spa, “biết mình biết ta” giúp bạn nắm thế chủ động trong việc lên kế hoạch kinh doanh. Bạn cần xác định khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của spa dựa trên các khía cạnh như trang thiết bị của spa cao cấp đến đâu, nhân lực bạn tuyển vào chuyên về mảng nào, điều kiện bảo quản mỹ phẩm có tốt không…
Định giá bán dịch vụ hợp lý còn phụ thuộc vào chính thực lực của spa đó
(Nguồn ảnh: Ana Mandara Villas Dalat Resort & Spa)
Bước 3: Lên ý tưởng và phác thảo danh mục dự kiến
Ý tưởng spa bao gồm phong cách chủ đạo, loại hình dịch vụ… Dựa theo đó, bạn phác thảo sơ bộ về ý tưởng danh mục sản phẩm (facial/body, thư giãn/điều trị, gói lẻ/combo, mức giá…). Lưu ý danh mục sản phẩm phải luôn dựa trên nhu cầu khách hàng và khả năng đáp ứng thực tế của spa.
Bước 4: Lập dự trù mỹ phẩm, giá vốn, giá bán
Sau khi có danh mục các dịch vụ, bạn cần lập dự trù chi phí vật tư, mỹ phẩm, chi phí khác để xác định giá vốn. Bước này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của spa.
Ví dụ, tên dịch vụ là “Massage facial”, bao gồm các công đoạn như tẩy trang, rửa mặt, lau toner, sử dụng kem massage… Bạn cần xác định sẽ sử dụng loại sản phẩm nào, định lượng ra sao, giá mua đầu vào bao nhiêu… để quyết định giá cost dịch vụ spa.
Cụ thể: từ nước tẩy trang Bioderma hồng 250ml giá 400.000 đồng, bạn cần tính ra 5ml cho một lần sử dụng đáng giá bao nhiêu tiền. Sau đó sẽ tính tiếp đến giá bán sản phẩm.
Cách tính giá cost dịch vụ spa bao gồm chi phí mỹ phẩm, vật tư…
(Nguồn ảnh: bloganchoi)
Bước 5: Kiểm tra, đánh giá danh mục đã phác thảo
Sau 4 bước trên, đến bước kiểm tra. Danh mục đã phác thảo không nên bị trùng lặp sản phẩm, không sai lỗi chính tả, phù hợp với khả năng đáp ứng của spa, đúng mong đợi của khách hàng…
Bước 6: Tiến hành thực hiện
Sau bước kiểm tra, người có thẩm quyền sẽ phê duyệt danh mục đó. Đồng thời, spa sẽ training cho nhân viên về kiến thức, kỹ thuật để thực hiện các dịch vụ (thời lượng mỗi dịch vụ, kỹ thuật cần có, cách thức tư vấn…).
Bước 7: Thiết kế, in ấn danh mục sản phẩm
Sau khi tính giá cost dịch vụ spa, cộng với thống nhất về thiết kế, ta sẽ bước tiếp sang khâu in ấn. Danh mục khi in cần được trình bày khoa học, hài hòa về màu sắc và hình ảnh minh họa, đảm bảo đúng chính tả và thuật ngữ chuyên môn, chỉn chu bộ nhận diện thương hiệu…
Khi in ấn menu spa cần đảm bảo tính đồng bộ về bộ nhận diện thương hiệu
(Nguồn ảnh: In Nhanh Nhanh)
Công thức tính giá bán dịch vụ spa
Giá bán = Tổng chi phí hàng hóa sử dụng cho 1 liệu trình / (100% – % hoa hồng nhân viên) x Định mức giá vốn dự kiến
Theo đó, định mức giá vốn dự kiến thường là 3 – 5% cho các dịch vụ thư giãn và 15 – 25% cho các dịch vụ điều trị.
Lưu ý: Có thể khảo sát thêm giá dịch vụ trên thị trường để có sự cân chỉnh phù hợp.
Để hiểu hơn về công thức này, cũng như cách tính lương cho nhân viên spa, công thức tính lợi nhuận gộp – doanh thu ròng, thời gian hoàn vốn…, bạn có thể tham khảo và đăng ký tham gia khóa quản lý spa.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu cách tính giá dịch vụ spa và các bước lên danh mục sản phẩm trong spa. Cùng đón đọc những bài viết tiếp theo về kiến thức quản lý và kinh doanh spa từ Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu bạn nhé.