Cách tính chu vi hình tròn như thế nào cho chính xác
Hôm nay, chủ đề mà chúng ta cùng nhau khai thác chính là toán học. Thời gian này mà thời gian mà các bạn học sinh học về hình tròn cũng như chu vi hình tròn. Đây là kiến thức cơ bản nhưng cũng có rất nhiều người quên. Vậy ngay bây giờ, chúng ta cùng củng cố kiến thức nhé!
Mục Lục
Khái niệm về hình tròn và đường tròn:
Hình tròn là hình như thế nào?
Trong toán học, hình tròn được định nghĩa là một hình bao gồm tất cả các điểm nằm trên đường tròn và cả các điểm nằm trong đường tròn đó nữa.
Vậy thế, đường tròn là như thế nào?
Đường tròn tâm O bán kính R là một đường tròn bao gồm các điểm cách tâm O một khoảng bán kính R nhất định. Ta thấy, bất kỳ điểm nào nằm trên đường tròn và có đường tròn nối trực tiếp với tâm O đều được gọi là bán kính.
Những tính chất của đường tròn:
Đường tròn gồm có 6 tính chất
+ Ta có góc ở tâm đường tròn có tổng bằng 360
+ Đoạn thẳng dài nhất của hình tròn đó được gọi là đường kính.
+ 1 tiếp tuyến của đường tròn vuông góc với bán kính tại 1 điểm tiếp xúc.
+ 2 tiếp tuyến vẽ trên một đường tròn từ một điểm bên ngoài có chiều dài là bằng nhau.
+ Các đường tròn bằng nhau thì chúng cũng có chu vi bằng nhau.
+ Đường tròn là một hình có tâm và có rất nhiều trục đối xứng với nhau.
Tiếp theo, chúng ta sẽ nhắc lại về cách tính chu vi hình tròn nhé:
Công thức tính chu vi hình tròn gồm có 2 cách vô cùng dễ hiểu.
Cách 1: dùng trong trường hợp đề bài có cho sẵn đường kính của đường tròn.
Muốn tính chu vi hình tròn, ta lấy đường kính đường tròn nhân với pi.
C = d x π.
Trong đó ta có: + C là chu vi hình tròn.
+ d là đường kính của hình tròn.
+ π là 3,14.
Cách 2: dùng trong trường hợp đề bài không cho sẵn đường kính.
Muốn tính chu vi hình tròn, ta lấy bán kính nhân đôi và nhân với pi.
C = r x 2 x π .
Trong đó ta có: + C là chu vi của hình tròn.
+ r là bán kính của hình tròn.
+ π là 3,14.
Chúng ta cùng xét một số dạng toán về chu vi hình tròn để nắm rõ hơn kiến thức này nhé.
Dạng 1: biết đường kính hoặc bán kính, đề bài yêu cầu chúng ta tính chu vi hình tròn.
Ví dụ 1: Tính chu vi hình tròn biết bán kính r = 4 cm
Bài giải:
Chu vi hình tròn cần tìm là:
C = 4 x 2 x 3,14 = 25,12 (cm)
Đáp số: 25,12 cm.
Ví dụ 2: Tính chu vi hình tròn sau biết bán kính r = 3,5 cm
Bài giải:
Chu vi hình tròn ta cần tìm là:
C= 3,5 x 2 x 3,14 = 21,98 (cm)
Đáp số: 21,98 cm.
Ví dụ 3: Tính chu vi hình tròn sau biết bán kính d = 5,7 cm
Bài giải:
Chu vi hình tròn ta cần tìm là:
C= 5,7 x 3,14 = 17,898 (cm)
Đáp số: 17,898 cm.
Ví dụ 4: Tính chu vi hình tròn sau đây khi biết bán kính d =6 cm
Bài giải:
Chu vi hình tròn mà ta cần tìm là:
C=6 x 3,14= 18,84 (cm)
Đáp số: 18,84 cm.
Một số bài toán cụ thể có thể gặp:
Bài toán 1: Một bánh xe ô tô có đường kính d = 12cm. Hãy tính bán kính và chu vi bánh xe ô tô đó là bao nhiêu?
Bài giải:
Bán kính bánh xe ô tô là:
R = 12 :2=5( cm)
Chu vi bánh xe ôtô là:
C= D×π= 12×3,14= 37,68 (cm)
Đáp số: 6 cm và 37,68 cm.
Dạng: đề bài cho chu vi và yêu cầu chúng ta tính đường kính hoặc bán kính.
Ví dụ 1: Tính bán kính và đường kính của hình tròn khi biết chu vi hình tròn C = 18,84 cm.
Bài giải:
Bán kính của hình tròn là:
18,84 : 2 : 3,14 = 3 (cm)
Đường kính của hình tròn là:
18,84 : 3,14 = 6 (cm)
Đáp số: bán kính 3 cm;
đường kính: 6 cm.
Ví dụ 2: Tính bán kính của hình tròn có chu vi là 18,84cm.
Bài giải:
Bán kính của hình tròn là:
18,84 : 2 : 3,14 = 3 (cm)
Đáp số: 3 cm.
Một số bài toán cụ thể có thể gặp được:
Bài toán 2: Một hình tròn có chu vi C= 94,2cm. Hãy tính bán kính và đường kính của hình tròn?
Bài giải:
Dựa theo công thức tính chu vi hình tròn ta có:
C=2R×π
suy ra: R=C/2π
Vậy bán kính hình tròn đó là:
R=94,2/(2×3,14)=15(cm)
Đường kính hình tròn đó là:
D=15× 2=30 (cm)
Đáp số: bán kính hình tròn: 15cm;
Đường kính hình tròn: 30cm.
Đây là một số ví dụ về các tính chu vi hình tròn và tôi cũng có một số bài tập về nhà dành cho bạn nhé.
Câu 1: Tính bán kính hình tròn có chu vi: C = 16,328 cm ; C = 8,792 cm ; C = 26,376 dm.
Câu 2: Tính đường kính hình tròn có chu vi: C = 6,908 m; C = 25,12 dm ; C = 16,956 dm.
Câu 3: tính chu vi hình tròn biết đường kính: d = 2,3 cm; d = 4.5 dm.
Xem thêm : Công thức tính hình tròn như thế nào?
Sau bài viết này, mong các bạn đã củng cố lại được kiến thức của bản thân một lần nữa nhé. Chúc bạn có một giờ học toán thật hiệu quả và vui vẻ nhé!