Cách tỉa cành cây vải thiều và những lưu ý quan trọng

Vải là loại quả có giá trị dinh dưỡng và giá trị xuất khẩu cao thường được trồng tập trung ở Hưng Yên, Bắc Giang. Sau quá trình thu hoạch, cây vải bị tổn thương và cần được tỉa cành để phục hồi. Ngoài ra trong quá trình đậu quả cây vải cũng cần được tỉa cành để đảm bảo phát triển tốt nhất. Vậy cách tỉa cành cây vải thiều được thực hiện như thế nào?

Cách tỉa cành cây vải thiều

Đối tượng cắt bỏ là: Cành mọc quá dày trong tán, cành mọc lộn xộn chồng nên nhau, cành sâu bệnh, những cành yếu, những cành khô, những cành vượt.

Phương pháp cắt tỉa cây vải là tỉa thưa và cắt ngắn bớt. Những cành mọc quá dày, mọc chồng lên nhau, cành bị bệnh, cành khô… thì dùng kéo cắt bỏ tận gốc cành gọi là tỉa thưa. Với những cành vượt cần hăm bớt tốc độ sinh trưởng thì dùng phương pháp cắt ngắn bớt phía ngọn cành, thúc đẩy các mầm cành ở dưới phát triển.

Các giống vải khác nhau cách cắt tỉa cũng nên khác nhau, sao cho phù hợp với yêu cầu sinh lý của cây. Ví dụ với những giống có cành dài nhưng thưa cành, trong tán thoáng, những cành phía trong tán cũng có thể đậu quả (như vải thiều Phú Hộ), bởi vậy khi cắt tỉa cần để lại một lượng cành vừa phải để che phủ các cành phía trong. Với các giống khác nhau có đặc điểm tương tự nên cắt tỉa “nhẹ”. Còn đối với các giống sinh trưởng khỏe, nhiều cành, tán cây dày đặc (như vải thiều Thanh Hà) phần lớn các cành quả đều phô ra ngoài tán thì việc cắt tỉa phải “mạnh” hơn. Sao cho khi tỉa xong ngửa mặt ở trong tán nhìn lên thấy thoáng, cành phân bố đều và có các luồng sáng từ trên xuống.

Cây vải đang ra quả những năm đầu quá trình sinh trưởng vẫn là chủ đạo. Nếu cắt tỉa quá mạnh có nghĩa là làm cho cành khung trong tán ít và yếu, trên bề mặt tán ít và yếu, trên bề mặt tán cành ít, cành quả không nhiều và sản lượng quả sẽ thấp. Nếu trong vụ quả cây có nhiều quả, cành dinh dưỡng ít, lượng tiêu hao dinh dưỡng của cây nhiều, bộ rễ sẽ yếu. Cần chú ý cung cấp đầy đủ nước và phân bón nếu không sẽ ảnh hưởng tới thời gian ra cành thu, ảnh hưởng đến vụ quả sang năm. Vì vậy đối với cây vải tơ, ra quả những năm đầu không nên cắt tỉa quá mạnh, nhất là những cành ngoài tán không nên tỉa quá thưa.

Thời gian cắt tỉa cây vải nên vào mùa thu và mùa đông. Cây vải đang tuổi sung sức, khỏe mạnh, mỗi năm cắt tỉa một lần; với các cây đã già, sinh trưởng yếu 2 – 3 năm cắt tỉa một lần. Cắt tỉa vào mùa thu thực hiện sau khi thu quả một tháng, vùng gò đồi, hạn hán sớm nên cắt tỉa sớm hơn. Cắt tỉa cần phối hợp bón phân, tưới nước, xới đất… nhằm thúc đẩy lộc cành mới phát triển. Vùng đồng bằng điều kiện nước, phân đầy đủ hơn, chỉ cần cây cho ra một đợt cành thu có thể để muộn hơn cũng được. Trên cây không ra quả có thể chậm hơn, có thể cắt tỉa vào trước lúc tỉa cành thu. Cũng có thể cắt tỉa vào mùa đông trước lúc nảy cành và ra hoa kết quả. Lúc này trên cây có nhiều lá sắp rụng, lượng dinh dưỡng trên cây rất tập trung, cắt tỉa sẽ ít tổn thất nguồn dinh dưỡng, cho nên tỉa mùa đông nên cắt nhẹ.

Xem các sản phẩm máy cắt tỉa hàng rào:

Các lưu ý quan trọng khi cắt tỉa cây vải thiều

– Cắt tỉa từ trong tán cây trước, sau đó mới ra ngoài tán, cành lớn trước, cành bé sau. Tránh tạo ra những mảng trống, làm sao cho sự phân bố cành trên cây thật đều.

– Vết cắt phải ngọt, trơn,không gây xơ cành tránh các loại sâu bệnh xâm nhiễm.

– Với các cây lớn phải có thang gấp để an toàn cho người lao động

– Trong trường hợp quả đang có nhiều trên tán mà có lộc cành mùa hè (tháng 5, 6) thì phải tỉa bỏ vì đợt cành này tiêu hao nhiều dinh dưỡng, dễ dẫn đến rụng quả.

– Với những cây quả ít, lại mọc yếu thì nên giữ lại đợt cành này để giúp cho tán lá phát triển, nhưng cần phải bổ sung dinh dưỡng (bón qua lá) để cho cành chóng thành thục, chuẩn bị cho điều kiện ra quả năm sau.

– Sử dụng kéo cắt, cưa cắt chuyên dụng để tránh làm nứt cành. Đối với những cành trên cao cần sử dụng thang nhôm ghế tay vịn hoặc thang nhôm rút đôi để đảm bảo an toàn.

Xem thêm:

Bón phân cho cây vải sau khi tỉa cành

Cây vải đã mất đi một lượng dinh dưỡng khá cao khi tập trung nuôi quả. Sau khi tỉa cành, tạo tán xong, phải bón phân cho cây để bù đắp lượng dinh dưỡng đó, bảo đảm cây vải có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt nhất (phát sinh được ba đợt lộc tính từ khi thu hoạch quả đến lúc ra hoa). 

Để bón phân cho cây vải, bà con tạo rãnh vùng quanh tán cây. Rãnh rộng từ 20 – 30 cm, sâu khoảng 15 cm. Sau đó rắc phân vào và lấp rãnh lại. Bà con nên bón các loại phân NPK có hàm lượng đạm cao hoặc phân đơn đạm – lân – kali (hàm lượng phân đạm bón cho cây ở thời kỳ này bằng 50% tổng lượng đạm bón trong suốt quá trình chăm sóc, tương tự lượng kali bằng 13% và phân lân bằng 20%). 

Tùy từng độ tuổi của cây vải và năng suất quả vừa thu hoạch để quyết định lượng phân bón hợp lý. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại phân chuồng đã qua xử lý bằng chế phẩm sinh học (ủ mục) để bón cho cây vải, giúp đất tơi xốp và cây phát triển. 

Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi trên đây bà con đã biết cách tỉa cành cây vải thiều. Nếu có nhu cầu mua sản phẩm kéo cắt cành, thang nhôm chính hãng các bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng Maydochuyendung.com tại địa chỉ:

CHI NHÁNH HÀ NỘI

30 Mạc Thái Tổ, Yên Hòa, Q. Cầu Giấy

CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH

275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11

Chi tiết xem tại: https://maydochuyendung.com/thang-nhom

Advertisement

Partager :

Thích bài này:

Thích

Đang tải…