Cách tạo blog – Hướng dẫn quản trị blog toàn diện | Công ty Monamedia
Công việc trở thành blogger chuyên nghiệp bắt đầu từ cách tạo blog, sử dụng và quản trị blog. Việc tạo blog không phải điều khó khăn, nhất là trên nền tảng WordPress. Nhưng khi đi vào quản trị, bạn sẽ thấy có vô vàn vấn đề nếu không hiểu rõ về wordpress, bạn khó lòng quản trị và sử dụng hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ là cuốn sổ tay hướng dẫn sử dụng chi tiết blog dành cho bạn.
Mục Lục
Blog là gì?
Blog là một cụm từ khá quen thuộc, rộ lên từ những thập niên cuối 90 đầu 2000. Nó được định nghĩa là trang nhật ký trực tuyến cá nhân và người viết blog được gọi là blogger. Khởi nguồn đúng theo định nghĩa, hầu hết các trang blog đều được tạo bởi những cá nhân hoặc nhóm nhỏ.
Từ năm 2010 cho tới nay, blog có một sự chuyển dịch ngoạn mục. Blog mở rộng phổ biến, không chỉ xây dựng nên thương hiệu cá nhân mà còn tạo nên thương hiệu cho các doanh nghiệp. Nguyên nhân có sự thay đổi này chủ yếu bởi sự mở rộng và phát triển của cách mạng truyền thông, các trang mạng xã hội. Blog ngày một được ưa chuộng bởi khả năng tích hợp trong nhiều nền tảng khác nhau và người dùng cũng có thể tạo blog với WordPress hay Wix, hoặc bất kỳ một nền tảng nào khác, trở thành nguồn truyền thông đa phương tiện đáng tin cậy, hiện đại, xóa nhòa những ranh giới với các trang tin tức truyền thống.
Hiện nay, các trang blog được biết đến như một nền tảng chính thức tạo sự tương tác mật thiết giữa doanh nghiệp và đối tượng khách hàng của mình. Không có quy mô rộng như website, blog tập trung vào nội dung, có tính cập nhật thường xuyên và liên tục.
Bạn có thể bắt gặp rất nhiều hình thức, dạng blog khác nhau như: art blog, edu blog, music blog, vlogs, photograph blog,… Nó sẽ là nơi giúp bạn chia sẻ những dòng tâm sự và cả những thứ bạn không thể thể hiện được trên những trang giấy nhật ký như video, tranh, ảnh, bài hát, sách, báo,…
Vậy làm sao để tạo được blog đây?
Cách tạo blog đơn giản chỉ với 7 bước
Việc tạo blog không hề khó nếu bạn thực hiện đủ 7 bước sau:
- Xác định chủ đề của blog
- Lựa chọn nền tảng tạo blog phù hợp
- Lựa chọn host phù hợp
- Đăng ký tên miền
- Cài đặt blog
- Xuất bản và phát triển nội dung
- Làm giàu từ blog
Sau đây chúng ta sẽ đi vào chi tiết từng bước trong cách tạo blog nhé!
Bước 1: Xác định chủ đề cho blog của bạn
Thông thường, khi muốn tạo blog thì hầu như ai cũng đã có cho mình chủ đề cụ thể rồi. Đó có thể đơn giản chỉ là blog chia sẻ tâm sự về trải nghiệm du lịch, âm nhạc, công nghệ, tin tức, thực phẩm, thời trang,… nếu đó là một blog cá nhân của bạn.
Nhưng nếu bạn tạo blog kinh doanh, hãy tập trung vào sản phẩm, công việc, dịch vụ bạn cung cấp. Đây sẽ là kênh giao tiếp của bạn với khách hàng.
- Xác định đúng chủ đề cho blog.
Dù nếu bạn tới bây giờ vẫn chưa thể xác định được sở trường của mình, vậy hãy cứ tạo blog về cái bạn yêu thích, hãy thử nhiều cách khác nhau. Hãy cứ tiếp cận khách hàng của bạn, họ sẽ dạy cho bạn làm như thế nào để lấy được lòng tin, khuyến khích họ mở hầu bao mua sản phẩm của bạn.
Bước 2: Lựa chọn nền tảng tạo blog phù hợp
Với một blog thì cốt lõi bản chất quyết định nhất vẫn là nội dung. Khi nghiên cứu các nền tảng, bạn cần lưu ý tới hệ quản trị nội dung (CMS) của nó. Những hệ quản trị nội dung tốt sẽ giúp bạn:
- Cài đặt blog đơn giản mà không yêu cầu cao về kiến thức kỹ thuật.
- Giúp bạn thuận tiện trong việc tạo và xuất bản nội dung.
- Có nhiều tính năng hay bằng plugins và modules.
- Có nhiều thiết kế web đẹp trong bộ thư viện lớn của theme miễn phí
Hiện nay phải kể đến một số nền tảng khá được ưa chuộng trên thế giới như: WordPress chiếm tới 59,9%, Joomla 6%, Drupal 4%, Typo3 1,5%, Blogger 1,5%, Concrete5 0,1%, các nền tảng khác chiếm 27%.
Những nền tảng được lựa chọn nhiều đều có ưu điểm lớn đó là không cầu kỳ, chỉ với 1 cái click bạn có thể cài đặt. Vậy những nền tảng này khác nhau như thế nào? Hãy cùng đi tìm hiểu cách tạo blog trong một số nền tảng nổi bật nhé.
WordPress
- WordPress là một nền tảng hoàn hảo đáng để bạn lựa chọn.
WordPress được thành lập từ năm 2003. Nó ngày một phát triển và trở thành hệ thống cộng đồng lớn nhất lịch sử. Dù bán sản phẩm, dịch vụ, cung cấp các khóa học, hệ thống thanh toán, tạo form đăng ký, cửa hàng bán trực tuyến,…Wordpress đều là một giải pháp phù hợp. Trong đó, có những plugins là miễn phí, có cái trả phí, nhưng tiêu chí chạy mượt là quan trọng nhất.
Một điểm đặc biệt nhất khi làm website bằng WordPress chính là mã nguồn mở, bạn sẽ không phải trả khoản phí phần mềm hoặc thanh toán nâng cấp khi sử dụng. Không những thế, bạn còn có quyền chỉnh sửa, thay đổi trong tương lai. WordPress sẽ cung cấp cho bạn giấy phép GPLv2 hoặc mới hơn để bảo đảm việc này.
Ưu điểm chính của WordPress:
- Thân thiện với người dùng
- Kho tàng plugin và theme miễn phí lớn
- Dễ dàng quản lý và công việc SEO Web
Tuy nhiên, WordPress cũng có điểm hạn chế:
- Bạn phải cập nhật thường xuyên
- Bảo trì liên tục
Joomla
Joomla cũng là một nền tảng mã nguồn mở được dùng cho nhiều blog trên thế giới và là đối thủ xứng tầm nhất của WordPress.
- Joomla cũng có thể hỗ trợ bạn tạo Blog rất tốt
Ưu điểm của Joomla
- Thân thiện với người dùng
- Giao diện quản lý khoa học
- Hỗ trợ đa ngôn ngữ
Nhược điểm:
- Kém linh hoạt hơn WordPress
- Vẫn có những sự cố bảo mật khi sử dụng
Drupal
Drupal là nền tảng khá tiên tiến dành cho các lập trình web. Công cụ này có nhiều cách tùy chỉnh để bạn có thể thiết lập site phức tạp, mặc dù bạn không có nhiều kiến thức về điều đó.
- Bạn cũng có thể lựa chọn nền tảng Drupal cho Blog của bạn.
Đây là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho những ai có nhu cầu học coding hay muốn có một blog linh hoạt, hiện đại.
Ưu điểm của Drupal:
- Phù hợp với các lập trình viên
- Khả năng mở rộng các hàm với những tính năng phức tạp
- Linh hoạt và bảo mật cao
Nhược điểm:
- Cần có kiến thức chuyên môn nhất định
- Kiến thức kỹ thuật vững vàng
- Quy mô sử dụng trong cộng đồng nhỏ
Bước 3: Lựa chọn host phù hợp
Khi lựa chọn web host, bạn cần xác định được một số tiêu chí như:
- Định lượng truy cập
- Thời gian thiết lập
- Hỗ trợ
- Tính năng nổi trội của blog
- Chi phí
Khi trả lời được hết các vấn đề trên, bạn bắt đầu đi vào tham khảo các dạng host. Dưới đây là một số web host nổi trội:
Shared Hosting
Shared hosting là nơi đơn giản nhất để bạn triển khai website hoặc blog. Đây được ví như một dạng giao thông công cộng hoặc kí túc xá nhiều người có thể dùng chung. Nó chứa nhiều website trong cùng một máy chủ vật lý. Trong đó, máy chủ sẽ bao gồm cả dung lượng, ram, băng thông,… chúng được chia thành từng site khác nhau.
- Lựa chọn gói hosting phù hợp cho blog của bạn.
Ưu điểm của shared hosting:
- Giá rẻ, dễ sử dụng
- Cập nhật nhanh chóng và được quản lý bởi nhà cung cấp
- Được hỗ trợ khi có vấn đề 24/7
- Cài đặt nhanh, đơn giản
Nhược điểm của shared hosting:
- Phải chia sẻ tài nguyên với nhiều người, nên bị giới hạn về cấu hình, dung lượng
- Tốc độ load chậm hơn
- Không có quyền root
Cloud hosting
Cloud hosting được thiết lập dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thậm chí cho các chủ dự án lớn. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa tính đơn giản của shared hosting và sức mạnh của máy chủ ảo.
Nền tảng này được hoàn thiện tốt, có độ tin cậy cao. Do đó, bạn có thể sử dụng được nhiều tài nguyên trong những lần truy cập.
Ưu điểm của Cloud hosting:
- Tài nguyên và IP riêng
- Hỗ trợ chăm sóc khách hàng 24/7
- Nền tảng được cài đặt chỉ bằng 1 click
- Dễ dàng nâng cấp tạo độ mượt mà
Nhược điểm của Cloud hosting:
- Có tính phí cho những giải pháp nâng cao
- Cấu hình có sự hạn chế
- Không có quyền root
VPS hosting
Đây được xem như giải pháp đặc biệt, khắc phục hầu hết hạn chế của 2 loại hosting trên.
Ưu điểm VPS hosting:
- Có quyền truy cập vào root
- IP và tài nguyên riêng
- Linh hoạt với khả năng mở rộng lớn
- Người dùng có quyền kiểm soát
- Có thể thay đổi các thông số về phía máy chủ
Nhược điểm của VPS hosting:
- Cần có kiến thức quản lý máy chủ và biết cách tạo blog.
- Cần đầu tư nhiều thời gian và công sức để học.
Bước 4: Đăng ký tên miền
- Lựa chọn và đăng ký tên miền phù hợp.
Mỗi blog chỉ có một địa chỉ nhất định. Tên miền cũng có rất nhiều nhưng bạn có thể phải bỏ ra một khoản phí nhất định. Một số tên miền phổ biến hiện nay như: .com, .vn, .net, .online, .tech, .store, .xyz,….Với trường hợp bạn thuê hosting từ 12 tháng trở lên, Mona Media có chính sách tặng tên miền miễn phí giúp bạn khỏi đau đầu về vấn đề đăng ký.
Bước 5. Cài đặt blog
Các bước cài đặt blog ở những host đều có tính tương tự nhau. Cho nên, ở bước này, Mona Media xin giới thiệu cách cài đặt blog khi sử dụng gói host đơn giản nhất đó là shared hosting:
Cách tạo blog trên WordPress
Bạn thực hiện theo 7 bước sau đây:
Bước 1: Cài đặt blog wordpress trên web hosting
- Đăng nhập dashboard hoặc cPanel, tới mục website, chọn Auto Installer.
- Màn hình tiếp theo chọn wordpress app
- WordPress hiện lên thì bạn mở và chọn điền form. Hoàn tất điền form chọn Install để bắt đầu tạo.
Bước 2: Điều chỉnh thiết lập mặc định trên wordpress
- Đăng nhập wordpress dashboard, vào Settings, chọn General. Tại đây, bạn điều chỉnh các thông số bao gồm tiêu đề website, tagline, ngôn ngữ, múi giờ, định dạng ngày tháng.
- Sau khi hoàn tất, bạn chọn Save Changes.
- Cuối cùng, bạn truy cập Settings, chọn Discussion để kích hoạt, vô hiệu bình luận hay đặt giới hạn cho những từ khóa nhất định.
- Bên cạnh đó, bạn có thể chọn các loại cấu trúc liên kết bạn thích. Tốt nhất hãy chọn theo tiêu chí với tên ngắn, url dễ nhớ. Chọn xong, bạn click vào Save Changes.
Bước 3: Chọn WordPress theme
Tùy vào nhu cầu, sở thích mà bạn lựa chọn theme khác nhau. Tuy nhiên, tips khi chọn theme trên wordpress bạn cần nhớ là:
- Chọn theme WordPress cho Blog của bạn.
- Theme bắt buộc phải có thiết kế responsive
- Theme cần hoạt động tốt trên mọi trình duyệt, plugin chính cần được hỗ trợ.
- Blog cần có bản dịch ngôn ngữ
- Diễn đàn hỗ trợ, nơi người dùng có thể trả lời nhanh chóng
- Dễ SEO
- Rating và review cao
Để cài đặt giao diện, bạn truy cập wordpress, chọn mục Appearance, chọn Themes, chọn Add New, chọn tên miền, sau đó nhấn Cài đặt, hoàn tất bạn chọn Active.
Bước 4: Cài đặt plugin quan trọng
Dưới đây là danh sách một số plugin cần cài đặt như:
- Jetpack: Có chức năng bảo mật site, chia sẻ nội dung tự động, hiển thị contact form và hơn thế.
- Yoast SEO: Phân tích nội dung, hiển thị ở khu vực cần tối ưu qua traffic light system.
- Google Analytics Dashboard: Cung cấp nhúng Google Analytic vào blog nhằm để quản lý dung lượng.
- Updraftplus: Backup site quan trọng xử lý khi có trường hợp lỗi.
- Akismet: xác định spam dựa trên dữ liệu công cộng.
- Wordfence Security: Plugin có nhiều mục đích khác nhau từ chống brute force login, chặn Ips độc và hơn thế.
Bước 5: Tạo bài viết
Để tạo bài viết đầu tiên cho blog, bạn chọn chủ đề, viết tiêu đề, tạo cấu trúc bài, biết blog đính kèm nguồn link ngoài (nếu có), đính kèm call to action cho bình luận, liên hệ hoặc để tính năng subscribing ở cuối bài viết.
- Thêm bài viết mới cho Blog của bạn.
Bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh theme theo ý thích bằng cách tới mục Appearance chọn Customize và điều chỉnh một số thiết lập bên tay trái màn hình.
Bước 7: Duy trì WordPress
Bạn cần quan tâm một số tiêu chí như:
- Tần suất bao nhiêu bài 1 ngày?
- Hiệu năng của blog như nào?
- Bảo mật cho site ra sao?
- Cách để thu hút thêm lượng traffic tự nhiên.
Tương tự với các nền tảng khác, bạn có thể tạo tương tự theo hướng dẫn của nền tảng hoặc nhà cung cấp, đơn vị hỗ trợ.
Bước 6. Xuất bản và phát triển nội dung
Nếu bạn đã thực hiện tới bước 6 thì việc của bạn bây giờ chính là tạo ra những nội dung bài viết hay, chân thực, chất lượng phù hợp với chủ đề blog của bạn.
Bước 7. Làm giàu từ blog
Nếu bạn muốn kiếm tiền online từ blog, hãy lưu lại một số cách hỗ trợ bạn kinh doanh thành công sau đây:
- Bạn có thể thử làm giàu từ Blog của mình.
- Chạy quảng cáo
- Tiếp thị liên kết thông qua chênh lệch hoa hồng những sản phẩm bán ra
- Hàng điện tử có thể bán như ebooks, apps, courses, plugins,..
- Hàng vật lý bạn có thể bán như: sách, sự kiện, sản phẩm, lớp học,…
- Dịch vụ khác như: xây dựng, thiết kế, hướng dẫn, viết, tư vấn,…
Nhưng để làm được tất cả những điều trên giúp bạn kiếm được tiền thì bạn cần phải có một lượng truy cập lớn, đều và ngày một tăng lên. Nó đồng nghĩa với sự nổi tiếng rộng rãi thương hiệu cá nhân bạn hoặc doanh nghiệp. Khi đó, việc kinh doanh của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Ngoài ra, để blog đạt được hiệu quả, bạn cần nhớ 10 thủ thuật cơ bản sau đây:
- Hiểu biết cơ bản về SEO
- Nghiên cứu về từ khóa
- Nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh
- Lập kế hoạch viết bài
- Tạo nên các nền tảng mạng xã hội rộng lớn
- Viết guest post
- Thiết lập Google Analytics
- Tạo backlinks
- Xuất bản nội dung mới lên Google
Hi vọng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ biết cách tạo blog và phát triển blog ngày một rộng lớn hơn.