Cách tạo blog cá nhân (năm 2022) cho người mới bắt đầu

Bạn muốn học cách tạo blog cá nhân trong năm 2022?

Việc sở hữu cho riêng bạn một blog vào năm 2022 – là vô cùng tốt. Vì blog là một nền tảng tuyệt vời để chia sẻ ý tưởng của bạn với mọi người. Là một công cụ để xây dựng thương hiệu cá nhân trong ngành của bạn hoặc thậm chí bạn có thể viết blog vì nó là sở thích của bạn – điều đó không có gì sai cả.

Và tất nhiên, bạn sẽ có thể kiếm tiền từ blog viết blog. Nếu bạn chưa có bất kỳ kiến thức nào về việc tạo một blog cá nhân, không sao, có Thiều ở đây để giúp bạn.

Để có thể sở hữu một website hay blog là vô cùng đơn giản. Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian cho việc này. Hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu cách tạo blog cá nhân trong năm 2022.

Hướng dẫn tạo blog cá nhân (vào năm 2022) với 6 bước đơn giản:

1. Chọn chủ đề cho blog cá nhân

2. Chọn tên miền cho blog cá nhân của bạn

3. Chọn nền tảng lưu trữ blog cá nhân

4. Thiết kế blog cá nhân của bạn

5. Tạo các trang chính cho blog cá nhân của bạn

6. Quảng bá blog cá nhân đến với nhiều người

Bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để xây dựng một blog và đưa blog của bạn nên trực tuyến. Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu cơ bản về blog và bạn có nên bắt đầu blog vào năm 2022.

Blog là gì?

blog-la-giblog-la-gi

Blog là một trang web, được viết giống như một dạng nhật ký trực tuyến (bùng nổ từ cuối thập niên 1990). Các blogger thường là cá nhân hoặc nhóm nhỏ đưa thông tin lên mạng với mọi chủ đề, có liên quan tới kinh nghiệm hoặc ý kiến cá nhân và chủ yếu cung cấp thông tin đề cập tới những chủ đề chọn lọc.

Như vậy, blog đã được biết đến từ rất lâu rồi khác so với các trang web thì blog được viết theo phong cách cá nhân của người viết. Thông thường, sẽ được viết theo phong cách trò chuyện hoặc thân mật.

Trước đây, những blogger thường viết để chia sẻ những điều mà họ muốn viết giống như một cuốn nhật ký. Tuy nhiên, sau nhiều năm thì blog và một website cũng không có khác nhau nhiều lắm bởi nó được tối ưu nhằm mục đích là thu hút người đọc hoặc nhằm đạt được một số mục tiêu như xây dựng thương hiệu cá nhân hay kiếm tiền.

Để có thể phân biệt rõ ràng về blog và website thì có 2 yếu tố chính:

  • Blog được viết theo phong cách cá nhân của tác giả giống như viết dạng nhật ký – phong cách kể chuyện.

  • Về thiết kế thì blog được thiết kế theo nguyên tắc thường xuyên phát hành nội dung mới. Những nội dung mới này khi xuất bản sẽ nằm ở phần đầu của trang bài viết giúp người đọc có thể dễ dàng theo dõi những thay đổi của blog một cách dễ dàng – trong khi các trang web tĩnh hơn và thường không thay đổi theo thường xuyên.

Những giải thích ngắn gọn này giúp bạn có thể hiểu được sự khác biệt giữa blog và một trang web. Tiếp theo, Thiều sẽ đưa ra những lý do tạo sao bạn nên bắt đầu blog.

Lý do lên bắt đầu một blog cá nhân vào năm 2022

bắt đầu blog cá nhân

bắt đầu blog cá nhân

Có rất nhiều lý do bạn nên bắt đầu một blog vào năm 2022. Dưới đây, là những lý do chính mà bạn nên bắt đầu một blog ngay hôm nay.

Bạn muốn viết vì sở thích, nội dung cụ thể

Đây là lý do của rất nhiều blogger khi mới bắt đầu, họ chỉ nghĩ đơn giản là họ muốn viết, muốn chia sẻ những điều mà họ muốn đến người xung quanh. Bên cạnh đó, họ cũng có suy nghĩ rằng họ sẽ kiếm được tiền từ sở thích này của mình.

Và nếu như bạn có sở thích về viết lách hay muốn chia sẻ những điều mà bạn biết đến mọi người thì bạn hoàn toàn có thể kiếm tiền từ chính sở thích của bạn. Một cách nhanh chóng và hiệu quả – là bạn hãy bắt đầu khởi tạo một blog và đưa những bài viết của bạn đến với người đọc.

Trường hợp, bạn muốn viết về một nội dung cụ thể thì bạn nên thu hẹp những điều mà bạn sẽ viết. Giả sử, bạn thích nấu ăn và muốn chia sẻ đến mọi người điều này thì bạn có nên chọn một ngách phù hợp – nghĩa là tập trung vào một nhóm người đọc nhất định như:

  • Blog về công thức nấu ăn các món nướng

  • Blog về các món ăn kiêng

  • Blog ẩm thực về các vùng miền khác nhau

  • Thậm trí, bạn có thể chụp ảnh các món ăn từ nhà hàng đẹp sau đó viết về nó.

Như vậy, bạn hoàn toàn có thể viết blog vì sở thích cá nhân và từ đó có thể kiếm tiền từ chính sở thích của bạn.

Bạn đang muốn xây dựng thương hiệu cá nhân

Trong những năm gần đây, việc xây dựng thương hiệu cá nhân là rất quan trọng – việc tạo dựng được thương hiệu cá nhân giúp bạn có thể định vị bản thân trong thị trường của bạn, giúp bạn gia tăng lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh và còn giúp thu hút thêm khách hàng đến với doanh nghiệp của bạn.

Bạn có thể thấy có rất nhiều kênh để có thể xây dựng thương hiệu cá nhân như: Facebook, Instagram, Tiktok hay Youtube. Tuy nhiên, sẽ không dễ dàng để bạn có thể xây dựng thương hiệu cá nhân trên những kênh này. 

Và blog có thể là một cách tuyệt vời để bạn có thể xây dựng thương hiệu cá nhân – đưa tên tuổi của bạn đến với nhiều người hơn. Bởi lượng tìm kiếm trên Google là vô cùng lớn và Thiều tin chắc rằng bạn sẽ có những câu chuyện để có thể chia sẻ đến mọi người.

Bắt đầu một blog cũng có thể là một cách tốt để thống trị kết quả tìm kiếm của Google cho tên của bạn. Từ đó, bạn có thể thiết lập được sự hiện diện của bạn trên các nền tảng xã hội khác.

Bên cạnh đó, việc bắt đầu một blog cũng rất tốt cho công việc của bạn. Bởi hầu hết các công ty đều rất quan tâm đến các phương tiện truyền thông – để có thể quảng bá thương hiệu đến với nhiều người hơn. Nếu bạn đã xây dựng được cộng đồng người đọc trên blog thì nó sẽ gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Có nên bắt đầu blog cá nhân với nền tảng miễn phí?

blog-mien-phiblog-mien-phi

Thực tế, trước khi khởi chạy blog xuanthieunguyen.com này – mình đã bắt đầu một blog miễn phí trên Blogger và có một vài nền tảng miễn phí khác như như: Wix, Weebly. Nếu bạn muốn mình đưa cho bạn lời khuyên rằng có nên bắt đầu blog với nền tảng miễn phí không? Câu trả lời là không. Vì nó có quá nhiều hạn chế cả về tính năng và kiếm tiền – dẫn đến việc mất thời gian mà không mang lại kết quả.

Nếu như bạn thực sự muốn kiếm tiền từ blog và xây dựng thương hiệu cá nhân thì bạn nên đầu tư một khoản chi phí để bắt đầu.

Thứ nhất, việc để có thể sở hữu một blog sẽ không mất quá nhiều chi phí. Bạn sẽ chỉ phải chi trả từ 70.000 đến 80.000 VND cho tên miền và Hosting, mỗi tháng để có thể duy trì blog của bạn trực tuyến.

Thứ hai, ngay cả khi bạn không có kinh nghiệm kỹ thuật với các trang web, việc bắt đầu một blog đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều vào năm 2022. Hướng dẫn này, được tạo ra để dễ sử dụng và mình sẽ hướng dẫn bạn từng bước – để bạn có thể học cách tạo blog cá nhân dễ dàng (ngay hôm nay).

1. Chọn chủ đề cho blog cá nhân

cach-tao-blog-ca-nhan-chon-chu-de

cach-tao-blog-ca-nhan-chon-chu-de

Đầu tiên, bạn cần phải xác định được bạn sẽ viết cái gì? Khi bạn đã ở đây để đọc bài viết này của Thiều thì bạn cũng đã có một vài suy nghĩ về việc bắt đầu viết một chủ đề mà bạn muốn rồi phải không?

Nếu bạn chưa có ý tưởng nào về chủ đề mà bạn sẽ viết – không sao mình ở đây để giúp bạn có thể bắt đầu. Dưới đây là một số chủ đề phổ biến:

  • Blog về tin tức

  • Blog du lịch

  • Blog ẩm thực

  • Blog tâm sự

  • Blog làm đẹp

  • Blog chụp ảnh

  • Blog tư vấn

  • Blog dậy ngoại ngữ

  • Blog về động vật

  • Blog làm vườn

  • Blog chia sẻ kiến thức

  • Blog sức khỏe

  • Blog đánh giá sản phẩm

  • Blog về sách

Khi bạn đã chọn được chủ đề cho blog bạn cần phải xác định được thị trường ngách – hiểu đơn giản thì đó là chọn một loại nội dung trong chủ đề mà bạn chọn. Ví dụ: Bạn chọn blog về du lịch thì sẽ có rất nhiều ngách để bạn có thể chọn như: Ngân sách du lịch, du lịch sang trọng, du lịch một mình, du lịch ẩm thực, du lịch gia đình, du lịch cho người cao tuổi v.v…

Việc chọn một thị trường ngách phù hợp giúp bạn có thể tập trung vào đối tượng mục tiêu mà bạn đang hướng tới, giúp bạn nổi bật so với hàng nghìn blog khác. Và nó sẽ phân biệt nội dung của bạn theo cách làm cho blog cá nhân của bạn hấp dẫn hơn đối với khán giả đang tìm kiếm loại nội dung cụ thể của bạn – cũng như bắt đầu trong một không gian ít cạnh tranh hơn.

Ví dụ: Thị trường ngách mà Thiều chọn cho blog của mình là “Hướng dẫn bắt đầu một blog” – những nội dung của mình đều xoay quanh việc này.

Bạn đã có sự lựa chọn của riêng bạn? Nếu đã chọn được rồi thì hãy cùng mình chuyển đến bước tiếp theo là chọn một tên miền phù hợp với nội dung mà bạn chọn.

2. Chọn tên miền cho blog cá nhân của bạn

cach-tao-blog-ca-nhan-chon-ten-mien

cach-tao-blog-ca-nhan-chon-ten-mien

Sau khi đã xác định được thị trường ngách. Bước tiếp theo, bạn cần làm trong việc bắt đầu một blog cá nhân đó là chọn tên phù hợp cho blog của bạn. Việc chọn tên cho blog giúp làm nổi bật nhanh chóng và thu hút sự chú ý của độc giả mục tiêu trong thị trường ngách của bạn. Tên phù hợp cho blog đó là tên thể hiện được nội dung về blog cá nhân của bạn, vị trí của bạn trong thị trường ngách.

Tên blog giúp liên kết bạn với độc giả và sau tất cả những nội dung mà bạn gửi tới người đọc thì tên blog chính là những gì mà người đọc nhớ đến bạn – đó chính là thương hiệu mà bạn đang xây dựng cho chính bạn.

Vậy nên, việc chọn tên blog rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo cách chọn tên cho blog của Thiều để có thể chọn tên cho blog phù hợp và tránh những sai lầm bạn có thể mắc phải. 

Tên blog cá nhân, còn được gọi là tên miền hoặc URL blog – sẽ là địa chỉ blog của bạn trên Internet.

Đây là những gì mọi người sẽ nhập vào thanh địa chỉ của trình duyệt web để điều hướng thẳng đến blog cá nhân của bạn hoặc thậm chí họ có thể tìm kiếm tên blog trên các công cụ tìm kiếm như Google.. 

Dưới đây, là một số mẹo nhanh để giúp bạn chọn một cái tên phù hợp:

  • Giữ cho nó ngắn gọn và dễ nhớ

  • Hãy quan sát kỹ thị trường ngách của bạn và xem có ý tưởng hay cho tên blog xuất hiện trong tâm trí bạn không

  • Xem xét đối tượng mục tiêu của bạn và điều gì có thể thu hút sự chú ý của họ

  • Kiểm tra tên của các blog cá nhân thành công khác để lấy cảm hứng

  • Sử dụng một từ khóa hữu ích trong thị trường ngách của bạn (để chỉ rõ vị trí của bạn)

  • Sử dụng tên riêng của bạn hoặc kết hợp các tên của bạn

Bạn ở đây, vì muốn tạo một blog cá nhân, nếu không thể đặt tên theo thị trường ngách – thì bạn có thể đặt tên theo tên riêng của bạn – giúp xây dựng thương hiệu cá nhân. 

Để đặt tên theo tên riêng sẽ có 2 cách:

Thứ nhất, đặt tên theo tên riêng của bạn, nhưng bạn không nên đặt tên quá dài bởi sẽ rất khó nhớ. Ví dụ: Mình không hài lòng về tên miền xuanthieunguyen.com bởi nó khá dài. Nên khi bạn đặt tên miền theo tên riêng bạn nên đặt ngắn gọn như: thachpham.com hay nguyenkim.com – sẽ là tốt hơn rất nhiều.

Thứ hai, tên miền gồm tên riêng và thị trường ngách mà bạn đang hướng tới. Ví dụ: Bạn có thể kết hợp tên riêng của bạn với thị trường ngách như: xuanthieublog.com, xuanthieufashion.com.

Sau khi đã chọn được tên miền phù hợp thì bạn cần tìm đến nhà cung cấp dịch vụ tên miền tốt nhất để bắt đầu. Những đánh giá về nhà cung cấp tên miền của mình dựa trên 4 yếu tố: Độ tin cậy – bảo mật, giá cả, dịch vụ đi kèm, thân thiện với người dùng. Khi đã chọn được tên miền thì hãy cùng di chuyển đến bước tiếp theo của hướng dẫn này.

3. Chọn nền tảng lưu trữ blog cá nhân

cach-tao-blog-ca-nhan-chon-nen-tang-luu-tru

cach-tao-blog-ca-nhan-chon-nen-tang-luu-tru

Để có thể hiển thị được blog của bạn lên internet thì bạn cần một nhà cung cấp Hosting.

Nhà cung cấp Hosting là một công ty lưu trữ web giúp blog của bạn trực tuyến. Có rất nhiều nhà cung cấp Hosting để bắt đầu. Việc bạn cần là chọn nhà cung cấp Hosting tốt nhất – phù hợp với mục đích sử dụng. Có 4 yếu tố bạn cần xem xét để đưa ra quyết định:

  • Thời gian hoạt động: Là thời gian giữ cho blog của bạn hoạt động trên Internet, bạn nên chọn nhà cung cấp đảm bảo thời gian hoạt động trên 99%.

  • Tốc độ tải: Đây là những công nghệ mà nhà cung cấp Hosting sử dụng giúp cho trang của bạn có tốc độ tải nhanh hơn.

  • Dịch vụ khách hàng: Trang web của bạn có thể xảy ra sự cố về mặt kĩ thuật bất cứ lúc nào – một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ tốt sẽ giúp bạn giải quyết sự cố một cách nhanh chóng.

  • Chi phí: Có chi phí ban đầu và chi phí gia hạn sau đó. Nên bạn cần xem xét thật kĩ trước khi ra quyết định – bởi một số nhà cung cấp chi phí mua lần đầu rất thấp nhưng để gia hạn thì bạn sẽ phải trả hơn rất nhiều.

Vì nền tảng lưu trữ web đóng vai trò rất quan trọng trong việc viết blog, nên bạn cần chọn một nhà cung cấp đáng tin cậy để bắt đầu.

Lưu ý, vị trí đặt máy chủ. Nó quyết định rất nhiều về tốc độ tải trang của bạn – tại Việt Nam thì máy chủ đặt tại Singapore và HongKong cho tốc độ rất nhanh về Việt Nam và ít khi gặp sự cố về tốc độ mạng khi bị đứt cáp.

Một trong những nhà cung cấp Hosting đáng tin cậy và đáp ứng cả 4 tiêu chí trên mà mình đang sử dụng (cũng như rất nhiều blogger khác tại Việt Nam) là HawkHost. Đây là nhà cung cấp Hosting lâu đời được thành lập từ năm 2004. Hiện có, 7 máy chủ đặt tại nhiều nơi trên thế giới trong đó có 2 máy chủ đặt tại Singapore và HongKong.

4. Thiết kế blog cá nhân của bạn

Đầu tiên, bạn cần phải cài đặt WordPress trên Hosting. WordPress là một nền tảng giúp bạn tạo blog cá nhân một cách dễ dàng và nhanh chóng – với những tính năng mạnh mẽ mà nó cung cấp. Đây chính là nơi đặt nền móng cho ngôi nhà trên internet của bạn và được hầu hết những blogger tại Việt Nam và trên toàn thế giới sử dụng.

Để cài đặt bạn cần đăng nhập vào Cpanel trong phần quản lý Hosting. Bạn tìm đến mục SOFTWARE > Softaculous Apps Installer. Sau đó, chọn Install trên biểu tượng của WordPress để bắt đầu cài đặt.

cai-dat-wordpress-cho-blog-ca-nhan-cua-bancai-dat-wordpress-cho-blog-ca-nhan-cua-ban

Tại đây, bạn cần chọn tên miền mà bạn sẽ cài đặt nền tảng WordPress. Như ảnh trên thì tên miền mà mình muốn cài đặt đó là (xuanthieunguyen.xyz). Sau đó, nhập tài khoản và mật khẩu – bạn sẽ dùng nó để truy cập vào quản lý blog của bạn trên WordPress.

Những tùy chọn còn lại như Plugin hay Theme bạn sẽ có thể tùy chỉnh sau khi cài đặt và mình sẽ hướng dẫn bạn làm điều đó với những hướng dẫn dưới đây.

WordPress là một nền tảng mã nguồn mở và được sử dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới. Nên hầu hết với các tính năng cơ bản của một blog thì đều được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Hoàn tất cài đặt WordPress thì bạn sẽ được tạo một URL để có thể truy cập và quản lý blog – bạn có thể thấy địa chỉ URL này ở mục Administrative URL.

Chọn chủ đề cho blog cá nhân

chon-giao-dien-cho-blog-ca-nhanchon-giao-dien-cho-blog-ca-nhan

Để bắt đầu thiết kế blog bạn cần chọn một chủ đề. Chọn vào tab “Giao diện” – ở đây có rất nhiều giao diện để bạn có thể chọn. “Bộ lọc theo đặc điểm” – giúp bạn có thể chọn một giao diện phù hợp nhất với blog cá nhân của bạn.

Khi đã chọn được một giao diện phù hợp thì bạn sẽ chọn Cài đặt > Kích hoạt. Sau đó, bạn có thể tự tùy biến blog theo ý muốn của bạn với những công cụ mà giao diện cung cấp cho bạn.

Ngoài ra, mỗi chủ đề sẽ cung cấp cho blog của bạn một bố cục trực quan khác nhau và hiển thị nội dung của bạn theo những cách khác nhau. Thông thường, bạn sẽ phải trả phí để có thể sử dụng được hết tính năng của họ. Nên mình khuyên bạn nên sử dụng Elementor WordPress giúp bạn có thể dễ dàng tùy chỉnh bố cục blog cá nhân của bạn – đây là một plugin miễn phí.

Sau khi cài đặt chủ đề, đã đến lúc tải lên một số plugin WordPress sẽ thêm một số chức năng bổ sung vào blog cá nhân của bạn.

Các plugin WordPress cho blog cá nhân của bạn

Nói một cách đơn giản, Plugin là một phần mềm nhỏ có thể được thêm vào blog cá nhân của bạn để cải thiện cách nó hoạt động và thêm các tính năng mới mà không cần viết bất kỳ dạng mã nào.

Tương tự như chủ đề, có rất nhiều plugin miễn phí và trả phí có sẵn trên WordPress. Dưới đây, là một số plugin mà bạn nên xem xét cài đặt trên blog cá nhân của bạn ngay lập tức:

1. Rankmath : Đây là một plugin rất mạnh mẽ, họ tự tin rằng với việc sử dụng Rankmath bạn sẽ không cần phải cài đặt thêm bất kỳ plugin hỗ trợ SEO nào khác. Plugin Rankmath giúp bạn tối ưu hóa tiêu đề bài đăng trên blog, mô tả, độ dài nội dung và các yếu tố khác trên toàn bộ blog của bạn để công cụ tìm kiếm có thể tìm thấy bạn dễ dàng hơn.

2. Jetpack : Đây là plugin dùng để tăng traffic online, bảo mật website, theo dõi hiệu năng và nhiều hơn thế nữa. Nó gồm một số modules có thể được kích hoạt (hoặc không) và tự cài như là một chứng năng mới của WordPress.

3. Contact Form 7 : Bạn sẽ muốn người đọc có thể liên hệ với bạn dễ dàng. Mình thực sự khuyên bạn nên sử dụng – vì nó sẽ khuyến khích các blogger khác muốn cộng tác với bạn có cơ hội dễ dàng liên hệ.

4. TinyMCE Advanced : Vì trình soạn thảo văn bản của WordPress rất đơn giản và ít thao tác. Nên bạn cần phải cài đặt pluign này để có thể làm phong phú trình soạn thảo văn bản của bạn.

5. Akismet Spam Protection : Những spam bình luận sẽ ảnh hưởng tới WordPress blog của bạn về mặt tăng băng thông, tăng tài nguyên sử dụng và hạ thấp uy tín của website, dẫn đến việc bị tuột hạng trên search engine. Plugin giúp bạn ngăn chặn những nội dung độc hại, spam khỏi blog của bạn.

5. Tạo các trang chính cho blog cá nhân của bạn

cach-tao-blog-ca-nhan-tao-trang-chinh

cach-tao-blog-ca-nhan-tao-trang-chinh

Các trang trong blog đóng vai trò cung cấp thêm thông tin cho người đọc. Thông thường, đối với một blog thì sẽ gồm 3 trang chính là:

  • Trang chủ

  • Trang giới thiệu

  • Trang liên hệ

Trang chủ của blog cá nhân của bạn

Trong hầu hết các trường hợp, dù là người đọc tìm thấy blog của bạn bằng các bài viết hay sau khi họ nhập tên blog của bạn vào công cụ tìm kiếm thì đây là trang mà người đọc sẽ nhìn thấy đầu tiên khi mà người đọc truy cập.

Trang chủ đóng vai trò rất quan trọng trong blog của bạn. Nó giúp định vị – vị trí blog của bạn trong thị trường ngách và điều hướng người dùng đến các nội dung trong blog. Bên cạnh đó, bạn cần phải cung cấp cho người đọc biết được tổng quan về blog cá nhân của bạn.

Lấy ví dụ, bố cục trang chủ blog của Thiều. Đầu tiên, là phần điều hướng người đọc đến những nội dung quan trọng trong blog. Sau đó, sẽ cung cấp cho người đọc những gì mà người đọc có thể tìm kiếm được trên blog của mình.

Hãy nhớ rằng, trang chủ giống như một bài viết chính trong blog của bạn vậy. Nó cần được thiết kế đẹp mắt giúp gây ấn tượng với người đọc – vì con người là sinh vật yêu thích cái đẹp. Hơn thế, bạn cũng cần thiết kế với bố cục rõ ràng, thân thiện với công cụ tìm kiếm của Google.

Trang giới thiệu trên blog cá nhân của bạn

Trang giới thiệu là nơi bạn sẽ chia sẻ về bản thân của bạn đến với người đọc trên blog – điều này giúp bạn và người đọc có thể kết nối với nhau. Ngoài việc giới thiệu về bản thân thì bạn cũng cần nói về thông điệp về blog của bạn.

Thông thường, một trang giới thiệu sẽ gồm có:

  • Giới thiệu khái quát về bản thân 

  • Lý do bạn bắt đầu một blog

  • Mục tiêu của bạn khi xây dựng blog là gì?

  • Những khó khăn bạn có thể gặp phải khi bắt đầu

  • Dự định blog của bạn trong tương lai

Ngoài ra, trang giới thiệu cũng góp phần rất lớn trong việc xây dựng hình ảnh cá nhân của bạn – nên hãy cập nhật rõ tên và kèm theo hình ảnh của bạn để có thể xây dựng hình ảnh cá nhân và tạo mối liên kết với người đọc.

Trang liên hệ của blog cá nhân của bạn

Về cơ bản thì một trang liên hệ bạn chỉ cần có một biểu mẫu ngắn gọn gồm: Tên người gửi, địa chỉ email và nội dung – để người đọc hay những người muốn hợp tác với bạn có thể điền vào và gửi nội dung của họ.

Để có thể tạo được một biểu mẫu để người đọc có thể điền. Bạn có thể sử dụng plugin Contact Form 7 – plugin hỗ trợ tạo form để người đọc có thể liên hệ với bạn.

Cần lưu ý, làm nổi bật trang liên hệ để người đọc có thể dễ dàng tìm thấy trên blog cá nhân của bạn và phải cung cấp thông tin về cách tốt nhất để tiếp cận bạn, cho dù đó là câu hỏi của người đọc, để hỏi về việc làm việc với bạn, tài trợ cho blog của bạn hay cách khác.

Bạn cũng cần thêm địa chỉ email – bởi việc trao đổi qua email là phương thức giao tiếp phổ biến mà hầu hết mọi người sử dụng nó để trao đổi thông tin. Mình tin chắc rằng, nếu ai đó có những thông tin quan trọng hay có ý muốn hợp tác với bạn thì họ sẽ liên hệ với bạn qua email – nên ngoài việc tạo biểu mẫu đăng ký thì bạn cũng cần cập nhật địa chỉ email của bạn tại đây.

6. Quảng bá blog cá nhân đến với nhiều người

cach-tao-blog-ca-nhan-quang-ba-blog

cach-tao-blog-ca-nhan-quang-ba-blog

Người đọc sẽ không tự nhiên truy cập đến blog của bạn mà bạn cần phải có một chiến lược cụ thể để có thể quảng bá blog của bạn đến với nhiều người hơn.

Tất nhiên, trước khi có thể quảng bá blog thì bạn cũng cần phải có những giá trị đem lại cho người đọc nếu muốn thu hút họ đến với blog – bằng việc xuất bản nội dung trên blog.

Vậy nên, bạn cần xuất bản nội dung thường xuyên để có thể thúc đẩy nhiều lưu lượng truy cập trở lại blog cá nhân về lâu dài – bạn phải tích cực quảng bá blog cá nhân của bạn và kết nối với các blogger cá nhân khác.

Điều đó, sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều nhưng bằng cách tập trung vào các kênh quảng bá này. Bạn sẽ bắt đầu tiến bộ ngay lập tức.

Dưới đây, là một số cách đã được chứng minh để quảng bá blog về cá nhân của bạn và xây dựng mối quan hệ với các blogger cá nhân khác:

Bắt đầu tạo danh sách email

Mình luôn khuyên rằng nếu bạn mới bắt đầu một blog thì cùng với đó hãy xây dựng một danh sách email. Bởi tiếp thị qua email là một trong những cách tốt nhất để quảng bá nội dung của bạn.

Danh sách email là một nhóm những người đã cung cấp cho bạn địa chỉ email của họ để họ có thể nhận thông tin cập nhật qua email từ bạn khi bạn xuất bản bài viết trên blog. Người đọc sẽ không tự nhiên tham gia địa chỉ email của bạn, nên chiến lược ở đây là bạn sẽ tặng cho người đọc món quà miễn phí để đổi lại họ sẽ tham gia danh sách email của bạn.

Điều này, sẽ giúp bạn có được một danh sách những đối tượng mục tiêu. Bởi họ phải quan tâm đến nội dung blog của bạn thì họ mới tham gia vào danh sách email. Món quà có thể là một cuốn ebook về nội dung mà người đọc quan tâm nhưng không có trên blog của bạn.

Sau đó, bạn cần tạo biểu mẫu đăng ký trên các trang blog cá nhân của bạn và trong mỗi bài viết trên blog để người đọc có thể dễ dàng nhìn thấy. Và viết những email được cá nhân hóa để phát triển mối quan hệ giữa bạn và những người đăng ký email. Sau đó, bạn có thể tiếp thị những sản phẩm mà bạn muốn.

Nền tảng tốt nhất để bạn có thể tạo biểu mẫu đăng ký email và tạo các chiến dịch tiếp thị là Mailchimp – đây là nền tảng miễn phí để bạn có thể bắt đầu.

Chia sẻ các bài đăng trên blog cá nhân của bạn trên mạng xã hội

Với một blog mới cách dễ thực hiện và hiệu quả nhất để quảng bá blog là chia sẻ các bài đăng của bạn nên trên các trang mạng xã hội như Facebook hoặc bất cứ một nhóm nào có những người quan tâm đến blog của bạn.

Việc bạn cần làm đó là tìm kiếm những hội nhóm trên Facebook có những người quan tâm đến blog của bạn và bắt đầu chia sẻ những bài viết của bạn. Nếu mới bắt đầu thì bạn nên bắt đầu với những hội, nhóm vừa phải khoảng từ 5000 thành viên trở nên.

Đây cũng chính là cách để có thể tìm đối tượng mục tiêu cho blog của bạn. Bởi những thành viên trong nhóm hầu hết đều đang quan tâm về chủ đề mà bạn đang xây dựng.

Để thực sự đem lại hiệu quả thì bạn cần chia sẻ thật nhiều – điều này, giúp kết nối bạn với những thành viên trong nhóm. Nếu người đọc thường xuyên thấy những điều mà bạn chia sẻ thì họ sẽ nhớ đến bạn và tin tưởng vào những bài viết của bạn.

Viết bài đăng trên blog của khách (Guest Post)

Một trong những cách tốt nhất để quảng bá blog cá nhân của bạn – đặc biệt là khi bạn mới bắt đầu.

Viết bài trên blog của khách (Guest Post) là bạn viết một bài viết cho blog của người khác để có thể quảng bá và phát triển blog của bạn, giúp tiếp cận đối tượng mục tiêu của bạn, tạo lưu lượng truy cập vào bài viết của bạn và xây dựng các liên kết ngược tự nhiên cho blog của bạn.

Đây là cách làm mà hai bên đều có lợi – blog khách sẽ nhận được bài đăng miễn phí từ bạn và bạn sẽ được phép chèn link của riêng bạn về blog. Việc này sẽ giúp bạn có cơ hội tiếp cận đến hàng nghìn khản giả tiềm năng trong thị trường ngách của bạn. Từ đó, giúp định vị được vị trí blog của bạn trong thị trường ngách một cách nhanh chóng.

Dưới đây là cách để bạn có thể bắt đầu viết bài trên blog của khách :

  • Xác định blog chấp nhận các bài đăng của khách trong thị trường ngách của bạn.

  • Tuân theo bất kỳ quy tắc nào của họ và nguyên tắc đăng bài của khách.

  • Với danh sách này thì bạn cần chọn những blog có lượng khán người đọc tầm trung – bởi nếu bạn chọn những blog có lượng người đọc lớn nhất trong thị trường ngách thì các yêu cầu của họ sẽ rất cao. Nếu bạn là người mới bắt đầu blog thì sẽ rất khó đề bài đăng của bạn xuất hiện trên blog của họ.

  • Chọn những blog có phong cách viết gần giống với bạn nhất. Và bắt đầu viết bài – thường thì bạn nên chọn những nội dung mà blog khách còn đang thiếu hoặc ít được viết – khả năng cao bạn sẽ được chấp nhận.

  • Sau đó bắt đầu tạo một email đề xuất hợp tác với blog mà bạn muốn đăng bài. Hãy nhớ, luôn giới thiệu một chủ đề ban đầu cung cấp giá trị cho người đọc của họ.

Suy nghĩ cuối cùng về việc bắt đầu một blog cá nhân

Không khó để bạn có thể bắt đầu một blog cá nhân vào năm 2022 – với 6 bước đơn giản của mình sẽ giúp bạn có thể bắt đầu blog cá nhân ngay hôm nay.

Bạn cần nhất quán với nội dung mà bạn chọn, xuất bản những nội dung hữu ích đến người đọc và sử dụng những chiến lược phát triển blog từ mình. Tin chắc rằng, bạn sẽ nhận được kết quả ngoài sự mong đợi với công sức mà bạn đã bỏ ra.

Chúc bạn thành công! Nếu có bất kỳ khó khăn nào trong việc bắt đầu với blog cá nhân của bạn thì hãy để lại bình luận bên dưới – Thiều sẽ trả lời sớm nhất có thể.

Chia sẻ