Cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu từ khi nào – Sumato
Cách mạng Công nghiệp 4.0 là viết tắt của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nói đến “Cách mạng công nghiệp” là nói đến sự thay đổi lớn lao mà nó mang lại trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa. Mỗi cuộc cách mạng công nghiệp là mỗi bước đột phá về khoa học và công nghệ, mang những nét đặc trưng riêng về sự thay đổi và phát triển của sản xuất.
Các giai đoạn hình thành Cách mạng công nghiệp
Mục Lục
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Cách mạng công nghiệp 1.0
Mở đầu từ ngành dệt tại Anh, sau đó lan tỏa ra nhiều ngành nghề và mọi nơi trên thế giới. Lúc bấy giờ, ngành dệt may hoạt động thủ công đơn giản, quy mô nhỏ, sau đó dần chuyển sang sử dụng các phương tiện máy móc, cơ khí. Những thành tựu kỹ thuật trong giai đoạn này nổi bật là sáng chế “thoi bay” vào năm 1733, cùng với sáng chế xe kéo sợi bằng súc vật, sau đó là bằng sức nước. Năm 1784, sáng chế máy hơi nước của đã tạo động lực cho sự phát triển máy dệt, mở đầu quá trình cơ giới hóa ngành công nghiệp dệt.
Cùng lúc đó, ngành luyện kim cũng có những bước tiến vượt bậc. Năm 1784, Henry Cort đã tìm ra cách luyện sắt từ quặng, tuy nhiên yêu cầu về độ bền của máy vẫn chưa đáp ứng được. Đến năm 1885, Henry Bessemer đã phát minh ra lò cao có khả năng luyện gang lỏng thành thép đồng thời khắc phục được những nhược điểm của chiếc máy trước đó.
Bước tiến của ngành giao thông vận tải được đánh dấu bằng phát minh bằng chiếc đầu máy xe lửa đầu tiên chạy bằng hơi nước vào năm 1804, đây được xem là một dấu ấn thành công khai sinh ra hệ thống đường sắt ở châu Âu và châu Mỹ. Năm 1807, tàu thủy chạy bằng hơi nước được chế tạo bới Robert Fulton đã thay thế cho những mái chèo hay những cánh buồm. Sau những bước khởi đầu ở nước Anh, cách mạng công nghiệp đã nhanh chóng lan rộng ra phạm vi thế giới và trở thành hiện tượng phổ biến đồng thời mang tính tất yếu đối với tất cả các quốc gia tư bản.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Cách mạng Công nghiệp 2.0
Cuộc cách mạng công nghiệp thứ hai lại được khởi xướng từ cuối thế kỷ 19, kéo dài đến đầu thế kỷ 20. Trong thời gian này, những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều,… cũng được tìm ra để thay thế cho nguồn năng lượng cũ.
Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và sự phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện – cơ khí và tự động hóa cục bộ trong sản xuất. Mở đầu kỷ nguyên điện khí hóa, thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác như luyện kim, chế tạo máy, đóng tàu, công nghiệp quân sự, giao thông vận tải, công nghiệp hóa chất,…
Do sự kết hợp giữa khoa học với sản xuất mang tính hệ thống đã đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội. Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp.
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba
Cách mạng công nghiệp 3.0
Chiến tranh Thế giới thứ Hai được xem là xuất phát điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, nhờ sự thành công từ các nghiên cứu chế tạo hệ thống vũ khí dựa trên nguyên lý hoạt động hoàn toàn mới như bom nguyên tử máy bay phản lực, dàn tên lửa bắn loạt, tên lửa chiến thuật đầu tiên,… đã được áp dụng vào sản xuất, tạo tiền đề cho Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, diễn ra trong nhiều lĩnh vực, tác động đến tất cả các hoạt động kinh tế, chính trị, tư tưởng đời sống, văn hóa, của con người.
Nhờ sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990) đã góp phần cải tiến về hạ tầng điện tử, số hoá cùng với sự ra đời của sản xuất tự động dựa vào máy tính đã tạo nên một thế giới kết nối mới.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0)
Cách mạng công nghiệp 4.0
Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư) xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013 nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Dựa trên cơ sở phát triển của cả ba cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật trước đó, đặc biệt là những thành tựu đột phá của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba. Công nghệ mạng Internet đã làm biến đổi sâu sắc toàn bộ diện mạo của đời sống xã hội cũng như nền kinh tế toàn cầu, không chỉ kết nối với máy tính điện tử mà gần như tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người cùng các dây chuyền sản xuất; nghiên cứu khoa học, giáo dục, y tế, dịch vụ, giải trí,… đều được liên kết thành “mạng thông minh” mở ra kỷ nguyên mạng Internet kết nối vạn vật.
Đây được gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC),… để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.
Quý phụ huynh quan tâm đến các khóa học lập trình cho trẻ tại Sumato có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể!
Học Viện Công Nghệ Sumato
• Địa chỉ: 750 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh
• Hotline: 028 7775 8889
• Fanpage: Sumato Academy