Cách làm bài nghị luận về một vấn de tư tưởng đạo lí Uống nước nhớ nguồn

Trước hết ta phải hiểu nội dung câu tục ngữ là như thế nào. “Uống nước” chính là sự hưởng thụ những thành quả vật chất và tinh thần; “Nhớ nguồn” là sự tri ân, giữ gìn phát huy những thành quả của người làm ra chúng. Như vậy cả câu tục ngữ là lời khuyên, lời dạy bảo chúng ta phải biết ơn thế hệ cha anh và phát huy những thành quả của họ . Thật vậy, thành quả không tự nhiên mà có. Đất nước hoà bình mà chúng ta sống hôm nay được đổi bằng sinh mạng của biết bao người ngã xuống. Bởi vậy ta không được phép quên tổ tiên, nòi giống và những người đã chiến đấu, hy sinh bảo vệ quê hương. Cha mẹ, ông bà người thân đã sinh ra ta, nuôi dưỡng ta khôn lớn, thầy cô dạy dỗ ta học hành trở nên người có ích cho xã hội. Tất cả đều là “nguồn” để ta phải nhớ, phải tri ân. Lòng biết ơn là cở sở của đạo làm người. Một xã hội chỉ thực sự tốt đẹp khi được xây dựng vững vàng trên nền tảng đạo lý. Trên khắp đất nước Việt Nam lòng biết ơn thể hiện ở việc xây dựng các đền, miếu, chùa chiền phụng thờ, tôn vinh các bậc anh hùng có công với nước. Trong mỗi gia đình, bàn thờ tổ tiên được đặt ở nơi trang trọng. Nhiều năm nay, cả nước dấy lên phong trào đền ơn đáp nghĩa đối với những thương binh, liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng và những gia đình có công với cách mạng. Đến bất kỳ nơi nào cũng có thể tìm thấy những biểu hiện sinh động phong phú của đạo lý “uống nước nhớ nguồn ”trên đất nước ta . Nhớ nguồn không chỉ là biết ơn, giữ gìn, bảo vệ thành quả đã có mà bản thân mỗi người cần cố gắng cống hiến, bổ sung thêm những thành quả mới cho “nguồn nước” dân tộc luôn tràn đầy và bất diệt. Có như vậy mới phát huy được tinh hoa truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, làm cho xã hội ngày một phát triển. Đó mới là nhớ nguồn một cách thiết thực. Ở lứa tuổi học sinh, chúng ta chưa làm ra của cải vất chất, tinh thần cho xã hội, do đó hãy bày tỏ lòng biết ơn chân thành với cha mẹ, thầy cô bằng lời nói, việc làm cụ thể của mình: phấn đấu học tập, rèn luyện và tu dưỡng thành con ngoan, trò giỏi để trở thành những công dân có ích cho xã hội sau này . Câu tục ngữ không chỉ là lời khuyên dạy, nó còn là lời nhắc nhở sâu sắc, thấm thía đối với những kẻ vô ơn,“khỏi vòng cong đuôi”,“qua cầu rút ván”,“khỏi rên quên thầy”. Mạch nguồn trong trẻo của truyền thồng ân nghĩa thuỷ chung sẽ có một ngày làm cho những trái tim lầm đường thức tỉnh ! Lòng biết ơn thực sự là một nét truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc song nó không tự nhiên mà có. Nó là kết quả của quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài của con người.Có lẽ bởi vậy mà tự thủơ ấu thơ, lời ru thấm đượm ân tình của bà của mẹ đã gieo mầm ân nghĩa:

Trải qua nghìn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã đúc kết được vô vàn truyền thống tốt đẹp qua những câu tục ngữ ngắn gọn mà đi hết đời, chúng ta cũng không học hết được những điều hay lẽ phải ấy. Một trong những truyền thống quý báu được thể hiện qua câu tục ngữ hàm súc: “Uống nước nhớ nguồn”.

d. Phê phán những người đi ngược lại với đạo lí, sống với sự vô ơn.

– Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.

c. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

– Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn.

– Của cải do bàn tay ta lao động tao nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng.

– Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên.

– Đó là truyền thống quý báu của dân tộc ta. 2. Thân bài a. Giải thích câu tực ngữ “ uống nước nhớ nguồn” – “Uống nước”: là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết – “Nguồn”: là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược. => Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại. b. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

d. Phê phán những người đi ngược lại với đạo lí, sống với sự vô ơn.

c. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

=> Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại.

Mục lục bài viết

Nghị luận về lối sống uống nước nhớ nguồn, hướng dẫn lập dàn ý chi tiết và tham khảo những bài văn hay bàn về ý nghĩa của lối sống uống nước nhớ nguồn trong xã hội hiện nay.

Uống nước nhớ nguồn là câu tục ngữ rất quen thuộc đối với bao thế hệ người Việt Nam nêu lênbài học về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước, thế hệ đi trước. Lối sống uống nước nhớnguồn là lối sống biết trọng ân nghĩa, biết ơn những người đã giúp đỡ hay tạo dựng thành quả để mìnhđược hưởng thụhôm nay.

NGHỊ LUẬN UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

NGHỊ LUẬN UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

  • Dàn ý nghị luận “Uống nước nhớ nguồn”
  • Mở bài

Giới thiệu và nêu tư tưởng chung của vấn đề cần nghị luận: câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

  • Thân bài
  • Giải thích câu tục ngữ
  • “Uống nước”: là việc hưởng thụ, đón nhận thành quả lao động của những người khác.

  • “Nguồn”:

  • Nghĩa đen: là nơi bắt đầu của dòng nước.

  • Nghĩa bóng: là sự bắt nguồn của những thành quả mình hưởng thụ.

-> “Nhớ nguồn”: ghi nhớ người tạo ra những giá trị lao động.

=> “Uống nước nhớ nguồn”: khi được hưởng thụ những thành quả do người khác tạo ra, ta cần biết ơn, tri ân, ghi nhớ những công lao ấy.

=> Lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

  • Biểu hiện
  • Lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, với các vị anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng.

  • Các lễ hội trải dài trên khắp đất nước: giỗ tổ Hùng Vương, hội Gióng, lễ hội Huyền Trân Công Chúa,…

  • Ngày 27/12, 20/11, 20/10,…

  • Ý nghĩa câu tục ngữ
  • Trong cuộc sống, không có bất cứ thành quả nào là tự nhiên có, mà nó cần đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt để tạo nên.

  • Chúng ta được hưởng những “trái ngọt” đó từ bố mẹ, ông bà, từ những thế hệ đi trước đấu tranh, gìn giữ cho.

  • Có lòng biết ơn, con người mới có thể có thái độ trân trọng với những gì mình được nhận và cố gắng cho tương lai.

  • “Uống nước nhớ nguồn” là nền tảng chắc chắn cho khối đoàn kết xã hội, con người luôn yêu thương và giúp đỡ nhau.

  • Phê phán
  • Lên án, phê phán những kẻ “ăn cháo đá bát”, “qua cầu rút ván”,…

  • Lòng vô ơn, ích kỉ sẽ biến con người thành kẻ thiếu đạo đức, gây ảnh hưởng xấu đến gia đình và xã hội.

  • Giúp người khác cũng không phải để được trả ơn mà là để gìn giữ truyền thống dân tộc, để chia sẻ tình yêu thương.

  • Bài học
  • Sử dụng một cách hợp lí, trân trọng những thành quả thế hệ trước để lại.

  • Tự hào, biết ơn với những truyền thống tốt đẹp nhân dân ta đang từng ngày bảo vệ.

  • Phát huy những giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu một cách có chọn lọc văn hoá nước ngoài.

  • Cố gắng tôi luyện bản thân để giúp ích gia đình, xã hội.

  1. Kết bài
  • Khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ đối với cuộc sống của mỗi con người.

  • Nêu suy nghĩ của bản thân.

  1. Bài văn nghị luận “Uống nước nhớ nguồn”

  • Mở bài

Lật dở kho tàng ca dao tục ngữ của dân tộc, ta thấy không biết bao điều hay, điều quý được cha ông ngàn đời đúc kết. Ấy là kho báu tinh thần, là lời răn dạy ngàn đời sau vẫn cần tiếp thu và học hỏi. Một trong số đó là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở về thái độ sống biết ơn của mỗi con người. Câu tục ngữ súc tích mà lại thật giàu hình ảnh sâu sắc.

  • Thân bài

Lời dạy của cố nhân nên được hiểu ra sao? “Uống nước” ở đây là việc hưởng thụ, đón nhận thành quả lao động của những người khác. Những giá trị mà ta đang sử dụng chính là việc “uống nước”. “Nguồn” lại chính là nơi bắt đầu của dòng nước, đầu những con suối, trên những ngọn núi cao. Mạch nguồn của nước theo sông, suối đổ ra bể lớn, không bao giờ nguôi cạn. Vì thế nó có thêm nét nghĩa là sự bắt nguồn của những thành quả mình hưởng thụ. Nơi ấy đã tạo ra “trái ngọt” về cả vật chất lẫn tinh thần cho xã hội. Vậy nên cần “Nhớ nguồn” hay cần ghi nhớ người tạo ra những giá trị lao động. Thật vậy, cuộc sống này mọi thứ mà ta đang hưởng đều do cá nhân, tập thể nào đó tạo nên, không phải ngẫu nhiên mà có. Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” nhắc nhớ ta khi được hưởng thụ những thành quả do người khác tạo ra, ta cần biết ơn, tri ân, ghi nhớ những công lao ấy. Họ đã sẵn sàng đánh đổi mồ hôi, sức lực thận chí là cả nước mắt và sinh mạng để cho ra đời nhưng “nguồn sống” thật đẹp và hữu dụng. Lòng biết ơn vẫn luôn là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam. Kho tàng tục ngữ dân tộc còn rất nhiều câu ca đồng nghĩa như: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Ăn cây nào, rào cây ấy”, … Tất cả đều mang ý nghĩa tích cực trong cuộc sống của mỗi người hiện nay.

Bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, bốn nghìn năm khói lửa và bom tạt, bốn nghìn năm có biết bao thế hệ ngã xuống để cho thế hệ sau đứng lên:

“Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”

(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)

Lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, với các vị anh hùng liệt sĩ, các bà mẹ Việt Nam anh hùng,.. chính là ngọn nguồn sức mạnh cho dân tộc “cứ đi lên phía trước”. Hàng năm, các lễ hội lại trải dài trên khắp đất nước thể hiện lòng hiếu kính của con cháu với những người có công: giỗ tổ Hùng Vương, hội Gióng, lễ hội Huyền Trân Công Chúa,… Một loạt các ngày ý nghĩa như 27/12, 20/11, 20/10,… cũng được chọn lựa nhằm truyền tải những tấm lòng biết ơn khác nhau. Đó là những biểu hiện tiêu biểu của lòng biết ơn, của đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. “Nhớ nguồn” không chỉ là việc nhớ tới công lao đó mà cần có hành động cụ thể để đền đáp, phát huy những gì mà ta may mắn được nhận.

Trong cuộc sống, không có bất cứ thành quả nào là tự nhiên có, mà nó cần đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt để tạo nên. Chỉ khi được trả bằng sức lao động, thành quả ấy mới thực sự có ý nghĩa. Chúng ta được hưởng những “trái ngọt” đó từ bố mẹ, ông bà, từ những thế hệ đi trước đấu tranh, gìn giữ cho. Luôn giữ thái độ trân trọng những gì mình có cũng là thể hiện đức tính tốt đẹp của con người. Chỉ khi có lòng biết ơn, con người mới có thể có thái độ yêu quý với những gì mình được nhận và cố gắng cho tương lai. Tương lai ấy là một tương lai có sự chọn lọc tinh hoa nhân loại để làm giàu đẹp cho văn hoá nước nhà. “Uống nước nhớ nguồn” là nền tảng chắc chắn cho khối đoàn kết xã hội, con người luôn yêu thương và giúp đỡ nhau. Có nó là chúng ta đã cầm chắc trong tay chìa khoá giải quyết những khó khăn, thử thách sau này. Hơn nữa, nét sống ân nghĩa thuỷ chung càng tôn thêm giá trị con người trong xã hội, khiến ta được mọi người tôn vinh và kính trọng.

Càng hiểu vậy, ta lại càng thấy chê trách cho những người đi ngược lại với cách sống ấy. Trong xã hội còn nhiều lắm những kẻ “ăn cháo đá bát”, “qua cầu rút ván” và ta cần lên án, phê phán là hành động cần thiết. Dù sống dưới tình yêu thương của cha mẹ, thầy cô nhưng vẫn không thiếu những bạn cảm không biết trân quý những điều mình được nhận, coi đó là tất nhiên. Lòng vô ơn, ích kỉ sẽ biến con người thành kẻ thiếu đạo đức, gây ảnh hưởng xấu đến gia đình và xã hội. Họ thậm chí có thể ngược đãi cha mẹ, vô ơn với thầy cô, đi ngược lại tất cả những giá trị sống ngàn đời của dân tộc. Thực trạng này có đáng lên án hay không? Lời ru của bà, của mẹ năm xưa con còn nhớ hay đã quên:

“Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Hơn nữa cũng cần nhớ rằng, giúp người khác cũng không phải để được trả ơn mà là để gìn giữ truyền thống dân tộc, để chia sẻ tình yêu thương. “Nước” không phải lúc nào cũng cần phải báo đáp “nguồn”, đôi khi “nước” chỉ cần làm tròn bổn phận và nghĩa vụ của mình trong cuộc đời đã là sự đền ơn đáp nghĩa đáng quý nhất.

Thế hệ trẻ hôm nay càng cần nhớ bài học đạo lí này. Mỗi người nên sử dụng một cách hợp lí, trân trọng những thành quả thế hệ trước để lại. Biết bao sức lao động mới đổi được những thành tự ngày hôm nay? Vậy nên, tự hào và biết ơn với những truyền thống tốt đẹp nhân dân ta đang từng ngày bảo vệ là thái độ sống đúng đắn, cần thiết. Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, khi văn hoá các nước ồ ạt giao thoa với nhau thì tự hào với những giá trị văn hoá dân tộc như nền tảng cho mọi sự hoà nhập sau này. Nó sẽ giúp ta tiếp thu một cách có chọn lọc văn hoá nước ngoài: “hoà nhập nhưng không hoà tan”. Bản thân mỗi cá thể cũng cần không ngừng cố gắng tôi luyện bản thân để giúp ích gia đình, xã hội. Có như thế, “nước” kia mới có thể báo đáp “nguồn”.

  1. Kết bài

Như vậy, câu tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng luôn là lời dạy bảo sâu sắc cho muôn thế hệ. Đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” sẽ ở lại mãi với dân tộc Việt Nam, nhắc nhở con cháu về lòng biết ơn, đức báo đáp trong cuộc đời. Đây chính là bài học đạo đức căn bản cho những cánh chim trước khi rời tổ mẹ để vỗ cánh thực hiện hoài bão hay xây dựng nước nhà:

“Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta

Mà hãy hỏi ta làm gì cho Tổ Quốc hôm nay?”

Mời các bạn đọc tài liệu Bài văn nghị luận “Uống nước nhớ nguồn” của trung tâm. Mong rằng sẽ giúp các bạn nhỏ định hướng được cách làm bài. Mời các bạn và quý phụ huynh cùng tham khảo miễn phí kho tài liệu của trung tâm. Cảm ơn các bạn đã luôn ủng hộ trung tâm!

NGHỊ LUẬN UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN

Đánh giá bài viết!

Đánh giá bài viết!


Tư vấn gia sư (24/7) 097.948.1988

Cách làm bài nghị luận về một vấn de tư tưởng đạo lí Uống nước nhớ nguồn

Bài văn nghị luận lớp 9 với chủ đề: Uống nước nhớ nguồn