Cách học tốt hóa 8| Kinh nghiệm đạt điểm 9,10 hóa 8 – 0915.310.858 – Gia Sư Nhật Gia Minh

Học và ghi nhớ có chọn lọc, tìm hiểu các chất trong thực tế, dùng sơ đồ tư duy… là những phương pháp nên áp dụng với môn Hóa học.

Hóa học là một môn khoa học tự nhiên mới mà các em sẽ làm quen khi bước vào lớp 8. Nội dung chương trình xoay quanh những chất cơ bản, cấu tạo và tính chất của vật chất xung quanh.

Hóa học là gì?

Môn này học cái gì?

Không biết nó khó không?

Mình có thể học tốt môn này không?

Tìm gia sư hóa lớp 8Làm sao học giỏi hóa lớp 8

Đó là những câu hỏi các em băn khoăn khi bước vào năm lớp 8 năm mà các em sẽ được tiếp xúc với môn học mới lạ, môn Hóa Học! Môn hóa là môn học không hề khó, nó giải thích các hiện tượng rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta vì vậy chỉ cần chú ý học các em sẽ thấy Hóa Học là môn rất thú vị. Tuy nhiên chúng ta cần phải lưu ý rằng Hóa Học không như Vật Lý, nó có sự nối tiếp nhau, liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau từ lớp 8 cho đến lớp 12. Vì thế ngay từ lớp 8 chúng ta phải xây dựng nền móng vững chắc thì lên các lớp trên mới học được nhé!

Để giúp các em có những định hướng rõ ràng và nắm chắc kiến thức ngay từ đầu gia sư Hóa tại Thanh hóa xin chia sẻ với các em một số kinh nghiệm học tốt môn Hóa 8.

–  Bước vào bài học đầu tiên các em sẽ được làm quen với những khái niệm cơ bản như: Chất, đơn chất, hợp chất, nguyên tử, nguyên tố… Mới đầu khi đọc các khái niệm này các em sẽ thấy khó hiểu vì thế các em hãy tự đặt ra câu hỏi: Chất là gì?, Nguyên tử là gì?, Nguyên tố là gì?… Và hãy nghĩ nó có liên quan mật thiết đối với con người và cuộc sống của con người từ đó các em sẽ hiểu được các khái niệm đó dễ dàng.

–  Vậy để viết ra được một nguyên tử, nguyên tố hóa học nào đó một cách dễ dàng, ngắn gọn súc tích thì chúng ta cần phải có công thức hóa học. Vì vậy các em phải thuộc tên các nguyên tố, kí hiệu hóa học của chúng trong bảng sách giáo khoa trang 42.

Bảng nguyên tố hóa học

Chú ý: Công thức hóa học và nguyên tử khối của các chất sẽ theo các em đến hết năm 12 nên phải học thật kĩ, cẩn thận và ghi nhớ thật sâu sắc phần này

–  Bài hóa trị: bài này cực kì quan trọng, chúng ta chắc chắn phải học thuộc hóa trị vì nó thường xuyên được sử dụng, phần này sẽ liên quan rất nhiều đến việc viết và cân bằng phương trình hóa học không những thế nó còn gây khó khăn cho các em khi lên các lớp lớn hơn. Ở tiểu học, để học được các phép tính nhân chia các em phải học thuộc bảng cửu chương thì ở môn hóa cũng thế, để làm được bài tập thì chúng ta cũng phải học thuộc hóa trị như học thuộc bảng cửu chương vậy. Làm sao để nhớ được hóa trị dễ dàng? “Bài ca hóa trị” sau đây chính là công cụ đắc lực giúp các em nhớ nhanh hóa trị đấy:

Bài ca hóa trị lớp 8

Tiếp theo là phản ứng hóa học. Phản ứng hóa học là gì? Xảy ra như thế nào?

Các em thân mến, phản ứng hóa học chính là đặc trưng của môn hóa đòi hỏi chúng ta phải nắm được bản chất mới làm được bài tập và học tốt được môn hóa. Vậy làm thế nào để học tốt phần này? Mỗi chất đều có các phản ứng đặc trưng riêng, những chất có tính chất hóa học tương tự nhau sẽ nằm trong cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn. Nên khi đã viết được một phương trình phản ứng các em hãy viết phương trình tương tự từ các chất tương tự nhau, rồi dựa vào hóa trị để cân bằng thì sẽ nhớ rất kĩ. Ví dụ như K với Na có tính chất tương tự nhau, khi viết được phương trình K tác dụng với nước:

2K + 2H2O → 2KOH + H2

Thì cũng dễ dàng viết được phương trình Na tác dụng với nước.

Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Viết phương trình xong nhớ cân bằng, ghi rõ điều kiện nếu có, chú ý mối quan hệ giữa các chất, làm bài tập thật nhiều, viết đi viết lại thật nhiều cũng là cách nhớ và viết thông thạo phương trình hóa học.

Phần bài tập của chương trình lớp 8 không khó, chỉ mới dừng lại ở việc nhận biết các chất, viết phương trình phản ứng, tính số mol, tính các nồng độ dung dịch… Tuy nhiên, muốn làm nhanh các bài tính toán này các em cần biết một số phương pháp giải phù hợp với từng dạng bài như: Phương pháp bảo toàn khối lượng, phương pháp tăng giảm khối lượng, phương pháp bảo toàn electron…

Đối với phần nhận biết, nhận biết các chất phải dựa vào phản ứng đặc trưng và có các hiện tượng như có chất kết tủa tạo thành sau phản ứng, đổi màu dung dịch, giải phóng chất khí có mùi hoặc có hiện tượng sủi bọt khí, hoặc một sổ tính chất vật lý. Vậy nên các em hãy nhớ tính chất của các chất đặc trưng, hiện tượng, tính chất vật lý của chúng khi phản ứng từ đó tìm ra cái khác biệt.

Cách nhận biết các chất hóa học lớp 8

Trên đây là một số kinh nghiệm giúp các em học tốt môn hóa học 8. Cuối cùng gia sư hóa chúc các em học thật giỏi và tiến xa hơn trong môn học này!

Hóa học là môn học hoàn toàn mới trong chương trình học lớp 8 xuyên suốt đến lớp 12. Làm thế nào để con học tốt được bộ môn này là băn khoăn của không ít bậc phụ huynh. Đừng lo lắng đội ngũ gia sư hóa lớp 8 dạy kèm tại nhà của trung tâm gia sư sư phạm Hà Thành sẽ mách bạn bí quyết giúp con học tốt môn Hóa lớp 8.

1. Nắm chắc kiến thức cơ bản.

Những kiến thức trừu tượng, mới lạ của Hóa chắc chắn sẽ làm nhiều học sinh bỡ ngỡ, hoang mang. Việc trước tiên bạn cần làm là hãy hướng dẫn con nắm thật chắc, thật vững các kiến thức cơ bản có mặt trong sách giáo khoa, những định nghĩa về nguyên tử, phân tử, hóa trị… Tuy nhiên hãy chỉ con cách định nghĩa theo cách hiểu của chúng như vậy mới đảm bảo được việc nhớ lâu và nhớ sâu hơn các kiến thức ấy.

Bên cạnh các định nghĩa cơ bản thì mỗi học sinh cũng cần phải ghi nhớ hóa trị cũng như nguyên tử khối của các chất, quy tắc hóa trị bởi đây sẽ là nền tảng để làm tốt các bài tập hóa học sau này. Có thể học thuộc bắt đầu với các chất hay dùng hay gặp sau đó mở rộng ra các nguyên tử và phân tử khác. Bên cạnh đó, phụ huynh có thể giúp con sưu tầm một số mẹo học nhanh, nhớ sâu các hóa trị ấy như bài ca hóa trị là một ví dụ điển hình.

2. Thực hành

Một vấn đề cơ bản để có thể làm tốt các bài tập Hóa học là cân bằng phương trình. Để có thể thành thạo trong việc căn bằng phương trình không có phương pháp nào khác ngoài thực hành. Mỗi học sinh nên dành nhiều thời gian để tập viết, tập cân bằng các phương trình có trong sách giáo khoa hoặc sưu tầm thêm. Học nhiều, thực hành nhiều về lâu về dài sẽ giúp con hình thành thói quen viết đúng đồng thời rèn luyện được tính cẩn thận mỗi khi làm bài.

Về khối lượng bài tập trong chương trình học lớp 8 mới chỉ dừng lại ở việc nhận biết các chất viết phương trình phản ứng hay tính mol, nồng độ dung dịch. Phụ huynh nên khuyến khích cố gắng làm hết các bài tập trong sách giáo khoa hoặc mở rộng hơn để có thể giải quyết thành thạo các bài tập sau này bởi nếu không học tốt những kiến thức mới từ khi bắt đầu sẽ rất khó khăn cho việc học tập sau này.

3. Sự hỗ trợ từ gia sư.

Môn học mới, kiến thức mới đôi khi kiến học sinh khó nắm bắt. Hơn thế nữa, với thời lượng ngắn ngủi của mỗi buổi học trên lớp sẽ rất khó để chúng có thể thành thạo. Vì vậy phụ huynh nên dành nhiều thời gian quan tâm đến việc học tập môn Hóa của con ở nhà. Bạn có thể quan sát, hướng dẫn con làm bài hoặc nếu quá bận rộn việc thuê một gia sư môn Hóa dạy kèm là điều vô cùng cần thiết. Gia sư sẽ là người đồng hành, giải đáp mọi thắc mắc của con liên quan đến lý thuyết cũng như các bài tập. Họ chắc chắn sẽ mang đến sự tiến bộ cho con trong việc học tập bộ môn này.

Bạn muốn tìm kiếm gia sư dạy Hóa giỏi hãy liên lạc với chúng tôi – trung tâm gia sư sư phạm Hà Thành. Với uy tín và những cam kết không thể thiếu về chất lượng chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra một gia sư kinh nghiệm, chuẩn, phù hợp nhất cho con em bạn.

1. Tự mình làm các thí nghiệm

Khi chúng ta tự làm thí nghiệm sẽ có thể dễ dàng nhớ được hiện tượng và các chất sinh ra, nó sẽ rất có ích cho các bài tập cụ thể. Bạn cũng đừng lo lắng vì mình không có đủ điều kiện thực hiện thí nghiệm vì hiện nay có rất nhiều phòng thí nghiệm hóa học ảo. Hãy lên mạng và tải về cho mình một cái bạn sẽ tha hồ thực hiện thí nghiệm một cách dễ dàng.

2. Khi giải một bài toán hóa học phải tìm cách liên hệ với các kiến thức liên quan đến nó để nhớ lại, hồi tưởng lại

Chúng ta có thể đặt ra các câu hỏi và tự mình tìm câu trả lời ví dụ như là:

  • Bài toán có thể giải theo cách nào nữa?
  • Vấn đề hóa học mà bài toán nêu ra là gì?

3.  Rèn luyện kĩ năng tính và phản xạ tư duy

Để làm được điều này thì chúng ta có thể làm các bài kiểm tra trắc nghiệm online nó sẽ giúp chúng ta rèn cách phản xạ nhanh và có thể rút kinh nghiệm khi đối chiếu với lời giải ở phần đáp án.

4. Nắm vững các dấu hiệu quyết định phương pháp giải

Mỗi phương pháp giải toán hóa học đều có một số dấu hiệu nhất định và bạn sẽ phải ghi nhớ các dấu hiệu này để có thể tìm được phương pháp giải thích hợp. Các bạn có thể tham khảo các phương pháp giải ở các bài giàng và khóa học online, ở đó các thầy cô sẽ chỉ ra cho chúng ta các dấu hiệu để nhận biết hoặc là các bạn cúng có thể vào các diễn đàn để trao đổi phương pháp giải với thầy cô và các bạn khác.

5. Học các vấn đề lý thuyết của hóa học :

Cần nắm định nghĩa, khái niệm, quan trọng hơn là phải hiểu được bản chất của vấn đề, biết cách vận dụng được các khái niệm – định luật trên.

6.  Bài học về các chất:

Cách học từng phần :

  • Tên gọi : nắm được cách gọi tên các chất (một chất có thể nhiều cách gọi tên : Tên thông thường, tên quốc tế).
  • Lí tính : thông thường ta chu ý nhớ trạng thái (rắn, lỏng , khí), màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, …
  • Cấu tạo : biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp.
  • Hóa tính :

– Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ để khái quát lên à tính chất chung cho loại hợp chất đó.

– Với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào.

  • Điều chế :

– Nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể, ngoài các phương pháp chung, nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế.

– Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.

  • Ứng dụng : nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất, liên hệ với đời sống.

7. Bài tập hóa học :

  • Các bài tập áp dụng :

Để làm tốt phần này, học sinh cần nắm vững hóa tính – điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.

Viết phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ? (

Chuỗi phản ứng : Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất (đối với dạng khó), nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.

Nhận diện hóa chất : nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu.

Giải thích hiện tượng, chứng minh : viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi, …

  • Giải bài toán hóa như thế nào :

Nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán (áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình, …).

– Liệt kê các dữ kiện của đề bài (các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, …) yêu cầu của đề bài.

– Đặt ẩn số (thường là số mol , đặt công thức chung)

– Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. (nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có)

– Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, …

– Sử dụng các thủ thuật tính toán (phương pháp trung bình, ghép ẩn,…) áp dụng các định luật cơ bản của hóa học (định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích, …) để giải quyết vấn đề.

– Kiểm tra lại và kết luận.