Cách học tiếng Trung dễ nhớ và hiệu quả cho người mới bắt đầu

Có rất nhiều bạn thắc mắc rằng tại sao mình học rất chăm chỉ, tập trung mà vẫn hay bị quên từ vựng, quên mặt tiếng Trung và tự hỏi “Có cách học tiếng Trung nào dễ nhớ không?”. Hiệu được điều này, Trung tâm Ngoại Ngữ Hà Nội sẽ bật mí cho bạn các mẹo học tiếng Trung dễ nhớ và hiệu quả nhất thông qua bài viết dưới đây.

Cách học viết tiếng Trung dễ nhớ

Những điều cần biết khi học viết tiếng Trung

Để ghi nhớ được một chữ cái tiếng Trung, điều đầu tiên bạn cần làm là biết cách viết chữ cái đó. Trong tiếng Trung thứ tự các nét chữ được viết theo quy tắc “Bút Thuận”. Bút Thuận là quy tắc phổ biến được dùng để luyện viết chữ Hán một cách nhanh hơn và dễ nhìn, dễ đọc hơn.

luyện chép chính tả

7 Quy tắc viết chữ Hán:

  • Quy tắc 1: Ngang trước sổ sau.

  • Quy tắc 2: Phẩy trước mác sau.

  • Quy tắc 3: Trên trước dưới sau.

  • Quy tắc 4: Trái trước phải sau.

  • Quy tắc 5: Ngoài trước trông sau.

  • Quy tắc 6: Vào trước đóng sau.

  • Quy tắc 7: Giữa trước hai bên sau.

8 Nét cơ bản trong tiếng Trung:

  • Nét ngang: Được viết theo chiều từ trái sang phải, tạo thành một nét thẳng ngang.

  • Nét sổ thẳng: Được viết theo chiều từ trên xuống dưới, tạo thành một nét thẳng đứng.

  • Nét chấm: Là một dấu chấm, được viết theo chiều từ trên xuống dưới.

  • Nét hất: Là một nét cong, đi lên từ trái sang phải.

  • Nét phẩy: Là một nét cong, được kéo xuống từ phải qua trái.

  • Nét mác: Là một nét thẳng, được kéo xuống từ trái qua phải.

  • Nét gập: Là một nét gập, ở giữa các nét.

  • Nét móc: Là một nét móc lên ở cuối các nét.

Luyện chép chính tả – Cách học viết tiếng Trung dễ nhớ nhất

Một trong những cách học tiếng Trung dễ nhớ đó chính là luyện chép chính tả hằng ngày. Bạn hãy dành ra khoảng 30 phút mỗi ngày để luyện viết tất cả các từ vựng đã học ngày hôm đó, mỗi từ viết khoảng 2-3 dòng. Luyện chép chính tả vừa giúp ghi nhớ mặt chữ lâu hơn, vừa giúp viết chữ Hán thành thạo, đúng quy tắc hơn.

Cách học số tiếng Trung dễ nhớ

Cách học số tiếng Trung dễ nhớ là chủ đề được nhiều người học quan tâm khi học tiếng Trung. Đây cũng là một trong những bài học đầu tiên, từ vựng căn bản nhất cho người mới bắt đầu học.

Số đếm

Dưới đây là bảng 11 số đếm cơ bản trong tiếng Trung mà bạn nên ghi nhớ để có thể đọc được số nhà, số điện thoại, ngày tháng năm,… Muốn đọc các số lớn hơn và phức tạp hơn thì bạn cần phải nhớ kĩ 11 số đếm cơ bản này.

Số

Tiếng Trung

Phiên âm 

0

Líng

1

2

Èr

3

Sān

4

5

6

Liù

7

8

9

Jiǔ

10

Shí

Học số đếm tiếng Trung bằng bàn tay

Số đếm tiếng Trung từ 11 đến 99 : Khi đọc các số đếm từ 11 đến 19, bạn chỉ cần áp dụng theo công thức sau:

十  + số lẻ phía sau

Số

Chữ Trung

Phiên âm

11

十一

Shíyī

12

十二

Shí’èr

13

十三

Shísān

14

十四

Shísì

15

十五

Shíwǔ

16

十六

Shíliù

17

十七

Shíqī

18

十八

Shíbā

19

十九

Shíjiǔ

Khi đọc các số đếm từ 20 đến 99, bạn chỉ nhớ theo một cách đơn giản 十 (shí) là mười:

Số

Chữ Trung

Phiên âm

20

二十

Èrshí

28

二十八

Èrshíbā

40

四十

Sìshí

49

四十九

Sìshíjiǔ

70

七十

Qīshí

90

九十

Jiǔshí

99

九十九

Jiǔshíjiǔ

Đối với số đếm từ 100 đến 999, hàng trăm sẽ dùng từ 百/Bǎi.

Ví dụ:

Số

Chữ Trung

Phiên âm

100

一百

Yībǎi

200

两百

Liǎng bǎi

300

三百

Sānbǎi

400

四百

Sìbǎi

500

五百

Wǔbǎi

Số đếm từ 1000 trở lên

  • Nghìn: qiān (千)

  • Vạn: wàn (万)
  • Trăm triệu: yì (亿)

Cách học từ vựng tiếng Trung dễ nhớ

Học từ vựng tiếng Trung theo chủ đề

Một trong những cách học tiếng Trung dễ nhớ đó là học theo chủ đề. Mỗi buổi học, thay vì học từ vựng ở nhiều chủ đề khác nhau thì bạn hãy học các từ vựng có chung một chủ đề liên quan. Như vậy thì các từ vựng sẽ có tính liên kết với nhau, giúp nhớ từng vựng tiếng Trung dễ dàng hơn.

tiếng Trung theo chủ đề

Với phương pháp này, bạn có thể sử dụng flashcard để hỗ trợ trong quá trình học tập. Mỗi thẻ học là một từ mới có giải nghĩa và ví dụ cụ thể.

Flascard tiếng Trung

Học từ vựng tiếng Trung theo nhóm từ

Cách học từ vựng tiếng Trung dễ nhớ được nhiều giáo viên, sinh viên áp dụng trong quá trình học là học theo nhóm từ hay còn có cách gọi khác là học từ vựng bằng sơ đồ tư duy.

Cách học này được hiểu đơn giản là từ một từ tiếng Trung cơ bản, bạn sẽ phát triển ra thêm các từ vựng có liên quan đến từ đó. Nghe có vẻ trừu tượng nhưng bạn đừng lo lắng, hãy xem thử sơ đồ từ vựng dưới đây:

tiếng Trung theo nhóm

Ôn luyện từ vựng tiếng Trung theo phương pháp cuốn chiếu

Một trong những bí quyết học từ vựng tiếng Trung dễ nhớ được nhiều người áp dụng là ôn luyện từ vựng theo phương pháp cuốn chiếu. Ví dụ khi bạn học bài 3 tiếng Trung thì bạn sẽ ôn lại toàn bộ từ vựng, cấu trúc ngữ pháp của bài 2, đến bài 4 thì bạn lại ôn lại bài 3. 

Tuy nhiên, khi số lượng từ vựng, bài học ngày một nhiều thì bạn không chỉ ôn lại bài học trước đó mà còn phải ôn lại từ vựng, kiến thức của các bài đầu tiên. Việc lặp lại theo chu kỳ sẽ khiến não bộ của bạn nhớ từ vựng lâu hơn. Hãy thử áp dụng phương pháp cuốn chiếu này vào nhiều môn học khác nhau, đặc biệt là ngoại ngữ, bạn sẽ thấy được sự kỳ diệu của nó.

tự học tiếng Trung

Khi ôn luyện tiếng Trung theo phương pháp cuốn chiếu, bạn hãy áp dụng luôn vào cách luyện viết. Cụ thể, bạn hãy mở nội dung bài ôn tập ra, vừa nhìn nghĩa tiếng Việt để nhớ lại từ vựng tiếng Trung, đồng thời đọc to phát âm của từ mới đó, còn tay thì viết từ vựng đó ra giấy. Bằng cách này, bạn sẽ dần hình thành được một thói quen, chỉ cần đặt bút xuống là bạn sẽ có thể viết được từ vựng đó một cách dễ dàng và biết luôn nghĩa, cách phát âm của từ đó. 

Xem thêm:

Cách học bộ thủ tiếng Trung dễ nhớ

Bộ thủ là thành phần chủ đạo trong tiếng Trung. Tiếng Trung gồm có 214 bộ thủ thông dụng, phần lớn những bộ thủ này không thể phân tách ra nữa, nếu phân tách ra chúng sẽ trở lên vô nghĩa. Vì vậy, muốn học tiếng Trung dễ nhớ bạn nên học thuộc các bộ thủ.

Học thuộc các bộ thủ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Khi chúng ta gặp một từ vựng mới mà không biết cách đọc, ta có thể dựa vào bộ thủ để tra nghĩa cũng như cách đọc của từ đấy. 

Để học các bộ thủ tiếng Trung dễ nhớ hơn, bạn có thể học qua bài thơ và các hình ảnh tượng trưng cho bộ thủ. Nhìn vào hình ảnh bạn có thể dễ dàng học thuộc và hình dung ra bộ thủ dễ dàng hơn.

木 – 水 – 金

Mù – shuǐ – jīn

火 – 土 – 月 – 日

Huǒ – tǔ – yuè – rì

川 – 山 – 阜

Chuān – shān – fù

子 – 父 – 人 – 士

Zi – fù – rén – shì

宀 – 厂

Mián – chǎng

广 – 戶 – 門 – 里

Guǎng – hù – mén – lǐ

谷 – 穴

Gǔ – xué

夕 – 辰 – 羊 – 虍

Xī – chén – yáng – hū

瓦 – 缶

Wǎ – fǒu

田 – 邑 – 尢 – 老

Tián – yì – yóu – lǎo

Chú giải: 

  1. Mộc (木) – Cây, Thủy (水) – Nước, Kim (金) – Vàng.

  2. Hỏa (火) – Lửa, Thổ (土) – Đất, Nguyệt (月)- Trăng, Nhật (日) – Trời.

  3. Xuyên (川) – Sông, Sơn (山) – Núi, Phụ (阜) – Đồi.

  4. Tử (子) – Con, Phụ (父) – Bố, Nhân (人) – Người, Sỹ (士) – Quan.

  5. Miên (宀) – Mái nhà, Hán (厂) – Sườn non

  6. Nghiêm (广) – Hiên, Hộ (戶) – Cửa, MÔN (門) – Cổng, Lý (里) – Làng.

  7. Cốc (谷)- Thung lũng, Huyệt (穴)- Cái hang.

  8. Tịch (夕) – Khuya, Thân (辰) – Sớm (4), Dê – Dương (羊), Hổ (虍) – Hùm

  9. Ngõa (瓦) – Ngói đất, Phẫu (缶) – Sành nung.

  10. Ruộng – Điền (田), Thôn – Ấp 邑 (5), Què – Uông (尢), Lão (老) – Già.