Cách hạch toán tiền phạt nộp chậm thuế, vi phạm hành chính

thanh lap cong ty moi goc chia seCách hạch toán tiền phạt nộp chậm thuế, vi phạm hành chính

Hướng dẫn cách hạch toán tiền phạt nộp chậm thuế môn bài, GTGT, TNCN, TNDN, vi phạm luật thuế, vi phạm hành chính, vi phạm giao thông, vi phạm chế độ đắng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán, tiền thuế bị truy thu thêm.

1. Cách hạch toán tiền phạt chậm nộp thuế …

– Khi nhận được thông báo về việc xử phạt:
Nợ TK 811 – Chi phí khác
                                                   Có TK 3339 – Phí, lệ phí và các koản phải nộp khác
                                                   Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác.

Khi nộp tiền phạt:
Nợ TK 3339, 338
          Có các TK 111, 112,. . .
 
Cuối kỳ kế toán, kết chuyển:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
          Có TK 811 – Chi phí khác.
 
Chú ý: Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế. sẽ bị loại ra khỏi chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

(Theo khoản 2 điều 6 Thông tư Số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014)

2. Cách hạch toán tiền thuế bị truy thu sau quyết toán:
 
Theo Công văn 13521/CT-TTHT Hướng dẫn cách hạch toán kế toán số thuế truy thu thêm qua kiểm tra quyết toán thuế.
 
– Sau khi quyết toán thuế và có thông báo của cơ quan thuế về việc phải truy thu nộp thêm số thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân, thì tại thời điểm nhận được Quyết định xử lý truy thu, các bạn hạch toán như sau:
 
a. Cách hạch toán tiền thuế GTGT bị truy thu:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
          Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
 
b. Cách hạch toán tiền thuế TNDN bị truy thu:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
          Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp.
 
c. Cách hạch toán tiền thuế TNCN bị truy thu:
– Nếu khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này:
Nợ TK 334- Phải trả người lao động
          Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp
 
– Nếu do công ty phải trả:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
          Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp.

Ví dụ: Sau khi quyết toán cơ quan thuế có quyết định như sau:
– Thuế GTGT bị truy thu là: 14.235.000
– Thuế TNDN bị truy thu là: 90.256.000
– Tiền phạt chậm nộp và vi phạm pháp luật về thuế là 40.100.566
 
Cách hạch toán tiền thuế bị truy thu thêm:
Nợ TK 4211: 14.235.000
          Có TK 33311: 14.235.000
 
Nợ TK 4211: 90.256.000
          Có TK 3334: 90.256.000
 
Cách hạch toán tiền phạt chậm nộp và vi phạm luật thuế:
Nợ TK 811: 44.100.566
          Có TK 3339 : 44.100.566
 
Khi nộp tiền thì hạch toán:
Nợ TK – 3339, 33311, 3334 :
          Có 111,112
 
3. Cách hạch toán điều chỉnh số trích khấu hao TSCĐ:

– Nếu DN bạn trích khấu hao vượt mức quy định tại khung khấu hao TSCĐ theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thực tế của các kỳ kế toán trước thì hạch toán điểu chỉnh lại số trích vượt mức qui định như sau :

Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
          Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
 
– Ngoài việc phải lập lại sổ sách kế toán, các bạn còn phải lập lại tờ khai quyết toán thuế TNDN,tờ khai thuế GTGT của các kỳ trước.