Cách gói bánh chưng mặn và chay ngon – mẹo bảo quản lâu ngày Tết

Cách gói bánh chưng mặn và chay vẫn tạo nên nét văn hóa riêng ngày Tết Việt bất kể sự xâm nhập mạnh mẽ của ẩm thực phương Tây. Người ta làm bánh chưng đón Tết để tỏ lòng biết ơn trời, đất cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Một chiếc bánh chưng gói ghém bao nguyên liệu cội rễ của dân tộc. Chỉ thiếu chút tinh tế, bạn sẽ khó mà chinh phục được món ngon ngày Tết này. Do đó, hãy cùng webnauan.vn khám phá bí quyết cách làm và nấu bánh chưng bài bản nhất bên dưới nhé!

1. Bí quyết chọn nguyên liệu chất lượng làm bánh chưng xanh

Cách gói bánh chưng miền Bắc có khâu chuẩn bị nguyên liệu giống cách gói bánh tét của người miền Nam. Ắt hẳn, những cô nàng ít rành rọt chuyện vào bếp sẽ dễ bối rối trước “giờ G” nấu bánh. Bởi lẽ, bạn phải khá nhọc nhằn khi chỉ vừa lên kế hoạch đi chợ với cơ man nào là các quầy hàng bán đồ gói bánh. Không cần ưu tư, Webnauan.vn đã liệt kê sẵn cách chọn mua nguyên liệu chuẩn nhất như sau.

  • Chọn loại lá dong bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói và cho bánh màu xanh đẹp, khổ lá rộng vừa phải. Mỗi bánh chọn 4 chiếc lá.
  • Lạt gói bánh chưng là loại lạt dang, mỏng, mềm và dẻo dai. Mỗi một chiếc bánh cần khoảng 2 – 4 chiếc lạt. Cách gói bánh chưng hình chữ thập (2 lạt) hay hình vuông (4 lạt) yêu cầu số lượng lạt buộc khác nhau.
  • Bạn hãy chọn loại nếp có hạt đều, mẩy như là loại nếp cái hoa vàng. Loại gạo nếp nương của Điện Biên cũng rất thơm dẻo.
  • Đậu xanh hay còn được gọi là đậu tầm, đây là loại đậu hay được sử dụng làm giá đỗ. Khi chọn loại đậu xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn.
  • Bạn có thể mua thịt ba chỉ hoặc thịt vai sấn có lẫn nạc và mỡ để tạo hương vị bánh hài hòa.

các nguyên liệu gói bánh chưngCách làm bánh chưng trọn vị cần có đủ nếp ngon, đậu xanh và thịt mỡ béo ngậy. Ảnh Internet.

2. Hướng dẫn cách gói bánh chưng mặn nhân thịt đậu xanh truyền thống

Cách làm bánh chưng mặn sao cho hoàn hảo về hình thức, lẫn mùi vị nhân bên trong, đòi hỏi tính kiên nhẫn của người gói bánh. Vì bạn phải linh hoạt vận dụng kĩ năng bếp núc liền mạch. Khâu này làm bước đệm cho khâu kia thành công, chỉ cần hớ hênh một chút là “đi tong” nguyên mẻ bánh. Bắt đầu đi vào công đoạn cân đong nguyên liệu, Webnauan.vn sẽ hướng dẫn bạn khối lượng tiêu chuẩn các phần nhân trong một chiếc bánh chưng. Theo đó, bạn có thể kê tăng dần lên những thứ cần mua dựa vào số bánh chưng bạn muốn gói.

2.1. Các nguyên liệu chính

  • 500 gram gạo nếp cái hoa vàng
  • 200 gram đậu xanh
  • 200 gram thịt ba chỉ
  • Lá dong, dây buộc
  • Gia vị (hạt nêm, muối tiêu)

cách gói bánh chưngNguyên liệu chính cho cách gói bánh chưng nhân thịt, đậu xanh truyền thống.

2.2. Cách sơ chế gạo nếp với nhiều sắc màu độc đáo

Có những người luôn mong ngóng đến Tết từng ngày chỉ vì quá mê mẩn thứ “thức quà của đất” này trong chuyện cổ tích xưa kia với sắc xanh mướt như đồng cỏ. Cũng có người lại muốn thưởng thức bánh chưng phá cách hẳn đi bằng một màu khác tương đối nổi bật. Ngay sau đây, Webnauan.vn sẽ hướng dẫn cách gói bánh chưng lên màu tự nhiên mà không xài đến hóa chất để bạn yên tâm làm bánh cho gia đình thưởng thức nhé.

2.2.1. Các cách làm bánh chưng có màu xanh truyền thống
  • Bạn cần nhớ dù là trước công đoạn tạo màu, phải vo gạo và ngâm nở ít nhất trong 8 tiếng.
  • Theo dân gian, mọi người thường ngâm nếp làm bánh chưng với nước tro. Vì nước tro có tính kiềm nhẹ nên sẽ làm tăng độ kiềm của nếp. Khi nấu, nếp sẽ có màu trong hơn và có màu xanh ngọc bích rất đẹp mắt .  Dù ngâm với tro nhưng cách gói bánh chưng vẫn giữ được hương vị và mùi thơm tự nhiên.
  • Sau khi ngâm nếp với nước tro bạn đem nếp trộn với nước lá riềng. Đó là phần nước lấy từ lá riềng đã được rửa sạch, cắt nhỏ rồi giã ra, chắt lấy nước. Cách này không chỉ giúp bánh trông xanh mướt mà còn thoảng hương thơm đặc trưng của lá riềng.

giã lá riềng lấy nước ngâm nếp màu xanh cho bánh chưngCông đoạn giã lá riềng tươi lấy nước cốt ngâm nếp. Ảnh Internet.

  • Ngoài nước tro, thì nước chanh cũng tạo môi trường kiềm rất mạnh. Bạn chỉ cần vắt vài giọt nước cốt chanh vào nếp ngâm đủ thời gian ngấm màu. Như vậy, cách gói bánh chưng sẽ nhanh chín hơn và có một màu xanh rất hấp dẫn.
  • Bên cạnh nước chanh thì ngâm nếp với nước lá dứa cũng là cách khá hay để tạo màu xanh cho bánh chưng. Vì nước lá dứa có tính kiềm nhẹ hơn nước chanh, nên bạn phải ngâm trong ít nhất 3 tiếng.

phần nếp ngâm trong nước lá dứaPhần nếp ngâm trong nước lá dứa. Ảnh Internet.thành phẩm bánh màu xanh khi luộc chínThành phẩm bánh khi luộc chín trông xanh mơn mởn. Ảnh Internet.

2.2.2. Cách gói bánh chưng màu đỏ rực rỡ
  • Nấu bánh chưng có sử dụng thịt gấc sẽ cho ra nếp màu đỏ cực đẹp mắt. Bao giờ bạn cũng phải vo gạo sạch và ngâm đủ 8 tiếng trước tiên.
  • Kế đó, xử lí màu với việc cắt đôi quả gấc, lấy toàn bộ phần ruột đỏ, không lấy phần vàng. Lấy hạt ướp cùng một ít đường và rượu trắng rồi dằm nát. Dùng muỗng cạo cho hết phần gấc đỏ dính trên hạt thì ta thu được thịt gấc.
  • Sau đó trộn gạo nếp cùng với gấc. Bóp đều cho đến khi hạt gạo có màu gấc trở nên bóng, đỏ cam. Cách gói bánh chưng thông thường cần đến 2 kg gạo và 1 quả gấc nặng tầm 1,8 kg cho thành phẩm 4 cái.
  • Trộn nếp gấc xong nhớ nhặt hết hạt gấc ra khỏi gạo.

thao tác trộn gấc đỏ vào nếpThao tác trộn gấc đỏ vào nếp. Ảnh Internet.phần bánh chưng gấc đỏ tươiCách gói bánh chưng gấc có màu đỏ tươi vô cùng bắt mắt. Ảnh Internet.

2.2.3. Gói bánh chưng sáng tạo bằng nếp màu đen
  • Bánh chưng cẩm (hay còn gọi là bánh chưng đen) là món bánh chưng truyền thống của người Tày. Bánh được làm từ những hạt gạo nếp cẩm của núi rừng Tây Bắc. Điểm độc đáo của món bánh này chính là màu đen của bánh. Đó là màu đen than như hạt nếp cẩm nhưng lại rất mềm và dẻo, vị thanh mát.
  • Ngay từ tháng 10 Âm lịch, người Tày đã rục rịch chuẩn bị những công đoạn đầu tiên để gói bánh chưng đen. Sau vụ gặt lúa mùa, người ta chọn những cọng rơm nếp to, vàng ươm đem về phơi khô rồi đốt thành tro. Họ đem vò kỹ, rây lấy phần mịn nhất rồi trộn với gạo nếp thơm để cách gói bánh chưng có phần nếp màu đen bóng.

trộn gạo nếp nương vào bột thanKhâu trộn gạo nếp nương vào bột than. Ảnh Internet.

  • Một số nơi khác còn lấy thân cây núc nác trên rừng tước vỏ, đốt thành than, giã mịn như bột rồi trộn lẫn với gạo nếp. Người Tày sẽ liên tục đảo đều cho đến khi miết mạnh hạt gạo trên đầu ngón tay. Đến khi nào thấy gạo đã quyện chặt với bột than thành màu đen nhánh thì tiến hành gói bánh.

cách gói bánh chưng đen của người Tày có dạng hình trònCách gói bánh chưng đen của người Tày có dạng hình tròn. Ảnh Internet.

2.2.4. Cách làm bánh chưng ngũ sắc mới lạ rước tài lộc năm mới
  • Đây là loại bánh chưng độc đáo mà bạn có thể làm để thay đổi khẩu vị và hình thức bánh. Sự biến tấu ấy sẽ giúp các món ngon ngày Tết thêm độc đáo và mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
  • Cách gói bánh chưng ngũ sắc đặc biệt bởi có 5 màu: vàng, xanh, tím, đỏ, trắng. Nó tượng trưng cho ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ với ý nghĩa mang lại sự bình an và may mắn cho năm mới.
  • Để làm được một chiếc bánh chưng ngũ sắc cần nhiều thời gian và sự tỉ mỉ, kỹ thuật cầu kỳ. Người nội trợ phải khéo léo trong từng khâu. Từ ngâm gạo, pha nước màu đến đổ gạo vào khuôn. Thao tác gói phải chặt tay sao cho các màu không bị lẫn với nhau.

bánh chưng ngũ sắc lạ lẫmBánh chưng ngũ sắc lạ lẫm. Ảnh Internet.

  • Màu sắc của bánh được làm hoàn toàn bằng nguyên liệu tự nhiên. Gạo màu xanh sử dụng từ nước của lá riềng xay, màu vàng từ nghệ tươi, màu đỏ của gấc. Còn màu đen tím từ nếp cẩm hoặc màu nước lá cẩm.

2.3. Các bước sơ chế nguyên liệu thịt và đậu xanh đơn giản nhất

Sơ chế đậu xanh:

  • Nếu làm nhân bánh chưng để nguyên cả phần vỏ đậu xanh bánh rất mau bị ôi, thiu. Thế nên, bạn cần đãi sạch vỏ bằng cách ngâm nở trong nước 2 tiếng. Tiếp theo, cho vào một muỗng muối, đường xóc đều rồi đem hấp chín.
  • Có 2 cách gói bánh chưng quen thuộc trước lúc luộc là bạn đổ trực tiếp phần đậu này lên lá, hoặc tán nhuyễn và vo viên tròn to. Màu vàng của đậu xanh tương trưng cho hy vọng về năm mới giàu tài lộc, thịnh vượng.

Sơ chế thịt ba chỉ:

  • Thịt ba chỉ thì bạn rửa sạch, thái thành nhiều miếng. Mỗi miếng dài chừng 5 – 7 cm, có bề dày chừng 0,5 cm.
  • Ướp thêm muối, hạt nêm, tiêu cho ngấm chừng 15 phút trước khi gói bánh.
  • Cách gói bánh chưng có thể ướp thịt với nước mắm cho hương vị đậm đà hơn. Nhưng, điều ấy khiến bánh dễ hỏng sau khi nấu chín. Cách khắc phục là bạn nên đặt bánh vào tủ lạnh thay vì để lâu ngoài nhiệt độ phòng.

công đoạn sơ chế đậu xanh và ướp thịtCông đoạn sơ chế đậu xanh và ướp thịt. Ảnh Internet.

2.4. Các kiểu gói bánh chưng phổ biến

Khoan vội đi vào các thao tác gói bánh chi tiết, cách gói bánh chưng đảm bảo an toàn thực phẩm là bạn phải vệ sinh lá dong lúc mới mua về. Bạn ngâm lá vào nước 30 – 45 phút. Rồi rửa sạch hai mặt lá và để ráo. Dùng khăn sạch lau lá cho thật khô, gọt bớt cuống lá cho lá mềm để dễ gói. Dây lạt bạn cũng nhớ ngâm nước từ 3  -5 tiếng giúp dây mềm và dẻo, không khô cứng, giòn gãy khi buộc bánh.

2.4.1. Hướng dẫn cách gói bánh chưng vuông cổ truyền
2.4.1.1. Hướng dẫn gói bánh chưng bằng khuôn gỗ
  • Đầu tiên, bạn xếp lạt thành hình chữ nhật ở bên dưới rồi đặt khuôn lên trên. Xếp lá dong đã gấp vuông vức thành các cạnh hình chữ nhật trong khuôn. Khi xếp lá dong nên để các mặt xanh đậm của lá vào bên trong và mặt xanh nhạt hơn ra bên ngoài. Vì như vậy, mặt đậm của lá tiếp xúc với gạo sẽ làm cho bánh có màu xanh đẹp mắt hơn.
  • Lấy chén múc khoảng 200 gram gạo nếp cho vào khuôn, ấn và dàn đều để gạo điền đầy khắp đáy khuôn.
  • Tiếp tục rải đều 250 gram đậu xanh lên trên gạo. Đặt một miếng thịt vào rồi lại rải thêm 100 gram đậu xanh lên cho phủ kín thịt. Cách gói bánh chưng khéo không nên rải đậu xanh hết đến cạnh khuôn, mà nên chừa lại khoảng 1,5 cm.
  • Sau đó, lấy tiếp 250 gram gạo nếp rải đều xung quanh và phủ kín mặt đậu xanh. Dùng tay ấn nhẹ gạo ở các góc và mặt bánh cho gạo nén xuống.

các bước gói bánh chưng bằng khuôn gỗCác bước cách gói bánh chưng bằng khuôn gỗ. Ảnh Internet.

  • Cuối cùng gập các cạnh lá lại, những chỗ lá thừa không cần thiết thì dùng kéo cắt bỏ đi. Sau đó tay trái giữ cho lá khỏi bung ra, tay phải từ từ lấy khuôn ra đeo vào cổ tay trái. Đổi tay phải giữ lá rồi bỏ khuôn ra khỏi tay. Kéo hai đầu của mỗi sợi lạt cột bánh lại. Dùng lạt cột thêm cho đều và chắc bánh, cũng cắt bỏ phần dây lạt thừa để bánh trông gọn gàng.
2.4.1.2. Cách gói bánh chưng không cần khuôn
  • Khi gói bánh chưng, bạn xếp 4 lá theo hònh chữ thập. Bề mặt màu xanh đậm của 2 lá dưới tiếp xúc với mặt bàn. Để như vậy vì khi bọc bánh lại, phần mặt đó sẽ nằm bên ngoài làm cho vỏ bánh đẹp hơn. 2 lá trên ngửa mặt xanh đậm lên. Khi bóc bánh, bánh không bị dính.
  • Bạn đổ 250 gram gạo vào giữa lá dong. Đồng thời, chèn một miếng thịt giữa hai lớp đậu xanh như cách gói bánh chưng bằng khuôn ở trên.
  • Lắp kín bằng nốt chỗ gạo còn lại.
  • Rồi dùng tay gấp lần lượt lá dong bên phải và trái vào nhưng cần thật chắc tay.
  • Phần lá dong thừa thì gập mép lại vào bên trong để giấu lá thừa.
  • Sau đó, phần gấp phần đầu lá dưới lên. Bóp mép hai bên phần đầu trên của bánh, gấp phần lá thừa ở bên trên lại cho vuông vắn.

công đoạn gói bánh chưng không cần khuônHướng dẫn cách gói bánh chưng bằng tay truyền thống, không cần khuôn. Ảnh Internet.

  • Buộc hai chiếc lạt đầu tiên song song nhau để giữ cho bánh chặt, lá không bung ra. Hai lạt sau vuông góc với hai lạt trước.
  • Buộc xong, dùng tay ấn bốn phía của bánh để bánh được chặt. Làm động tác giỗ bánh xuống bàn kiểm tra độ chắc lần nữa. Thử lắc bánh, nếu còn nghe tiếng gạo bên trong là bánh chưa được gói chặt.
2.4.2. Cách gói bánh chưng tròn dài ngỡ lạ mà quen
  • Gần giống với bánh tét miền Nam, nhưng dân tộc Tây Bắc có đòn bánh trưng tròn dài mà thân to hơn do xếp nhiều nhân. Người ta thường gọi là bánh chưng gù.
  • Trước hết bạn chuẩn bị 1 cái mâm sạch, đặt 3 dây lạt vào để cách đều nhau. Tùy theo kích cỡ bánh mà bạn để kích cỡ lạt cho phù hợp nhé.
  • Đặt úp 2 lá bánh lên dây lạt, chiều dài lá ngược với chiều dây lạt. Lá này chồng lên nửa lá kia.
  • Đổ 250 gram gạo cho vào giữa hai chiếc lá, san đều ra, đổ đậu xanh và thịt kèm theo. Tiếp đó, lại cho đậu xanh lên, cuối cùng phủ kín bằng một lớp gạo nếp để nhân không bị hở ra ngoài.

thao tác xếp nhân trải dài theo chiều dọc láThao tác xếp nhân trải dài theo chiều dọc lá. Ảnh Internet.

  • Gấp lá dong theo hình sống lá, vuốt đều và dùng lạt buộc cố định lại thật chặt. Sử dụng thêm nhiều dây lạt nữa để buộc quanh chiếc bánh cho chắc chắn. Như thế, bạn lại có thêm ý tưởng về cách gói bánh chưng bằng tay không mà chẳng nhờ đến khuôn gỗ hỗ trợ rồi đấy!

3. Cách làm bánh chưng chay với lá sen

Cách gói bánh chưng bằng lá dong không chỉ được thực thi trên nền tảng món mặn mà còn ở cách chế biến với bánh chưng chay. Tuy vậy, những lá sen thanh tao, trang nhã lại thích hợp gói bánh dâng lên cúng Phật ngày Tết hơn cả. Hơn nữa, nếu bạn lo ngại sự tiêu thụ một lượng thịt mỡ quá tải sẽ nhanh tăng cân, thì hãy khám phá liền công thức bánh chưng chay này nhé!

bánh chưng chay gói lá sen với chén chè hạt senBánh chưng chay kết hợp chè hạt sen thanh mát mùa Tết. Ảnh: Internet

3.1. Nguyên liệu

  • 2 kg gạo nếp
  • 1 gói hột sen trắng
  • 1 gói hạt dẻ
  • 50 gram đậu xanh không vỏ
  • 1 bông rong biển trắng (bông tuyết)
  • 5 – 6 nấm đông cô
  • Gừng, muối, tiêu, ngũ vị hương, nước tương, dầu mè, tí dầu hào chay (Cách gói bánh chưng chay có thể dùng nước mắm chay tùy khẩu vị nhé)
  • 6 lá sen cắt bỏ cuống

3.2. Các bước sơ chế nguyên liệu nấu bánh chưng chay

  • Cho muối, nước cốt dừa, nhũ vị hương vào một thìa dầu nóng. Sau đó, trộn đều đem ngâm với nếp để 1 đêm.
  • Hạt sen, hạt dẻ, đậu xanh bạn cũng ngâm qua đêm. Cho lần lượt hạt dẻ, hạt sen và đậu xanh vào nồi hấp. Mỗi loại bạn cho cách nhau 10 phút để các loại hạt chín đều.

phần hạt sen đã hấp chínPhần hạt sen đã hấp chín sẵn sàng cho cách gói bánh chưng chay. Ảnh Internet.

  • Bông tuyết bạn bỏ cùi, tách ra từng miếng nhỏ, nấm đông cô bạn cắt sợi, đậu chín, chất bỏ nước.
  • Cho gừng, ngũ vị hương, nấm đông cô, hạt dẻ, hạt sen, bông tuyết vào chảo có dầu nóng xào sơ một lát. Rồi bỏ tiếp muối, tiêu, nước tương, dầu hào chay , dầu mè vào cho vừa ăn.

3.3. Cách gói bánh chưng chay bằng lá sen độc đáo

  • Tiến hành trụng sơ lá sen với nước nóng rồi cắt ra làm hai.
  • Thoa dầu lên phía mặt lá, rồi cho một lớp nếp trên mặt lá sen.
  • Kế đó, thêm nhân hạt thập cẩm xào vào và đậu xanh, trải một lớp nếp lên đầu mặt nhân và gói lại.

cách gói bánh chưng bằng lá senCác bước bánh chưng chay bằng lá sen mới lạ.

  • Bạn không cần buộc cố định với dây lạt giống cách gói bánh chưng mặn. Thời gian hấp trong xửng cũng nhanh hơn, chỉ độ 2 tiếng.

thành phẩm bánh chưng chay mới hấpThành phẩm bánh chưng chay mới hấp. Ảnh Internet.

4. Những kinh nghiệm luộc bánh chưng cực chuẩn

4.1. Thời gian luộc bánh chưng

Cách gói bánh chưng xanh vuông vức bên ngoài, ngon vị bên trong, ngoài gạo nếp dẻo, nhân thịt chất lượng, khâu luộc bánh cũng rất quan trọng. Luộc bánh chưng mấy tiếng thì bánh mới chín tới mà không bị lại gạo? Cách điều chỉnh lửa và thay nước nấu bánh thế nào cho chính xác? Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp qua những lưu ý sau.

  • Nên thả bánh vào nồi, rồi mới đổ ngập nước lạnh vào, để bánh không bị ướt và nhão.
  • Trong quá trình luộc bánh, phải giữ ngọn lửa lớn để bánh được rền (sôi) nhừ.
  • Lúc châm nước thêm vào nồi, phải dùng nước sôi, tuyệt đối không dùng nước lạnh.
  • Thời gian luộc bánh phải từ 10 – 12 tiếng thì bánh mới thấm đủ nước và chín đều.

nồi bánh chưng vừa đun lênNồi bánh chưng vừa đun lên. Ảnh Internet.

4.2. Kinh nghiệm chọn dụng cụ nấu bánh chưng

  • Bạn nhớ chọn nồi tôn to để luộc bánh. Nồi tôn cũng chính là bí quyết cho bánh chưng có màu xanh cuốn hút như ngoài hàng.
  • Trước khi luộc bánh thì xếp lá dong xuống đáy nồi để bánh chín kỹ và không bị cháy. Quá trình xếp bánh phải nén bánh lại nhé. Nếu không nén bánh, cách gói bánh chưng có chắc tay đến đâu cũng dễ bị nở và bục.
  • Sử dụng củi thay vì nấu bánh chưng bằng bếp than tổ ong hoặc gas, bánh sẽ chín rền hơn. Khi luộc bánh giữ lửa đều, nước sôi mạnh và chế thêm nước thường xuyên để nước ngập bánh. Nước chế luôn phải là nước sôi. Nước lạnh giúp bánh nhanh chín nhưng sẽ gây hiện tượng bánh nửa sống nửa chín.

nấu bánh chưng bằng bếp củiNấu bánh chưng bên bếp củi hồng là cơ hội để gia đình quây quần bên nhau. Ảnh Internet.

  • Luộc bánh được 6 tiếng, vớt bánh chưng ra rửa qua bằng nước lạnh cho bánh không bị nhớt, chín đều. Thay nước mới rồi luộc tiếp bánh chưng sẽ ngon hơn. Bánh chín, vớt bánh ra rửa sạch bánh trong nước đun sôi để nguội rồi để ráo. Xếp bánh thành nhiều lớp, dùng vật nặng đè lên để ép bánh cho ra nước, chắc và vuông trong vài giờ.

5. Mẹo bảo quản bánh chưng lâu ngày Tết

5.1. Bảo quản bánh chưng nơi thoáng mát

Nhiều gia đình vẫn có cách gói bánh chưng với số lượng nhiều để ăn dài ngày. Do thời tiết nóng ẩm, nên bánh chưng dù đã được luộc rất kỹ vẫn bị thiu, mốc. Thông thường, bánh chưng ngày Tết có thể để được khoảng 10 ngày sau khi nấu. Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản, bánh chưng sẽ bị mốc và giảm hương vị phần nhân, gây mất an toàn cho người dùng.

cách gói bánh chưng ngày tếtBánh chưng nấu chín thì bảo quản ở nơi thoáng mát và kiểm tra thường xuyên.

Ngoài tuân thủ nguyên tắc sơ chế nhân, cách gói bánh chưng và nấu bánh, để bánh được lâu, bạn nên chú tâm cả công đoạn ép bánh và treo bánh sau khi bánh chín. Treo bánh ở nơi thoáng mát, khô ráo không có bụi bặm và khói. Thi thoảng, bạn nên chú ý kiểm tra xem bánh có bị mốc hay có hiện tượng chua hay không nhé!

5.2. Bảo quản bánh chưng đông lạnh

  • Để tránh việc bánh bị mốc, hỏng, bạn không nên gói quá nhiều bánh chưng cùng một thời điểm. Nếu ăn không kịp sẽ rất lãng phí. Khi phát hiện bánh đã bị mốc, chúng ta không nên ăn nữa, tránh đau bụng, rối loạn tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc.
  • Vào những ngày nhiệt độ lên cao, cách gói bánh chưng sau khi luộc chín, treo bên ngoài cũng làm rút ngắn thời hạn sử dụng bánh. Vì vậy, bắt buộc bánh chưng phải bảo quản trong tủ lạnh mặc dù bánh nhanh cứng, hạt gạo bị co lại và hơi sượng. Tuy nhiên, nếu bắt buộc phải giữ lạnh, bạn có thể bảo quản bánh trong ngăn mát ở nhiệt độ 5 – 10 độ C.
  • Bánh để trong tủ lạnh có thể dùng đến đâu thì bóc vỏ và cắt bánh đến đó. Phần còn lại chưa dùng đến bọc lại bằng màng bọc thực phẩm cẩn thận nhé. Tránh để trần bánh sẽ nhanh cứng và có mùi thức ăn trong tủ ám vào mất ngon. Khi dùng bánh, nên chiên rán lại hoặc hấp nóng.

dĩa bánh chưng chiên giòn với củ kiệuBánh chưng chiên giòn ăn với củ kiệu ngon “đúng bài”. Ảnh: Internet

Từ lâu, hương vị bùi dẻo của bánh chưng đã đi sâu vào trong tâm khảm của người Việt. Ở nơi đất khách phương Tây xa xôi, luôn có bao thứ món ngon , của lạ đắt giá. Thế nhưng, ai nấy cũng đều tự hào, mãi nhớ về cách gói bánh chưng đậm chất hồn quê, dân dã này. Đi cùng bánh dày trên mâm cỗ Tết, nó thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương cực kỳ sâu sắc. Vì thế, bánh chưng đủ sức mê hoặc lòng người âu cũng trở thành lẽ tất nhiên.

Bảo Tiên tổng hợp