Cách đưa dẫn chứng vào bài Nghị Luận Xã Hội – Thích Văn Học

Cách 1: Lấy dẫn chứng vào bài văn nghị luận bằng những câu nói nổi tiếng:

BÍ KÍP ĐƯA DẪN CHỨNG VÀO BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Trong bài văn NGHỊ LUẬN XÃ HỘI, dẫn chứng có tác dụng gì?

1. Bài nghị luận thêm sinh động

2. Vấn đề nghị luận trở nên rõ ràng và có chiều sâu

3. Thuyết phục được người đọc

4. Gây được ấn tượng tốt với người chấm điểm

Để đạt được 1.5+/2 điểm phần NLXH, người chấm sẽ yêu cầu các em sự hiểu biết, cách viết bài, dẫn chứng minh hoạ, cách triển khai ý,… Cùng Thích Văn Học tìm hiểu BÍ KÍP ĐƯA DẪN CHỨNG VÀO BÀI NLXH nhé!

Trích dẫn câu nói nổi tiếngTrích dẫn câu nói nổi tiếng

Cách 1: Lấy dẫn chứng vào bài văn nghị luận bằng những câu nói nổi tiếng:

Khi những câu nói nổi tiếng trở thành dẫn chứng vào bài văn nghị luận, chúng sẽ là công cụ hữu hiệu để gia tăng tính xác thực. Ngoài ra, những câu nói này sẽ khiến cho bài văn tăng tính hấp dẫn và không hề khô khan.

Ví dụ:

Khi bình luận về vấn đề tình yêu thương, người viết có thể trích dẫn những câu nói: “Tình thương là hạnh phúc của con người”, “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi không có tình thương”, “Chỉ có trái tim yêu thương mới gieo mầm hạnh phúc” (Đặng Thùy Trâm). Hoặc đưa những câu văn, câu thơ có giá trị vào bài làm:

Quảng cáo

“Tôi hỏi đất: Đất sống với nhau như thế nào?

Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước: Nước sống với nhau như thế nào?

Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với nhau như thế nào?

Chúng tôi đan vào nhau tạo thành những chân trời.

Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào”

(Hỏi – Hữu Thỉnh)

Với những câu nói đầy cảm xúc này, chắc chắn bài văn nghị luận có thể tăng thêm sự sâu sắc, thuyết phục độc giả một cách “thấu tình đạt lí”. Đó chính là nghệ thuật đi vào lòng người bằng con đường tình cảm, cảm xúc.

Dẫn chứng nhân vật nổi tiếngDẫn chứng nhân vật nổi tiếng

Cách 2: Lấy dẫn chứng vào bài văn nghị luận bằng những nhân vật nổi tiếng

Nhân vật nổi tiếng là những người đã được dư luận công nhận, đánh giá về phẩm chất cũng như năng lực. Khi lấy nhân vật nổi tiếng làm dẫn chứng trong bài văn nghị luận, những dẫn chứng này sẽ làm tạo nên một hiệu ứng bất ngờ trong việc đi vào lòng độc giả. Đây cũng là cách đưa dẫn chứng tiêu biểu thường xuyên xuất hiện trong bài văn nghị luận.

Khi đưa dẫn chứng là nhân vật nổi tiếng, cần lưu ý câu chuyện của nhân vật cần liên quan chặt chẽ đến vấn đề cần nghị luận. Và mỗi một câu chuyện có thể trở thành dẫn chứng cho nhiều vấn đề nghị luận khác nhau. Đồng thời, chúng ta có thể lấy dẫn chứng là những nhân vật nổi tiếng trong đời sống lẫn trong văn học.

Ví dụ:

Dẫn chứng Nguyễn Hải An- cô bé 7 tuổi hiến giác mạc: “Mặc dù chỉ mới 7 tuổi nhưng em đã mang trong mình căn bệnh ung thư. Biết mình sẽ qua đời, An quyết định hiến giác mạc đem lại ánh sáng cho người khác”. Với câu chuyện cảm động trên, các em có thể đưa vào những bài viết về chủ đề “tình yêu thương”, “sống đẹp” hoặc “cho đi là còn mãi”…

Dẫn chứng sự thật hiển nhiênDẫn chứng sự thật hiển nhiên

Cách 3: Lấy dẫn chứng là những sự thật hiển nhiên

Trong bài văn nghị luận, những sự thật hiển nhiên chính là những biểu hiện cụ thể, tiêu biểu đã được công nhận rộng rãi trong dư luận. Khi chọn những sự thật hiển nhiên làm dẫn chứng vào bài văn nghị luận, tính chính xác sẽ được đảm bảo, khiến người đọc hoàn toàn tin tưởng hơn nữa vào những lí lẽ mà người đọc nêu ra.

Ví dụ:

Khi nghị luận về vấn đề ô nhiễm môi trường, ngoài việc đưa số liệu, chúng ta có thể đưa vào bài những biểu hiện, sự thật về tình trạng ô nhiễm như: “hiện tượng Trái Đất đang nóng lên, hiện tượng biến đổi khí hậu”, “nguồn nước bị ô nhiễm, nhiều con sông đã qua đời, và nhiều con sông đang kêu cứu”, “môi trường sinh thái đang mất cân bằng và bị phá hủy”…

Dẫn chứng số liệu cụ thểDẫn chứng số liệu cụ thể

Cách 4: Lấy dẫn chứng là những số liệu cụ thể, rõ ràng

Khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận là những số liệu cụ thể, rõ ràng vào bài viết, chúng sẽ trở thành những “con số biết nói” gia tăng sức thuyết phục của lí lẽ. Đó là những số liệu thống kê, những con số,… nói lên thực trạng của vấn đề nghị luận.

Ví dụ:

  • Khi nghị luận về vấn đề tác hại của việc hút thuốc lá đối với đời sống con người, người viết có thể vận dụng những con số sau:
    • Đưa ra con số về tỉ lệ số người hút thuốc lá: “Ở Việt Nam, có khoảng 18 triệu người hút thuốc lá. Trong đó có khoảng 50% nam giới đang hút thuốc lá, và có 85% trong số đó hút thuốc mỗi ngày”.
    • Đưa ra số liệu thống kê về số người bị chết do thuốc lá: “Tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng 40.000 người chết vì khói thuốc. Tỷ lệ này cao gấp 4 lần so với số người thương vong vì tai nạn giao thông”.

Rõ ràng, với những con số trên, tác hại của hút thuốc lá sẽ được nhấn mạnh hơn. Do đó, hồi chuông cảnh tỉnh về việc hút thuốc sẽ tăng thêm tính báo động

  • Khi nghị luận về vấn đề ô nhiễm môi trường, người viết có thể đưa vào bài những dẫn chứng về:
    • Những con số, số liệu về số lượng rác thải: “Mỗi ngày có 35 tấn rác đổ ra các đại dương”, “9 triệu là con số tử vong mỗi năm do ô nhiễm”, “Mỗi năm, nước ta sử dụng hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật, trung bình mỗi ngày thải ra hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, trong đó số lượng rác thải nguy hại là 630.000 tấn”,….
    • Những con số về số người chết do ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường: “Trong năm 2015, có gần 9 triệu người chết vì các căn bệnh từ ô nhiễm môi trường (Theo thống kê của của tạp chí Lancet).”

Qua những con số này, độc giả có thế thấy được tình trạng báo động của vấn đề ô nhiễm môi trường. Như vậy, việc đưa những số liệu, con số thống kê chính xác, cụ thể sẽ khiến cho lập luận của bài văn nghị luận trở nên chặt chẽ, thuyết phục, lí lẽ xác đáng.

Tham khảo các bài nghị luận xã hội tại chuyên mục: https://thichvanhoc.com.vn/ky-thi-thptqg/nlxh/

Đón xem các bài viết mới nhất trên fanpage FB Thích Văn Học