Cách chữa khàn tiếng ở trẻ nhỏ

Bạn hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu tình trạng khản tiếng đi kèm với các triệu chứng như đau họng kéo dài, ho khò khè và không có dấu hiệu thuyên giảm.

=> Xem thêm: Chữa khàn tiếng ở trẻ với sản phẩm Thiên Môn Bổ Phổi trẻ em tại đây

Tuy khàn tiếng ở trẻ không phải là tình trạng nguy hiểm nhưng nếu để lâu ngày có thể khiến trẻ bị chán ăn, mệt mỏi, mất tiếng, sụt cân… Vậy nguyên nhân là gì? Cách chữa khàn tiếng ở trẻ nhỏ như thế nào thì chúng ta cùng theo dõi thông tin dưới đây nhé!

 

Khàn tiếng ở trẻ nhỏ

Nguyên nhân khiến trẻ bị khàn tiếng

Một trong những lý do phổ biến khiến trẻ bị khàn tiếng thường là do bị cảm lạnh đi kèm với các cơn ho, thỉnh thoảng có chảy nước mắt. Bên cạnh đó, trẻ bị khàn tiếng còn do vài nguyên nhân như:

  • Trẻ bị nhiễm đường hô hấp trên , có thể là do virus hoặc vi khuẩn làm ảnh hưởng đến thanh quản, khiến trẻ bị khàn tiếng, ho khan.
  • Bé khóc quá nhiều khiến các dây thanh quản chịu áp lực, gây ra tình trạng khàn tiếng

  • Trẻ bị kích thích, khó chịu do hít phải thuốc lá, khói bụi ô nhiễm

Vậy khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

 

Thuốc chữa khàn tiếng cho bé

Khàn tiếng ở trẻ có thể hết sau vài ngày, tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài kèm theo các vấn đề dưới đây, thì tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Các dấu hiệu đi kèm có thể kể đến như:

  • Bị đau họng kéo dài

  • Ho liên tục và không có dấu hiệu thuyên giảm

  • Biếng ăn hoặc gặp vấn đề khi nuốt

  • Có vấn đề khi thở, tạo ra âm thanh khò khè

Cách điều trị khàn tiếng ở trẻ nhỏ

Khi đến bệnh viện các bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân, thời gian khàn tiếng, tuổi và bệnh sử của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị cũng như có nên sử dụng kháng sinh cho trẻ hay không. Lưu ý, các bậc phụ huynh không nên tự ý mua kháng sinh để điều trị khàn tiếng cho trẻ nhé. Nếu cần hãy làm theo hướng dẫn của bác hoặc chuyên viên nhà thuốc.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị khàn tiếng ở trẻ nhỏ, thì bạn có thể áp dụng một vài cách dưới đây để giảm tình trạng khàn tiếng ở trẻ.

  • Bổ sung đủ nước cho trẻ. Nếu trẻ còn nhỏ thì tăng số lần cho con bú.

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm phun sương mát để giảm tình trạng khô cổ họng, ngăn ngừa khô dây thanh quản

  • Cho trẻ tránh các chất gây dị ứng, chất kích thích. Các ông bố đừng hút thuốc trong nhà, tránh đưa trẻ đến những nơi tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm.

  • Kiểm soát tình trạng khóc nhiều ở trẻ bằng cách thử quấn khăn cho con, bật một bài hát ru, đu đưa trẻ trên võng.

  • Để bé nghỉ ngơi nhiều, giữ ấm cho trẻ khi ngủ nhất là vùng ngực và cổ

  • Chia nhỏ các bữa ăn chính thành nhiều bữa trong ngày. Tránh không cho trẻ ăn quá trễ

  • Hạn chế cho trẻ ngồi điều hoà quá lâu cũng như đừng để quạt quá gần với bé

  • Không sử dụng mật ong để trị khản tiếng cho trẻ dưới 1 tuổi cũng như không cho trẻ dưới 4 tuổi ngậm kẹo

  • Về chế độ dinh dưỡng: Phải bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ từ các loại rau củ, sữa. Cho trẻ uống nhiều nước. Hạn chế một số thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ, thức uống có ga…

Phòng bệnh cho trẻ với Thiên Môn Bổ Phổi

Có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vậy nên khi thấy trẻ có dấu hiệu cảm, khàn tiếng, ho thì hãy cho trẻ sử dụng Thiên Môn Bổ Phổi Bình Đông. Theo nhiều chuyên gia sức khoẻ đánh giá, Thiên môn bổ phổi trẻ em là một trong những sản phẩm tốt cho sức khỏe của trẻ, không chỉ giúp giảm khàn tiếng ở trẻ mà còn phòng ngừa các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn hiệu quả…

Thiên Môn Bổ Phổi có được công dụng như thế là nhờ ứng dụng bài thuốc cổ phương với 11 loại thảo dược quý như Thiên môn đông, tỳ bà diệp, sa sâm, cát cánh, sài hồ… kết hợp kỹ thuật bào chế Quân – Thần – Tá – Sứ của người xưa. Đặc biệt, sản phẩm còn được bào chế phù hợp với cơ địa của trẻ nên giúp cơ thể dễ hấp thu, cho hiệu quả cao cũng như đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng.

Cách dùng: Phụ huynh cho trẻ uống trước hoặc sau bữa ăn khoảng 30 phút, mỗi lần uống khoảng 15ml, ngày uống 3 lần. Nhớ lắc nhẹ trước khi uống. Tuy nhiên sản phẩm này chỉ dùng cho trẻ từ 3-13 tuổi nhé!