Cách chăm sóc và dấu hiệu nhận biết trẻ có vấn đề về thị lực

Cách chăm sóc và dấu hiệu nhận biết trẻ có vấn đề về thị lực

Tỷ lệ trẻ em mắc phải vấn đề về thị lực tăng cao, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Tìm hiểu cách nhận biết trẻ mắc bệnh về mắt, cách chăm sóc và phòng ngừa.

Cận thị, loạn thị, viễn thị là những bệnh về mắt gây suy giảm thị lực, dù già hay trẻ cũng có khả năng mắc phải. Các bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như trong học tập, công việc. Cùng xem qua dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc, phòng ngừa các vấn đề về thị lực ở trẻ em.

1 Dấu hiệu nhận biết trẻ có vấn đề về thị lực

Dấu hiệu nhận biết trẻ có vấn đề về thị lực

Tháng 1/2022, bài nghiên cứu trên tạp chí JAMA Ophthalmology cho hay, tỉ lệ cận thị ở trẻ em từ 6 đến 8 tuổi ở Trung Quốc tăng lên ba lần so với khoảng 5 năm trước đó.

Theo Bác sĩ nhãn khoa Julia A. Haller từ bệnh viện Mắt Wills ở Philadelphia, do tác động từ đại dịch, dẫn đến tỉ lệ trẻ em và người lớn mắc cận có xu hướng tăng, thậm chí tăng nguy cơ thủng, rách võng mạc, tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể,…

Bên cạnh tật cận thị, nhiều trường hợp mỏi mắt, mờ, nhức mắt, mắt trở nên thiếu linh hoạt,… được gọi chung là “mỏi mắt kỹ thuật số” ở trẻ em cũng dần tăng cao.

Thị lực kém mang đến rất nhiều khó khăn cho trẻ trong cuộc sống. Tình trạng này gây ảnh hưởng tầm nhìn, hạn chế quan sát khiến trẻ khó tham gia học tập tốt.

Phụ huynh có thể nhận biết tật cận thị ở bé thông qua những biểu hiện dưới đây:

  • Thường xuyên có biểu hiện nheo mắt khi nhìn vật ở quá xa, hoặc quá gần.
  • Quay đầu sang một bên khi cần nhìn một vật.
  • Khả năng chú ý kém, khi đọc thường lạc mất vị trí vừa đọc, có thể dẫn đến hiện tượng ngại đọc.
  • Mất hứng thú với đồ chơi hay các hoạt động cùng bạn bè đồng trang lứa.
  • Có hành động dụi mắt nhiều, chảy nước mắt không rõ nguyên do.

2 Cách chăm sóc đôi mắt của trẻ để phòng bệnh

Cách chăm sóc đôi mắt của trẻ để phòng bệnh

Để phòng chống trẻ mắc phải các bệnh về mắt, cha mẹ cần:

  • Rèn luyện cho con ngồi đúng tư thế, ngồi thẳng lưng, mắt cách vở ít nhất 30cm.
  • Cung cấp đầy đủ ánh sáng cho phòng của trẻ, không để trẻ sinh hoạt trong tình trạng ngược sáng.
  • Lập ra thời gian biểu về việc sử dụng các thiết bị điện tử, tránh tình trạng bé dùng trong một thời gian dài vì ánh sáng xanh từ các thiết bị này là một trong những nguyên nhân gây suy giảm thị lực.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cho bé ăn nhiều thức ăn chứa vitamin A, vitamin E nhằm phòng ngừa cận thị, để củng cố vỏ nhãn cầu. Đưa trẻ kiểm tra thị lực định kỳ 6 tháng/ lần, để có thể phát hiện và điều trị sớm nếu bé có vấn đề về thị lực.

Trên đây là dấu hiệu và cách chăm sóc, phòng vấn đề về thị lực ở trẻ em. Hy vọng bài viết đã mang đến những thông tin hữu ích gửi đến bạn.

Mua sữa bột các loại dành cho bé tại Bách hoá XANH nhé:

Bách hóa XANH