Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vừa chào đời từ 0 đến 6 tháng tuổi đúng cách | Cleanipedia
Trẻ sơ sinh mới chào đời sẽ phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài khác hoàn toàn so với trong bụng mẹ. Thời tiết nóng – lạnh, các loại âm thanh khác nhau,… không những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn tạo tâm lý lo sợ và khóc thường xuyên. Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của trẻ được tốt nhất, mẹ phải biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách. Tìm hiểu ngay cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi chi tiết.
Bạn đã trải qua quá trình mang thai, chuyển dạ rồi sinh nở trong 9 tháng 10 ngày để đón chào một bé gái hoặc bé trai đáng yêu và đây cũng chính là lúc bạn bắt đầu làm mẹ và chăm sóc con yêu của mình.
Những lời khuyên và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bên dưới có thể giúp ba mẹ tự tin hơn trong việc chăm sóc bé yêu của mình
Sữa non là sữa mẹ được tiết ra trong 7 ngày đầu sau sinh. Trong sữa non có hơn 4.000 bạch cầu/1cm3 và chất IgA cao gấp nghìn lần so với sữa thường. Những chất này giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong đường ruột. Theo các báo cáo nghiên cứu, những trẻ được uống sữa non đầy đủ sẽ giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi và tiêu chảy thấp hơn.
So với trẻ sơ sinh đủ tháng thì trẻ sơ sinh thiếu tháng cần được bú sữa thường xuyên hơn. Về căn bản, trẻ sơ sinh non tháng không được hoàn thiện về mặt thể chất, cơ thể nên cần bù đắp nhiều năng lượng. Vì vậy, mẹ hãy cho bé bú thường xuyên và chia thành từng bữa nhỏ. Lưu ý: không nên dồn bú sữa 1 lần quá nhiều sẽ khiến trẻ bị nôn trớ.
Với những trẻ sơ sinh non tháng hoặc thiếu tháng thì bạn cần luôn tuân theo yêu cầu và các chỉ định điều trị của bác sĩ. Sau khi không còn dấu hiệu bất thường và được bác sĩ đồng ý cho xuất viện thì bạn mới nên đưa bé về nhà chăm sóc.
Da của trẻ cần phải thích nghi từ từ với nhiệt độ của môi trường nên bạn hãy luôn giữ ấm cho trẻ
Khi mới chào đời, trẻ phải tự học cách thở, điều chỉnh nhiệt độ da thích nghi với môi trường. Chính vì vậy, trẻ sẽ cần rất nhiều thời gian để quen với môi trường. Mẹ hãy luôn để ý giữ ấm cơ thể trẻ thường xuyên. Nếu để trẻ bị rét, lạnh sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập, gây hại cơ thể.
Nếu phát hiện trẻ đi phân su có màu xanh thẫm và đặc quánh mà hôm sau vẫn tiếp diễn thì nên đưa bé đến khám bác sĩ lập tức
Phân su có màu xanh thẫm và đặc quánh. Nếu sau 1 ngày sau sinh mà trẻ sơ sinh chưa đi ngoài phân su thì bạn ngay lập tức báo cho bác sĩ khám và xử lý kịp thời. Đây là dấu hiệu bất thường có khả năng kèm theo bệnh lý: bệnh xơ nang, bệnh tuyến giáp, tắc nghẽn đường ruột.
Không để trẻ ngủ nhiều hơn 4 – 5 giờ và phải nạp đủ lượng sữa cần thiết để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này
Tuy nhiên, nếu cha mẹ nhận thấy trẻ ngủ quá nhiều thì nên đánh thức trẻ dậy 2 – 3 giờ/lần để cho bé bú. Vì nếu ngủ hơn 4 – 5 giờ mà không được nạp đủ lượng sữa sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt năng lượng, ảnh hưởng sự phát triển của trẻ . Mặt khác, khi dậy thì trẻ vô cùng đói và bú liên tục dễ khiến trẻ bị sặc sữa.
Trẻ dưới 1 tháng tuổi hầu như ngủ nhiều cả ngày. Vì giấc ngủ sẽ giúp trẻ tích nạp đủ năng lượng và chuẩn bị tăng trưởng, phát triển nhảy vọt. Trẻ chỉ thức dậy khi có nhu cầu uống sữa, tã ướt.
– Khi trẻ có nhiệt độ cao hơn 38 độ C : Lúc này trẻ đã bị sốt, mẹ hãy tiến hành lau mát ở tại vị trí: hai bên nách, bẹn, trán. Nếu trẻ không có dấu hiệu hạ sốt, bạn nhanh chóng bế trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để can thiệp kịp thời.
– Khi trẻ có nhiệt độ 37.5 độ C : Bạn hãy cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, không đắp chăn trùm kín trẻ. Ngoài ra, mẹ nên tăng cường lượng sữa cho bé bú nhiều hơn sẽ giúp giảm nhiệt.
Song hành với các cách chăm sóc trẻ sơ sinh trên thì bạn phải kết hợp đo nhiệt độ trẻ thường xuyên. Nhiệt độ trẻ sơ sinh ở mức bình thường là 36.5 đến 37 độ C.
Da trẻ mỏng manh vì vậy rất cần sự bảo vệ nên việc mang bao tay, bao chân và đội mũ có chất liệu mềm và thoáng cho trẻ là điều cần thiết
– Bố mẹ cần lưu ý trong giai đoạn này da bé cực kỳ nhạy cảm. Khi mua mũ nón, quấn tã cho bé nên chọn chất liệu vải mềm mại, nhẹ nhàng trên da bé. Mẹ nên sử dụng nước xả vải dành cho trẻ sơ sinh sau mỗi lần giặt để giúp sợi vải mềm mại, thông thoáng hơn.
– Cách chăm sóc trẻ sơ sinh sai lầm mà bố mẹ hay gặp phải là quấn tã quá ấm hay quá chặt. Nhiều người cho rằng quấn chặt tã khiến bé ít bị giật mình, dễ ngủ và ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, hành động này dễ làm ép khớp háng của bé. Khi đó, chân của bé sẽ bị lệch trục, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và thẩm mỹ. Không chỉ vậy, quấn chặt tã còn là nguyên nhân khiến bé bị ngạt thở, bí bách và nóng.
– Đội mũ che thóp là cực kỳ cần thiết. Tuy nhiên bạn cũng đừng lạm dụng việc đội mũ liên tục. Chỉ khi ra ngoài lạnh mới cần che thóp. Khi bé ở trong nhà hoặc nơi kín gió, hãy để đầu bé được thoáng mát. Do cơ thể bé cũng tự có khả năng điều hòa thích nghi nên nếu cứ đội mũ kín mít, bé sẽ bị ngứa ngáy khó chịu, ra nhiều mồ hôi. Điều này sẽ dẫn đến sốt cao nguy hiểm đến sức khỏe của bé.
Khi chào đời, em bé thoát khỏi sự bao bọc của cơ thể mẹ và tập thích nghi với môi trường bên ngoài. Vì vậy, mẹ cần phải giữ ấm cho cơ thể bé. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng đắn là mẹ nên chú ý đến việc đội mũ và quấn tã cho bé.
Da, miệng, lưỡi, tai và mũi là nơi bạn phải lưu ý và thường xuyên kiểm tra để tránh vi khuẩn có hại
Đối với mắt, mũi, miệng và lưỡi, các bậc phụ huynh nên thường xuyên nhỏ thuốc mắt, mũi và lau miệng trẻ sau khi bú bình. Việc này cần phải làm thường xuyên để tránh vi khuẩn tích tụ gây ra các bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
Da trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương và nhiễm trùng. Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng là nên chọn các sản phẩm chăm sóc da có độ kiềm thấp, dịu nhẹ và không gây cay mắt. Bố mẹ nên thoa kem dưỡng da và sử dụng phấn rôm chuyên dụng cho những vùng dễ bị hăm da.
– Khi tắm bé cha mẹ cần chuẩn bị trước quần áo, khăn lau, áo choàng tắm cho bé, thuốc nhỏ mắt, mũi và bông ngoáy tai. Sau khi tắm xong bé có đồ để sử dụng ngay, tránh bị lạnh hay cảm gió. Cha mẹ nên tắm cho bé bằng xà phòng có độ kiềm thấp dùng cho trẻ sơ sinh. Nhẹ nhàng gội đầu và tắm kỹ các vùng có nếp gấp như cổ, nách, bẹn, vùng sinh dục. Sau đó lau khô cơ thể và đầu cho bé, mặc quần áo sạch, nhỏ mắt, mũi và lau tai cho bé. Đối với thời gian tắm cho trẻ sơ sinh , các bậc phụ huynh cũng không nhất thiết phải tắm hàng ngày cho bé, nhất là vào những hôm thời tiết quá lạnh.
– Rốn là cửa ngõ cơ bản thường gây ra nhiễm trùng sơ sinh. Cha mẹ nên rửa rốn hằng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch làm sạch chuyên dụng. Sau đó, bạn lau khô bằng gòn và tăm bông vô trùng. Sau khi vệ sinh rốn không nên bôi chất gì lên rốn và nên để hở rốn để nó mau khô, dễ rụng.
Nhắc đến cách chăm sóc trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ tuyệt đối không được lơ là vệ sinh cơ thể và vùng rốn của bé. Chăm sóc rốn cũng như cách tắm cho trẻ sơ sinh được thực hiện theo các bước như sau:
Tuyệt đối không nên cho bé vừa nằm vừa bú vì rất dễ bị sặc, hãy để bé thẳng đứng và dựa vào người bạn
Không nên cho bé vừa nằm vừa bú sẽ khiến bé dễ bị sặc, nôn trớ sữa . Sau khi bú, bé cần được ợ hơi để bụng được dễ chịu. Bạn có thể để bé tựa trên vai mình, đỡ mông bé và vỗ nhẹ lưng. Các mẹ cũng không cần lo lắng khi bé bị nấc trong 24h đầu mới sinh, bởi đây là hiện tượng bình thường.
Khi bé mới sinh ra, cơ thể cũng như dạ dày của trẻ còn rất nhỏ nên chỉ có thể chứa được 30 – 90ml sữa mỗi lần bú. Trong 24h khi bé mới chào đời, bạn nên cho bé bú cách khoảng 2 – 3 tiếng một lần, sẽ có thay đổi tùy thuộc vào thể trạng của trẻ. Bạn cũng cần lưu ý dấu hiệu khi bé đói như khóc to, mút tay, chép môi, quay đầu để tìm ti mẹ,…
Cách bế bé đúng chuẩn là một tay đỡ đầu và cổ, tay còn lại đỡ mông và ôm sát vào lòng, tạo cảm giác bảo vệ và che chở
– Khi đặt bé lên giường, bạn không nên dùng gối đầu quá cao sẽ ảnh hưởng đến xương của trẻ.
– Bạn hãy vuốt ve và âu yếm để tạo được tình cảm giữa cha mẹ và bé, đồng thời cũng giúp cho các giác quan trẻ phát triển.
Hệ thống cơ xương của trẻ khi mới sinh ra còn rất mềm nên bạn cần lưu ý cách bế trẻ sơ sinh đúng cách và phải hết sức cẩn thận.
Giai đoạn dưới 1 tháng tuổi, đặc biệt khi mới chào đời là lúc trẻ sơ sinh nhạy cảm nhất với môi trường xung quanh. Thời gian 7 đầu đầu sau sinh hay 1 tuần tuổi là khoảng thời gian giúp trẻ làm quen thích với môi trường. Nếu không thực hiện cách chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách thì khả năng trẻ bị tử vong là rất cao. Vì thế, để các bà mẹ nắm được những kỹ năng̣ cần biết khi lần đầu làm mẹ , Cleanipedia sẽ hướng dẫn thật chi tiết để giúp bạn bảo vệ sức khỏe trẻ tốt nhất:
Khi chọn quần áo cho trẻ sơ sinh cần ưu tiên những loại trang phục thoải mái, mềm mại thông thoáng. Những người mẹ cần lưu ý trong cách giặt quần áo an toàn cho trẻ sơ sinh vì sau nhiều lần giặt quần áo của trẻ sẽ bị thô cứng do tác động lực trong quá trình giặt. Vải thô ráp dễ cọ xát làm tổn thương da bé. Vì vậy, bạn nên ngâm quần áo với nước xả vải sau mỗi lần giặt. Nước xả vải giúp ổn định lại cấu trúc vải giúp quần áo mềm mại, thoáng mát hơn.
Ngược lại, người Nhật luôn cho con môi trường thoải mái nhất để vận động. Chỉ cần con đủ ấm và được nằm trong phạm vi cho phép, mọi hoạt động quơ tay, đạp chân của con sẽ được tự do. Thói quen này giúp trẻ sơ sinh vận động nhiều hơn, máu huyết lưu thông tốt hơn giúp cơ thể phát triển cơ xương và tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Kể cả những lúc con hoàn toàn khỏe mạnh, những người mẹ Việt truyền thống cũng thường để bé được bọc kỹ bằng khăn, vải đặt ngay ngắn trên giường và có ai bên cạnh. Họ tưởng như vậy là an toàn tuyệt đối cho con nhưng cũng vô tình khiến con bí bách và lười vận động.
Nên cho trẻ uống nước sau khi ăn để thức ăn có thể tiêu hóa hết trong quá trình nhai và nuốt
Bên cạnh đó, họ chỉ cho trẻ uống nước sau khi ăn xong chứ không phải là trong quá trình ăn như thói quen của những người Việt. Bởi vì khi ăn, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị chứa enzym phân giải chất dinh dưỡng trong thức ăn thành chất bổ. Nước trắng sẽ làm loãng dịch vị này khiến thức ăn không được phân giải hết dưỡng chất và quá trình tiêu hóa cũng không tối ưu.
Ở Việt Nam những người mẹ luôn phải khổ sở ép con ăn đúng giờ, đúng bữa, đủ phần để mong con không bị suy dinh dưỡng. Trái với điều đó, cách chăm sóc trẻ sơ sinh ở Nhật hoàn toàn dựa vào nhu cầu ăn của bé. Nên bé yêu luôn ăn trong tâm thế thoải mái nhất, hấp thu tối đa dưỡng chất trong thức ăn. Khi trẻ không chịu ăn tiếp thì họ cũng không ép con phải ăn hết suất.
Bạn nên cho bé thử nhiều loại thực phẩm riêng biệt để biết được đâu là loại mà bé thích và không thích để tìm ra giải pháp phù hợp
Ngoài việc tập ăn thức ăn, người Nhật còn chú ý dạy bé về kỹ năng nhai thức ăn. Đây là một kỹ năng quan trọng giúp bé biết ăn thức ăn thô đồng thời tiêu hóa tốt thức ăn. Tất cả những kỹ năng trên sẽ giúp bé sớm biết ăn một cách độc lập, được tự thưởng thức món ăn và được tự cảm nhận mùi vị món ăn của mình.
Cách cho bé ăn dặm của người Nhật thì hoàn toàn ngược lại. Họ cho con ăn thử từng loại thực phẩm riêng biệt, không nêm hoặc nêm rất ít gia vị. Sau đó để trẻ tự bày tỏ phản ứng thích hay không thích thức ăn đó. Từ cơ sở này, họ sẽ thiết kế thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật riêng biệt cho con mình để đảm bảo dù món ăn không được nêm nếm nhiều thì trẻ vẫn ăn ngon miệng.
Đối với trẻ Việt Nam, món ăn dặm thường là hỗn hợp protein (thịt/ cá/ trứng/ tôm…), rau củ và cháo (cơm xay, bột) được nêm nếm vừa miệng. Đây là thực đơn được những người mẹ tin rằng sẽ cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho trẻ trong một lần ăn. Tuy nhiên, điểm trừ của nó là trẻ sẽ không thể cảm nhận được hương vị của từng thực phẩm khác nhau và mẹ sẽ không biết được trẻ thực sự thích loại nào các trong món ăn đó.
Ngoài ra, họ còn khuyến khích trẻ vận động hay nghe nhạc, trò chuyện, xoa chân hay làm mặt xấu trêu chọc bé để bé không ngủ ngày nhiều, hạn chế trường hợp đêm bé không ngủ được. Thay vào đó, họ cho trẻ ngủ những giấc ngủ ngắn để lấy lại sức trong ngày. Chính vì thế, trẻ em Nhật trở nên tự lập và những người Nhật cũng đỡ vất vả hơn trong việc chăm con.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh ở Nhật thì không như vậy. Họ cho trẻ bú vừa đủ rồi để trẻ ngủ một mình trong nôi, có thể chung hoặc khác phòng với bố mẹ. Trẻ sẽ phải tự mình vỗ giấc ngủ chứ không được ỷ lại, làm nũng, ăn vạ. Chỉ khi trẻ cần và báo hiệu bằng tiếng khóc thì những người mẹ Nhật mới xuất hiện để giúp đỡ.
Dỗ cho con ngủ mà không cần bế trên tay là một trong những bài học đầu tiên mà bạn phải đối mặt khi làm mẹ. Nhiều bố mẹ Việt có thói quen bế con trong lòng và đung đưa cho con ngủ. Điều này giúp con gần mẹ, thích thú nhưng cũng khiến con phụ thuộc, không tự lập. Do đó khi đặt vào nôi, con lại giật mình thức giấc, và bé sẽ khóc đòi bố mẹ dỗ dành khi bé thức giấc suốt đêm.
Sau khi qua 1 tháng tuổi thì các nguy cơ gây nguy hiểm cho trẻ sẽ không còn đe dọa đến trẻ. Mặt khác, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi phần nào cũng dễ dàng và nhiều “thú vị” hơn nhiều. Hiện nay, các phương pháp chăm sóc bé sơ sinh của mẹ Nhật khá nổi tiếng và được rất nhiều chuyên gia khuyến khích áp dụng. Phương pháp này là một cách “rèn nếp trẻ sơ sinh” giúp con ăn ngon, ngủ khỏe và tự lập trong tương lai. Sau đây, Cleanipedia sẽ bật mí cho bạn nhé!
Bạn cần chú ý rằng, không nên cho bé ăn dặm quá sớm vì cơ quan trong hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện tốt. Vì vậy, hãy cho ăn dặm khi bé đã được 6 tháng tuối nhé. Và cũng nên tham khảo thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi để cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết nhất.
Cho bé bú sữa mẹ thường xuyên và đều đặn để bổ sung đầy đủ vitamin và chất khoáng cho cơ thể trẻ. Nên lưu ý thời gian cho bú và liều lượng sữa phù hợp để bé có thể phát triển toàn diện.
Cải thiện giấc ngủ của trẻ và đảm bảo trẻ ngủ đúng giờ, đủ giấc và khung giờ mẹ cần lưu ý nhất và vào 10 giờ tối cho đến 2 giờ sáng vì khoảng thời gian này sẽ giúp bé sản sinh ra hormone tăng trưởng gấp 4 lần.
Đối với trẻ sinh non, mỗi lần cho bé bú cách nhau từ 1 tiếng 30 phút đến 2 tiếng và lượng sữa chỉ bằng 1/3 lượng sữa ghi trên hướng dẫn sử dụng
Bạn nên cho bé bú mỗi lần cách nhau từ 1 tiếng 30 phút đến 2 tiếng và lượng sữa chỉ bằng 1/3 lượng sữa ghi trên hướng dẫn sử dụng. Và cứ mỗi tháng, bạn hãy tăng khẩu phần ăn cửa bé dần dần và tập cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi.
Nhiều mẹ cứ nghĩa rằng, cho bé uống sữa càng nhiều càng giúp trẻ phát triển tốt nhưng điều này rất sai lầm. Hãy nhớ rằng liều lượng sữa và khung giờ để uống rất quan trọng đặc biệt là đối với trẻ sinh non.
Cần chia nhỏ số lần cho trẻ sinh non bú vì hệ tiêu hóa của trẻ yếu hơn so với trẻ sơ sinh bình thường
Hệ hô hấp và tiêu hóa của trẻ sinh non thường yếu hơn so với trẻ sơ sinh bình thường nên khi cho bú, mẹ cần chia nhỏ số lần ra làm 8 đến 12 lần mỗi ngày. Nếu bạn muốn bổ sung thêm chất sắt cho trẻ thì lưu ý rằng, không được sử dụng chung với sữa khi cho bé bú.
Ngủ nhiều là hiện tượng xảy ra ở trẻ sinh non vì cần điều chỉnh lại năng lượng của cơ thể
– Trẻ sinh non thường ngủ hơn nhưng thời gian lại rất ngắn. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên bên cạnh để chăm cho bé ngủ.
Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ bị sinh thiếu tháng. Để chăm sóc trẻ khi ngủ, bạn cần phải lưu ý đến vấn đề sau:
Trẻ sinh non thường thiếu chất sắt vì vậy cần phải bổ sung trong 4 tháng để cơ thể trẻ phát triển như bình thường
Đối với trẻ sinh non thì sữa mẹ là chất tốt nhất để giúp bé khôi phục lại thể trạng còn yếu sau khi sinh. Nếu bé chưa thể bú được, hãy chăm sóc bằng cách truyền dinh dưỡng vào tĩnh mạch. Nếu bạn bận, hãy vắt sữa và bảo quản đúng cách để người khác vẫn có thể cho bé bú sữa. Ngoài ra, trẻ sinh non rất cần bổ sung thêm chất sắt. Sử dụng trong 4 tháng đầu là đủ để đáp ứng lượng chất sắt còn thiếu trong cơ thể của trẻ.
Mục Lục
10 kỹ năng, lưu ý chăm sóc trẻ sơ sinh khi từ bệnh viện về nhà
Chăm sóc trẻ sơ sinh không phải là một việc dễ dàng. Nếu bạn vừa từ bệnh viện trở về nhà và bắt đầu chăm con nhỏ, chắc chắn bạn sẽ gặp rất nhiều rắc rối! Nếu chưa sẵn sàng, gia đình có thể giúp bé ăn dặm trong khoảng thời gian nào, nhưng cách cho bé ăn dặm như thế nào là có lợi nhất cho sự phát triển của bé, hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây nhé.
Sự yêu thương và chăm sóc
Tình cảm chân thành và yêu thương con sẽ giúp ba mẹ trải qua giai đoạn đầy thử thách cùng bé. Bé sẽ khóc, ăn, ngủ không theo giờ giấc nhất định khiến ba mẹ mệt mỏi. Cùng yêu thương và chăm sóc bé nhé.
Cho em bé đi tắm
Nên tắm cho bé 1-2 lần / tuần để bé luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Trải khăn trong bồn tắm để tránh bị trượt, sau đó đổ nước ấm sâu 5 đến 7 cm. Cho xà phòng em bé lên người, xoa nhẹ rồi rửa lại bằng nước sạch. Sau đó đặt trẻ lên khăn khô và lau sạch.
>>> Xem thêm: 5 loại lá tắm cho trẻ sơ sinh triệt tiêu mụn nhọt, rôm sẩy
Cho ăn
Em bé cần được bú nhiều hơn ba lần một ngày. Trẻ sơ sinh khóc khi đói. Tuy nhiên, không thể cho trẻ ăn những thức ăn mà người lớn đã ăn mà trẻ phải uống sữa công thức hoặc sữa mẹ. Trước khi kê đơn sữa, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các phương pháp và biện pháp phòng ngừa cho con bú.
Các dấu hiệu cho thấy trẻ đã no:
-
Thay 4 ~ 6 tã mỗi ngày
-
Tươi cười, tỉnh táo
-
Tăng cân
Cách cho trẻ sơ sinh ngủ
Trẻ sơ sinh nghỉ ngơi và lấy lại năng lượng bằng cách ngủ. Càng ngủ, chúng càng ít khóc. Hãy tập cho bé thói quen ngủ vào những thời điểm bình thường, chẳng hạn như 10 giờ sáng, 12 giờ trưa, 3 giờ chiều, 5 giờ chiều và 7 giờ tối. Trẻ sơ sinh nói chung phải ngủ 16 tiếng một ngày, nhưng độ dài của thời gian ngủ ở mỗi bé là khác nhau. Nếu trong phòng ngủ của trẻ thường sử dụng điều hòa thì ca mẹ hãy để ý thêm về nhiệt độ điều hòa phù hợp cho trẻ sơ sinh nữa nhé.
Tập cho trẻ nằm sấp
Trẻ sơ sinh cần cho trẻ nằm khoảng 15 – 20 phút mỗi ngày. Bác sĩ cho rằng nằm sấp rất tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của em bé. Tập nằm sấp giúp trẻ nằm sấp khi ngủ mà không bị ép mình và tránh bị ngạt thở.
Sự hỗ trợ từ người thân
Bạn cần thiết lập một hệ thống chăm sóc hợp lý, có nghĩa là bạn phải cho phép gia đình và bản thân được nghỉ ngơi và chăm sóc em bé. Bạn có thể phải sắp xếp để chồng, bố mẹ vợ và bố mẹ chồng tham gia vào nhóm chăm sóc trẻ sơ sinh. Đồng thời, bạn phải đảm bảo rằng ít nhất một người có thể đáp ứng nhu cầu của bạn và con bạn bất cứ lúc nào.
Làm dịu đứa trẻ đang khóc
Trẻ quấy khóc, có thể do nước tiểu ướt, đói, quá lạnh, quá nóng, v.v. Bạn có thể thử xem tã, cho chúng ăn và nếu không hiệu quả, hãy thử mặc thêm quần áo hoặc cởi quần áo của chúng. Bạn cũng có thể vỗ về chúng nhẹ nhàng và ngâm nga một bài hát ru. Bạn cũng có thể cho chúng ngậm núm vú giả hoặc để chúng nằm xuống. Đôi khi trẻ khóc mà không có lý do gì và bạn không cần phải làm gì cả. Chúng khóc chỉ tiêu hao năng lượng dư thừa và sau đó dần dần chìm vào giấc ngủ.
Tương tác với em bé của bạn
Trẻ sơ sinh không có nhiều hoạt động đa dạng mà cứ để trẻ nằm một chỗ sẽ rất chán. Hãy tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách hoặc cho trẻ đi dạo công viên mỗi ngày một lần, nói chuyện , treo những bức tranh nhiều màu sắc trong phòng, chơi nhạc cho trẻ nghe…Kiểm tra lại. Hai tuần sau khi sinh con, bạn cần đưa con đến bệnh viện để xem xét. Về những lưu ý khi tái khám, bác sĩ sẽ giải thích cho bạn khi bạn xuất viện.
Phương tiện di chuyển khi có bé
Trước khi xuất viện, hãy trang bị ghế an toàn cho bé để đảm bảo an toàn cho bé khi ngồi trên xe. Cài đặt ghế an toàn trong xe và để em bé thích nghi với việc ngồi trên ghế của chính mình khi đi du lịch càng sớm càng tốt. Hoặc nếu là xe máy thì bạn cần che chắn cẩn thận cho trẻ để tránh khói bụi nhé.
Hy vọng, với những cách chăm sóc trẻ sơ sinh đã được nêu trên, các bậc phụ huynh sẽ có thể nuôi dạy bé theo cách tốt nhất có thể để giúp trẻ phát triển toàn diện. Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh nhé.
Tác giả: Team Cleanipedia
Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter
Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.