Các vấn đề xã hội là gì? (cập nhật 2023)

Vấn đề xã hội luôn là một trong những yếu tố hàng đầu thu hút sự quan tâm của mọi người dù là giai cấp, tầng lớp nào. Vấn đề xã hội là một vấn đề chung, đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi, khó khăn mà không chỉ một cá nhân hay tổ chức nào có khả năng giải quyết. Các vấn đề xã hội cần cả xã hội cùng chung tay, góp sức để thay đổi,… Do đó, bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về vấn đề xã hội là gì? (Cập nhật 2023).

Vấn đề Xh

Các vấn đề xã hội là gì? (cập nhật 2023)

1. Xã hội là gì? 

Xã hội là một thực thể tồn tại quanh ta, chứa đựng từng cá nhân trong xã hội, những mối quan hệ xã hội, những vấn đề xoay quanh, tác động trong đời sống của con người.

Xã hội gắn liền với sự ra đời của loài người, tiến hóa qua nhiều các cấp bậc khác nhau, từ đơn giản đến phức tạ. Ví dụ như xã hội cộng sản nguyên thủy, xã hội phong kiến, xã hội tư bản chủ nghĩa, xã hội cộng sản chủ nghĩa,…

Xã hội với từng khu vực khác nhau trên thế giới có tiến trình phát triển khác nhau, nhưng nhìn chung đến thời điểm hiện tại, tất cả đều đang hướng tới một xã hội văn minh, dân chủ, vì lợi ích của con người.

Xã hội và con người là hai mối tương quan, quan hệ mật thiết với nhau, có con người mới có xã hội, xã hội tồn tại và phát triển theo sự tồn tại và phát triển của loài người.

Cơ cấu xã hội là những mô hình trong mối quan hệ xã hội như vị thế xã hội, cộng đồng xã hội, nhóm xã hội, vai trò của xã hội trong đời sống con người.

Cơ cấu xã hội được thể hiện qua những cách phân loại sau:

– Cơ cấu xã hội giai cấp:

Trong xã hội sẽ có sự phân chia các tầng lớp, giai cấp khác nhau trong xã hội, các giai cấp này sẽ có vị thế khác nhau, thực hiện những nhiệm vụ, vai trò khác nhau trong xã hội.

Xã hội không có sự phân chia giai cấp là một xã hội đạt đến độ văn minh, tiên tiến, là một xã hội chủ nghĩa, mà ở đó tất cả mọi người đều bình đẳng với nhau về mọi mặt.

– Cơ cấu xã hội dân tộc;

Tại một phạm vi xã hội nhất định, chắc chắn sẽ có tồn tại những dân tộc, tộc người khác nhau, có sự đồng điệu, khác biệt về văn hóa, lối sống.

Ví dụ tại Việt Nam là một xã hội trong đó tồn tại, sinh sống của 54 dân tộc khác nhau.

– Cơ cấu xã hội dân số:

Tùy thuộc vào từng vùng lãnh thổ mà cơ cấu xã hội dân số khác nhau, có xã hội có cơ cấu dân số già, cơ cấu dân số trẻ, cơ cấu dân số phát triển.

Mật độ cơ cấu xã hội dân số các vùng cũng khác nhau, vùng tập trung vô cùng đông đúc, vùng thưa thớt, thông thường mật độ dân số trong xã hội sẽ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện khu vực.

2. Các vấn đề xã hội là gì?

Theo các nhà xã hội học thì vấn đề xã hội xuất hiện khi những thành viên của một cộng đồng (lớn hay nhỏ) nhận thấy có những dấu hiệu hoặc điều kiện gây ảnh hưởng, tác động hoặc đe dọa đến chất lượng cuộc sống của họ và đòi hỏi phải có những biện pháp, giải pháp để phòng ngừa, ngăn chặn giải quyết tình trạng đó theo hướng có lợi cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng.

Vấn đề xã hội là những vấn đề phát sinh trong lòng xã hội liên quan đến con người, liên quan đến sự công bằng, bình đẳng trong xã hội, đến cơ hội tồn tại và phát triển, đến sự hưởng thụ các nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người. Đó là các vấn đề có ảnh hưởng tác động, thậm chí đe dọa sự phát triển bình thường của con người, của cộng đồng xã hội, tác động xấu đến chất lượng sống của con người, của cộng đồng và do vậy đòi hỏi phải có những giải pháp, biện pháp kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chăn, điều chỉnh hoặc giải quyết theo hướng bảo đảm sự phát triển bền vững của xã hội.

3. Một số vấn đề xã hội đáng quan tâm ở Việt Nam hiện nay

3.1 Lao động – việc làm  

Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với làn sóng lây lan rộng ở các tỉnh phía Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Long An…), một số điểm dịch ở các tỉnh miền Trung (Đà Nẵng) và miền Bắc (Hà Nội) đã ảnh hưởng lớn đến cơ cấu việc làm trên phạm vi cả nước. Lực lượng lao động trong các ngành thương mại, dịch vụ bị ảnh hưởng trầm trọng do dịch bệnh lây lan nhanh và thực hiện giãn cách xã hội. Theo số liệu của Bộ Công thương, thực hiện giãn cách xã hội kéo dài theo chỉ thị 16 của Chính phủ tại các tỉnh phía Nam đã khiến 80% các nhà máy sản xuất da giầy tại TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, An Giang, Kiên Giang… phải ngừng sản xuất do không đủ điều kiện thực hiện quy chế “3 tại chỗ” và “một cung đường, hai điểm đến”. Đối với các doanh nghiệp còn hoạt động buộc phải giảm sản lượng do phải giảm số lao động làm việc để thực hiện giãn cách, đồng thời phát sinh nhiều chi phí do đứt gẫy chuỗi cung nguyên phụ liệu, chi phí phòng chống Covid-19 (xét nghiệm, tiêm chủng, lo ăn, ở 3 tại chỗ cho người lao động). Trong bối cảnh đó nhiều lao động bỏ về quê tránh lây lan dịch bệnh và khó khăn trong việc đi lại, di chuyển giữa các địa phương do phong tỏa, giản cách xã hội”. 

Khu vực kinh tế phi chính thức ở các thành phố lớn, khu công nghiệp là nơi tạo nhiều việc làm cho lực lượng lao động, nhất là nhóm lao động yếu thế cũng chịu tổn thất rất nặng do các địa phương thực hiện giãn cách xã hội dài ngày. Theo báo cáo của Tổ công tác đặc biệt phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại các tỉnh phía Nam, đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 diễn biến phức tạp, kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động và người lao động tự do tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam. Tính đến cuối tháng 8/2021, tại các tỉnh, thành phía Nam đã có gần 2,5 triệu lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải ngừng việc, chiếm 70% số lao động phải ngừng việc của cả nước. 

Đáng quan tâm là trong bối cảnh Covid-19 diễn biến phức tạp nhóm lao động yếu thế như lao động di cư phải thuê nhà trọ… là nhóm chịu ảnh hưởng lớn. Thực tế phản ánh một động thái mới về cơ cấu lao động – việc làm diễn ra theo chiều hướng bất cập, thách thức, rủi ro, bất lợi mới. Thị trường lao động ở các ngành nghề đang chuyển đổi mạnh về cơ cấu, có thể khủng hoảng trầm trọng nếu tình trạng cung – cầu không bảo đảm khi hết giãn cách, các doanh nghiệp, dịch vụ, cơ sở sản xuất… sẽ nhân thêm khó khăn khi khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh trở lại vì thiếu hụt nhân lực đáp ứng quy trình sản xuất, kinh doanh.

3.2 Giáo dục và đào tạo 

Đợt dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4 tác động sâu rộng đến hệ thống giáo dục, nhất là ở các địa phương có dịch bệnh diễn biến phức tạp. Các hoạt động giáo dục và đào tạo từ mầm non đến sau đại học và các loại hình giáo dục, đào tạo khác tiếp tục ảnh hưởng. Nhiều trường trong vùng dịch phải tổ chức cho học sinh, sinh viên học trực tuyến, học qua truyền hình nhằm bảo đảm  khung chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục – Đào tạo, tính đến cuối tháng 9-2021, cấp tiểu học có 25 tỉnh, thành phố chưa tổ chức dạy học trực tiếp. Cả nước có 7.478 cơ sở giáo dục cấp tiểu học đã tổ chức dạy trực tiếp; 5.047 trường dạy trực tuyến; 8.967 trường tổ chức cho học sinh học qua truyền hình. Riêng tỉnh Bình Dương (địa phương có số ca nhiễm bệnh lớn nhất cả nước) có 6/9 huyện thị bước vào “trạng thái bình thường mới”, 3 địa bàn còn là “vùng đỏ”; gần 200 trường học được sử dụng làm khu cách ly, khu điều trị tập trung. 

Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng công nghệ như: thiết bị, đường truyền internet quá tải. Không ít học sinh, sinh viên thiếu máy tính, điện thoại thông minh nên việc tổ chức học trực tuyến khó khăn, nhất là đối với học sinh tiểu học. Thực tế này khiến cơ hội tiếp cận giáo dục của học sinh, sinh viên gặp thêm thách thức mới. Việc thực hiện giảng dạy trực tuyến cũng nảy sinh một số bất cập liên quan đến khuôn mẫu văn hóa ứng xử của giảng viên và người học, đặc biệt là học sinh, trong khi vấn nạn tội phạm công nghệ cao xuất hiện trong quá trình học trực tuyến chưa được giải quyết. Học sinh tò mò tiếp cận các trang web có thông tin độc hại, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tinh thần và kiến thức học tập. Thiếu dụng cụ thực hành, hoạt động giáo dục thể chất thuần túy học chay, không gian gia đình hạn hẹp, vật dụng tiện nghi sinh hoạt gia đình sắp xếp không an toàn… đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe thể chất và an toàn cuộc sống của trẻ em. 

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 cũng là cơ hội để ngành giáo dục đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, nâng cao kỹ năng công nghệ, trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, cải thiện hơn kỹ năng tiếp cận công nghệ của học sinh, sinh viên. 

Trên đây là toàn bộ nội dung về Các vấn đề xã hội là gì? (cập nhật 2023) mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. 

5/5 – (1926 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin