Các vấn đề cơ bản khi thành lập doanh nghiệp – Luật Phúc Cầu

Các vấn đề cơ bản khi thành lập doanh nghiệp – Bạn muốn thành lập công ty để bắt đầu hoạt động kinh doanh của chính mình? Nhưng bạn đang bối rối giữa các thủ tục thành lập công ty như đăng ký giấy phép kinh doanh và con dấu doanh nghiệp, đăng bố cáo, lập hồ sơ thuế ban đầu, đăng ký in hóa đơn giá trị gia tăng…?

Sau đây chúng ta sẽ lần lượt làm rõ các vấn đề cơ bản nhất khi thành lập một Doanh nghiệp.

I . Xác định loại hình Doanh nghiệp:

Đây là vấn đề đầu tiên và cũng là vấn đề quan trọng nhất khi bắt đầu công việc kinh doanh, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp thường thấy

– Công ty Trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên (Công ty TNHH MTV);

– Công ty Trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên (Công ty TNHH 2TV trở lên);

– Công ty Cổ phần (Công ty CP);

– Doanh nghiệp tư nhân;

Chúng ta sẽ tìm hiểu ưu nhược điểm từng loại hình để bạn có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

1.      Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH MTV do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

– Ưu điểm:

+ Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến hoạt động của công ty nên có thể đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng và kịp thời.

+ Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh động, đơn giản hơn so với các loại hình khác;

+ Chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong số vốn đã góp nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu.

Ví dụ: Anh Bình thành lập Công ty TNHH MTV Bình An với vốn góp là 500 triệu đồng. Sau một lần đầu tư mạo hiểm, công ty bị thua lỗ dẫn đến phá sản, tổng các khoản nợ là 2 tỷ đồng thì công ty chỉ chịu trách nhiệm trong khoảng 500 triệu đồng, còn 1,5 tỷ đồng còn lại công ty không có trách nhiệm chi trả. Các tài sản khác của anh A không bị ảnh hưởng.

– Nhược điểm:

+ Do không được phát hành cổ phần nên việc huy động vốn có phần bị hạn chế hơn sơ với công ty cổ phần;

+ Chỉ có thể tăng vốn điều lệ, không thể giảm;

2.      Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

Thành viên công ty TNHH 2TV trở lên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không được vượt quá 50 người. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

– Ưu điểm:

+ Chế độ chuyển nhượng, mua lại phần vốn góp được quy định chặt chẽ, tránh tình trạng người lạ xâm nhập vào công ty;

+ Chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong số vốn đã góp nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu.

– Nhược điểm:

+ Giới hạn số thành viên không quá 50 người; Công ty trên 11 người phải có Ban kiểm soát;

+ Không được quyền phát hành cổ phần, huy động vốn khó khăn hơn so với công ty cổ phần;

+ Không được giảm vốn điều lệ.

3.      Công ty CP:

Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn được chia thành nhiều phần bằng nhau. Người sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 người.

– Ưu điểm:

+  Không giới hạn số lượng cổ đông;

+ Được phát hành cổ phiếu nên dễ dàng huy động vốn;

+ Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp;

+ Chuyển nhượng vốn dễ dàng;

– Nhược điểm:

+ Lượng cổ đông không giới hạn dẫn tới việc quản lý khó khăn và phức tạp;

+ Cổ đông dễ phân hóa thành các nhóm lợi ích

4.      Doanh nghiệp tư nhân:

Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ, không có tư cách pháp nhân và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

– Ưu điểm:

+ Do chỉ một cá nhân làm chủ nên có thể chủ động trong quyết định hoạt động của công ty;

+ Chế độ chịu trách nhiệm vô hạn nên tạo niềm tin cho đối tác;

+ Cơ cấu, tổ chức gọn nhẹ, thuận tiện kinh doanh nhỏ lẻ.

– Nhược điểm:

+ Chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, rủi ro lớn khi đầu tư kinh doanh;

+ Không có tư cách pháp nhân;

II. Vốn điều lệ nên là bao nhiêu?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Trừ một số ngành nghề đặc thù như: Dịch vụ bảo vệ, Thu hồi nợ, Kinh doanh bất động sản, Làm phim, Dịch vụ kiểm toán … phải đảm bảo mức vốn tối thiểu theo yêu cầu của pháp luật. Với các ngành nghề kinh doanh bình thường thì pháp luật không yêu cầu mức vốn tối thiểu để kinh doanh.

Bạn có thể đăng ký doanh nghiệp với mức vốn không cao, tuy nhiên nếu đăng ký mức vốn điều lệ quá thấp thì khi giao dịch, làm việc với đối tác, ngân hàng, cơ quan thuế sẽ không tạo được sự tin tưởng cho doanh nghiệp. Do vậy, bạn nên đăng ký mức vốn tương đối và phù hợp với thực tế để kinh doanh.

Ngoài ra, mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải đóng hằng năm cũng phụ thuộc vào vốn điều lệ:

Vốn điều lệ trên 10 tỷ thì thuế môn bài hằng năm là 3 triệu đồng

Vốn điều lệ dưới 10 tỷ thì thuế môn bài hằng năm là 2 triệu đồng

III. Đặt tên Doanh nghiệp như thế nào cho hợp lý?

Tên doanh nghiệp gồm có hai thành phần: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng.

– Loại hình doanh nghiệp thường được viết là Công ty TNHH, Công ty CP, Công ty HD, DNTN;

– Tên riêng của doanh nghiệp được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

VD: Công ty TNHH Bình Minh – ta có TNHH là loại hình công ty, Bình Minh là tên riêng.

Lưu ý các điều kiện sau về tên của doanh nghiệp:

– Không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã đăng ký từ trước;

– Không sử dụng tên đơn vị vũ trang nhân dân, tên các cơ quan nhà nước để làm tên riêng cho doanh nghiệp;

– Sử dụng từ ngữ, kí hiệu vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam.

IV. Chọn trụ sở doanh nghiệp:

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Riêng với chung cư mà chủ đầu tư có đăng kí chức năng kinh doanh thì có thể đặt làm trụ sở. (Có một số chung cư không đăng kí chức năng kinh doanh thì chỉ có chức năng để sinh sống)

V. Xác định lĩnh vực kinh doanh của bạn thuộc ngành nghề nào?

Bạn có thể kinh doanh nhiều lĩnh vực nhưng phải xác định hoạt động của mình nằm vào ngành nghề kinh doanh nào, khớp với mã ngành cấp 4 nào trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc gia.

Cần lưu ý ngành nghề bạn dự định kinh doanh có thuộc nhóm ngành nghề có điều kiện hay không (yêu cầu vốn pháp định hoặc giấy phép con…)

VI. Tiến hành thủ tục thành lập Doanh nghiệp mới:

1. Đăng ký kinh doanh:

Luật Phúc Cầu – tự tin với đội ngũ luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm, nhiệt tình, nắm chắc các quy định của pháp luật – sẽ tư vấn cho quý khách hàng về loại hình công ty, vốn điều lệ, mã ngành nghề phù hợp nhất, đồng thời sẽ tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp cho quý khách hàng. Bạn chỉ cần cung cấp:

– Bản sao công chứng Chứng minh thư nhân dân, Thẻ căn cước công dân,… của chủ sở hữu và thành viên góp vốn (Trong trường hợp Chủ sở hữu và thành viên góp vốn là cá nhân);

– Bản sao công chứng Giấy đăng kí kinh doanh, Quyết định thành lập… của chủ sở hữu và thành viên góp vốn (Trong trường hợp chủ sở hữu và thành viên góp vốn là tổ chức).

– Thông tin về công ty sắp mở ( Tên, địa chỉ, số điện thoại, ý tưởng ngành nghề…);

2. Khắc và thông báo mẫu dấu cho công ty:

Sau khi có giấy đăng kí kinh doanh, việc tiếp theo cần thực hiện là khắc dấu pháp nhân và đăng tải mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia.

3. Lập hồ sơ thuế ban đầu:

Đây cũng là một thủ tục cần thực hiện khi đã có Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp. Cơ quan thuế sẽ hẹn trả kết quả “Chấp thuận đặt in hóa đơn giá trị gia tăng” của doanh nghiệp.

4. Công bố nội dung đăng kí doanh nghiệp:

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Nội dung đăng kí gồm có:

– Ngành, nghề đăng kí kinh doanh;

– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

Sử dụng dịch vụ của chúng tôi, công việc của khách hàng sẽ được đảm bảo dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc.

5. Hỗ trợ các thủ tục pháp lý miễn phí trong vòng 01 năm kể từ ngày thành lập công ty

– Hỗ trợ các biểu mẫu cơ bản trong quá trình hoạt động doanh nghiệp: Biên bản họp, Quyết định bổ nhiệm, Sổ cổ đông..;

– Tư vấn qua điện thoại các vấn đề về sửa đổi, bổ sung thông tin đăng kí doanh nghiệp, thông tin về lao động và các vấn đề chung khác;

– Cung cấp dịch vụ pháp lý bao gồm với mức phí ưu đãi cho Khách hàng cũ, bao gồm: Tư vấn cụ thể trường hợp của Khách hàng, Thực hiện các thủ tục pháp lý, Đại diện tham gia tố tụng…

Nếu bạn cảm thấy khó khăn và có nhiều điều chưa rõ . Hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn miễn phí. Gọi cho chúng tôi !