Các tác phẩm đã thi THPT Quốc gia môn Văn các năm trước 2023

Có thể nói kỳ thi THPT Quốc gia là một kỳ thi quan trọng nhất đối với các bạn học sinh, đây là một kỳ thi mang tính chất quyết định và khép lại 12 năm học đối với mỗi người. Và theo quy chế trước đây và quy chế hiện hành thì một trong ba môn thi cố định mà các thí sinh phải tham gia đó là: Văn, Toán và Ngoại ngữ. Để giúp các thí sinh hệ thống kiến thức ôn thi hiệu quả, cũng như khoanh vùng phạm vi kiến thức ôn tập của môn Ngữ văn, Luật Minh Khuê xin chia sẻ tới các bạn bài viết với nội dung chính là bàn luận về các tác phẩm đã thi THPT Quốc gia môn Văn vào các năm trước 2023.

1. Các tác phẩm đã thi THPT Quốc gia môn Văn các năm trước 2023

Thông thường đề thi THPT Quốc gia môn Văn sẽ được thiết kế trên phạm vi kiến thức các tác phẩm trong chương trình học lớp 12. Và các tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 12 bao gồm: Tuyên ngôn độc lập, Tây Tiến, Việt Bắc, Đất Nước, Sóng, Người lái đò sông Đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt, Rừng Xà Nu, Chiếc thuyền ngoài xa, Hồn Trương ba da hàng thịt, Đàn Ghita của Lorca, các tác phẩm nước ngoài (Thuốc, Ông già và biển cả, Số phận con người,…), Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc,…

Và có thể thấy trong những tác phẩm trên sẽ có những tác phẩm khả năng thi vào rất lớn, mà cũng có những tác phẩm không có khả năng thi vào như các tác phẩm văn học nước ngoài, hay bài Đàn Ghita của Lorca thì những trường giáo dục thường xuyên không học, hay Hồn Trương Ba da hàng thịt thì nằm trong phần giảm tải,…

Thống kê các tác phẩm dễ thi và những phần tác phẩm đã thi trong các năm:

 

STT

Tác giả, tác phẩm

Các đoạn trích

Lưu ý

1

Tuyên ngôn độc lập- Hồ Chí Minh 

Cơ sở pháp lý

Chưa thi

Tội ác

Lời tuyên ngôn

2

Tây Tiến- Quang Dũng

Đoạn 1 (14 dòng đầu)

Đề minh họa năm 2019

Đoạn 2 (8 dòng tiếp)

Để chính thức năm 2021

Đoạn 3 (8 dòng tiếp)

Đề dự bị năm 2019

Đoạn 4 (4 dòng cuối)

Chưa thi

3

Việt Bắc- Tố Hữu

Đoạn 1 (8 dòng đầu)

Đề thi dự bị năm 2020

Đoạn 2 (12 dòng tiếp)

Chưa thi

Đoạn 3 (Nhớ Việt Bắc)

Chưa thi

Đoạn 4 (10 dòng tứ bình)

Chưa thi

Đoạn 5 (đoạn còn lại)

Đề thi chính thức năm 2021

4

Đất nước- Nguyễn Khoa Điềm

Đoạn 1 (9 câu đầu)

Chưa thi

Đoạn 2 (Định nghĩa)

Đề thi chính thức năm 2013

Đoạn 3 (Mối quan hệ với Đất nước)

Chưa thi

Đoạn 4 (Địa danh được hóa thân)

Chưa thi

Đoạn 5 (Còn lại)

Đề thi chính thức năm 2020

5

Sóng- Xuân Quỳnh

Khổ 2,3,4,5

Đề thi chính thức năm 2021

Khổ 6,7,8,9

Chưa thi

6

Người lái đò sông Đà- Nguyễn Tuân

Sông Đà hùng vĩ

Chưa thi

Sông Đà thơ mộng

Chưa thi

Người lái đò vượt thác

Đề thi minh họa 2018

7

Ai đã đặt tên cho dòng Sông- Hoàng Phủ Ngọc Tường

Khúc thượng nguồn

Đề thi chính thức năm 2019

Ngoại vi Huế

Đề thi minh họa 2021

Trong lòng Huế

Chưa thi

Rời Huế

Sở GD & HN thi KSCL 2022

8

Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài

Trước khi làm dâu

Chưa thi

Đoạn nỗi khổ

Chưa thi

Đoạn mùa xuân

Đề thi chính thức năm 2013, đề thi minh họa năm 2020

Đoạn mùa đông

Chưa thi

Đoạn A Phủ

Chưa thi

9

Vợ nhặt- Kim Lân

Đoạn xóm ngụ cư ngày đói

Chưa thi

Đoạn Thị về nhà Tràng

Chưa thi

Đoạn cuộc gặp chợ tỉnh

Chưa thi

Đoạn bà cụ Tứ trở về

Đề minh họa năm 2022

Đoạn Tràng sáng hôm sau

Chưa thi

Đoạn bữa cơm ngày đói

Chưa thi

Đoạn tiếng trống thúc thuế

Chưa thi

10

Chiếc thuyền ngoài xa- Nguyễn Minh Châu

Đoạn phát hiện CTNX

Đề thi chính thức năm 2022

Đoạn phát hiện cảnh bạo lực

Chưa thi

Đoạn ở Tòa án huyện

Đề thi chính thúc năm 2015

Đoạn tấm ảnh bộ lịch

Chưa thi

 

2. Cách làm bài thi THPT Quốc gia môn Văn hiệu quả

2.1. Những lưu ý chung

– Chữ viết và trình bày phải sáng sủa, cận thận rõ ràng, logic minh bạch. Trình bày cẩn thận, hạn chế tối đa việc tẩy xóa và các ý phải được trình bày tách biệt rõ ràng theo quy định viết đoạn. Không viết qua thưa để chiếm diện tích giấy, điều này sẽ cho giáo viên cảm thấy trong một trang văn không đọng lại hay không có gì giá trị. Chất lượng quan trọng hơn số lượng.

– Tìm hiểu để và lập dàn ý: Đây là điều mà chúng ta thường bỏ qua, bởi lẽ với suy nghĩ sợ hết thời gian mau chóng làm bài nên đa số học sinh thường viết trực tiếp vào bài, điều này dẫn đến bài làm dễ dàng thiếu ý, trùng lặp ý, hoặc các ý văn được trình bày không có sự logic. Do đó, sau khi đọc đề các bạn nên ghi ra những ý đầu tiên nảy ra trong đầu, ghi lại thật nhanh, có thể lộn xộn cũng được, vì trong khi làm bài chúng ta sẽ sắp xếp lại, hơn nữa khi mới nhận đề là lúc trong đầu chúng ta thường có nhiều kiến thức, ý tưởng mà sau đó ta có thể quên và kho nhớ ra được.

– Phân bổ thời gian hợp lý cho từng phần bài làm, mỗi phần cần phác ra được những ý sơ lược để khi làm không bị bí ý tưởng và không phát triển được ý văn. Bên cạnh đó mỗi đoạn văn cần phải tập trung làm rõ một luận điểm, không được chồng chéo các ý, các luận điểm chính với nhau.

 

2.2. Kinh nghiệm làm bài cụ thể cho từng phần trong bài thi Ngữ Văn

a. Phần đọc hiểu

– Bạn cần đọc kĩ từng câu hỏi trước khi đọc văn bản, để việc đọc được tập trung và hiệu quả hơn, bởi lẽ khi đọc câu hỏi ta sẽ dễ dàng khoanh vùng nội dung trả lời được đề cập ở trong đề bài.

– Lưu ý ở phần đọc hiểu chúng ta cần phải trả lời chính xác, ngắn gọn không trả lời thừa thông tin.

Ví dụ: Đề yêu cầu về việc nêu các biện pháp tu từ, liệt kê những mà tác giả dùng để thể hiện biện pháp tu từ đó. Thì bạn chỉ nên trả lời đó là biện pháp nào, từ ngữ nào thể hiện điều đó, không quá đi sâu vào phân tích biện pháp này giúp tác phẩm thể hiện điều gì đó,…

b. Phần nghị luận xã hội

– Phần này sẽ có hai dạng đó là: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Với xu hướng ngày nay thì đề thi thường có sự kết hợp của hai dạng đề này, chẳng hạn từ nội dung của bài thơ trên anh/ chị có suy nghĩ gì về vấn đề A và liên hệ với thực tiễn cuộc sống ngày nay. Do đó, dù đề bài là gì thì các bạn cũng nên huy động kỹ năng, kiến thức, sự hiểu biết ở cả hai lĩnh vực- bởi bài nghị luận về tư tưởng đạo lý luôn có mối quan hệ chặt chẽ với hiện tượng đời sống thực tế đang diễn ra và ngược lại.

– Đề bài có thể giới hạn số từ, dung lượng đoạn văn do đó bạn không nên quá sa đà vào việc phân tích chi tiết, mà hãy chọn những điều nổi bật nhất để phân tích, không nên đưa quá nhiều dẫn chứng điều này sẽ khiến bài bị dài và chênh lệch giữa các phần. Do đó khi làm bài cần lưu ý đến những điểm sau đây:

  • Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý: cần phải giải thích từ ngữ, sau đó bàn luận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau, ý kiến này đúng hay sai, và vì sao, chứng minh bằng dẫn chứng thực tế và rút ra bài học nhận thức, hành động.
  • Nghị luận về một hiện tượng đời sống: trước hết cần phải gọi tên hiện tượng, đang diễn ra như thế nào, biểu hiện ra sao mặt tích cực và tiêu cực, lý do gì xuất hiện điều này và ý kiến của bản thân

c. Phần nghị luận văn học

Đây là phần chiếm 50% số điểm của bài, nên thí sinh cần phải chú ý dành nhiều thời gian và luyện kĩ năng cho các dạng đề trong phần văn học này. Và dù là kiểu đề bài nào thì điều quan trọng nhất vẫn là tập trung làm rõ vấn đề, không đi lan man, hay quá sâu vào giới thiệu những phần không trọng tâm.

– Hướng dẫn cấu trúc phần mở bài, bạn có thể dùng một trong những cách sau:

  • Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề và đại ý tác phẩm, trích dẫn đề bài và nêu nhận xét chung.
  • Chọn những câu thơ có nội dung phù hợp với tác phẩm để dẫn dắt vào đề, giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề và đại ý tác phẩm, trích đề và nêu nhận xét chung.
  • Mượn nội dung, tiêu đề để dẫn dắt vào đề, giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm, chủ đề, đại ý tác phẩm, trích dẫn phần đề bài yêu cầu.

– Phần thân bài thường nên viết theo trình tự: khái quát- phân tích- tổng hợp để bài văn trở nên chặt chẽ hơn.

  • Dạng bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ thì cần phải làm rõ nội dung, tư tưởng, nghệ thuật được sử dụng. Chú ý phải phân tích từng câu, cặp câu, từ ngữ, nhịp điệu để làm nổi bật giá trị nghệ thuật của bài thơ. Và phải có sự bình luận về giá trị tác phẩm, cái hay, cái mới, và có thể liên hệ để bài làm được sâu sắc hơn.
  • Nghị luận về một ý kiến văn học thì phải giải thích được ý kiến đó, sau đó triển khai các luận điểm để làm sáng tỏ vấn đề, kết hợp đưa dẫn chứng của tác phẩm vào bài làm để làm rõ hơn.
  • Nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích thì cần tóm tắt sơ lược nội dung tác  phẩm, kết hợp các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh, bàn luận để bài làm được sâu sắc hơn.
  • Nghị luận về tình huống truyện, cần cần phân tích được tình huống và ý nghĩa của tình huống đó, bình luận về giá trị của tác phẩm giúp nhân vật bộc lộc được gì và giúp tác giả gửi gắm thông thiệp gì.
  • Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật trong truyện cần phải nêu được những biểu hiện tính cách đặc trưng của nhân vật, nhân vật được xây dựng để biểu tượng cho những thế hệ nào, mang giá trị gì,….
  • Nghị luận về giá trị của tác phẩm thì cần phải làm rõ các biểu hiện của giá trị, thể hiện như thế nào qua chi tiết nào, hình ảnh xây dựng,…

Nói tóm lại, tùy từng dạng bài sẽ có những cách triển khai, phân tích khác nhau nhưng bạn cần phải lưu ý rằng dù phân tích như thế nào thì cũng cần phải đúng hướng, không quá sa đà phân tích các chi tiết phụ, và cần phải có sự nhận xét, bình luận ý kiến cá nhân để bài làm được sâu sắc hơn.

– Kết bài: cần phải khẳng định lại giá trị tác phẩm, vị trí của tác giả trong nền văn học và có thể liên hệ thực tiễn bản thân.

Hy vọng với những thông tin về các tác phẩm văn học đã thi trước năm 2023 trong kì thi THPT Quốc gia trên đây, Luật Minh Khuê đã giúp các bạn hiểu rõ và nắm bắt kỹ hơn về những vấn đề liên quan đến bài thi môn Ngữ văn.