Các quy định pháp luật về chủ thể bán đấu giá tài sản
DauThau.info – Siêu công cụ săn tin thầu mua sắm công và mua sắm tư nhân
https://dauthau.asia/uploads/dauthau.info-tro-ly-nha-thau-01.png
Trong quá trình đấu giá tài sản các chỉ thể bán đấu giá tài sản được pháp luật quy định như thế nào? Nếu bạn đọc đang thắc mắc đến những vấn đề này thì hãy cùng DauGia.Net tìm hiểu ngay bài viết sau đây. Theo dõi ngay để biết thêm thông tin chi tiết cho mình trong quá trình tìm hiểu nhé.
Chủ thể của bán đấu giá tài sản bao gồm người bán đấu giá, người có tài sản bán đấu giá và người mua tài sản đấu giá). Vậy theo quy định của pháp luật thì chủ thể bán đấu giá tài sản có những quy định gì?
Mục Lục
Người bán đấu giá
Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 86-CP về việc ban hành Quy chế Bán đấu giá tài sản có quy định về người bán đấu giá như sau:
1. Người bán đấu giá là Trung tâm bán đấu giá được thành lập theo quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, do Sở Tư pháp trực tiếp quản lý.
Trung tâm bán đấu giá thuộc Sở Tư pháp là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng và con dấu riêng.
2. Người bán đấu giá cũng có thể là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần được thành lập theo Luật Công ty hoạt động bán đấu giá chuyên nghiệp và không kinh doanh ngành nghề khác do Sở Tư pháp quản lý về nghiệp vụ.
Nghĩa vụ của người bán đấu giá
Theo Điều 5 Nghị định 86-CP có quy định về nghĩa vụ của người bán đấu giá tài sản, cụ thể người bán đấu giá có các nghĩa vụ sau đây:
1. Tổ chức bán đấu giá tài sản theo đúng nguyên tắc và thủ tục quy định tại Quy chế này;
2. Thông báo, niêm yết công khai, đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết có liên quan đến tài sản bán đấu giá;
3. Bảo quản tài sản bán đấu giá khi được giao giữ như tài sản của chính mình;
4. Trưng bày, cho xem và tham khảo hồ sơ tài sản bán đấu giá theo quy định của Quy chế này;
5. Thực hiện ghi chép về việc bán đấu giá vào Sổ đăng ký bán đấu giá tài sản và lập văn bản bán đấu giá tài sản;
6. Giao tài sản bán đấu giá cho người mua theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Quy chế này;
7. Làm thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với tài sản bán đấu giá mà theo quy định của pháp luật tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu;
8. Thanh toán cho người bán tài sản tiền đã bán hoặc trả lại tài sản không bán được cho người bán theo thỏa thuận; nếu không có thoả thuận thì phải thanh toán tiền cho người bán đấu giá chậm nhất là ba ngày sau khi nhận được tiền của người mua tài sản hoặc phải trả lại tài sản trong thời hạn chậm nhất là ba ngày sau cuộc bán đấu giá;
9. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra;
10. Nộp thuế theo quy định của pháp luật.
Quyền của người bán đấu giá
Căn cứ theo điều 6 Nghị định 86-CP có quy định người bán đấu giá có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu người bán tài sản cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết liên quan đến tài sản bán đấu giá và phải chịu trách nhiệm về các thông tin đó;
2. Tham gia cùng người bán tài sản định giá khởi điểm đối với tài sản bán đấu giá hoặc định giá khởi điểm trong trường hợp được người bán tài sản uỷ quyền;
3. Nhân danh người bán tài sản thực hiện bán đấu giá;
4. Yêu cầu người mua tài sản thực hiện việc thanh toán theo quy định tại các điều từ Điều 22 đến Điều 24 của Quy chế này;
5. Thu lệ phí do người bán tài sản trả theo quy định tại Điều 27 của Quy chế này.
Người có tài sản đấu giá
Căn cứ theo Khoản 5 Điều 5 Luật đấu giá tài sản có quy định: “Người có tài sản đấu giá là cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản, người được chủ sở hữu tài sản ủy quyền bán đấu giá tài sản hoặc người có quyền đưa tài sản ra đấu giá theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.”
Quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá
Tại Điều 47 Luật đấu giá tài sản có quy định về quyền và nghĩa vụ của người có tài sản đấu giá như sau:
1. Người có tài sản đấu giá có các quyền sau đây:
a) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện việc đấu giá;
b) Tham dự cuộc đấu giá;
c) Yêu cầu tổ chức đấu giá tài sản dừng việc tổ chức đấu giá khi có căn cứ cho rằng tổ chức đấu giá tài sản có hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 9 của Luật này;
d) Yêu cầu đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá dừng cuộc đấu giá khi có căn cứ cho rằng đấu giá viên có hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều 9 của Luật này; người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c hoặc d khoản 5 Điều 9 của Luật này;
đ) Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc đề nghị Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá vô hiệu theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật về dân sự;
e) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người có tài sản đấu giá có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chịu trách nhiệm về tài sản đưa ra đấu giá;
b) Ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản;
c) Giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật;
d) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản, diễn biến cuộc đấu giá và kết quả đấu giá tài sản trong trường hợp đấu giá tài sản nhà nước;
đ) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Người được mua tài sản đấu giá
Căn cứ theo Khoản 6 Điều 5 Luật đấu giá tài sản có quy định: “Người mua được tài sản đấu giá là người trúng đấu giá và ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản”
Quyền và nghĩa vụ của người được mua tài sản đấu giá
Theo Điều 48 Luật đấu giá tài sản, quy định về quyền và nghĩa vụ của người trúng đấu giá tài sản như sau:
1. Người trúng đấu giá có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu người có tài sản đấu giá ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kết quả đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật;
b) Được nhận tài sản đấu giá, có quyền sở hữu đối với tài sản đấu giá theo quy định của pháp luật;
c) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản đấu giá đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng theo quy định của pháp luật;
d) Các quyền khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.
2. Người trúng đấu giá có các nghĩa vụ sau đây:
a) Ký biên bản đấu giá, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá;
b) Thanh toán đầy đủ tiền mua tài sản đấu giá cho người có tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan;
c) Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá và theo quy định của pháp luật.
Một số quy định về chủ thể bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật mà DauGia.Net muốn chia sẻ đến bạn đọc. Việc nắm rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể bán đấu giá tài sản sẽ giúp cho cuộc đấu giá được suôn sẻ và hiệu quả hơn. Nếu bạn muốn tìm kiếm các thông tin đấu giá tài sản mới nhất hãy tham khảo ngay gói VIP6 – Phần mềm săn tài sản đấu giá của DauGia.Net, các thông tin đấu giá được chúng tôi cập nhật hàng giờ, hàng ngày đảm bảo đáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin đấu giá của người dùng một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả.
Mọi thông tin xin liên lạc với chúng tôi: