Các phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến hiện nay
Các phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến hiện nay
Vận chuyển hàng hóa là hoạt động giúp bảo đảm sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Song không phải ai cũng nắm được hết các phương thức vận chuyển hàng hóa bao gồm những gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn thông tin chi tiết nhất về các phương thức vận tải phổ biến nhất hiện nay.
Tầm quan trọng của vận tải trong đời sống xã hội
Vận tải hàng hóa là ngành đặc thù gắn liền với sự phát triển của kinh tế, xã hội. Thông qua hoạt động vận tải, hàng hóa sẽ được chuyển từ nơi này đến nơi khác một cách an toàn nhất.
Trong sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động vận tải là quá trình sản xuất đặc biệt. Bởi nó liên quan trực tiếp đến người hoạt động vận chuyển hàng hóa. Khi hoạt động vận tải kết thúc, cũng là lúc sản phẩm sẽ được phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng. Mặt khác, các loại xe vận chuyển hàng hóa như xe tải, xe đầu kéo, ô tô…chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa chứ không thông báo về số lượng nguyên liệu dự trữ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Việc lựa chọn được phương thức vận tải hợp lý, tiết kiệm sẽ đảm bảo được giá thành sản phẩm, tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường. Đồng thời, góp phần quan trọng quyết định đến thành công trong quá trình sản xuất và kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Phương tiện vận tải là gì? Phương thức vận chuyển hàng hóa là gì?
Phương tiện vận tải là gì?
Phương tiện vận tải là tất cả các phương tiện được sử dụng để vận chuyển người và hàng hóa qua đường đường bộ, đường biển, đường sắt hay đường hàng không. Tùy thuộc vào từng phương thức vận tải mà sẽ có loại phương tiện tương ứng được lựa chọn.
Theo đó, các loại phương tiện được sử dụng phổ biến để vận chuyển hàng hóa bao gồm xe máy, xe ô tô các loại (từ trọng tải nhỏ cho đến lớn, đa dạng chủng loại), tàu hỏa, tàu biển, máy bay,… và nhiều phương tiện khác.
Khi gửi vận chuyển hàng hóa, tùy vào loại hàng cũng như phương thức vận tải lựa chọn mà đơn vị vận chuyển sẽ lựa chọn phương tiện tương ứng để giao nhận hàng hóa. Do đó, khi gửi hàng bạn cần chú ý lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp với loại hàng gửi đi để đảm bảo hàng hóa được giao nhận an toàn.
Phương thức vận chuyển hàng hóa là gì?
Phương thức vận chuyển hay còn được biết với tên gọi khác là hình thức vận chuyển. Đây là tập hợp các phương thức, loại hình giao thông tương ứng với đặc trưng vật lý và cơ học của hành trình.
Thông thường, hình thức vận chuyển phải đi kèm với phương tiện vận chuyển tương ứng để có thể vận chuyển hàng hóa đến địa điểm nhận theo đúng yêu cầu. Có thể nói, phương tiện vận chuyển là công cụ, thiết bị hỗ trợ cho hình thức vận chuyển. Do đó, cả hai yếu tố này có sự bổ sung cho nhau để tạo nên mô hình vận tải phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa của mọi người trong xã hội.
Hiện nay, có 5 phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến được áp dụng là vận tải đường bộ, vận tải đường biển, vận tải đường sắt, vận tải đường hàng không và vận tải đường ống.
Các phương thức vận chuyển hàng hóa phổ biến
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, hiện nay có 4 cách vận chuyển hàng hóa chính là: vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không. Tùy vào tính chất hàng hóa, khoảng cách vận chuyển, mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp nhất.
Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ được nhiều người sử dụng nhất hiện nay, bởi tính linh hoạt và tiện lợi trong quá trình vận chuyển.
Khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, các đơn vị vận tải sẽ sử dụng container, xe đầu kéo, xe tải…để chở nguyên liệu hàng hóa đến nơi sản xuất, chở hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ một cách dễ dàng.
So với các hình thức vận tải hiện hành, thì vận tải đường bộ không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời gian, khoảng cách vận chuyển. Chỉ cần khách có nhu cầu, là các doanh nghiệp có thể chuyển hàng nhanh chóng thông qua phương tiện vận tải này.
Vận chuyển hàng hóa đường sắt
Phương thức vận chuyển hàng hóa đường sắt được sử dụng cho những loại hàng hóa cồng kềnh. Hình thức vận tải này có lợi thế là bảo đảm quá trình vận chuyển hàng hóa được an toàn, thuận lợi đến người nhận.
So với các hình thức vận chuyển hàng hóa khác, chuyển hàng qua đường sắt có cước phí rẻ hơn nhiều. Điều này dễ hiểu là vận tải đường sắt không bị tác động bởi giá xăng dầu và chi phí cầu đường, phí dịch vụ như các hình thức vận chuyển khác.
Đặc thù của đường sắt là di chuyển trên một tuyến đường riêng, hàng hóa ít bị tác động bởi những tác nhân khác. Cũng chính vì lý do này, mà vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt luôn bảo đảm an toàn khi di chuyển.
Điểm trừ của vận tải đường sắt là thời gian vận chuyển dài, chưa kể hàng hóa chỉ vận chuyển đến các nhà ga cố định. Do đó, khi muốn giao hàng đến người nhận vẫn phải sử dụng kết hợp với các phương thức vận tải khác.
Vận chuyển hàng hóa đường biển
Hình thức vận chuyển hàng hóa đường biển là hoạt động vận chuyển hàng hóa sử dụng phương tiện vận tải đường biển để phục vụ cho mục đích chuyên chở hàng hóa. Phương tiện sử dụng là tàu, thuyền… Cách vận chuyển này có thể áp dụng cho vận chuyển hàng hóa trong nước và vận chuyển hàng hóa quốc tế. Các tàu vận chuyển thường có trọng tải lớn nên chuyên chở được số lượng hàng hóa cực kỳ lớn.
Ưu điểm của vận chuyển hàng hóa qua đường biển là không bị hạn chế về số lượng, giá thành vận chuyển hàng hóa thấp. Các tuyến đường vận tải biển là tuyến đường giao thông tự nhiên, nên không gặp khó khăn khi vận chuyển hàng hóa.
Tuy nhiên, phương thức vận tải đường biển không thể chuyển hàng đến tận nơi trên đất liền nên phải kết hợp với phương thức vận tải hàng hóa khác. Bên cạnh đó, thời gian vận chuyển hàng hóa khá dài, nên không sử dụng cho những mặt hàng cần vận chuyển trong thời gian ngắn.
Vận chuyển hàng hóa đường hàng không
Vận chuyển hàng hóa đường hàng không tuy mới ra đời, nhưng dần chiếm ưu thế trong ngành vận tải hàng hóa. Do tính đặc thù của ngành hàng không, nên hình thức vận chuyển này chỉ thích hợp với những mặt hàng có giá trị và cần tốc độ vận chuyển nhanh nhất như: Thư tín, hàng hóa có giá trị, vắc xin, thuốc, thiết bị điện tử, hàng xa xỉ, hàng hóa dễ hư hỏng…
Vận chuyển máy bay có tốc độ 800 – 1000km/h, đây được xem là phương tiện có vận tốc cao nhất trong các phương thức vận tải hiện hành. Vì thế, không có bất cứ phương thức nào so sánh được tốc độ vận chuyển này.
Tính an toàn tuyệt đối trong vận chuyển hàng hóa của máy bay cũng rất cao. Nếu so với các hình thức vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sắt, thì hàng hóa vận chuyển qua đường hàng không sẽ giảm thiểu được những tổn thất trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Hàng hóa được kiểm tra nghiêm ngặt, thủ tục nhanh chóng, nên giảm thiểu được tối đa chi phí lưu kho.
Mặc dù, có nhiều ưu điểm nhưng hình thức vận chuyển bằng đường hàng không có chi phí dịch vụ lớn, giới hạn về khối lượng và đôi khi cũng bị ảnh hưởng bởi thời tiết, mưa bão.
Vận chuyển hàng hóa đường ống
Vận tải đường ống được hiểu là quá trình vận chuyển hàng hóa qua nhiều địa hình khác nhau từ điểm đầu đến điểm đích bằng cách sử dụng hệ thống đường ống hiện đại. Thông thường, các tuyến đường ống được nối từ quốc gia này sang quốc gia khác để vận chuyển một số loại hàng đặc biệt có thể chuyên chở qua hình thức này.
Vận tải hàng hóa qua đường ống có một số đặc điểm cơ bản gồm:
-
Hàng hóa di chuyển còn phương tiện (đường ống) thì cố định.
-
Chủ phương tiện thường là bên giao và bên nhận thực hiện ký kết các hiệp định cung cấp, phân chia sản phẩm trước khi tiến hành xây dựng và vận chuyển.
Đánh giá ưu điểm, nhược điểm của các phương thức vận chuyển hàng hóa
Để đánh giá được ưu điểm và nhược điểm của từng hình thức vận chuyển hàng hóa, bạn có thể theo dõi qua bảng so sánh sau:
Phương thức vận chuyển
Ưu điểm
Nhược điểm
Đường bộ
– Linh hoạt trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
– Không bị phụ thuộc vào giờ giấc, lịch trình cố định và giao hàng theo thương lượng giữa các bên.
– Đa dạng phương tiện vận chuyển (nhiều loại xe ô tô khác nhau).
– Tiết kiệm thời gian vận chuyển.
– Phù hợp vận chuyển ở cự ly gần.
– Ít bị phát sinh chi phí do không vận chuyển qua trung gian.
– Có thể phát sinh chi phí tại các trạm thu phí đường dài.
– Tiềm ẩn một số rủi ro, tai nạn khi vận chuyển.
– Không vận chuyển được hàng hóa có kích thước quá lớn.
– Chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết.
Đường sắt
– Cước phí rẻ hơn so với vận chuyển hàng hóa qua đường bộ.
– Vận chuyển được hàng hóa với kích thước và khối lượng từ nhỏ cho đến lớn, rất lớn dễ dàng.
– Đảm bảo khá tốt an toàn hàng hóa khi vận chuyển.
– Quá trình vận chuyển không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết.
– Không linh hoạt khi vận chuyển vì chỉ có thể sử dụng tàu hỏa chuyển hàng trên đường ray.
– Phải kết hợp với các hình thức vận chuyển khác khi vận chuyển.
Đường thủy
– Chuyên chở được hàng hóa khối lượng cực lớn. Lượng hàng vận chuyển cao hơn rất nhiều so với hình thức vận tải khác.
– Chi phí vận chuyển thấp khi chuyển hàng với số lượng lớn.
– Thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các nước trong khu vực và trên thế giới có tuyến vận tải đường biển.
– Đảm bảo hàng hóa vận chuyển luôn an toàn.
– Thời gian giao hàng chậm hơn so với hình thức khác.
– Quá trình vận chuyển chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố thời tiết.
– Có thể gặp rủi ro khi vận chuyển như tai nạn, cướp biển,…
– Thủ tục vận chuyển khá phức tạp.
Đường hàng không
– Thời gian vận chuyển nhanh nhất trong các loại hình vận tải.
– Hàng hóa vận chuyển được đảm bảo an toàn tốt, ít gặp rủi ro.
– Phù hợp vận chuyển hàng giá trị cao, hàng cần chuyển đi gấp.
– Vận chuyển ở khoảng cách từ gần, xa đến rất xa dễ dàng.
– Cước vận chuyển rất cao.
– Khối lượng hàng hóa vận chuyển bị hạn chế.
– Thủ tục gửi hàng phức tạp, có nhiều quy định và chính sách cần tuân thủ khi gửi hàng hóa.
– Chịu ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết.
Đường ống
– Vận chuyển được hàng hóa khối lượng lớn.
– Quá trình vận chuyển không bị gián đoạn bởi một số yếu tố như hạ tầng giao thông,…
– Phù hợp vận chuyển các loại hàng hóa dạng lỏng, khí tại những vùng có địa hình phức tạp.
– Không gặp phải sự cố gây tốt thất, mất mát dọc đường.
– Không gây ô nhiễm môi trường và không bị tác động bởi yếu tố thời tiết.
– Bị giới hạn về loại hàng gửi vận chuyển (chỉ chuyển hàng dạng lỏng, khí).
– Vốn đầu tư xây dựng lớn, chi phí bỏ ra nhiều
– Khó kiểm soát an ninh và an toàn của hệ thống vận tải.
Cách chọn phương tiện vận chuyển sao cho phù hợp
Lựa chọn phương thức vận chuyển hàng hóa phù hợp là giải pháp thông minh giúp hàng hóa luôn được bảo đảm an toàn và tiết kiệm chi phí tốt nhất. Tùy vào loại hàng hóa, số lượng, đặc điểm của từng mặt hàng, mà có cách lựa chọn phương tiện vận chuyển sao cho phù hợp nhất.
-
Với các mặt hàng cần vận chuyển càng nhanh càng tốt như đồ tươi sống như rau quả, hải sản, đồ tươi sống, vắc xin…bạn nên lựa chọn vận chuyển qua đường hàng không. Nếu vận chuyển số lượng nhiều, thì nên chọn những phương tiện đảm bảo tính xuyên suốt. Đồng thời, các phương tiện vận chuyển này phải có thùng trữ lạnh để đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng.
-
Các mặt hàng như xăng, dầu, hóa chất…cần vận chuyển bằng xe bồn chuyên dụng, để tránh rò rỉ gây nguy hiểm cho mọi người.
-
Các mặt hàng vận chuyển trong nội thành với khối lượng nhỏ, nên sử dụng phương tiện vận tải là xe máy, xe tải nhỏ. Đây là những phương tiện có khả năng di chuyển dễ dàng trong thành phố, nhât là những giờ cao điểm hay tắc đường.
-
Những loại hàng hóa vận chuyển sang các tỉnh thành khác hay vận chuyển quốc tế nên sử dụng container, tàu, thuyền, máy bay… Điều này sẽ đảm bảo an toàn và tránh hư hỏng hàng trong quá trình vận chuyển.
Địa hình là yếu tố quyết định đến phương tiện vận chuyển hàng hóa. Nếu phải chuyển hàng trên nhiều địa hình khác nhau, bạn không thể chọn một loại phương tiện xuyên suốt. Thay vào đó, phải sử dụng kết hợp nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường bộ kết hợp đường hàng không, đường bộ kết hợp đường sắt, đường bộ kết hợp đường biển…
Mong rằng, với các phương thức vận chuyển hàng hóa trên đây, sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp. Và nếu có nhu cầu vận chuyển hàng nội địa, vận chuyển hàng Trung – Việt, đừng quên liên hệ cho Thông Tiến logistics để được sử dụng dịch vụ vận chuyển tốt nhất.
4.7
/
5
(
3
votes
)