các phương pháp dạy trẻ mầm non – Tài liệu text

các phương pháp dạy trẻ mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.07 KB, 24 trang )

5) Nêu sự cần thiết phải sử dụng các phương pháp thực hành trong quá
trình hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ màm non và
những yêu cầu khi sử dụng phương pháp dạy học này?
Đê hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ, giáo viên có thể sử dụng các
phương pháp dạy học đa dạng. Tương ứng với các hình thức tư duy chính của
trẻ mẫu giáo và cùng với nó là các phương pháp hoạt động của trẻ trong quá
trình học mà các phương pháp chia thành ba nhóm: trực quan, thực hành và
dùng lời.
1. Các phương pháp dạy học trực quan.
Đó là các phương pháp dạy học dựa vào việc sử dụng các đối tượng và hiện
tượng hiện thực. Các phương pháp dạy học trực quan có chức năng giúp trẻ
nhận biết được các thuộc tính, đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng, trên
cơ sở đó ở trẻ hình thành biểu tượng cụ thể về đối tượng nghiên cứu. Trong dạy
học hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng ở mầm non, các phương pháp dạy
học trực quan đóng vai trò quan trọng xuất phát từ tính cụ thể tư duy của trẻ
nhỏ. Tuy nhiên các phương pháp trực quan không tồn tại độc lập mà chúng
thường được sử dụng đồng thời với các phương pháp dạy học dùng lời và thực
hành.
Các phương pháp dạy học trực quan bảo gồm: phương pháp trình bày trực quan
và phương pháp quan sát. Hai phương pháp này có mỗi liên hệ với nhau, bởi khi
trình bày trực quan, trẻ tiến hành quan sát chúng một cách khoa học dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Trên mỗi tiết học toán thường sử dụng phối hợp các
phương pháp này theo các cách khác nhau.
a. Trình bày trực quan: là phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan
trước, trong hoặc sau khi nắm tài liệu mới. Nó còn được sử dụng trong quá trình
ôn tập, củng cố và cả khi kiểm tra kiến thức, kỹ năng, kỷ xảo.
Phương pháp trình bày trực quan bao gồm: trình bày vật mẫu và hành động
mẫu.

* Trình bày các vật mẫu (Các vật có trong môi trường tự nhiên hay các vật do
con người tạo ra) yêu cầu :

– Phải có các vật trực quan, các đồ dùng này phải đẹp, đủ về số lượng thể hiện
rõ các dấu hiệu bản chất của nội dung dạy học và đảm bảo các yêu cầu khác về
đồ dùng dạy học

. – Việc lựa chọn và sử dụng chúng phải phụ thuộc vào lứa tuổi trẻ, vào mục
đích, yêu cầu của tiết học toán và phù hợp với điều kiện vật chất có sẵn ở địa
phương.
– Trong quá trình dạy học, các vật trực quan cần được trưng bày đúng lúc và đặt
ở nơi hợp lý để tất cả trẻ đều nhìn rõ và nên sử dụng nó theo một hệ thống, ví
dụ: bộ con giống, bộ tranh ảnh, bộ que tính, bộ hình hình học phẳng, bộ hình
khối…
– Điều quan trọng là giáo viên cần nắm vững các bộ đồ dùng trực quan để
hướng dẫn hoạt động với bộ đồ dùng dạy học của từng cá nhân nhằm giúp trẻ
nắm nội dung kiến thức mới và giáo viên đặt được hệ thống bài tập cho trẻ.
– Cần có sự kết hợp đúng đắn giữa việc tri giác trực tiếp đối tượng và hiện
tượng với lời hướng dẫn trẻ khảo sát đối tượng. Lời nói của giáo viên cần hướng
dẫn sự chú ý của trẻ tới dấu hiệu chính của đối tượng
* Sử dụng hành động mẫu được coi là một biện pháp minh họa và nó cũng có
thể được coi là một phương pháp dạy học có tính trực quan – thực hành. Chúng
thường được giáo viên sử dụng để dạy trẻ các biện pháp hành động, như: đếm,
so sánh số lượng, kích thước, đo lường…
– Để việc sử dụng hành động mẫu một cách hiệu quả thì giáo viên cần phải
chuẩn bị trước trình tự các thao tác, trình tự này phải đúng, ranh giới giữa các
thao tác phải rõ ràng, và đặc biệt phải chuẩn bị trước cả những lời giảng giải
kèm theo ví dụ: hành động đếm bao gồm chuỗi thao tác như: đếm bằng tay phải,
đếm từ trái qua phải, mỗi từ số ứng với một vật, số cuối cùng ứng với toàn bộ
nhóm vật và là số kết quả.
– Thời điểm, mức độ thực hiện hành động mẫu cho trẻ phụ thuộc vào lứa tuổi
trẻ, vào vốn kiến thức, kĩ năng của trẻ để xác định bài học thuộc dạng “bài tập

tái tạo” hay “bài tập sáng tạo”. Giáo viên cần thực hiện hành động mẫu theo
đúng trình tự các thao tác của nó ngay từ đầu bài học nếu nó thuộc dạng “bài tập
tái tạo”. Còn nếu bài học thuộc dạng “bài tập sáng tạo” thì hành động mẫu được
đưa ra sau khi trẻ đã hoàn thành xong bài tập. Lúc này, hành động mẫu sẽ là
công cụ giúp trẻ tự kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình.
b. Quan sát: Quan sát là phương pháp nhận thức cảm tính tích cực. Nó là một
trong những phương pháp dạy học thường được sử dụng trong quá trình hình
thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ nhận biết được các
dấu hiệu số lượng, kích thước, hình dạng, không gian và thời gian và các mối
quan hệ toán học có trong thực tiễn xung quanh trẻ, ví dụ: trong thời gian hoạt
động ngoài trời giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát số lượng các nhóm đồ vật, đồ
chơi có trên sân trường, đếm số lượng cây ở góc sân, số hoa, quả trên cây… hay
so sánh kích thước của các vật ở xung quanh trẻ… yêu cầu :

– Giới thiệu cho trẻ mục đích quan sát, ví dụ: quan sát xem hôm nay trên cây
hồng nở bao nhiêu bông hoa, hay trên cây bưởi có bao nhiêu quả, so sánh chiều
cao của hai ngôi nhà trong trường…
– Cần lựa chọn vị trí, thời điểm quan sát thuận lợi
– Cần triển khai quan sát có kế hoạch, trình tự, nhưng không nhất thiets phải
theo một khuôn mẫu chung, bởi logic của quá trình quan sát phụ thuộc vào tính
chất nhiệm vụ quan sát, vào khách thể quan sát và mức độ làm quen với khách
thể.
– Cần chú ý đến khả năng của trẻ để lựa chọn khối lượng những biểu tượng cần
hình thành ở trẻ trong quá trình quan sát.
– Để phát huy tính tích cực, tính độc lập của trẻ thì cần đặt mục đích quan sát
chính xác, rõ ràng, có kế hoạch và lôi cuốn trẻ vào việc tạo ra hoàn cảnh quan
sát,
– Trong quá trình quan sát giáo viên cần sử dụng lời nói một cách chính xác cụ
thể, những lời trò chuyện của cô giáo với trẻ trong quá trình quan sát thúc đẩy

trẻ tri giác các đối tượng một cách chính xác, hình thành biểu tượng một cách
đầy đủ và có ý thức, góp phần mở rộng vốn từ, trong đó có cả vốn từ toán học
cho trẻ.
2. Các phương pháp dạy trẻ dùng lời nói:
– Các phương pháp dạy học dùng lời có tác dụng bổ sung, minh họa cho phương
pháp dạy học trực quan, nó giúp trẻ nhận biết được những đặc điểm bên trong
của đối tượng, mà trẻ nhỏ không thể nhận biết được những đặc điểm này với sự
giúp đỡ của các giác quan. Các phương pháp dùng lời nói còn góp phần phát
triển tư duy logic, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. a. Những biện pháp dùng lời nói
thường được sử dụng trong dạy học hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng
như: lời diễn giải, hướng dẫn, giảng giải của giáo viên nhằm phản ánh bản chất
của hành động mà trẻ phải thực hiện.
b. Phương pháp gợi mở – vấn đáp
– Đây là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn
chỉnh mà sử dụng một hệ thống câu hỏi để dẫn dắt trẻ suy nghĩ và lần lượt trả
lời từng câu hỏi, từng bước tiến tới kết luận cần thiết, giúp trẻ tự tìm ra kiến
thức mới. – Trong quá trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng trẻ mầm
non, phương pháp này tạo điều kiện để giáo viên hiểu biết được trẻ và điều
chỉnh việc dạy của mình cho phù hợp. Hơn nữa, phương pháp này có tác dụng
kích thích trẻ tích cực, độc lập suy nghĩ tìm ra kiến thức, bồi dưỡng cho trẻ năng
lực diễn đạt bằng lời nói chính xác, đầy đủ, gọn gàng những điều nhận xét, đồng

thời bồi dưỡng cho trẻ hứng thú nhận biết qua các kết quả trả lời, niềm tin vào
bản thân và tạo không khí sôi nổi, sinh động trong giờ học. – Một số yêu cầu đối
với câu hỏi: + Khi xây dựng câu hỏi giáo viên cần xác định rõ mục đích, yêu
cầu, nội dung bài học để xây dựng một hệ thống câu hỏi chính và những câu hỏi
phụ có tính chất gợi mở cho trẻ. + Đặt câu hỏi với nội dung phải chính xác, có
tính hệ thống, vừa sức hiểu của trẻ, ngắn gọn, cụ thể, đủ ý, các khái niệm trong
câu hỏi phải quen thuộc với trẻ. + Câu hỏi phải gợi ra vấn đề để trẻ suy nghĩ,

giải quyết vấn đề, câu hỏi có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập tư duy,
phát triển hứng thú nhận biết cho trẻ. + Cùng một nội dung có thể đặt câu hỏi
dưới những hình thức khác nhau để giúp trẻ nắm vững kiến thức và linh hoạt
trong suy nghĩ. + Giáo viên nên đặt câu hỏi đa dạng để mở rộng vốn ngôn ngữ
cho trẻ, giáo viên cần dự đoán những khả năng trả lời của trẻ để chuẩn bị các
câu hỏi phụ nhằm dẫn dắt trẻ tập trung vào vấn đề chủ yếu của hệ thống câu hỏi.
+ Hơn nữa, giáo viên nên tập cho trẻ biết đặt câu hỏi, đặt vấn đề.
3. Nhóm các phương pháp thực hành –
Bản chất của các phương pháp dạy học thực hành là trẻ phải thực hiện các hành
động gồm các chuỗi các thao tác cùng vơi việc sử dụng các đồ vật nhằm nhận
xét, phát hiện ra kiến thức mới, hình thành biểu tượng toán học ban đầu và
những kĩ năng. –
Ý nghĩa:
+ Các phương pháp thực hành rất phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và mức độ phát
triển trí tuệ của trẻ mầm non.
+ Chúng giúp trẻ nắm được kiến thức một cách vững chắc, đảm bảo cho sự
hình thành ở trẻ những kĩ năng, kĩ xảo và tạo điều kiện sử dụng chúng vào các
dạng hoạt động khác nhau.
+ Phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, hình thành ở trẻ cách thức hoạt động
nhận biết riêng, giáo dục cho trẻ tính kiên trì, cẩn thận, bước đầu chuẩn bị cho
trẻ tham gia các hoạt động thực tế.
– Các phương pháp của nhóm phương pháp thực hành bao gồm: luyện tập, trò
chơi, giao nhiệm vụ và thử nghiệm…
3.1. Phương pháp luyện tập
– Luyện tập là sự lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác trí tuệ và thực hành của
nội dung học tập. Về bản chất, luyện tập chính là việc vận dụng các kiến thức
vào các hành động. Luyện tập đóng vai trò quyết định trong dạy học và phát
triển thông qua việc trẻ nắm các phương thức của hoạt động trí tuệ, nắm kiến

thức, kỹ năng và kĩ xảo. Hơn nữa, nhờ luyện tập mà những kiến thức – cơ sở
của những kĩ năng trí tuệ và thực hành, trở nên vững chắc và có ý thức hơn. .
– CÓ hai mức độ hoàn thành nhiệm vụ luyện tập: luyện tập nhằm tái hiện lại tài
liệu đã học nhằm củng cố nó và luyện tập nhằm vận dụng những kiến thức, kĩ
năng từ nội dung học vào các hoàn cảnh khác nhau. . Ví dụ: khi trẻ đã nắm kỹ
năng đếm chính xác số lượng các vật xếp theo hàng ngang, giáo viên yêu cầu trẻ
xác định số lượng các vật được xếp theo các cách thức, như:
. 3.2. Sử dụng trò chơi Để hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm
non trò chơi được sử dụng nhiều với chức năng như một biện pháp hay một
phương pháp dạy học với trẻ. Sử dụng trò chơi được coi là một phương pháp
dạy học khi toàn bộ tiết học được lồng vào một trò chơi mà trẻ là người tham
gia chính. Sử dụng trò chơi được xem là một biện pháp dạy học khi chỉ một
phần của tiết học được lồng vào nội dung chơi, ví dụ: trò chơi “Tìm nhà” được
sử dụng ở phần sau của tiết học nhằm củng cố và ứng dụng kiến thức kĩ năng
cho trẻ. Ngoài ra những biện pháp thực hành trên, giáo viên còn sử dụng các
biện pháp thực hành khác để dạy trẻ biểu tượng toán học sơ đẳng như: thử
nghiệm, giao nhiệm vụ cho trẻ… Sự phối hợp sử dụng chúng góp phần hình
thành cho trẻ hệ thống kiến thức, kĩ năng toán học. Ngoài các phương pháp
thuộc các nhóm phương pháp dạy học trên, trong quá trình hình thành biểu
tượng toán học cho trẻ mầm non còn sử dụng một số biện pháp dạy học mà
chúng không thuộc các nhóm phương pháp dạy học này, như sử dụng tình
huống có vấn đề hay các vật giúp định hướng. Tình huống có vấn đề là một
hoàn cảnh có mẫu thuẫn và trẻ phải suy nghĩ tích cực để giải quyết mâu thuẫn
đó

Câu 7: nội dung về biểu tượng số lượng ,phép đếm
2.1 Nội dung dạy trẻ lớp mẫu giáo bé
– Dạy trẻ nhận biết 1 và nhiều
– Đếm trên đối tượng và đếm theo khả năng

-Gộp hai nhóm đối tượng và đếm
-Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn
-Dạy trẻ tạo nhóm đồ vật theo một dấu hiệu nào đó cho trước , tìm dấu hiệu
chung của một nhóm đồ vật
-Dạy trẻ ghép đôi từng cặp đối tượng ( xếp tương ứng 1-1) giữa hai nhóm đồ vật
-Dạy trẻ phân biệt sự khác nhau rõ nét về số lượng đối tượng giữa hai nhóm đồ
vật. Sử dụng đúng các từ nhiều hơn- ít hơn
2.2 Nội dung dạy lớp mẫu giáo nhỡ
– Day trẻ đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng
-Dạy trẻ nhận biết chữ số , số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5
-Dạy trẻ thêm , bớt để tạo nhóm đồ vật có số lượng cho trước
-Tách gộp trong phạm vi 5
-Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày
-So sánh , phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc
2.3 Nội dung dạy trẻ lớp mẫu giáo lớn
-Dạy trẻ đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng
-Dạy trẻ phân biệt số lượng , so sánh số lượng các đối tượng của nhóm đồ vật
trong phạm vi 10 bằng phép đếm
-Dạy trẻ phân biệt các số trong phạm vi 10
-Dạy trẻ các phép biến đổi đơn giản : thêm , bớt , chia làm hai phần các nhóm
đồ vật có số lượng đối tượng trong phạm vi 10

-So sánh , phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc và tạo ra quy tắc
sắp xếp

8. Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo lập số mới
3.1 Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo bé
Ở lớp mẫu giáo bé:

Nhiệm vụ của giáo viên khi dạy trẻ biểu tượng số lượng là dạy trẻ biết quan sát,
phát hiện những dấu hiệu nổi bật, rõ nét về đối tượng và chọn hết những đối
tượng có dấu hiệu đó để tạo thành nhóm đồ vật,biết tìm ra dấu hiệu chung của
nhóm đồ vật. Để thực hiện được nhiệm vụ trên giáo viên cần thực hiện dạy trẻ ở
2 hình thức sau:
– Dạy trong các tiết dạy toán:
+ Dạy trẻ tạo các nhóm đồ vật theo dấu hiệu cho trước: giáo viên cho trẻ chơi
trong phần đồ chơi, đồ dùng của mình tất cả các đối tượng có dấu hiệu nào đó.
Ví dụ: cô giáo chuẩn bị cho mỗi trẻ một hộp đựng các hình có màu sắc khác
nhau. Cô cho trẻ chơi chọn hình theo yêu cầu: “chọn hết tất cả các hình màu đỏ”
sau khi chọn cô giáo cho trẻ nhận xét nói dấu hiệu chung của nhóm mới tạo
thành.
+ Dạy trẻ ghép đôi tương ứng 1 – 1 từng đối tượng của 2 nhóm đồ vật: trong các
giờ học ở mẫu giáo bé, chủ yếu cô giáo dạy trẻ ghép tương ứng bằng cách xếp
tất cả đối tượng của nhóm kia đặt chồng lên hoặc đặt bên cạnh của nhóm ban
đầu cho đến hết. Đồ dùng, đồ chơi để dạy trẻ ghép đôi phải chọn sao cho việc
ghép đó có ý nghĩa thực tế. Ví dụ: hình vuông với hình tam giác ghép thành
nhà, hoặc cốc và đĩa.
+ Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng các đối tượng giữa hai nhóm
đồ vật: ở mẫu giáo bé Cô giáo dạy trẻ nhận biết sự khác biệt về số lượng giữa 2
nhóm đồ vật bằng trực giác, do đó sự khác biệt này phải là rõ nét, 2 nhóm đồ vật
không quá chênh lệch về kích thước. Thông qua một hoạt động thực tiễn nào
đó, sao cho kết quả của hoạt động có được là do sự khác biệt về số lượng giữa 2
nhóm đồ vật, cô giáo dạy trẻ nhận biết nhóm nào nhiều hơn nhóm nào ít hơn. Ví
dụ: qua trò chơi kéo co nhóm mũi xanh có 5 trẻ, nhóm mũ đỏ có 3 trẻ. Sau
nhiều lần chơi nhóm mũi xanh gồm 5 trẻ bao giờ cũng thắng và trẻ phát hiện ra
vì nhóm này nhiều bạn hơn. Sau khi trẻ phát hiện ra nhóm nào nhiều bạn hơn
hoặc ít hơn qua hoạt động thực tiễn, cô kiểm tra lại kết quả bằng cách so sánh số
lượng giữa 2 nhóm cho trẻ thấy bằng tương ứng 1 – 1.
– Dạy trong các giờ học khác, các hoạt động khác

+ Tạo nhóm đồ vật: Để giờ học tạo nhóm có kết quả, trước đó cô giáo cần cung
cấp cho trẻ số kiến thức như: khả năng nhận biết, màu sắc, hình dạng… Ngoài

nội dung dạy trong giờ học, trong các hoạt động hàng ngày cô giáo cần tiếp tục
cho trẻ tạo nhóm .Cô giáo cũng cho trẻ được thường xuyên luyện tập việc tìm ra
dấu hiệu chung của một nhóm nào đó và gọi tên nhóm đó bằng dấu hiệu chung
mà trẻ phát hiện được. Cô giáo cũng cho trẻ tìm những đối tượng không có cùng
dấu hiệu với các đối tượng khác trong nhóm đồ vật để tạo nên một nhóm mới.
+ Ghép đôi các đối tượng của 2 nhóm đồ vật: ngoài việc dạy kĩ năng ghép đôi
như đã dạy trong giờ học cô giáo cũng cho trẻ làm quen với cách ghép tương
ứng không có một nhóm xếp sẵn
+ Nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng: cô tạo điều kiện cho trẻ nhận biết
sự khác biệt về số lượng trong cuộc sống hàng ngày, sử dụng các từ diễn đạt
mối quan hệ số lượng giữa 2 nhóm đồ vật một cách thường xuyên, chú ý uốn
nắn khi trẻ sử dụng không đúng từ hoặc dùng từ chưa chính xác.

3.2 phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo nhỡ
Ở lớp mẫu giáo nhỡ nhiệm vụ của cô giáo khi dạy trẻ biểu tượng tập hợp số
lượng là dạy trẻ biết dùng cách ghép tương ứng 1-1 để so sánh nhận biết mối
quan hệ ( hơn – kém) về số lượng của một nhóm đồ vật, biết dùng phép đếm để
nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 5.
– Dạy trẻ giờ học toán
+ Dạy trẻ so sánh số lượng hai nhóm đồ vật
Cô cho trẻ ghép tương ứng 1-1 giữa hai nhóm này nhận xét kết quả. Nếu 2
nhóm có tương ứng 1-1 , tức là mỗi đối tượng của nhóm này ghép được với một
đối tượng của nhóm kia, cô gợi cho trẻ nhận xét được số đối tượng của hai
nhóm là như nhau- 2 nhóm này nhiều bằng nhau. Nếu 1 nhóm có đối tượng thừa
ra , cô gợi để cho trẻ nhận xét đúng được nhóm đó nhiều hơn.
Khi so sánh , trẻ có thể ghép tương ứng 1-1 theo hai cách như ở phần dạy ghép

đôi của trẻ mẫu giáo bé, nhưng trong các giờ học cô nên cho trẻ ghép đôi thành
hàg ngang hay hàng dọc để có một hình ảnh tường minh về mối quan hệ số
lượng giữa hai nhóm đồ vật
Trong giờ dạy trẻ so sánh nhận biết sự giốg nhau về số lượng giữa 2 nhóm, cô
giáo cho trẻ luyện tập kỹ năng ghép tương ứng 1-1 và luyện cho trẻ diễn đạt mối
quan hệ bằng nhau về số lượng
Giờ dạy trẻ so sánh nhận biết sự khác nhau về số lượng gưa hai nhóm, trẻ sẽ
được luyện kỹ năng so sánh khi cô cho trẻ tự so sánh để tìm ra 2 nhóm nhiều

bằng nhau trong 3 nhóm đồ vật, tìm ra mối quan hệ số lượng của nhóm này với
những nhóm còn lại.
+ Dạy trẻ đếm và nhận xét mối quan hệ số lượng trong phạm vi 5
Dạy số mới cho trẻ dựa trên cơ sở so sánh nhóm số lượng là nhóm mới với
nhóm có số lượng là số kề trước đã biết
Dạy phép đếm cho trẻ , cô giáo cần nhấn mạnh cho trẻ thấy sự khác nhau giữa
quá trình đếm và kết quả đếm. Quá trình đếm là quá trình trẻ vừa chỉ vào từng
đối tượng của nhóm đồ vật, vừa gọi số từ theo thứ tự, tương ứng mỗi số từ với
một đối tượng để biết có bao nhiêu đối tượng trong nhóm. Khi đó, trẻ sẽ thấy
được số từ và cuối cùng là số xác định số lượng đối tượng của nhóm khi nói kết
quả đếm, trẻ nói số từ gọi cuối cùng kèm theo tên đơn vị
Trong quá trình đếm trẻ phải nắm được thứ tự các số và không được bỏ sót đối
tượng nào khi đếm. Muốn vậy cô giáo cần hướng dẫn trẻ đếm theo một trình tự,
chẳng hạn từ trái sang phải nếu nhóm đồ vật được xếp theo hàng ngang, từ trên
xuống dưới nếu được xếp theo hàng dọc
– Dạy trẻ trong các giờ học khác, hoạt động khác: Cô tiếp tục dạy trẻ luyện kỹ
năng đếm khi xác định số lượng các nhóm đối tượng có bản chất, chủng loại, vị
trí sắp xếp, kích thước khác nhau để trẻ nắm chắc hơn bản chất của số lượng :
số lượng không phụ thuộc vào thuộc tính khác nhóm đối tượng. Kết quả đếm
không phụ thuộc vào hướng đếm.

3.3 Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn:
Ở lớp mẫu giáo lớn, nhiệm vụ của cô giáo khi dạy trẻ biểu tượng số lượng trong
phạm vi 10, dạy trẻ biết dùng phép đếm để nhận biết mối quan hệ hơn kém về
số lượng đối tượng trong phạm vi 10, dạy trẻ tạo nhóm và các phép biến đổi đơn
giản trên các nhóm đồ vật cụ thể (thêm, bớt, chia làm 2 phần) trong phạm vi 10.
– Dạy trong giờ dạy toán
+ Dạy đếm và nhận biết số lượng, số trong phạm vi 10.
Khi dạy trẻ đếm và nhận biết số lượng từ 6 – 10, cách lập số, cách dạy đếm diễn
ra tương tự như đối với việc dạy đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 5 ở
lớp mẫu giáo nhỡ.
Việc dạy trẻ số cho phép trẻ nhận thức ở mức cao hơn về ý nghĩa số lượng của
nhóm đồ vật. Khi dạy trẻ, cô giáo cho trẻ đếm và tìm các nhóm đồ vật có bản
chất, chủng loại, và các thuộc tính khác là khác nhau song giống nhau ở điểm
chúng cũng có số lượng, khi đó cô cho trẻ kí hiệu sự giống nhau này bằng một
con số để nói lên chúng cũng có số lượng. Ví dụ: là 6. Cô có thể cho trẻ vận

dụng vốn kinh nghiệm của mình để tự chọn số. Trong khi dạy trẻ nhận biết số,
chỉ phân tích hình dạng số với những chữ số đặc điểm nổi bật chẳng hạn số 8,
số 6 và số 9, không bắt buộc phân tích tất cả các số. Để trẻ có thể nhận biết các
số cô cho trẻ sử dụng các hệ số thường xuyên trong các giờ học khi nói về các
phép biến đổi số, trong các trò chơi có luật cũng có trẻ thường xuyên sử dụng
thẻ số làm đồ chơi hay cho thẻ mang số chấm tròn. Việc cho trẻ nhận biết số
mới thường được tiến hành trong giờ lập số và đếm số mới. Sau khi trẻ luyện
đếm nhóm số lượng có số là số mới. Ví dụ: trẻ đếm và thấy rằng số con sóc, số
ôtô, số lá cờ, số cái bát… đều bằng nhau và cùng có 6 trẻ tìm các con số để đặt
lên các nhóm này – đó là số 6.
+ Dạy trẻ mối quan hệ của số lượng trong phạm vi 10, các phép biến đổi đơn
giản trong phạm vi 10
Tương tự như ở lớp mẫu giáo nhỡ việc dạy trẻ sử dụng phép đếm để nhận biết

mối quan hệ số lượng của các nhóm đồ vật trong phạm vi 10 cũng tiến hành
thông qua so sánh, xếp tương ứng 2 nhóm đồ vật, chẳng hạn 8 cái cúp và 10
ngôi sao trẻ xếp tương ứng và thấy số ngôi sao nhiều hơn số cúp là 2. Trẻ đếm
số ngôi sao, số cúp và thấy rằng 10 ngôi sao nhiều hơn 8 cái cúp và nhiều hơn là
2.
Ngoài ra, trẻ cũng được học các cách chia một nhóm đồ vật có số lượng cho
trước ra làm hai phần. Qua việc trẻ được tự mình chia và đếm số lượng từng
phần. Đầu tiên sẽ được chia theo ý thích vào đếm kết quả, sau đó trẻ thực hiện
chia làm 2 phần 1 nhóm đồ vật sao cho một phần có số lượng cho trước, trẻ đếm
và biết số lượng còn lại. Việc luyện tập chia làm 2 phần một nhóm đồ vật tạo
điều kiện cho trẻ làm quen với việc giải quyết một yêu cầu có thể có nhiều cách
làm và trẻ nắm phép biến đổi số lượng vững hơn, linh hoạt hơn.
– Dạy trong các giờ học khác, trong các hoạt động khác
Cô tiếp tục cho trẻ luyện đếm bằng các hình thức khác nhau khi cho trẻ xác định
số lượng của các nhóm đối tượng có bản chất, chủng loại, kích thước, cách sắp
xếp khác nhau. Cô cũng cho trẻ luyện đếm các nhóm đối tượng mà đối tượng là
các nhóm vật, chẳng hạn: đôi đũa, đôi dép, khóm hoa… Ngoài các trò chơi có
luật nhằm luyện đếm và nhận biết số lượng, cô cũng cho trẻ được chơi các trò
chơi để củng cố những phép biến đổi số lượng, củng cố thứ tự số trong phạm vi
10.

Câu 10. Trình bày phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn tách- gộp
một nhóm đối tượng thành 2 phần bằng các cách khác nhau.
Dạy trẻ theo trình tự sau:

Trẻ đếm số lượng của nhóm vật trước khi chia nó thành 2 phần
Cho trẻ thực hành chia theo ý thích, sau đó đếm để biết kết quả sau mỗi
lần chia. Giáo viên tổng kết lại tất cả những cách chia để trẻ thấy có nhiều
cách chia số lượng một nhóm đối tượng thành 2 phần, mỗi cách chia cho
1 kết quả
Cho trẻ thực hành chia 1 nhóm đối tượng thành 2 phần theo yêu cầu của
cô, một phần có số lượng cho trước, trẻ đếm và biết số lượng phần còn
lại. ví dụ: chia 8 cái kẹo thành 2 phần, 1 phần là 3 cái vậy phần kia sẽ là
mấy cái?
Các bài luyện tập chia như vậy sẽ được phức tạp dần cùng với những điều
kiện chia nhất định. Ví dụ: chia 6 bông hoa thành 2 phần sau cho 2 phần
có số lượng bằng nhau hay sau cho số lượng hoa của 1 phần nhiều hơn số
hoa của phần kia là 2.
Khi hướng dẫn trẻ chia theo yêu cầu, giáo viên cần tạo điều kiện cho mỗi
trẻ được thực hành chia bằng tất cả các cách có thể và diễn đạt kết quả
các cách chia đó bằng lời nói. Ví dụ: chia 7 cái nấm thành 2 phần có cách
cách chia như sau: 1 nấm và 6 nấm, 2 nấm 5 nấm, 3 nấm và 4 nấm.
Sau mỗi lần chia, giáo viên cần cho trẻ gộp 2 phần chia lại với nhau để
tạo số lượng của nhóm vật ban đầu.
Khi trẻ đã nắm được các cách chia một nhóm đối tượng thành 2 nhóm
theo các cách khác nhau, giáo viên cần hướng dẫn trẻ khái quát lại những
cách chia đó với các thẻ số bằng cách yêu cầu, yêu cầu trẻ đặt các thẻ số
tương ứng với số lượng đối tượng của mỗi phần chia.

Như vậy trẻ nhỏ học cách khái quát toàn bộ các cách chia bằng các thẻ số
và qua đó trẻ hiểu thành phần của con số từ 2 số nhỏ hơn.

Câu 11: Thiết kế hai trò chơi giúp trẻ hình thành kỹ năng sắp xếp theo quy
tắc?
* Trò chơi chung sức:
– Mục đích yêu cầu:
+ Trẻ hình thành được kỹ năng sắp xếp theo quy tắc
+ Trẻ biết chơi cùng bạn trong nhóm.
– Chuẩn bị:
+ Các tấm vải màu
+ vòng tròn
+ Nhạc nền
– Cách chơi:
+ Chia trẻ làm 3 đội, các bạn trong mỗi đội sẽ lần lượt bật chụm chân qua vòng
lên lấy các tấm vải màu sắp xếp hoàn chỉnh theo một quy tắc( theo ý trẻ). Giúp
các cô thợ dệt để may áo
– Luật chơi:
+ Thời gian cho 1 lần chơi là một bản nhạc, đội nào xếp đúng quy tắc sẽ được
hưởng 3 phần quà.
– Tổ chức cho trẻ chơi( trẻ thảo luận tìm ra quy tắc)
– Nhận xét trẻ sau khi chơi
* Trò chơi “ Đội nào nhanh hơn”
– Mục đích yêu cầu:
+ Trẻ rèn luyện kỹ năng xếp xen kẽ cho trẻ.
+ Trẻ biết cách chơi cùng bạn
– Chuẩn bị:
+ các bức tranh về quy tắc sắp xếp xen kẽ
+ Các loại rau củ quả tương ứng trong tranh

+ Nhạc nền
– Cách chơi:
+ Chia trẻ thành 3 đội chơi, cho trẻ ở mỗi đội lên bốc ngẫu nhiên bức tranh( có
hai loại rau hoặc củ quả) đội nào có tấm tranh hình ảnh nào thì lần lược trẻ ở
mỗi đội chạy lên chọn rau, củ theo tranh đội mình chọn được và sắp xếp, trồng
theo quy tắc xếp xen kẽ theo hình ảnh
– Luật chơi: đội nào làm nhanh và đúng theo quy tắc tương ưng trong bức tranh
chọn được sẽ chiến thắng
– Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần
– Sau mỗi lần chơi cô cùng trẻ kiểm tra kết quả , tuyên dương các đội chơi.

Câu 12 Nội dung dạy trẻ hình thành biểu tượng kích thước

Mẫu giáo bé
– Dạy trẻ sự khác biệt rõ nét về đồ lớn, chiều dài, chiều rộng của 2 đối
tượng. Dạy trẻ sử dụng đúng các từ diễn đạt sự khác biệt này như: to
hơn – nhỏ hơn, cao hơn – thấp hơn, dài hơn – ngắn hơn, rộng hơn –
hẹp hơn.
Mẫu giáo nhỡ
– Dạy trẻ mối quan hệ kích thước của 2 đối tượng về độ lớn, chiều cao,

chiều dài, chiều rộng
– Dạy trẻ so sánh sắp xếp thứ tự về độ lớn, chiều cao, chiều dài, chiều
rộng của 3 đối tượng, dạy cách diễn đạt mối quan hệ này (to nhất, nhỏ
hơn, nhỏ nhất)
Mẫu giáo lớn
– Dạy trẻ thao tác đo lường đơn giản (bằng đơn vị đo) và sử dụng các
thao tác đo lường đơn giản vào các hoạt động thực hành để nhận biết
mối quan hệ về kích thước theo từng chiều giữa các đối tượng.
Mức độ mở rộng của chương trình
– Về biểu tượng kích thước, ở độ tuổi mẫu giáo chúng ta hình thành cho
trẻ những biểu tượng về mối quan hệ kích thước giữa các đối tượng
mức độ ở mỗi độ tuổi khác nhau
+ MGB được biểu hiện sự khác biệt rõ nét về kích thước giữa 2 vật,
trẻ có thể nhân biết bằng trực giác. Trẻ phải hiểu được, phải nhận biết
và sử dụng đúng các từ chỉ mối quan hệ về kích thước: to hơn – nhỏ
hơn, cao hơn – thấp hơn, dài hơn – ngắn hơn, rộng hơn – hẹp hơn
+ MGN trẻ học được cách so sánh kích thước để nhận biết mqh kích
thước giữa các đối tượng
+ MGL trẻ học hành động đo để biểu diễn kích thước của đối tượng,
sử dụng kết quả đo để so sánh kích thước giữa các đối tượng.
– Từ chỗ quan hệ kích thước giữa các đối tượng trẻ có thể nhận biết
bằng trực giác, trẻ học kỹ năng so sánh trực tiếp các đối tượng để nhân
biết quan hệ kích thước sau đó trẻ học phép đo để định lượng kích
thước đối tượng theo 1 đơn vị đo nào đó và so sánh đối tượng thông
qua số đo các đối tượng theo cùng 1 đơn vị đo – công cụ để nhận biết
mqh kích thước nhiều lên, phạm vi các đối tượng trẻ có thể nhận biết
quan hệ kích thước rộng hơn từ đó khả năng ước lượng bằng mắt để
nhận biết quan hệ kích thước giữa các đối tượng được phát triển

Câu 14: Thiết kế các tình huống cho trẻ , tương ứng với các chiều đo kích
thước của đối tượng: dài- ngắn, to- nhỏ, cao – thấp, rộng- hẹp. giúp trẻ
hình thành biểu tượng kích thước giữa 2 đối tượng,
1. Tình huống to nhỏ: “ cốc to, cốc nhỏ”
Mục đích: giúp trẻ phân biệt vật nhỏ hơn, vật lớn hơn
Chuẩn bị: mỗi trẻ 1 bộ cốc nhựa, sao cho cố nọ đặt vào được trong cốc kia.
Tiến hành: Cô cho mỗi trẻ 1 bộ cốc, gồm 1 cốc nhỏ và 1 cốc lớn, sau đó cho trẻ
đặt cốc nhỏ vào trong cốc lớn. Đối với những trẻ không bỏ được thì cô cầm tay
trẻ, giúp trẻ bỏ vào cốc lớn, còn đối với những trẻ làm được thì cô cho trẻ bỏ
vào nhiều cái cốc khác,
Kết quả: cốc nhỏ có thể bỏ lọt vào trong cốc lớn, và cốc lớn có thể chứa được
cốc nhỏ.
2. Tình huống dài – ngắn.” sợi dài, sợi ngắn”
Mục đích: giúp trẻ nhận biết vật dài hơn, ngắn hơn.
Chuẩn bị: mỗi trẻ 2 sợi dây, 1 sợi dài, 1 sợi ngắn,
Tiến hành: cho trẻ đo chiều dài của 2 ợi dây.
– Cách 1: cho trẻ quấn lần lượt từng dây vào tay của mình, sau đó cho trẻ đém
số vòng quấn được, sợi nào có số vòng nhiều hơn sẽ là sợi dài hơn, sợi nào ít số
vòng hơn sẽ là sợi ngắn hơn.
– Cách 2: Cho trẻ đặt ddaaud của 2 sợi dây chồng lên nhau, sao đó cho trẻ dùng
tay vuốt nhẹ 2 sợi dây, sợi dây nào có phần dư ra thì sợi dây đó dài hơn.
3. Tình huống cao- thấp.
Mục đích: giúp trẻ nhận biết đối tượng cao , thấp.
Chuẩn bị: một quả bóng treo trên tường vừa tầm với của cô.
Tiến hành: Cô treo quả bóng trê tường( vừa tầm với của cô). Sau đó cô cho lần
lượt từng trẻ lên đập quả bóng. Kêt quả là trẻ không đập được quả bóng vì trẻ
thấp
Rồi cô lên đập được quả bóng, vì cô cao hơn trẻ nên cô đập được quả bóng,

Kết luận: cô cao hơn trẻ nên cô đập được quả bóng, trẻ thấp hơn nên không thể
đập được quả bóng.
4. Tình huống rộng hẹp.
Mục đích: giúp trẻ nhận biết khoảng cách rộng và khoảng cách hẹp,.
Chuẩn bị: phấn vẽ.
Tiến hành: cô dùng phấn vẽ dưới sàn lớp học 2 vạch tạo thành một khoảng hẹp
và 2 vachj tạo thành một khoảng rộng hơn, sau đó cô cho trẻ lần lượt nhảy qua 2
khoảng cách đó.Kết quả là trẻ nhảy qua được khoảng hẹp và không nhảy qua
được khoảng rộng hơn,
Kết luận: vì khoảng cách hẹp nên trẻ nhảy qua được, cong khoảng cách kia rộng
hơn nên trẻ không thể nhảy qua được.

Câu 16 Phương pháp dạy trẻ kỹ năng đo độ dài.
Nhiệm vụ của cô giáo khi dạy trẻ MGL về biểu tượng kích thước là dạy trẻ hành
động đo lường đơn giản từ đó có thể định hướng kích thước của các đối tượng
qua số đo của chúng với cùng đơn vị đo.
• Dạy trong giờ học toán
– Dạy trẻ đo
Trước tiên phải có đơn vị đo. Đo là 1 hoạt động có quá trình đo và kết
quả đo – số đo của kích thước đối tượng với đơn vị đo nào đó. Dạy trẻ
quá trình cần làm rõ ràng, tuần tự từng thao tác khi tiến hành đo. Việc
dạy trẻ bao gồm những bước: chọn 1 đối tượng làm đơn vị đo. Ví dụ:
để do chiều dài hoặc chiều rộng, chiều cao của bàn, trẻ chọn 1 que
tính,hoặc 1 khối gỗ xây dựng và coi chiều dài của que tính, khối gỗ
làm đơn vị đo, trẻ có thể gọi đó là thước đo với nghĩa đơn vị đo
Dạy trẻ cách đo tuần tự theo các bước
+ đặt 1 đầu của thước đo trùng với 1 đầu của vật cần đo theo chiều đo.
Với việc đo chiều dài, chiều rộng đo từ trái sang phải. nếu đo chiều
cao có thể đo từ dưới lên trên

+ đánh dấu đầu kia của thước đo trên vật cần đo và nhấc thước đo ra
+ Đặ tiếp thước đo theo chiều cần đo, sát với cạnh của vật cần đo sao
cho 1 đầu của thước đo trùng với vạch đánh dấu tiếp đầu kia và nhấc
thước đo ra
+ Tiếp tục làm lên trên cho đến hết
Kết quả đo: để nói kết quả đo trẻ đếm số đoạn đã được vạch trên vật
cần đo
– Luyện tập đo
+ Cô cho trẻ thực hành đo nhiều đối tượng có khích thước bằng nhau
cùng đơn vị đo để trẻ nhận xét các đối tượng này đều có số đo giống
nhau cùng đo được mấy lần
+ Cô cùng trẻ thực hành đo các đối tượng có độ dài khác nhau cùng
đơn vị đo đê tre nhận thấy chúng có số đo khác nhau, vật nào dài hơn
thì do được nhiều hơn
+ Cô cho trẻ thực hành đo trên cùng 1 đốitượng hoặc trên các đối
tượng có kích thước bằng nhau, nhưng với các đơn vị đo khác nhau để
trẻ nhận thấy kết quả đo khác nhau nếu đơn vị đo là khác nhau
• Dạy trên các giờ khác, trong các hoạt động khác
– Cô cho trẻ được thực hành đo trong hoạt động hằng ngày
– Cô cho trẻ thực hành đo với các thước đokhác nhau như: gang tay,
bước chân, thực hành đo các chiêu cao, chiều rộng, chiều dài của các
đồ vật xung quanh trẻ

18) Liệt kê các nội dung hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mầm
non?
Nội dung dạy lớp bé( 3 – 4 tuổi)
Những biểu tượng về hình dạng sớm được hình thành và tích lũy ở trẻ
trong quá trình tri giác và tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi có hình dạng
phong phú vì vậy giáo viên cần tích lũy những kinh nghiệm cảm nhận

hình dạng của các vật và của các hình hình học cho trẻ
Để nhận biết và xác định được hình dạng của các vật đa đạng có xung
quanh trẻ, trẻ phải nắm được các hình hình học như những hình mẫu để
dựa vào chúng mà xác định được hình dạng và so sánh những đồ vật
xung quanh trẻ vì vậy trong quá trình dạy trẻ giáo viên tiến hành dạy trẻ
nhận biết và nắm được tên gọi của các hình học phẳng như: hình tròn,
hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.
Bước đầu dạy trẻ biện pháp khảo sát các hình và nắm được một số đặc
điểm hình như: cấu tạo đường bao, các góc, các cạnh ….
Dạy trẻ tìm trong môi trường xung quanh trẻ những đồ vật, đồ chơi có
hình dạng giống các hình trên như: cái bàn, cái ghế,cái tivi, cái quạt
máy…
2. Nội dung dạy lớp nhỡ( 4 – 5 tuổi)
Tiếp tục mở rộng và làm phong phú hơn những biểu tượng hình cho trẻ
đồng thời giúp trẻ phân biệt được các hình học phẳng này một cách kỹ
càng trên cơ sở nắm được những dấu hiệu đặc trưng hơn của hình như:
cấu tạo đường bao quanh hình, số lượng các cạnh – góc, độ dài các cạnh
của hình…
Dạy trẻ nhận biết, phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa hình tròn và
các hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật; giữa hình vuông và hình
chữ nhật; giữa hình tam giác và một trong 2 hình hình vuông và hình chữ
nhật dựa vào tính chất của đường bao, kích thước và số lượng cạnh mỗi
hình.
Ví dụ: Cả hình vuông và hình chữ nhật có 4 cạnh. Nhưng hình
vuông có 4 cạnh bằng nhau còn hình chữ nhật có 2 cặp cạnh
bằng nhau
Dạy trẻ làm quen với các hình khối như: khối cầu, khối vuông, khối trụ
và khối chữ nhật theo hình mẫu và gọi tên khối và nhận biết khối theo tên
gọi.
3. Nội dung dạy lớp lớn( 5 – 6 tuổi)

Dạy trẻ khảo sát các khối cầu, khối vuông, khối trụ và khối chữ nhật bằng
chuyển động lần lượt của các đầu ngón tay kết hợp với chuyển động của
mắt trên bề mặt khối nhằm giúp trẻ xác định được nhiều đặc điểm hơn
của chúng như: cấu tạo bề mặt khối, số lượng các góc, các mặt của khối,
hình dạng của mặt khối…
1.

Dạy trẻ phân biệt sự giống nhau và khác nhau của các khối cầu, khối trụ,
khối vuông, khối chữ nhật đựa trên đặc điểm bề mặt bao hình, hình dạng
và số lượng mặt bao của các khối.
Ví dụ: khối vuông và khối chữ nhật có 6 mặt. Nhưng bề mặt

bao của khối vuông là các hình vuông còn bề mặt bao của
khối chữ nhật là các hình chữ nhật.
Giới thiệu cho trẻ một số đồ dùng, đồ chơi có hình dạng các khối như:
thùng xe tải, hộp bánh,hộp sữa…(có dạng khối chữ nhật); lon bia, cốc
nước, bình nước…(có dạng khối trụ); viên xúc xắc…(có dạng khối
vuông); quả bóng, viên bi…(có hình dạng khối cầu)

24. Nêu phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo nhỡ nhận biết phía trên
dưới trước sau của ng khác?
– Dạy trẻ định hướng trong không gian khi trẻ lấy người khác làm chuẩn
– Trước tiên Giáo viên dạy trẻ định hướng các bộ phận trên người khác

như: đầu,

ngực,lưng …. của người khác được làm chuẩn.
Dạy trẻ dựa vào vị trí sắp đặt của các bộ phận trên cơ thể người khác để xác định
các không gian từ người đó bằng cách thiết lập mối quan hệ như: phía trên đầu
bạn là phía trên của bạn, phía dưới chân bạn là phía dưới của bạn, phía trên đầu
bạn là phía trên cuae bạn, phía dưới chân bạn là phía dưới của bạn, phía có ngực
của bạn là phía trước bạn…
– Cho trẻ luyện tập xác định các hướng không gian của người khác bằng hệ thống
các bài tập nhiệm vụ chơi phức tạp dần như : bài tập xác định vị trí củ các đồ vật
so với ng khác
+ Ví dụ: phía trc( phía sau, phía trên, phía dưới) của bạn Mai có cái j?
* Để giúp trẻ hiểu được tính tương đối của hướng không gian:
– Cho trẻ xác định vị trí của các vật đặt xung quanh trẻ
+ Ví dụ: phía trước con là lọ hoa, phía sau con là ngôi nhà….
– Cho trẻ thay đổi hướng của mình như:quay phải, quay trái sau đó cho trẻ xác định
lại vị trí của đồ vật so với trẻ

+ Ví dụ: Bây giờ lọ hoa ở phía nào của con?, Ngôi nhà ở phía nào của
con? ( lọ hoa ở phía trái của con, ngôi nhà ở phía phải con)
– Cho trẻ phát hiện sự thay đổi hướng đặt của các đồ vật so với trẻ lúc trước và hiện
nay
+ Ví dụ : lúc trc thì ô tô ở phía trc của trẻ, sau khi trẻ quay sang phải thì
nó lại ở phía bên phải của trẻ.

a.

29) phương pháp hướng dẫn trẻ hình thành biểu tượng các buổi trong
ngày?
Dạy trẻ nhận biết các buổi : sáng, trưa, chiều và tối
Chế độ sinh hoạt trong ngày đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình
thành biểu tượng thời gian cho trẻ. Hoạt động của trẻ diễn ra đúng thời điểm
quy định, trong một thời lượng nhất định sẽ tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm
thời gian, qua đó hình thành ở trẻ những biểu tượng về thời điểm diễn ra các

hoạt động quen thuộc hằng ngày của trẻ. (Ví dụ : Buổi sáng trẻ ăn sáng, tập thể
dục, học, uống sữa và chơi tự do.. Buổi trưa trẻ làm vệ sinh cá nhân, ăn trưa và
đi ngủ.)
Cho trẻ quan sát các dấu hiệu thiên nhiên và các dấu hiệu về cuộc sống con
người vào các buổi trong ngày như: quan sát bầu trời, vị trí, màu sắc mặt trời,
sắc thái không gian, cây cối trong môi trường xung quanh, quan sát các hoạt
động trong bản thân trẻ trong trường mầm non ở các thời điểm vào các khoảng
thời gian khác nhau trong ngày.. qua đó giúp trẻ thấy được những dấu hiệu đặc
trưng cho các buổi trong ngày.
Giáo viên đặt các câu hỏi như: Buổi sáng cháu thường làm gì? Khi nào cháu đến
trường mầm non? Buổi tối cháu thường làm gì? Khi nào cả nhà cháu đi ngủ..khi
trò chuyện với trẻ nhằm hướng sự chú ý của trẻ tới các dấu hiệu đặc trưng các
buổi trong ngày.
Giáo viên chính xác hóa, hệ thống hóa những biểu tượng về các buổi trong ngày
cho trẻ trên các hoạt động. Nên cho trẻ xem tranh ảnh miêu tả những dấu hiệu
hiện tượng đặc trưng các buổi trong ngày và bằng các câu hỏi như: Bức tranh vẽ
buổi nào trong ngày? Khi nào ông mặt trời bắt đầu chiếu những tia sáng? Buổi
sáng cháu thường làm gì ở trường mẫu giáo? Bố mẹ cháu thường làm gì vào
buổi sáng? Tương tự như vậy cho trẻ làm quen với các buổi khác trong ngày.
Tổ chức cho trẻ luyện tập định hướng các buổi trong ngày bằng các bài tập
tranh ảnh hay những lời nói miêu tả dấu hiệu. (Ví dụ: Chọn tranh có cảnh buổi
tối hoặc cô nói dấu hiệu như “ Trời tối, những chú gà vào chuồng đi ngủ”, trẻ
nói tên buổi đó là “ Buổi tối”,..)
Có thể cho trẻ đọc thơ, truyện, sử dụng đồng dao, câu đố.. để khắc sâu biểu
tượng về các buổi trong ngày cho trẻ, giúp trẻ nhận biết chúng chính xác hơn.
(Ví dụ: Bài thơ: “ Bình minh trong vườn” của Đỗ Ngọc Hương; “ Rình xem mặt
trời” của Phạm Hổ; Truyện “ Sự tích ngày và đêm” của Thu Thủy..)
Để củng cố những biểu tượng về các buổi trong ngày, giáo viên tổ chức các trò
chơi học tập: “ Khi nào…? cho trẻ. Trong các trò chơi dạng này giáo viên mô tả
những hoạt động của người lớn và của trẻ, còn trẻ xác định những hoạt động

hay sự kiện đó diễn ra vào buổi nào trong ngày. (Ví dụ: “ Ông mặt trời thức dậy,
chú gà trống gáy Ò..ó…o, cả gia đình dậy chào đón ngày mới – đó là buổi sáng.)

32. Thiết kế ít nhất 2 trò chơi tương ứng với từng lứa tuổi nhằm
giúp trẻ hình thành biểu tượng thời gian
* trẻ 3-4 tuổi

Trò chơi 1: “ Ai tinh mắt hơn

– Mục đích yêu cầu:
+ Giúp trẻ nhận biết ngày và đêm
+ Trẻ biết kết hợp cùng bạn, tập trung chú ý lắng nghe yêu cầu của
cô.
– Chuẩn bị: hình ảnh ngày và đêm, bảng, nhạc
– Cách chơi: Cô chia cả lớp làm 2 đội. Nhiệm vụ mỗi đội là chọn
các hình ảnh tương ứng với thời gian trong 1 ngày dán vào bảng
theo thứ tự cô đã đánh mũi tên.
– Luật chơi: Đội nào dán nhanh và đúng nhất sẽ chiến thắng
– Tổ chức cho trẻ chơi
– Cô cùng kiểm tra và nhận xét kết quả trẻ

Trò chơi 2: “ ai nhanh hơn”

– Cách chơi: Cô chia cả lớp làm 2 đội. Sau hiệu lệnh của cô,
thành viên mỗi đội lần lượt chạy dích dắc vượt qua các chướng
ngại vật sau đó chọn các hình ảnh hoạt động trong ngày dán

đúng với các mốc thời gian ở trò chơi 1 đã dán.
– Luật chơi: Khi chạy không được làm ngã vật cản. Kết thúc trò
chơi, đội nào dán đúng nhiều tranh nhất sẽ chiến thắng.

27) Tại sao biểu tượng thời gian lại khó hình thành ở trẻ?
– Thời

gian được trẻ tri giác một cách gián tiếp thông qua một chuyển động nào
đó vì vậy các biểu tượng về thời gian phát triển và hình thành ở trẻ tương đối
muộn và khó khăn. (Ví dụ:trẻ biết ban ngày trời sáng,ban đêm trời tối.)
– Trẻ nhỏ rất khó khăn để hiểu ý nghĩa của các từ diễn đạt thời gian và các mối
quan hệ thời gian do tính tương đối của chúng. (Ví dụ: trẻ khó hiểu được hôm
qua,hôm nay,ngày mai.)
– việc hiểu các trạng từ chỉ thời gian giúp trẻ nắm và diễn đạt được
trình tự thời gian diễn ra các sự vật,hiện tượng.tuy nhiên trẻ thường nhầm lẫn
một số trạng từ thời gian như: trước tiên ,bây giờ,hiện nay…
– Biểu

tượng về thời gian phát triển mạnh tuy nhiên trẻ dưới 3 tuổi chưa nắm
được thời gian về quá khứ và tương lai.đến tuổi mẫu giáo trẻ mới phân biệt
được quá khứ,hiện tại,tương lai và chúng gắn liền với các sự kiện cụ thể.
– Những thời gian của trẻ mẫu giáo mang tính cụ thể,thường gắn với hiệ tượng,sự
kiện cụ thể nào đó.nên việc hình thành biểu tượng thời gian khó khăn.

– Phải có các vật trực quan, các đồ dùng này phải đẹp, đủ về số lượng thể hiệnrõ các dấu hiệu bản chất của nội dung dạy học và đảm bảo các yêu cầu khác vềđồ dùng dạy học. – Việc lựa chọn và sử dụng chúng phải phụ thuộc vào lứa tuổi trẻ, vào mụcđích, yêu cầu của tiết học toán và phù hợp với điều kiện vật chất có sẵn ở địaphương.- Trong quá trình dạy học, các vật trực quan cần được trưng bày đúng lúc và đặtở nơi hợp lý để tất cả trẻ đều nhìn rõ và nên sử dụng nó theo một hệ thống, vídụ: bộ con giống, bộ tranh ảnh, bộ que tính, bộ hình hình học phẳng, bộ hìnhkhối…- Điều quan trọng là giáo viên cần nắm vững các bộ đồ dùng trực quan đểhướng dẫn hoạt động với bộ đồ dùng dạy học của từng cá nhân nhằm giúp trẻnắm nội dung kiến thức mới và giáo viên đặt được hệ thống bài tập cho trẻ.- Cần có sự kết hợp đúng đắn giữa việc tri giác trực tiếp đối tượng và hiệntượng với lời hướng dẫn trẻ khảo sát đối tượng. Lời nói của giáo viên cần hướngdẫn sự chú ý của trẻ tới dấu hiệu chính của đối tượng* Sử dụng hành động mẫu được coi là một biện pháp minh họa và nó cũng cóthể được coi là một phương pháp dạy học có tính trực quan – thực hành. Chúngthường được giáo viên sử dụng để dạy trẻ các biện pháp hành động, như: đếm,so sánh số lượng, kích thước, đo lường…- Để việc sử dụng hành động mẫu một cách hiệu quả thì giáo viên cần phảichuẩn bị trước trình tự các thao tác, trình tự này phải đúng, ranh giới giữa cácthao tác phải rõ ràng, và đặc biệt phải chuẩn bị trước cả những lời giảng giảikèm theo ví dụ: hành động đếm bao gồm chuỗi thao tác như: đếm bằng tay phải,đếm từ trái qua phải, mỗi từ số ứng với một vật, số cuối cùng ứng với toàn bộnhóm vật và là số kết quả.- Thời điểm, mức độ thực hiện hành động mẫu cho trẻ phụ thuộc vào lứa tuổitrẻ, vào vốn kiến thức, kĩ năng của trẻ để xác định bài học thuộc dạng “bài tậptái tạo” hay “bài tập sáng tạo”. Giáo viên cần thực hiện hành động mẫu theođúng trình tự các thao tác của nó ngay từ đầu bài học nếu nó thuộc dạng “bài tậptái tạo”. Còn nếu bài học thuộc dạng “bài tập sáng tạo” thì hành động mẫu đượcđưa ra sau khi trẻ đã hoàn thành xong bài tập. Lúc này, hành động mẫu sẽ làcông cụ giúp trẻ tự kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình.b. Quan sát: Quan sát là phương pháp nhận thức cảm tính tích cực. Nó là mộttrong những phương pháp dạy học thường được sử dụng trong quá trình hìnhthành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ nhận biết được cácdấu hiệu số lượng, kích thước, hình dạng, không gian và thời gian và các mốiquan hệ toán học có trong thực tiễn xung quanh trẻ, ví dụ: trong thời gian hoạtđộng ngoài trời giáo viên tổ chức cho trẻ quan sát số lượng các nhóm đồ vật, đồchơi có trên sân trường, đếm số lượng cây ở góc sân, số hoa, quả trên cây… hayso sánh kích thước của các vật ở xung quanh trẻ… yêu cầu :- Giới thiệu cho trẻ mục đích quan sát, ví dụ: quan sát xem hôm nay trên câyhồng nở bao nhiêu bông hoa, hay trên cây bưởi có bao nhiêu quả, so sánh chiềucao của hai ngôi nhà trong trường…- Cần lựa chọn vị trí, thời điểm quan sát thuận lợi- Cần triển khai quan sát có kế hoạch, trình tự, nhưng không nhất thiets phảitheo một khuôn mẫu chung, bởi logic của quá trình quan sát phụ thuộc vào tínhchất nhiệm vụ quan sát, vào khách thể quan sát và mức độ làm quen với kháchthể.- Cần chú ý đến khả năng của trẻ để lựa chọn khối lượng những biểu tượng cầnhình thành ở trẻ trong quá trình quan sát.- Để phát huy tính tích cực, tính độc lập của trẻ thì cần đặt mục đích quan sátchính xác, rõ ràng, có kế hoạch và lôi cuốn trẻ vào việc tạo ra hoàn cảnh quansát,- Trong quá trình quan sát giáo viên cần sử dụng lời nói một cách chính xác cụthể, những lời trò chuyện của cô giáo với trẻ trong quá trình quan sát thúc đẩytrẻ tri giác các đối tượng một cách chính xác, hình thành biểu tượng một cáchđầy đủ và có ý thức, góp phần mở rộng vốn từ, trong đó có cả vốn từ toán họccho trẻ.2. Các phương pháp dạy trẻ dùng lời nói:- Các phương pháp dạy học dùng lời có tác dụng bổ sung, minh họa cho phươngpháp dạy học trực quan, nó giúp trẻ nhận biết được những đặc điểm bên trongcủa đối tượng, mà trẻ nhỏ không thể nhận biết được những đặc điểm này với sựgiúp đỡ của các giác quan. Các phương pháp dùng lời nói còn góp phần pháttriển tư duy logic, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. a. Những biện pháp dùng lời nóithường được sử dụng trong dạy học hình thành biểu tượng toán học sơ đẳngnhư: lời diễn giải, hướng dẫn, giảng giải của giáo viên nhằm phản ánh bản chấtcủa hành động mà trẻ phải thực hiện.b. Phương pháp gợi mở – vấn đáp- Đây là phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoànchỉnh mà sử dụng một hệ thống câu hỏi để dẫn dắt trẻ suy nghĩ và lần lượt trảlời từng câu hỏi, từng bước tiến tới kết luận cần thiết, giúp trẻ tự tìm ra kiếnthức mới. – Trong quá trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng trẻ mầmnon, phương pháp này tạo điều kiện để giáo viên hiểu biết được trẻ và điềuchỉnh việc dạy của mình cho phù hợp. Hơn nữa, phương pháp này có tác dụngkích thích trẻ tích cực, độc lập suy nghĩ tìm ra kiến thức, bồi dưỡng cho trẻ nănglực diễn đạt bằng lời nói chính xác, đầy đủ, gọn gàng những điều nhận xét, đồngthời bồi dưỡng cho trẻ hứng thú nhận biết qua các kết quả trả lời, niềm tin vàobản thân và tạo không khí sôi nổi, sinh động trong giờ học. – Một số yêu cầu đốivới câu hỏi: + Khi xây dựng câu hỏi giáo viên cần xác định rõ mục đích, yêucầu, nội dung bài học để xây dựng một hệ thống câu hỏi chính và những câu hỏiphụ có tính chất gợi mở cho trẻ. + Đặt câu hỏi với nội dung phải chính xác, cótính hệ thống, vừa sức hiểu của trẻ, ngắn gọn, cụ thể, đủ ý, các khái niệm trongcâu hỏi phải quen thuộc với trẻ. + Câu hỏi phải gợi ra vấn đề để trẻ suy nghĩ,giải quyết vấn đề, câu hỏi có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập tư duy,phát triển hứng thú nhận biết cho trẻ. + Cùng một nội dung có thể đặt câu hỏidưới những hình thức khác nhau để giúp trẻ nắm vững kiến thức và linh hoạttrong suy nghĩ. + Giáo viên nên đặt câu hỏi đa dạng để mở rộng vốn ngôn ngữcho trẻ, giáo viên cần dự đoán những khả năng trả lời của trẻ để chuẩn bị cáccâu hỏi phụ nhằm dẫn dắt trẻ tập trung vào vấn đề chủ yếu của hệ thống câu hỏi.+ Hơn nữa, giáo viên nên tập cho trẻ biết đặt câu hỏi, đặt vấn đề.3. Nhóm các phương pháp thực hành –Bản chất của các phương pháp dạy học thực hành là trẻ phải thực hiện các hànhđộng gồm các chuỗi các thao tác cùng vơi việc sử dụng các đồ vật nhằm nhậnxét, phát hiện ra kiến thức mới, hình thành biểu tượng toán học ban đầu vànhững kĩ năng. –Ý nghĩa:+ Các phương pháp thực hành rất phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và mức độ pháttriển trí tuệ của trẻ mầm non.+ Chúng giúp trẻ nắm được kiến thức một cách vững chắc, đảm bảo cho sựhình thành ở trẻ những kĩ năng, kĩ xảo và tạo điều kiện sử dụng chúng vào cácdạng hoạt động khác nhau.+ Phát triển ở trẻ tính tò mò, ham hiểu biết, hình thành ở trẻ cách thức hoạt độngnhận biết riêng, giáo dục cho trẻ tính kiên trì, cẩn thận, bước đầu chuẩn bị chotrẻ tham gia các hoạt động thực tế.- Các phương pháp của nhóm phương pháp thực hành bao gồm: luyện tập, tròchơi, giao nhiệm vụ và thử nghiệm…3.1. Phương pháp luyện tập- Luyện tập là sự lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác trí tuệ và thực hành củanội dung học tập. Về bản chất, luyện tập chính là việc vận dụng các kiến thứcvào các hành động. Luyện tập đóng vai trò quyết định trong dạy học và pháttriển thông qua việc trẻ nắm các phương thức của hoạt động trí tuệ, nắm kiếnthức, kỹ năng và kĩ xảo. Hơn nữa, nhờ luyện tập mà những kiến thức – cơ sởcủa những kĩ năng trí tuệ và thực hành, trở nên vững chắc và có ý thức hơn. .- CÓ hai mức độ hoàn thành nhiệm vụ luyện tập: luyện tập nhằm tái hiện lại tàiliệu đã học nhằm củng cố nó và luyện tập nhằm vận dụng những kiến thức, kĩnăng từ nội dung học vào các hoàn cảnh khác nhau. . Ví dụ: khi trẻ đã nắm kỹnăng đếm chính xác số lượng các vật xếp theo hàng ngang, giáo viên yêu cầu trẻxác định số lượng các vật được xếp theo các cách thức, như:. 3.2. Sử dụng trò chơi Để hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầmnon trò chơi được sử dụng nhiều với chức năng như một biện pháp hay mộtphương pháp dạy học với trẻ. Sử dụng trò chơi được coi là một phương phápdạy học khi toàn bộ tiết học được lồng vào một trò chơi mà trẻ là người thamgia chính. Sử dụng trò chơi được xem là một biện pháp dạy học khi chỉ mộtphần của tiết học được lồng vào nội dung chơi, ví dụ: trò chơi “Tìm nhà” đượcsử dụng ở phần sau của tiết học nhằm củng cố và ứng dụng kiến thức kĩ năngcho trẻ. Ngoài ra những biện pháp thực hành trên, giáo viên còn sử dụng cácbiện pháp thực hành khác để dạy trẻ biểu tượng toán học sơ đẳng như: thửnghiệm, giao nhiệm vụ cho trẻ… Sự phối hợp sử dụng chúng góp phần hìnhthành cho trẻ hệ thống kiến thức, kĩ năng toán học. Ngoài các phương phápthuộc các nhóm phương pháp dạy học trên, trong quá trình hình thành biểutượng toán học cho trẻ mầm non còn sử dụng một số biện pháp dạy học màchúng không thuộc các nhóm phương pháp dạy học này, như sử dụng tìnhhuống có vấn đề hay các vật giúp định hướng. Tình huống có vấn đề là mộthoàn cảnh có mẫu thuẫn và trẻ phải suy nghĩ tích cực để giải quyết mâu thuẫnđóCâu 7: nội dung về biểu tượng số lượng ,phép đếm2.1 Nội dung dạy trẻ lớp mẫu giáo bé- Dạy trẻ nhận biết 1 và nhiều- Đếm trên đối tượng và đếm theo khả năng-Gộp hai nhóm đối tượng và đếm-Tách một nhóm đối tượng thành các nhóm nhỏ hơn-Dạy trẻ tạo nhóm đồ vật theo một dấu hiệu nào đó cho trước , tìm dấu hiệuchung của một nhóm đồ vật-Dạy trẻ ghép đôi từng cặp đối tượng ( xếp tương ứng 1-1) giữa hai nhóm đồ vật-Dạy trẻ phân biệt sự khác nhau rõ nét về số lượng đối tượng giữa hai nhóm đồvật. Sử dụng đúng các từ nhiều hơn- ít hơn2.2 Nội dung dạy lớp mẫu giáo nhỡ- Day trẻ đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng-Dạy trẻ nhận biết chữ số , số lượng và số thứ tự trong phạm vi 5-Dạy trẻ thêm , bớt để tạo nhóm đồ vật có số lượng cho trước-Tách gộp trong phạm vi 5-Nhận biết ý nghĩa các con số được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày-So sánh , phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc2.3 Nội dung dạy trẻ lớp mẫu giáo lớn-Dạy trẻ đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng-Dạy trẻ phân biệt số lượng , so sánh số lượng các đối tượng của nhóm đồ vậttrong phạm vi 10 bằng phép đếm-Dạy trẻ phân biệt các số trong phạm vi 10-Dạy trẻ các phép biến đổi đơn giản : thêm , bớt , chia làm hai phần các nhómđồ vật có số lượng đối tượng trong phạm vi 10-So sánh , phát hiện quy tắc sắp xếp và sắp xếp theo quy tắc và tạo ra quy tắcsắp xếp8. Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo lập số mới3.1 Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo béỞ lớp mẫu giáo bé:Nhiệm vụ của giáo viên khi dạy trẻ biểu tượng số lượng là dạy trẻ biết quan sát,phát hiện những dấu hiệu nổi bật, rõ nét về đối tượng và chọn hết những đốitượng có dấu hiệu đó để tạo thành nhóm đồ vật,biết tìm ra dấu hiệu chung củanhóm đồ vật. Để thực hiện được nhiệm vụ trên giáo viên cần thực hiện dạy trẻ ở2 hình thức sau:- Dạy trong các tiết dạy toán:+ Dạy trẻ tạo các nhóm đồ vật theo dấu hiệu cho trước: giáo viên cho trẻ chơitrong phần đồ chơi, đồ dùng của mình tất cả các đối tượng có dấu hiệu nào đó.Ví dụ: cô giáo chuẩn bị cho mỗi trẻ một hộp đựng các hình có màu sắc khácnhau. Cô cho trẻ chơi chọn hình theo yêu cầu: “chọn hết tất cả các hình màu đỏ”sau khi chọn cô giáo cho trẻ nhận xét nói dấu hiệu chung của nhóm mới tạothành.+ Dạy trẻ ghép đôi tương ứng 1 – 1 từng đối tượng của 2 nhóm đồ vật: trong cácgiờ học ở mẫu giáo bé, chủ yếu cô giáo dạy trẻ ghép tương ứng bằng cách xếptất cả đối tượng của nhóm kia đặt chồng lên hoặc đặt bên cạnh của nhóm banđầu cho đến hết. Đồ dùng, đồ chơi để dạy trẻ ghép đôi phải chọn sao cho việcghép đó có ý nghĩa thực tế. Ví dụ: hình vuông với hình tam giác ghép thànhnhà, hoặc cốc và đĩa.+ Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng các đối tượng giữa hai nhómđồ vật: ở mẫu giáo bé Cô giáo dạy trẻ nhận biết sự khác biệt về số lượng giữa 2nhóm đồ vật bằng trực giác, do đó sự khác biệt này phải là rõ nét, 2 nhóm đồ vậtkhông quá chênh lệch về kích thước. Thông qua một hoạt động thực tiễn nàođó, sao cho kết quả của hoạt động có được là do sự khác biệt về số lượng giữa 2nhóm đồ vật, cô giáo dạy trẻ nhận biết nhóm nào nhiều hơn nhóm nào ít hơn. Vídụ: qua trò chơi kéo co nhóm mũi xanh có 5 trẻ, nhóm mũ đỏ có 3 trẻ. Saunhiều lần chơi nhóm mũi xanh gồm 5 trẻ bao giờ cũng thắng và trẻ phát hiện ravì nhóm này nhiều bạn hơn. Sau khi trẻ phát hiện ra nhóm nào nhiều bạn hơnhoặc ít hơn qua hoạt động thực tiễn, cô kiểm tra lại kết quả bằng cách so sánh sốlượng giữa 2 nhóm cho trẻ thấy bằng tương ứng 1 – 1.- Dạy trong các giờ học khác, các hoạt động khác+ Tạo nhóm đồ vật: Để giờ học tạo nhóm có kết quả, trước đó cô giáo cần cungcấp cho trẻ số kiến thức như: khả năng nhận biết, màu sắc, hình dạng… Ngoàinội dung dạy trong giờ học, trong các hoạt động hàng ngày cô giáo cần tiếp tụccho trẻ tạo nhóm .Cô giáo cũng cho trẻ được thường xuyên luyện tập việc tìm radấu hiệu chung của một nhóm nào đó và gọi tên nhóm đó bằng dấu hiệu chungmà trẻ phát hiện được. Cô giáo cũng cho trẻ tìm những đối tượng không có cùngdấu hiệu với các đối tượng khác trong nhóm đồ vật để tạo nên một nhóm mới.+ Ghép đôi các đối tượng của 2 nhóm đồ vật: ngoài việc dạy kĩ năng ghép đôinhư đã dạy trong giờ học cô giáo cũng cho trẻ làm quen với cách ghép tươngứng không có một nhóm xếp sẵn+ Nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng: cô tạo điều kiện cho trẻ nhận biếtsự khác biệt về số lượng trong cuộc sống hàng ngày, sử dụng các từ diễn đạtmối quan hệ số lượng giữa 2 nhóm đồ vật một cách thường xuyên, chú ý uốnnắn khi trẻ sử dụng không đúng từ hoặc dùng từ chưa chính xác.3.2 phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo nhỡỞ lớp mẫu giáo nhỡ nhiệm vụ của cô giáo khi dạy trẻ biểu tượng tập hợp sốlượng là dạy trẻ biết dùng cách ghép tương ứng 1-1 để so sánh nhận biết mốiquan hệ ( hơn – kém) về số lượng của một nhóm đồ vật, biết dùng phép đếm đểnhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 5.- Dạy trẻ giờ học toán+ Dạy trẻ so sánh số lượng hai nhóm đồ vậtCô cho trẻ ghép tương ứng 1-1 giữa hai nhóm này nhận xét kết quả. Nếu 2nhóm có tương ứng 1-1 , tức là mỗi đối tượng của nhóm này ghép được với mộtđối tượng của nhóm kia, cô gợi cho trẻ nhận xét được số đối tượng của hainhóm là như nhau- 2 nhóm này nhiều bằng nhau. Nếu 1 nhóm có đối tượng thừara , cô gợi để cho trẻ nhận xét đúng được nhóm đó nhiều hơn.Khi so sánh , trẻ có thể ghép tương ứng 1-1 theo hai cách như ở phần dạy ghépđôi của trẻ mẫu giáo bé, nhưng trong các giờ học cô nên cho trẻ ghép đôi thànhhàg ngang hay hàng dọc để có một hình ảnh tường minh về mối quan hệ sốlượng giữa hai nhóm đồ vậtTrong giờ dạy trẻ so sánh nhận biết sự giốg nhau về số lượng giữa 2 nhóm, côgiáo cho trẻ luyện tập kỹ năng ghép tương ứng 1-1 và luyện cho trẻ diễn đạt mốiquan hệ bằng nhau về số lượngGiờ dạy trẻ so sánh nhận biết sự khác nhau về số lượng gưa hai nhóm, trẻ sẽđược luyện kỹ năng so sánh khi cô cho trẻ tự so sánh để tìm ra 2 nhóm nhiềubằng nhau trong 3 nhóm đồ vật, tìm ra mối quan hệ số lượng của nhóm này vớinhững nhóm còn lại.+ Dạy trẻ đếm và nhận xét mối quan hệ số lượng trong phạm vi 5Dạy số mới cho trẻ dựa trên cơ sở so sánh nhóm số lượng là nhóm mới vớinhóm có số lượng là số kề trước đã biếtDạy phép đếm cho trẻ , cô giáo cần nhấn mạnh cho trẻ thấy sự khác nhau giữaquá trình đếm và kết quả đếm. Quá trình đếm là quá trình trẻ vừa chỉ vào từngđối tượng của nhóm đồ vật, vừa gọi số từ theo thứ tự, tương ứng mỗi số từ vớimột đối tượng để biết có bao nhiêu đối tượng trong nhóm. Khi đó, trẻ sẽ thấyđược số từ và cuối cùng là số xác định số lượng đối tượng của nhóm khi nói kếtquả đếm, trẻ nói số từ gọi cuối cùng kèm theo tên đơn vịTrong quá trình đếm trẻ phải nắm được thứ tự các số và không được bỏ sót đốitượng nào khi đếm. Muốn vậy cô giáo cần hướng dẫn trẻ đếm theo một trình tự,chẳng hạn từ trái sang phải nếu nhóm đồ vật được xếp theo hàng ngang, từ trênxuống dưới nếu được xếp theo hàng dọc- Dạy trẻ trong các giờ học khác, hoạt động khác: Cô tiếp tục dạy trẻ luyện kỹnăng đếm khi xác định số lượng các nhóm đối tượng có bản chất, chủng loại, vịtrí sắp xếp, kích thước khác nhau để trẻ nắm chắc hơn bản chất của số lượng :số lượng không phụ thuộc vào thuộc tính khác nhóm đối tượng. Kết quả đếmkhông phụ thuộc vào hướng đếm.3.3 Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn:Ở lớp mẫu giáo lớn, nhiệm vụ của cô giáo khi dạy trẻ biểu tượng số lượng trongphạm vi 10, dạy trẻ biết dùng phép đếm để nhận biết mối quan hệ hơn kém vềsố lượng đối tượng trong phạm vi 10, dạy trẻ tạo nhóm và các phép biến đổi đơngiản trên các nhóm đồ vật cụ thể (thêm, bớt, chia làm 2 phần) trong phạm vi 10.- Dạy trong giờ dạy toán+ Dạy đếm và nhận biết số lượng, số trong phạm vi 10.Khi dạy trẻ đếm và nhận biết số lượng từ 6 – 10, cách lập số, cách dạy đếm diễnra tương tự như đối với việc dạy đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 5 ởlớp mẫu giáo nhỡ.Việc dạy trẻ số cho phép trẻ nhận thức ở mức cao hơn về ý nghĩa số lượng củanhóm đồ vật. Khi dạy trẻ, cô giáo cho trẻ đếm và tìm các nhóm đồ vật có bảnchất, chủng loại, và các thuộc tính khác là khác nhau song giống nhau ở điểmchúng cũng có số lượng, khi đó cô cho trẻ kí hiệu sự giống nhau này bằng mộtcon số để nói lên chúng cũng có số lượng. Ví dụ: là 6. Cô có thể cho trẻ vậndụng vốn kinh nghiệm của mình để tự chọn số. Trong khi dạy trẻ nhận biết số,chỉ phân tích hình dạng số với những chữ số đặc điểm nổi bật chẳng hạn số 8,số 6 và số 9, không bắt buộc phân tích tất cả các số. Để trẻ có thể nhận biết cácsố cô cho trẻ sử dụng các hệ số thường xuyên trong các giờ học khi nói về cácphép biến đổi số, trong các trò chơi có luật cũng có trẻ thường xuyên sử dụngthẻ số làm đồ chơi hay cho thẻ mang số chấm tròn. Việc cho trẻ nhận biết sốmới thường được tiến hành trong giờ lập số và đếm số mới. Sau khi trẻ luyệnđếm nhóm số lượng có số là số mới. Ví dụ: trẻ đếm và thấy rằng số con sóc, sốôtô, số lá cờ, số cái bát… đều bằng nhau và cùng có 6 trẻ tìm các con số để đặtlên các nhóm này – đó là số 6.+ Dạy trẻ mối quan hệ của số lượng trong phạm vi 10, các phép biến đổi đơngiản trong phạm vi 10Tương tự như ở lớp mẫu giáo nhỡ việc dạy trẻ sử dụng phép đếm để nhận biếtmối quan hệ số lượng của các nhóm đồ vật trong phạm vi 10 cũng tiến hànhthông qua so sánh, xếp tương ứng 2 nhóm đồ vật, chẳng hạn 8 cái cúp và 10ngôi sao trẻ xếp tương ứng và thấy số ngôi sao nhiều hơn số cúp là 2. Trẻ đếmsố ngôi sao, số cúp và thấy rằng 10 ngôi sao nhiều hơn 8 cái cúp và nhiều hơn là2.Ngoài ra, trẻ cũng được học các cách chia một nhóm đồ vật có số lượng chotrước ra làm hai phần. Qua việc trẻ được tự mình chia và đếm số lượng từngphần. Đầu tiên sẽ được chia theo ý thích vào đếm kết quả, sau đó trẻ thực hiệnchia làm 2 phần 1 nhóm đồ vật sao cho một phần có số lượng cho trước, trẻ đếmvà biết số lượng còn lại. Việc luyện tập chia làm 2 phần một nhóm đồ vật tạođiều kiện cho trẻ làm quen với việc giải quyết một yêu cầu có thể có nhiều cáchlàm và trẻ nắm phép biến đổi số lượng vững hơn, linh hoạt hơn.- Dạy trong các giờ học khác, trong các hoạt động khácCô tiếp tục cho trẻ luyện đếm bằng các hình thức khác nhau khi cho trẻ xác địnhsố lượng của các nhóm đối tượng có bản chất, chủng loại, kích thước, cách sắpxếp khác nhau. Cô cũng cho trẻ luyện đếm các nhóm đối tượng mà đối tượng làcác nhóm vật, chẳng hạn: đôi đũa, đôi dép, khóm hoa… Ngoài các trò chơi cóluật nhằm luyện đếm và nhận biết số lượng, cô cũng cho trẻ được chơi các tròchơi để củng cố những phép biến đổi số lượng, củng cố thứ tự số trong phạm vi10.Câu 10. Trình bày phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn tách- gộpmột nhóm đối tượng thành 2 phần bằng các cách khác nhau.Dạy trẻ theo trình tự sau:Trẻ đếm số lượng của nhóm vật trước khi chia nó thành 2 phầnCho trẻ thực hành chia theo ý thích, sau đó đếm để biết kết quả sau mỗilần chia. Giáo viên tổng kết lại tất cả những cách chia để trẻ thấy có nhiềucách chia số lượng một nhóm đối tượng thành 2 phần, mỗi cách chia cho1 kết quảCho trẻ thực hành chia 1 nhóm đối tượng thành 2 phần theo yêu cầu củacô, một phần có số lượng cho trước, trẻ đếm và biết số lượng phần cònlại. ví dụ: chia 8 cái kẹo thành 2 phần, 1 phần là 3 cái vậy phần kia sẽ làmấy cái?Các bài luyện tập chia như vậy sẽ được phức tạp dần cùng với những điềukiện chia nhất định. Ví dụ: chia 6 bông hoa thành 2 phần sau cho 2 phầncó số lượng bằng nhau hay sau cho số lượng hoa của 1 phần nhiều hơn sốhoa của phần kia là 2.Khi hướng dẫn trẻ chia theo yêu cầu, giáo viên cần tạo điều kiện cho mỗitrẻ được thực hành chia bằng tất cả các cách có thể và diễn đạt kết quảcác cách chia đó bằng lời nói. Ví dụ: chia 7 cái nấm thành 2 phần có cáchcách chia như sau: 1 nấm và 6 nấm, 2 nấm 5 nấm, 3 nấm và 4 nấm.Sau mỗi lần chia, giáo viên cần cho trẻ gộp 2 phần chia lại với nhau đểtạo số lượng của nhóm vật ban đầu.Khi trẻ đã nắm được các cách chia một nhóm đối tượng thành 2 nhómtheo các cách khác nhau, giáo viên cần hướng dẫn trẻ khái quát lại nhữngcách chia đó với các thẻ số bằng cách yêu cầu, yêu cầu trẻ đặt các thẻ sốtương ứng với số lượng đối tượng của mỗi phần chia.Như vậy trẻ nhỏ học cách khái quát toàn bộ các cách chia bằng các thẻ sốvà qua đó trẻ hiểu thành phần của con số từ 2 số nhỏ hơn.Câu 11: Thiết kế hai trò chơi giúp trẻ hình thành kỹ năng sắp xếp theo quytắc?* Trò chơi chung sức:- Mục đích yêu cầu:+ Trẻ hình thành được kỹ năng sắp xếp theo quy tắc+ Trẻ biết chơi cùng bạn trong nhóm.- Chuẩn bị:+ Các tấm vải màu+ vòng tròn+ Nhạc nền- Cách chơi:+ Chia trẻ làm 3 đội, các bạn trong mỗi đội sẽ lần lượt bật chụm chân qua vònglên lấy các tấm vải màu sắp xếp hoàn chỉnh theo một quy tắc( theo ý trẻ). Giúpcác cô thợ dệt để may áo- Luật chơi:+ Thời gian cho 1 lần chơi là một bản nhạc, đội nào xếp đúng quy tắc sẽ đượchưởng 3 phần quà.- Tổ chức cho trẻ chơi( trẻ thảo luận tìm ra quy tắc)- Nhận xét trẻ sau khi chơi* Trò chơi “ Đội nào nhanh hơn”- Mục đích yêu cầu:+ Trẻ rèn luyện kỹ năng xếp xen kẽ cho trẻ.+ Trẻ biết cách chơi cùng bạn- Chuẩn bị:+ các bức tranh về quy tắc sắp xếp xen kẽ+ Các loại rau củ quả tương ứng trong tranh+ Nhạc nền- Cách chơi:+ Chia trẻ thành 3 đội chơi, cho trẻ ở mỗi đội lên bốc ngẫu nhiên bức tranh( cóhai loại rau hoặc củ quả) đội nào có tấm tranh hình ảnh nào thì lần lược trẻ ởmỗi đội chạy lên chọn rau, củ theo tranh đội mình chọn được và sắp xếp, trồngtheo quy tắc xếp xen kẽ theo hình ảnh- Luật chơi: đội nào làm nhanh và đúng theo quy tắc tương ưng trong bức tranhchọn được sẽ chiến thắng- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 lần- Sau mỗi lần chơi cô cùng trẻ kiểm tra kết quả , tuyên dương các đội chơi.Câu 12 Nội dung dạy trẻ hình thành biểu tượng kích thướcMẫu giáo bé- Dạy trẻ sự khác biệt rõ nét về đồ lớn, chiều dài, chiều rộng của 2 đốitượng. Dạy trẻ sử dụng đúng các từ diễn đạt sự khác biệt này như: tohơn – nhỏ hơn, cao hơn – thấp hơn, dài hơn – ngắn hơn, rộng hơn –hẹp hơn.Mẫu giáo nhỡ- Dạy trẻ mối quan hệ kích thước của 2 đối tượng về độ lớn, chiều cao,chiều dài, chiều rộng- Dạy trẻ so sánh sắp xếp thứ tự về độ lớn, chiều cao, chiều dài, chiềurộng của 3 đối tượng, dạy cách diễn đạt mối quan hệ này (to nhất, nhỏhơn, nhỏ nhất)Mẫu giáo lớn- Dạy trẻ thao tác đo lường đơn giản (bằng đơn vị đo) và sử dụng cácthao tác đo lường đơn giản vào các hoạt động thực hành để nhận biếtmối quan hệ về kích thước theo từng chiều giữa các đối tượng.Mức độ mở rộng của chương trình- Về biểu tượng kích thước, ở độ tuổi mẫu giáo chúng ta hình thành chotrẻ những biểu tượng về mối quan hệ kích thước giữa các đối tượngmức độ ở mỗi độ tuổi khác nhau+ MGB được biểu hiện sự khác biệt rõ nét về kích thước giữa 2 vật,trẻ có thể nhân biết bằng trực giác. Trẻ phải hiểu được, phải nhận biếtvà sử dụng đúng các từ chỉ mối quan hệ về kích thước: to hơn – nhỏhơn, cao hơn – thấp hơn, dài hơn – ngắn hơn, rộng hơn – hẹp hơn+ MGN trẻ học được cách so sánh kích thước để nhận biết mqh kíchthước giữa các đối tượng+ MGL trẻ học hành động đo để biểu diễn kích thước của đối tượng,sử dụng kết quả đo để so sánh kích thước giữa các đối tượng.- Từ chỗ quan hệ kích thước giữa các đối tượng trẻ có thể nhận biếtbằng trực giác, trẻ học kỹ năng so sánh trực tiếp các đối tượng để nhânbiết quan hệ kích thước sau đó trẻ học phép đo để định lượng kíchthước đối tượng theo 1 đơn vị đo nào đó và so sánh đối tượng thôngqua số đo các đối tượng theo cùng 1 đơn vị đo – công cụ để nhận biếtmqh kích thước nhiều lên, phạm vi các đối tượng trẻ có thể nhận biếtquan hệ kích thước rộng hơn từ đó khả năng ước lượng bằng mắt đểnhận biết quan hệ kích thước giữa các đối tượng được phát triểnCâu 14: Thiết kế các tình huống cho trẻ , tương ứng với các chiều đo kíchthước của đối tượng: dài- ngắn, to- nhỏ, cao – thấp, rộng- hẹp. giúp trẻhình thành biểu tượng kích thước giữa 2 đối tượng,1. Tình huống to nhỏ: “ cốc to, cốc nhỏ”Mục đích: giúp trẻ phân biệt vật nhỏ hơn, vật lớn hơnChuẩn bị: mỗi trẻ 1 bộ cốc nhựa, sao cho cố nọ đặt vào được trong cốc kia.Tiến hành: Cô cho mỗi trẻ 1 bộ cốc, gồm 1 cốc nhỏ và 1 cốc lớn, sau đó cho trẻđặt cốc nhỏ vào trong cốc lớn. Đối với những trẻ không bỏ được thì cô cầm taytrẻ, giúp trẻ bỏ vào cốc lớn, còn đối với những trẻ làm được thì cô cho trẻ bỏvào nhiều cái cốc khác,Kết quả: cốc nhỏ có thể bỏ lọt vào trong cốc lớn, và cốc lớn có thể chứa đượccốc nhỏ.2. Tình huống dài – ngắn.” sợi dài, sợi ngắn”Mục đích: giúp trẻ nhận biết vật dài hơn, ngắn hơn.Chuẩn bị: mỗi trẻ 2 sợi dây, 1 sợi dài, 1 sợi ngắn,Tiến hành: cho trẻ đo chiều dài của 2 ợi dây.- Cách 1: cho trẻ quấn lần lượt từng dây vào tay của mình, sau đó cho trẻ đémsố vòng quấn được, sợi nào có số vòng nhiều hơn sẽ là sợi dài hơn, sợi nào ít sốvòng hơn sẽ là sợi ngắn hơn.- Cách 2: Cho trẻ đặt ddaaud của 2 sợi dây chồng lên nhau, sao đó cho trẻ dùngtay vuốt nhẹ 2 sợi dây, sợi dây nào có phần dư ra thì sợi dây đó dài hơn.3. Tình huống cao- thấp.Mục đích: giúp trẻ nhận biết đối tượng cao , thấp.Chuẩn bị: một quả bóng treo trên tường vừa tầm với của cô.Tiến hành: Cô treo quả bóng trê tường( vừa tầm với của cô). Sau đó cô cho lầnlượt từng trẻ lên đập quả bóng. Kêt quả là trẻ không đập được quả bóng vì trẻthấpRồi cô lên đập được quả bóng, vì cô cao hơn trẻ nên cô đập được quả bóng,Kết luận: cô cao hơn trẻ nên cô đập được quả bóng, trẻ thấp hơn nên không thểđập được quả bóng.4. Tình huống rộng hẹp.Mục đích: giúp trẻ nhận biết khoảng cách rộng và khoảng cách hẹp,.Chuẩn bị: phấn vẽ.Tiến hành: cô dùng phấn vẽ dưới sàn lớp học 2 vạch tạo thành một khoảng hẹpvà 2 vachj tạo thành một khoảng rộng hơn, sau đó cô cho trẻ lần lượt nhảy qua 2khoảng cách đó.Kết quả là trẻ nhảy qua được khoảng hẹp và không nhảy quađược khoảng rộng hơn,Kết luận: vì khoảng cách hẹp nên trẻ nhảy qua được, cong khoảng cách kia rộnghơn nên trẻ không thể nhảy qua được.Câu 16 Phương pháp dạy trẻ kỹ năng đo độ dài.Nhiệm vụ của cô giáo khi dạy trẻ MGL về biểu tượng kích thước là dạy trẻ hànhđộng đo lường đơn giản từ đó có thể định hướng kích thước của các đối tượngqua số đo của chúng với cùng đơn vị đo.• Dạy trong giờ học toán- Dạy trẻ đoTrước tiên phải có đơn vị đo. Đo là 1 hoạt động có quá trình đo và kếtquả đo – số đo của kích thước đối tượng với đơn vị đo nào đó. Dạy trẻquá trình cần làm rõ ràng, tuần tự từng thao tác khi tiến hành đo. Việcdạy trẻ bao gồm những bước: chọn 1 đối tượng làm đơn vị đo. Ví dụ:để do chiều dài hoặc chiều rộng, chiều cao của bàn, trẻ chọn 1 quetính,hoặc 1 khối gỗ xây dựng và coi chiều dài của que tính, khối gỗlàm đơn vị đo, trẻ có thể gọi đó là thước đo với nghĩa đơn vị đoDạy trẻ cách đo tuần tự theo các bước+ đặt 1 đầu của thước đo trùng với 1 đầu của vật cần đo theo chiều đo.Với việc đo chiều dài, chiều rộng đo từ trái sang phải. nếu đo chiềucao có thể đo từ dưới lên trên+ đánh dấu đầu kia của thước đo trên vật cần đo và nhấc thước đo ra+ Đặ tiếp thước đo theo chiều cần đo, sát với cạnh của vật cần đo saocho 1 đầu của thước đo trùng với vạch đánh dấu tiếp đầu kia và nhấcthước đo ra+ Tiếp tục làm lên trên cho đến hếtKết quả đo: để nói kết quả đo trẻ đếm số đoạn đã được vạch trên vậtcần đo- Luyện tập đo+ Cô cho trẻ thực hành đo nhiều đối tượng có khích thước bằng nhaucùng đơn vị đo để trẻ nhận xét các đối tượng này đều có số đo giốngnhau cùng đo được mấy lần+ Cô cùng trẻ thực hành đo các đối tượng có độ dài khác nhau cùngđơn vị đo đê tre nhận thấy chúng có số đo khác nhau, vật nào dài hơnthì do được nhiều hơn+ Cô cho trẻ thực hành đo trên cùng 1 đốitượng hoặc trên các đốitượng có kích thước bằng nhau, nhưng với các đơn vị đo khác nhau đểtrẻ nhận thấy kết quả đo khác nhau nếu đơn vị đo là khác nhau• Dạy trên các giờ khác, trong các hoạt động khác- Cô cho trẻ được thực hành đo trong hoạt động hằng ngày- Cô cho trẻ thực hành đo với các thước đokhác nhau như: gang tay,bước chân, thực hành đo các chiêu cao, chiều rộng, chiều dài của cácđồ vật xung quanh trẻ18) Liệt kê các nội dung hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ mầmnon?Nội dung dạy lớp bé( 3 – 4 tuổi)Những biểu tượng về hình dạng sớm được hình thành và tích lũy ở trẻtrong quá trình tri giác và tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi có hình dạngphong phú vì vậy giáo viên cần tích lũy những kinh nghiệm cảm nhậnhình dạng của các vật và của các hình hình học cho trẻĐể nhận biết và xác định được hình dạng của các vật đa đạng có xungquanh trẻ, trẻ phải nắm được các hình hình học như những hình mẫu đểdựa vào chúng mà xác định được hình dạng và so sánh những đồ vậtxung quanh trẻ vì vậy trong quá trình dạy trẻ giáo viên tiến hành dạy trẻnhận biết và nắm được tên gọi của các hình học phẳng như: hình tròn,hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác.Bước đầu dạy trẻ biện pháp khảo sát các hình và nắm được một số đặcđiểm hình như: cấu tạo đường bao, các góc, các cạnh ….Dạy trẻ tìm trong môi trường xung quanh trẻ những đồ vật, đồ chơi cóhình dạng giống các hình trên như: cái bàn, cái ghế,cái tivi, cái quạtmáy…2. Nội dung dạy lớp nhỡ( 4 – 5 tuổi)Tiếp tục mở rộng và làm phong phú hơn những biểu tượng hình cho trẻđồng thời giúp trẻ phân biệt được các hình học phẳng này một cách kỹcàng trên cơ sở nắm được những dấu hiệu đặc trưng hơn của hình như:cấu tạo đường bao quanh hình, số lượng các cạnh – góc, độ dài các cạnhcủa hình…Dạy trẻ nhận biết, phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa hình tròn vàcác hình tam giác, hình vuông, hình chữ nhật; giữa hình vuông và hìnhchữ nhật; giữa hình tam giác và một trong 2 hình hình vuông và hình chữnhật dựa vào tính chất của đường bao, kích thước và số lượng cạnh mỗihình.Ví dụ: Cả hình vuông và hình chữ nhật có 4 cạnh. Nhưng hìnhvuông có 4 cạnh bằng nhau còn hình chữ nhật có 2 cặp cạnhbằng nhauDạy trẻ làm quen với các hình khối như: khối cầu, khối vuông, khối trụvà khối chữ nhật theo hình mẫu và gọi tên khối và nhận biết khối theo têngọi.3. Nội dung dạy lớp lớn( 5 – 6 tuổi)Dạy trẻ khảo sát các khối cầu, khối vuông, khối trụ và khối chữ nhật bằngchuyển động lần lượt của các đầu ngón tay kết hợp với chuyển động củamắt trên bề mặt khối nhằm giúp trẻ xác định được nhiều đặc điểm hơncủa chúng như: cấu tạo bề mặt khối, số lượng các góc, các mặt của khối,hình dạng của mặt khối…1.Dạy trẻ phân biệt sự giống nhau và khác nhau của các khối cầu, khối trụ,khối vuông, khối chữ nhật đựa trên đặc điểm bề mặt bao hình, hình dạngvà số lượng mặt bao của các khối.Ví dụ: khối vuông và khối chữ nhật có 6 mặt. Nhưng bề mặtbao của khối vuông là các hình vuông còn bề mặt bao củakhối chữ nhật là các hình chữ nhật.Giới thiệu cho trẻ một số đồ dùng, đồ chơi có hình dạng các khối như:thùng xe tải, hộp bánh,hộp sữa…(có dạng khối chữ nhật); lon bia, cốcnước, bình nước…(có dạng khối trụ); viên xúc xắc…(có dạng khốivuông); quả bóng, viên bi…(có hình dạng khối cầu)24. Nêu phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo nhỡ nhận biết phía trêndưới trước sau của ng khác?- Dạy trẻ định hướng trong không gian khi trẻ lấy người khác làm chuẩn- Trước tiên Giáo viên dạy trẻ định hướng các bộ phận trên người khácnhư: đầu,ngực,lưng …. của người khác được làm chuẩn.Dạy trẻ dựa vào vị trí sắp đặt của các bộ phận trên cơ thể người khác để xác địnhcác không gian từ người đó bằng cách thiết lập mối quan hệ như: phía trên đầubạn là phía trên của bạn, phía dưới chân bạn là phía dưới của bạn, phía trên đầubạn là phía trên cuae bạn, phía dưới chân bạn là phía dưới của bạn, phía có ngựccủa bạn là phía trước bạn…- Cho trẻ luyện tập xác định các hướng không gian của người khác bằng hệ thốngcác bài tập nhiệm vụ chơi phức tạp dần như : bài tập xác định vị trí củ các đồ vậtso với ng khác+ Ví dụ: phía trc( phía sau, phía trên, phía dưới) của bạn Mai có cái j?* Để giúp trẻ hiểu được tính tương đối của hướng không gian:- Cho trẻ xác định vị trí của các vật đặt xung quanh trẻ+ Ví dụ: phía trước con là lọ hoa, phía sau con là ngôi nhà….- Cho trẻ thay đổi hướng của mình như:quay phải, quay trái sau đó cho trẻ xác địnhlại vị trí của đồ vật so với trẻ+ Ví dụ: Bây giờ lọ hoa ở phía nào của con?, Ngôi nhà ở phía nào củacon? ( lọ hoa ở phía trái của con, ngôi nhà ở phía phải con)- Cho trẻ phát hiện sự thay đổi hướng đặt của các đồ vật so với trẻ lúc trước và hiệnnay+ Ví dụ : lúc trc thì ô tô ở phía trc của trẻ, sau khi trẻ quay sang phải thìnó lại ở phía bên phải của trẻ.a.29) phương pháp hướng dẫn trẻ hình thành biểu tượng các buổi trongngày?Dạy trẻ nhận biết các buổi : sáng, trưa, chiều và tốiChế độ sinh hoạt trong ngày đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hìnhthành biểu tượng thời gian cho trẻ. Hoạt động của trẻ diễn ra đúng thời điểmquy định, trong một thời lượng nhất định sẽ tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệmthời gian, qua đó hình thành ở trẻ những biểu tượng về thời điểm diễn ra cáchoạt động quen thuộc hằng ngày của trẻ. (Ví dụ : Buổi sáng trẻ ăn sáng, tập thểdục, học, uống sữa và chơi tự do.. Buổi trưa trẻ làm vệ sinh cá nhân, ăn trưa vàđi ngủ.)Cho trẻ quan sát các dấu hiệu thiên nhiên và các dấu hiệu về cuộc sống conngười vào các buổi trong ngày như: quan sát bầu trời, vị trí, màu sắc mặt trời,sắc thái không gian, cây cối trong môi trường xung quanh, quan sát các hoạtđộng trong bản thân trẻ trong trường mầm non ở các thời điểm vào các khoảngthời gian khác nhau trong ngày.. qua đó giúp trẻ thấy được những dấu hiệu đặctrưng cho các buổi trong ngày.Giáo viên đặt các câu hỏi như: Buổi sáng cháu thường làm gì? Khi nào cháu đếntrường mầm non? Buổi tối cháu thường làm gì? Khi nào cả nhà cháu đi ngủ..khitrò chuyện với trẻ nhằm hướng sự chú ý của trẻ tới các dấu hiệu đặc trưng cácbuổi trong ngày.Giáo viên chính xác hóa, hệ thống hóa những biểu tượng về các buổi trong ngàycho trẻ trên các hoạt động. Nên cho trẻ xem tranh ảnh miêu tả những dấu hiệuhiện tượng đặc trưng các buổi trong ngày và bằng các câu hỏi như: Bức tranh vẽbuổi nào trong ngày? Khi nào ông mặt trời bắt đầu chiếu những tia sáng? Buổisáng cháu thường làm gì ở trường mẫu giáo? Bố mẹ cháu thường làm gì vàobuổi sáng? Tương tự như vậy cho trẻ làm quen với các buổi khác trong ngày.Tổ chức cho trẻ luyện tập định hướng các buổi trong ngày bằng các bài tậptranh ảnh hay những lời nói miêu tả dấu hiệu. (Ví dụ: Chọn tranh có cảnh buổitối hoặc cô nói dấu hiệu như “ Trời tối, những chú gà vào chuồng đi ngủ”, trẻnói tên buổi đó là “ Buổi tối”,..)Có thể cho trẻ đọc thơ, truyện, sử dụng đồng dao, câu đố.. để khắc sâu biểutượng về các buổi trong ngày cho trẻ, giúp trẻ nhận biết chúng chính xác hơn.(Ví dụ: Bài thơ: “ Bình minh trong vườn” của Đỗ Ngọc Hương; “ Rình xem mặttrời” của Phạm Hổ; Truyện “ Sự tích ngày và đêm” của Thu Thủy..)Để củng cố những biểu tượng về các buổi trong ngày, giáo viên tổ chức các tròchơi học tập: “ Khi nào…? cho trẻ. Trong các trò chơi dạng này giáo viên mô tảnhững hoạt động của người lớn và của trẻ, còn trẻ xác định những hoạt độnghay sự kiện đó diễn ra vào buổi nào trong ngày. (Ví dụ: “ Ông mặt trời thức dậy,chú gà trống gáy Ò..ó…o, cả gia đình dậy chào đón ngày mới – đó là buổi sáng.)32. Thiết kế ít nhất 2 trò chơi tương ứng với từng lứa tuổi nhằmgiúp trẻ hình thành biểu tượng thời gian* trẻ 3-4 tuổiTrò chơi 1: “ Ai tinh mắt hơn- Mục đích yêu cầu:+ Giúp trẻ nhận biết ngày và đêm+ Trẻ biết kết hợp cùng bạn, tập trung chú ý lắng nghe yêu cầu củacô.- Chuẩn bị: hình ảnh ngày và đêm, bảng, nhạc- Cách chơi: Cô chia cả lớp làm 2 đội. Nhiệm vụ mỗi đội là chọncác hình ảnh tương ứng với thời gian trong 1 ngày dán vào bảngtheo thứ tự cô đã đánh mũi tên.- Luật chơi: Đội nào dán nhanh và đúng nhất sẽ chiến thắng- Tổ chức cho trẻ chơi- Cô cùng kiểm tra và nhận xét kết quả trẻTrò chơi 2: “ ai nhanh hơn”- Cách chơi: Cô chia cả lớp làm 2 đội. Sau hiệu lệnh của cô,thành viên mỗi đội lần lượt chạy dích dắc vượt qua các chướngngại vật sau đó chọn các hình ảnh hoạt động trong ngày dánđúng với các mốc thời gian ở trò chơi 1 đã dán.- Luật chơi: Khi chạy không được làm ngã vật cản. Kết thúc tròchơi, đội nào dán đúng nhiều tranh nhất sẽ chiến thắng.27) Tại sao biểu tượng thời gian lại khó hình thành ở trẻ?- Thờigian được trẻ tri giác một cách gián tiếp thông qua một chuyển động nàođó vì vậy các biểu tượng về thời gian phát triển và hình thành ở trẻ tương đốimuộn và khó khăn. (Ví dụ:trẻ biết ban ngày trời sáng,ban đêm trời tối.)- Trẻ nhỏ rất khó khăn để hiểu ý nghĩa của các từ diễn đạt thời gian và các mốiquan hệ thời gian do tính tương đối của chúng. (Ví dụ: trẻ khó hiểu được hômqua,hôm nay,ngày mai.)- việc hiểu các trạng từ chỉ thời gian giúp trẻ nắm và diễn đạt đượctrình tự thời gian diễn ra các sự vật,hiện tượng.tuy nhiên trẻ thường nhầm lẫnmột số trạng từ thời gian như: trước tiên ,bây giờ,hiện nay…- Biểutượng về thời gian phát triển mạnh tuy nhiên trẻ dưới 3 tuổi chưa nắmđược thời gian về quá khứ và tương lai.đến tuổi mẫu giáo trẻ mới phân biệtđược quá khứ,hiện tại,tương lai và chúng gắn liền với các sự kiện cụ thể.- Những thời gian của trẻ mẫu giáo mang tính cụ thể,thường gắn với hiệ tượng,sựkiện cụ thể nào đó.nên việc hình thành biểu tượng thời gian khó khăn.