CÁC MÔ HÌNH GIÁO DỤC STEAM – MÔ HÌNH GIÁO DỤC HIỆN ĐẠI VÀ LÝ TƯỞNG

STEAM được tạo thành từ thuật ngữ STEM có kết hợp thêm từ “Art – Nghệ thuật”. STEM (thuật ngữ viết tắt của Khoa học – Science, Công nghệ – Technology, Kỹ thuật – Engineering, và Toán học – Mathematics) luôn là xu hướng giáo dục đi đầu tại các nước phát triển. Tuy nhiên, nhận thấy sự cần thiết của Nghệ thuật trong đời sống hàng ngày, các mô hình giáo dục STEAM ra đời và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của nhiều nhà giáo dục học tại Hoa Kỳ và dần dần lan rộng ra thế giới.

STEAM là gì ? STEAM là một phương pháp chuyển đổi từ cách thức giáo dục truyền thống, dựa vào tiêu chuẩn điểm số để đánh giá, sang một phương pháp giáo dục hiện đại và lý tưởng, trong đó quá trình học tập và kết quả cùng được xem trọng như nhau.

Các mô hình giáo dục STEAM

Các mô hình giáo dục STEAM

Để thế hệ trẻ có thể đối mặt và vượt qua được những thách thức lớn, đòi hỏi phải có những giải pháp thực sự sáng tạo, nhưng chỉ một mình STEM không thể mang đến điều đó. Chính các mô hình giáo dục STEAM và sự tham gia của nghệ thuật vào trong giáo dục là rất quan trọng dành cho học sinh ở cấp lớp từ Mầm non lên đến lớp 12.

Việc tiếp nhận những bộ môn Khoa học, Công Nghệ, Kỹ thuật, và Toán học trong STEM đối với học sinh cũng trở nên dễ dàng hơn, và đồng thời đảm bảo được trong hành trình đổi mới của các em, đảm bảo sự sáng tạo không bị quên lãng và bỏ lại phía sau.

Các công ty và tổ chức trước kia vẫn tìm kiếm những tài năng từ trong các trường đại học nghiên cứu cỡ lớn, nay lại chuyển hướng đi tìm những người có khả năng sáng tạo, những người có thể mang đến những kỹ năng giải quyết vấn đề độc đáo, và một sự hiểu biết sâu sắc về trải nghiệm của người học.

Việc đổi mới từ STEM sang các mô hình giáo dục STEAM là điều vô cùng cần thiết để cải thiện nền giáo dục. Không ai có thể phủ nhận thêm nữa về tầm quan trọng của giáo dục nghệ thuật, nơi mang đến những sự đổi mới cho cuộc sống và tương lai của chúng ta.

2. “5E” – 1 trong các mô hình giáo dục STEAM hiệu quả nhất

Phương pháp dạy học steam 5E đem lại cho học sinh cơ hội được diễn đạt suy nghĩ cảm nhận và xây dựng kiến thức mới trong suốt quá trình học. Mô hình STEM dạy học “5E” bao gồm 5 giai đoạn:

 

Mô hình 5E - 1 trong các mô hình giáo dục STEAM

Mô hình 5E – 1 trong các mô hình giáo dục STEAM

Engagement (Gắn kết)

Bắt đầu buổi học, giáo viên sẽ xác định xem học sinh nắm kiến thức cũ đến đâu và tìm ra những lỗ hổng kiến thức của các em. Giáo viên cần khuyến khích, tạo cảm hứng để học sinh quan tâm và có hứng thú với chủ đề sắp đưa ra.

Ngoài ra, khi triển khai các mô hình giáo dục STEAM, giáo viên có thể để học sinh đặt câu hỏi mở và trình bày những kiến thức mà các em đã biết về chủ đề đó. Thông qua các hoạt động đa dạng để giáo viên có thể thu hút sự quan tâm của học sinh, tạo không khí sôi nổi cho lớp học, khiến các em cảm nhận được sự kết nối với kiến thức trước đó. Giai đoạn đầu này cho phép học sinh liên hệ với những lý thuyết hay trải nghiệm mà các em đã có từ trước đó.

Explore (Khảo sát)

Ở giai đoạn thứ 2 của mô hình dạy học STEM “5E”, học sinh chủ động tìm hiểu các khái niệm mới thông qua những trải nghiệm cụ thể. Giáo viên đóng vai trò cung cấp những kiến thức nền tảng, học sinh có thể dựa vào đó để xây dựng nên những kiến thức mới.

Học sinh có thể trực tiếp khám phá, thao tác trên các vật liệu hoặc công cụ đã được chuẩn bị sẵn qua các hoạt động như quan sát, thí nghiệm, thu thập số liệu.

Explain (Giải thích)

Giai đoạn này, học sinh sẽ được hướng dẫn tổng hợp kiến thức mới và được giải đáp những thắc mắc để hiểu rõ hơn chủ đề. Tại bước này, giáo viên có thể giới thiệu các khái niệm mới, công thức mới để học sinh có thể liên hệ với những kiến thức trước đó.

Ở các mô hình giáo dục STEAM, giáo viên nên tạo điều kiện cho học sinh được trình bày, miêu tả, phân tích các trải nghiệm hoặc quan sát thu nhận được ở bước Khảo sát. Để bước Giải thích hiệu quả hơn, giáo viên nên yêu cầu học sinh chia sẻ những gì các em đã thu được.

Elaborate (Áp dụng)

Đây là giai đoạn tạo điều kiện cho học sinh được áp dụng những kiến thức học được. Giáo viên đóng vai trò người hỗ trợ học sinh vận dụng và thực hành những kiến thức đã tổng hợp được, giúp học sinh hình dung rõ ràng hơn những kiến thức đó để có thể áp dụng vào thực tế. Mô hình dạy học STEM “5E” hướng tới mục đích giúp học sinh củng cố kiến thức cũ và chủ động xây dựng nên kiến thức mới.

Evaluate (Đánh giá)

Các mô hình giáo dục STEAM cho phép giáo viên đánh giá học sinh dưới dạng bài kiểm tra hoặc những câu hỏi nhanh. Giáo viên cũng có thể đánh giá qua việc quan sát học sinh hoạt động nhóm. Ngoài ra ở giai đoạn này, yếu tố tự đánh giá cũng rất hữu ích.

Ở đây, giáo viên sẽ linh hoạt sử dụng các kỹ thuật đánh giá đa dạng để nhận biết quá trình nhận thức và khả năng của từng học sinh, từ đó đưa ra các phương hướng điều chỉnh và hỗ trợ học sinh phù hợp, giúp học sinh đạt được các mục tiêu học tập như đã đề ra.