Các mẫu thẻ tài sản cố định mới nhất theo Thông tư 200, 133, 107
Trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất thì tài sản cố định chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng số tài sản của đơn vị. Để có thể theo dõi và quản lý tài sản cố định cũng như thuận lợi cho việc tính khấu hao giá trị tài sản cố định, các doanh nghiệp hiện nay thường sử dụng Thẻ tài sản cố định. Vậy Thẻ tài sản cố định là gì, được lập khi nào và cách ghi các thông tin trên thẻ này ra sao. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số thông tin về mẫu thẻ tài sản cố định trong bài viết dưới đây.
Mẫu thẻ tài sản cố định được lập ra khi nào?
Thẻ tài sản cố định được kế toán trong các doanh nghiệp, đơn vị lập ra để theo dõi tình hình thay đổi về nguyên giá, giá trị hao mòn của từng loại tài sản cố định trong đơn theo từng.
Thẻ tài sản cố định được lập riêng cho từng tài sản cố định dựa trên các biên bản giao nhận, đánh giá lại, thanh lý tài sản cố định… Mỗi tài sản cố định sẽ được lập một thẻ tài sản cố định để quản lý. Thẻ tài sản cố định cho các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp sẽ được đánh số liên tục từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.
Tài sản cố định là những tư liệu sản xuất có giá trị lớn, không biến đổi hình thái vật chất qua quá trình sử dụng mà giá trị hao mòn của nó được tính theo từng năm vào chi phí sản xuất, kinh doanh. Do đó, Thẻ tài sản cố định vừa được coi là một chứng từ, vừa là sổ ghi chi tiết để theo dõi sự biến động của từng tài sản cố định về nguyên giá, hao mòn và các chi tiết khác.
Khi doanh nghiệp có một tài sản cố định mới thì kế toán sẽ lập thẻ tài sản cố định , ghi các thông tin cần thiết lên thẻ. Cuối năm, kế toán được phân công sẽ tổng hợp số khấu hao của từng tài sản cố định để ghi vào phần “Giá trị hao mòn”. Khi tài sản cố định không được sử dụng hoặc cần thanh lý tài sản cố định, kế toán sẽ cộng dồn số khấu hao để tính giá trị còn lại của từng tài sản cố định.
Thẻ tài sản cố định trong doanh nghiệp thường được giao cho kế toán tài sản cố định lập rồi gửi lên cho kế toán trưởng ký xem xét, cuối cùng trình lên Giám đốc phê duyệt. Thẻ tài sản cố định sẽ được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng tài sản cố định.
Thẻ tài sản cố định hiện nay được viết theo các mẫu sẵn có do Bộ Tài chính ban hành kèm theo các thông tư như mẫu S11-DNN theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, mẫu S11-DNN theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, mẫu S25-H theo Thông tư 107/2017/TT-BTC.
Cách ghi các nội dung trong mẫu thẻ tài sản cố định
* Phần đầu Thẻ tài sản cố định
– Ghi rõ tên và địa chỉ đơn vị quản lý tài sản cố định, nếu không ghi, đơn vị có thể đóng dấu lên phần này.
– Phía dưới tên Thẻ tài sản cố định ghi rõ số thẻ, ngày tháng năm lập thẻ.
* Phần nội dung chính Thẻ tài sản cố định
– Ghi rõ lập Thẻ tài sản cố định căn cứ vào biên bản giao nhận tài sản cố định số mấy, ngày tháng năm nào.
– Ghi rõ các thông tin chung của tài sản cố định:
+ Tên, ký hiệu, quy cách (cấp hạng) của tài sản cố định;
+ Số hiệu tài sản cố định;
+ Nước sản xuất (xây dựng) tài sản cố định; năm sản xuất;
+ Bộ phận quản lý, sử dụng tài sản cố định : Ghi rõ tên phòng, ban, bộ phận quản lý tài sản cố định;
+ Thời gian đưa tài sản cố định vào sử dụng: Ghi rõ từ ngày tháng năm nào;
+ Công suất hay diện tích thiết kế là bao nhiêu?
+ Đình chỉ sử dụng tài sản cố định từ ngày tháng năm nào, vì lý do gì?
– Các thông tin về nguyên giá và giá trị hao mòn của tài sản cố định sau thời gian sử dụng:
+ Cột A: Số hiệu chứng từ hình thành nên tài sản cố định.
+ Nguyên giá tài sản cố định:
- Cột B: Ghi rõ ngày tháng năm hình thành nên tài sản cố định.
- Cột C: Diễn giải lý do hình thành nên tài sản cố định.
- Cột 1: Ghi rõ nguyên giá của tài sản cố định.
+ Giá trị của tài sản cố định bị hao mòn:
- Cột 2: Ghi rõ từng năm tính giá trị hao mòn của tài sản cố định.
- Cột 3: Ghi rõ giá trị hao mòn tài sản cố định theo từng năm tương ứng ở cột 2.
- Cột 4: Tính tổng cộng dồn giá trị hao mòn của tài sản cố định từ khi hình thành.
– Thông tin về các dụng cụ, phụ tùng đi kèm:
+ Cột A: Ghi số thứ tự lần lượ từng dụng cụ, phụ tùng đi kèm .
+ Cột B: Ghi rõ tên, quy cách của từng loại dụng cụ, phụ tùng đi kèm tài sản cố định.
+ Cột C: Đơn vị tính từng dụng cụ, phụ tùng đó.
+ Cột 1 và 2 lần lượt ghi số lượng và giá trị tiền của từng loại dụng cụ, phụ tùng đi kèm đi kèm.
– Ghi rõ thông tin ghi giảm của tài sản cố định theo chứng từ số mấy, ngày tháng năm nào đồng thời ghi cụ thể lý do ghi giảm là gì (thanh lý, nhượng bán…).
– Cuối thẻ ghi rõ thời gian, các bên liên quan ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu lên thẻ: người lập biểu, kế toán trưởng, người đại diện theo pháp luật của đơn vị.
Tải mẫu thẻ tài sản cố định mới nhất 2020
Dưới đây, EVBN xin gửi các bạn tham khảo một số mẫu thẻ tài sản cố định mới nhất hiện nay
Mẫu 1: Thẻ tài sản cố định theo Thông tư 200
[download id=”3992″]
Mẫu 2: Thẻ tài sản cố định theo Thông tư 107
[download id=”3991″]
Mẫu 3: Thẻ tài sản cố định theo Thông tư 133
[download id=”3990″]